Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

[5.32.1] Trung đoàn 95C - Sư đoàn 1 với trận chiến tại khu vực Suối Dây, ngày 14/9/1969

Link liên quan:

[5.32] Thông tin về trận tấn công của Tiểu đòan 2 - Sư đoàn 1 bộ đội Việt Nam ngày 14/9/1969 tại khu vực suối Dây - tỉnh Tây Ninh

 

20170111

  Trích từ Lịch sử sư đoàn 9: 

- Trung đoàn 95C (Trung đoàn 3 - Sư đoàn 9) có tham gia chiến đấu tại Suối Dây vào 4-5/9/1969 
- Các Tiểu đoàn 4-5-6 của Trung đoàn 95C đã từng mang phiên hiệu Tiểu đoàn 1-2-3 năm 1968 khi Trung đoàn 95C vào Nam Tây Nguyên chiến đấu.

Ngày 5 tháng 9 năm 1969, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 1), do đồng chí Nguyễn Văn Chia, Chính trị viên và đồng chí Trần Văn Tràng chỉ huy, tất cả đều mang băng tang trên tay áo, vận động phục kích, đánh thiệt hại nặng chi đoàn 11 xe thiết giáp Mỹ ở Bình Phú (Bình Long).

Ngày 5 tháng 9, Trung đoàn 3 do đồng chí Tư Tân chỉ huy tổ chức trận tập kích tiêu diệt gọn 1 đại đội biệt kích ở căn cứ Suối Dây;

Ngày 6 tháng 9, Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 3) đánh thiệt hại nặng quân Mỹ ở Bà Chiêm; Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 1) đánh thiệt hại nặng hai đại đội thiết giáp Mỹ và một đại đội biệt kích ngụy ở Bình Phú, Sở Tư... Đây là những trận đánh mở đầu đợt hoạt động “biến đau thương thành hành động cách mạng, lập công đền ơn Bác” của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn.

Đầu tháng 10 năm 1969, theo quyết định điều động của Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền, Trung đoàn 95C thuộc Sư đoàn 1, được biên chế về đội hình Sư đoàn 9 với phiên hiệu mới là Trung đoàn 3. Ban Chỉ huy trung đoàn gồm các đồng chí: Nguyễn Tám Mới, Trung đoàn trưởng; Hoàng Trình, Trung đoàn phó; Nguyễn Văn Thái, Chính uỷ; Lê Chư, Phó chính uỷ. Biên chế của trung đoàn gồm các Tiểu đoàn bộ binh 7, 8, 9 và các cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần cùng các đại đội binh chủng trợ chiến, bảo đảm.

Trung đoàn 3 (Trung đoàn 95C) được thành lập ngày 23 tháng 9 năm 1965 tại huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hoá. Khi thành lập Ban Chỉ huy trung đoàn gồm: Thiếu tá Hồ Ngọc Trai, Trung đoàn trưởng; Thiếu tá Lê Tuỵ, Chính ủy; Đại úy Cao Kim Thịnh, Trung đoàn phó; Đại úy Nguyễn Ngọc Định, Phó Chính uỷ. Cùng với đội ngũ cán bộ khung cơ quan, tiểu đoàn và các đại đội dã chiến, tổng cộng có 27 đồng chí, những đồng chí này phần lớn đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Trung đoàn 95C thực chất là Trung đoàn 95 thứ ba của Sư đoàn 325 (gọi là Trung đoàn 95C). Sau hơn một năm huấn luyện tại Thanh Hóa, cuối tháng 3 năm 1967, Trung đoàn hành quân vào chiến đấu ở Mặt trận Đường 9 - Quảng Trị và lập nhiều chiến công xuất sắc.

Ngày 31 tháng 3 năm 1968, trung đoàn nhận nhiệm vụ trong đội hình của Sư đoàn 325C hành quân vào chiến trường Tây Nguyên chiến đấu với mật danh “Đoàn Bạch Mã”. Bước vào đợt 2 Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968. Tại Mặt trận Tây Nguyên, trung đoàn được lệnh phối hợp cùng Trung đoàn 101C mở đợt hoạt động đánh địch ở khu vực đường 18 (tỉnh Kon Tum).

Đầu tháng 6 năm 1968, trung đoàn nhận nhiệm vụ tách khỏi đội hình Sư đoàn 325C, hành quân vào chiến trường nam Tây Nguyên chiến đấu trong đội hình Sư đoàn 1, với phiên hiệu là Trung đoàn 10. Biên chế của trung đoàn lúc này có có thay đổi, ba Tiểu đoàn bộ binh 4, 5, 6 được đổi thành 1, 2, 3. Giữa tháng 8 năm 1968, sau khi ổn định biên chế tổ chức và học tập chính trị, huấn luyện quân sự, và cũng là bước vào đợt 3 Tổng tiến công và nổi dậy, trung đoàn được giao nhiệm vụ tổ chức lực lượng tiến công chi khu quận lỵ Đức Lập và căn cứ biệt kích Đắc Sắc (nay thuộc Đăk Min, tỉnh Đăk Nông).

Tháng 10 năm 1968, Trung đoàn mang phiên hiệu Đoàn 10 (Sư đoàn bộ binh 1) hành quân vào chiến trường Tây Ninh (miền Đông Nam Bộ).

Ngày 16 tháng 4 năm 1969, trung đoàn tổ chức trận đánh chốt cơ động của một tiểu đoàn hỗn hợp thuộc sư đoàn bộ binh số 1 “Anh cả đỏ” Mỹ ở Lộc Ninh trên tỉnh lộ 14, loại khỏi vòng chiến đấu 500 tên Mỹ, phá hủy 8 khẩu pháo và 10 xe quân sự. Mùa hè năm 1969, trung đoàn tiếp tục hoạt động ở khu vực Tây Ninh, phối hợp với các đơn vị đánh địch bảo vệ các căn cứ trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Ngày 2 tháng 9 năm 1969, được tin: Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang từ trần, biến đau thương thành hành động, lập công đền ơn Bác, đêm mùng 4 rạng ngày 5 tháng 9, cán bộ, chiến sĩ trung đoàn tổ chức trận tập kích tiêu diệt gần 200 tên Mỹ khi chúng vừa đổ quân xuống khu vực Suối Dây.


Trước khi Trung đoàn 95C biên chế về Sư đoàn, trong đội hình Sư đoàn đã có Trung đoàn 3 (Đoàn Lộc Ninh), tiền thân là Trung đoàn 1 Quân khu 9. Là một trong 3 trung đoàn bộ binh được biên chế trong đội hình Sư đoàn 9 khi thành lập. Trung đoàn 3 đã cùng các đơn vị của Miền, của Sư đoàn tham gia các chiến dịch Đồng Xoài (Hè 1965), Bàu Bàng - Dầu Tiếng (11-1965); Nhà Đỏ - Bông Trang (2-1966)... đã được Trung ương Cục và Quân ủy Miền tặng danh hiệu truyền thống: “Đoàn Lộc Ninh”, vì đã lập chiến công xuất sắc trong tiến công chi khu quân sự Lộc Ninh (10-1967);

Do yêu cầu nhiệm vu, mùa Hè năm 1969, Bộ Tư lệnh Miền quyết định điều động Trung đoàn 3 “Đoàn Lộc Ninh”, tách khỏi đội hình Sư đoàn trở về hoạt động ở đồng bằng Nam Bộ.

Sau khi Trung đoàn 3 (Đoàn Lộc Ninh) tách khỏi đội hình Sư đoàn, Bộ Tư lệnh Miền tiếp tục điều động Trung đoàn bộ binh 88 thuộc Sư đoàn 308 (Sư đoàn Quân tiên phong) biên chế về Sư đoàn với phiên hiệu mới là Trung đoàn 3B do đồng chí Tám Ty làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Kính Hiền làm Trung đoàn phó. Trung đoàn 3B đã tham gia chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến trường Bắc Bộ: tham gia đánh Mỹ ở chiến trường Trị Thiên, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ. Đứng trong đội hình Sư đoàn chỉ thời gian ngắn nhưng Trung đoàn 3B đã cùng các đơn vị trong Sư đoàn tham gia các trận chống càn trên địa bàn Tây Ninh trong suốt những tháng cuối năm 1969. Đầu tháng 10 năm 1969, theo quyết định điều động của Quân uỷ và Bộ Tư lệnh Miền, Trung đoàn 3B chuyển thành trung đoàn độc lập trực thuộc Bộ Tư lệnh Miền.

Như vậy, từ ngày thành lập (ngày 2 tháng 9 năm 1965) đến tháng 10 năm 1969, trong đội hình Sư đoàn đã có ba trung đoàn 3 (Trung đoàn 3 “Đoàn Lộc Ninh”, Trung đoàn 3B và Trung đoàn 3 (95C).

Đến lúc này biên chế của Sư đoàn có đủ 3 Trung đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các thành phần binh chủng, phục vụ ổn định cho tới khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc.

Cũng như các Trung đoàn 3 (Đoàn Lộc Ninh), Trung đoàn 3B trước đây, Trung đoàn 3 (95C) đã mang đến cho Sư đoàn sức mạnh mới từ hậu phương miền Bắc, từ lực lượng chủ lực cơ động của Bộ.

 

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

[5.32] Thông tin về trận tấn công của Tiểu đòan 2 - Sư đoàn 1 bộ đội Việt Nam ngày 14/9/1969 tại khu vực suối Dây - tỉnh Tây Ninh


2017010859028

Có 1 thân nhân đi tìm Liệt sỹ hy sinh ở địa danh suối Dây.

1. Dưới đây là thông tin tóm tắt của phía Mỹ về 1 trận tấn công của bộ đội Việt Nam vào 1 căn cứ của phía Mỹ đóng tại khu vực suối Dây - tỉnh Tây Ninh, rạng sáng 14/9/1969.

Vào lúc 1h sáng ngày 14/9/1969 khu vực đóng quân của 2 đại đội quân Mỹ bị bắn khoảng 75 cho đến 100 đạn các loại gồm đạn cối 60mm, đạn cối 82mm, súng phóng lựu chống tăng (B40) và đạn pháo phản lực 107mm từ phía Bắc và Đông Bắc căn cứ. Theo sau đó là đợt tấn công bằng bộ binh, có kèm theo yểm trợ bằng súng máy 12,7mm, từ phía Bắc và Đông Bắc căn cứ.

Lực lượng Mỹ phòng thủ chống trả bằng vũ khí bộ binh và có sự yểm trợ của trực thăng vũ trang, pháo binh, máy bay ném bom.

Chiến sự diễn ra cho đến 4h sáng và phía bộ đội Việt Nam rút lui. 


Lục soát ban đầu khu vực giao chiến, phía Mỹ ghi nhận có 34 bộ đội Việt Nam hy sinh, bắt giữ 1 tù binh, thu giữ 6 súng Ak, 2 súng B40, 1 đạn B40, 1 súng CKC, 5 đạn rocket 107mm, 5 đạn DKZ 57mm, 5 đạn B41, 172 lựu đạn, 1 ống bộc phá.

Bản đồ khu vực trận chiến rạng sáng 14/9/1969



2. Những thông tin ghi nhận từ website http://chinhsachquandoi.gov.vn cho thấy có nhiều liệt sỹ thuộc Tiểu đoàn 2 - Sư đoàn 1 hy sinh ngày 14/9/1969 ở suối Dây:

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/120783


Họ và tên:
Nguyễn Văn Chị
Nguyên quán:
Trực Nam, Nam Hải, Nam Hà
Trú quán:
Trực Nam, Nam Hải, Nam Hà
Nhập ngũ:
7/1967
Đơn vị khi hi sinh:
C6 D2
Cấp bậc:
Hạ sỹ
Chức vụ:
Chiến sỹ
Ngày hi sinh:
14/9/1969
Trường hợp hi sinh:
Chiến đấu ở suối Dây Lọc không về
Nơi hi sinh:
Suối Dây Lọc


http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/126992

Họ và tên:
Nguyễn Minh Bao
Nguyên quán:
Lao Động, Phúc Thành, Kinh Môn, Hải Hưng
Trú quán:
Lao Động, Phúc Thành, Kinh Môn, Hải Hưng
Nhập ngũ:
4/1968
Đi B:
1/1969
Đơn vị khi hi sinh:
C6 K2 F1
Cấp bậc:
Binh nhất
Chức vụ:
Chiến sỹ
Ngày hi sinh:
14/9/1969
Trường hợp hi sinh:
Chiến đấu
Nơi an táng ban đầu:
Không lấy được thi hài
http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/101224

Họ và tên:
Trần Quốc Cậy
Nguyên quán:
Thôn 5, Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Tây
Trú quán:
Thôn 5, Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Tây
Nhập ngũ:
7/1968
Đơn vị khi hi sinh:
C6 D2 E2 F1
Cấp bậc:
Hạ sỹ
Chức vụ:
Chiến sỹ
Ngày hi sinh:
14/9/1969
Trường hợp hi sinh:
Chiến đấu
Nơi hi sinh:
Suối Dây
Nơi an táng ban đầu:
Không về
http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/126992 [Ls này có tận 2 thông tin và 2 đơn vị khác nhau???]

Họ và tên:
Nguyễn Minh Bao
Nguyên quán:
Lao Động, Phúc Thành, Kinh Môn, Hải Hưng
Trú quán:
Lao Động, Phúc Thành, Kinh Môn, Hải Hưng
Nhập ngũ:
4/1968
Đi B:
1/1969
Đơn vị khi hi sinh:
C6 K2 F1
Cấp bậc:
Binh nhất
Chức vụ:
Chiến sỹ
Ngày hi sinh:
14/9/1969
Trường hợp hi sinh:
Chiến đấu

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/99112


Họ và tên:
Bùi Quang Hiến
Năm sinh:
1940
Nguyên quán:
Văn Tảo, Thường Tín, Hà Tây
Trú quán:
Văn Tảo, Thường Tín, Hà Tây
Nhập ngũ:
2/1968
Đơn vị khi hi sinh:
C17 E2 F1
Cấp bậc:
Binh nhất
Chức vụ:
Chiến sỹ
Ngày hi sinh:
14/9/1969
Trường hợp hi sinh:
Chiến đấu
Nơi an táng ban đầu:
Cách đồn suối Dây 150m

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/99466


Họ và tên:
Nguyễn Văn Mai
Nguyên quán:
Phúc Thọ, Phúc Hòa, Hà Tây
Trú quán:
Phúc Thọ, Phúc Hòa, Hà Tây
Nhập ngũ:
9/1965
Đơn vị khi hi sinh:
C6 D2
Cấp bậc:
Thượng sỹ
Chức vụ:
B trưởng
Ngày hi sinh:
14/9/1969
Trường hợp hi sinh:
Chiến đấu không thấy về
Nơi hi sinh:
Suối Dây
Họ tên vợ:
Đạm Thị Nhật
3. Rongxanh cho rằng sự kiện 1 và 2 có liên quan đến nhau, hay d2/F1 tấn công căn cứ Mở suối Dây. Một Liệt sỹ có ghi đơn vị là C6 d2 E2 F1
4. Link ảnh vệ tinh khu vực: