2016072481048
Duới đây là thông tin tóm tắt về hành trình chi viện vào miền Nam chiến đấu của Trung đoàn 141 – Sư đoàn 312 vào đầu năm 1966
Với Trung đoàn 141 ngày 1 tháng 1 năm 1966, đồng chí Lê Quang Đạo nói: “… Là đơn vị thí điểm của Bộ – đơn vị đầu tiên mang đầy đủ vũ khí trang bị chiến đấu, hành quân vào B2 – “ông Cụ” (mật danh của chiến trường miền Đông Nam Bộ) phải bảo toàn cả người và vũ khí. Dọc đường hành quân không tác chiến. Nếu gặp địch thì tìm cách vòng tránh, trường hợp phải tác chiến thì phải tiêu diệt gọn, không để một tên sống sót…”. Sau khi giao nhiệm vụ đồng chí đọc mệnh lệnh hành quân. Toàn bộ lực lượng của trung đoàn được chia làm bốn khối.Ghi nhận của phía Mỹ về sự xuất hiện của Trung đoàn 141 tại Tây Nguyên như sau:
Khối đi đầu là Tiểu đoàn bộ binh 2 do trung tá Trung đoàn trưởng Vũ Chát và thiếu tá – Chính ủy Nguyễn Đức Bao chỉ huy. Cán bộ Tiểu đoàn gồm đồng chí Phùng Xuân Vĩnh – Tiểu đoàn trưởng và đồng chí Truỳ – Chính trị viên.
Khối thứ hai là Tiểu đoàn bộ binh 3 do thiếu tá Doãn Khiết – Trung đoàn phó và thiếu tá Đặng Đình Cương – Phó Chính ủy chỉ huy. Cán bộ Tiểu đoàn là đồng chí Đỗ Thôn – Tiểu đoàn trưởng và Nguyễn Văn Phòng – Chính trị viên.
Khối thứ ba là ba cơ quan trung đoàn và các đơn vị trực thuộc do đồng chí Nguyễn Minh Lục – Tham mưu trưởng Trung đoàn chỉ huy.
Khối thứ tư là Tiểu đoàn bộ binh 1 do đồng chí Nguyễn Văn Nhật – Chủ nhiệm chính trị và đồng chí Hậu – Chủ nhiệm hậu cần chỉ huy; cán bộ Tiểu đoàn gồm đồng chí Nguyễn Khắc Phối – Tiểu đoàn trưởng và đồng chí Hiếu – Chính trị viên.
Mỗi khối hành quân cách nhau hai ngày đường. Đoạn đầu tiên hành quân bộ từ nơi đóng quân ra ga Phổ Yên thuộc huyện Đa Phúc – Vĩnh Phúc. Tiếp theo lên tàu hỏa tới ga Đò Lèn huyện Hà Trung – Thanh Hóa rồi xuống tàu hành quân bộ qua sông Bến Hải, vượt Trường Sơn vào đất”ông Cụ”.
Sáng sớm ngày 6 tháng 1 năm 1966, vào cuối đông nhưng ở vùng rừng, đồi xóm Hội huyện Đa Phúc còn khá lạnh. Khối thứ nhất của Trung đoàn 141 bắt đầu hành quân, gần 9 giờ bộ đội lên tàu. Sau khi đi kiểm tra khắp lượt, thấy yên tâm, đúng 9 giờ 15 phút cùng ngày, Trung đoàn trưởng Vũ Chát phát lệnh “tàu chuyển bánh”. Rời ga Phổ Yên, trên đầu tàu lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng “Đoàn kết – Anh dũng – Chiến thắng” phần phật bay trong gió. Sáng sớm các ngày 8, 10, 12 tháng 1 năm 1966 các khối hai, ba, bốn của Trung đoàn 141 tiếp tục lên đường.
Đêm 30 Tết, khối đi đầu là Tiểu đoàn 2 dừng chân đón giao thừa ở Đức Thọ – Hà Tĩnh. Ngày mùng 1 Tết Bính Ngọ, đội hình vào tới Hương Khê, quyết tranh thủ vượt đèo Ngang vào đất Quảng Bình, Quảng Trị rồi vượt sông Bến Hải ngay trong những ngày Tết và sau Tết.
Từ nửa đầu những năm 60 của thế kỷ XX, sau Đồng khởi Bến Tre, Đảng, Nhà nước ta đã cử nhiều đoàn cán bộ và một vài đơn vị gọn nhẹ vượt Trường Sơn vào miền Nam để cùng đồng bào Nam Bộ xây dựng lực lượng cách mạng, chiến đấu. Đã nhiều đoàn hành quân trên con đường này nhưng “chưa có đoàn nào đông quân, mang trang bị nặng nề, cồng kềnh như đoàn 304 (Mật danh khi hành quân của Trung đoàn 141) – đó là lời nói của các đồng chí giao liên với khối đầu tiên của Trung đoàn 141.
Sau hơn ba tháng hành quân, vào tới Tây Nguyên, đang cao điểm mùa khô, vẫn còn nhiều núi, đồi cao. Khi đi trong rừng già còn đỡ, khi qua những khu rừng dầu thưa, những trảng tranh cháy xém với những cây tràm, cây thành ngạnh, cây lá gai, cây cọ ven các suối đá khô khốc (ở vùng ven hạ Lào) mới thấy cái nắng nóng như thiêu như đốt, làm teo tóp cả da thịt con người. Cực nhất, đói nhất và cũng căng thẳng nhất là đoạn từ trạm Đức Cơ tới trạm sông Kép Bạc. Hầu hết các khối khi qua đây đều phải chờ gạo hoặc tự tổ chức đi lấy gạo. Bộ đội phải ăn cháo nấu với củ chụp, lá môn (tự đào hái). Ngứa rát cổ họng, nhưng vì đói vẫn phải nuốt. Có khối như khối Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 141 còn bị địch phục kích, đồng chí Đặng Đình Cương, Phó Chính ủy bị mất tích
Gần giữa tháng 5 năm 1966, Trung đoàn 141 vào tới nơi cũng là lúc địch bắt đầu thực hiện bước hai cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất ở miền Đông Nam Bộ.
– Vào hồi 10h sáng ngày 27/3/1966, tại khu vực suối Ia Krel, lực lượng Mỹ đã phục kích khoảng 1 trung đội quân đội Nhân dân Việt Nam, kết quả có 7 người lính quân đội nhân dân Việt Nam bị hy sinh. Thông tin phía Mỹ ghi nhận những nguời lính này thuộc Đại đội 8 – Tiểu đoàn 2 – Trung đoàn 141/ Đoàn chi viện số 304 – Sư đoàn 312
– Khu vực này bây giờ thuộc xã Ia Dom – huyện Đức Cơ – tỉnh Gia Lai.
- Link ảnh vệ tinh Google khu vực: http://wikimapia.org/#lang=vi&lat=13.800095&lon=107.507744&z=15&m=b&v=2&search=13%C2%B047.9442%27N%2C%20107%C2%B030.5274%27E
Đăng nhận xét