Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

[2.28.1] Vài nét sơ lược về Trung đoàn 2 – Sư đoàn 3 Sao vàng Quân khu 5, thông tin ghi nhận của phía Mỹ năm 1970

2016032781041.28 – Thông tin đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Xin giới thiệu một số thông tin sơ lược về Trung đoàn 2 – Sư đoàn 3 Sao vàng Quân khu 5, do phía Mỹ ghi nhận năm 1970

Trung đoàn 2 được thành lập tháng 3/1962 ở khu vực gần sông Xa Lo địa phận tỉnh Quảng Ngãi – Kontum, gồm có các tiểu đoàn 20, 90, 300.

Từ năm 1962 đến 1964, trung đoàn trú quân ở khu vực rừng núi thuộc huyện SƠn Hà – tỉnh Quảng Ngãi.

Đầu năm 1965, Trung đoàn hoạt động ở các tỉnh Quảng Ngãi – Phú Yên – Bình Định, với nhiệm vụ chính là tấn công các lực lượng tiếp viện khi giao chiến.

Tháng 9/1965, Trung đoàn tham gia các cuộc tấn công ở huyện Phù Mỹ – tỉnh Bình Định.

Từ tháng 8 đến tháng 11/1966, Trung đoàn 2 hoạt động ở khu vực Phù Cát – Vĩnh Thạnh và Hoài Ân – tỉnh Bình Định.

Trong tháng 12/1966, Trung đoàn quay về tỉnh Quảng Ngãi và ở đây cho đến tận tháng 12/1967, sau đó quay lại Bình Định. Thời gian này, Trung đoàn chuẩn bị cho chiến dịch tấn công Tết Mậu Thân.

Tháng 6/1968, Trung đoàn 2 rời Bình Định, và quay trở lại Quảng Ngãi, sau đó phía Mỹ không ghi nhận được thông tin về Trung đoàn cho đến tháng 10/1968. Tháng 9/1969, phía Mỹ ghi nhận thông tin huyện Hòai Nhơn được lệnh phối hợp với Trung đoàn 2 sẽ di chuyển từ phía Nam Quảng Ngãi vào hoạt động trên địa bàn huyện. Các thông tin ghi nhận tiếp theo vào tháng 10/1969 cho thấy một số đơn vị của Trung đoàn có nhiệm vụ thu mua lúa gạo. Một số thông tin khác cũng ghi nhận sự xuất hiện của các đơn vị thuộc Trung đoàn ở Tam Quan, Hoài Nhơn.

Tháng 11, phía Mỹ ghi nhận thông tin Trung đoàn di chuyển về phía Nam từ huyện Tam Quan và Hoài Nhơn, về huyện Phù Mỹ, trong trạng thái thiếu thốn lương thực và nhân lực, để nghỉ ngơi và huấn luyện chính trị.

Từ tháng 12/1969 đến tháng 4/1970, Trung đoàn 2 không giao chiến, mà nghỉ ngơi và huấn luyện ở khu vực Hoài Ân, Phù Mỹ.

[3.33.6] Bản tự nhận xét của bác Bùi Xuân, Trung đội phó, đơn vị thuộc Phòng hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng Quân khu 5, năm 1967

2016021719032.21 – Những kỷ vật thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Bản tự nhận xét cá nhân của bác Bùi Xuân là Trung đội phó, không có thông tin về quê quán, đề ngày 30/4/1967, đơn vị có thể là thuộc Phòng Hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng, quân khu 5.

Các tài liệu này phía Mỹ thu tại Bình Định tháng 5/1967







Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

[3.33.5] Bản tự nhận xét của bác Thái Văn KHa, Trung đội trưởng, quê tại Hợp tác xã Đại đồng – xã Diễn Cát – huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An, năm 1967

2016021719032.18 – Những kỷ vật thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Bản tự nhận xét cá nhân của bác Thái Văn Kha là Trung đội trưởng, đề ngày 30/4/1967, đơn vị có thể là thuộc Phòng Hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng, quân khu 5.

Các tài liệu này phía Mỹ thu tại Bình Định tháng 5/1967






Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

[3.33.4] Bản nhận xét của bác Đặng Văn Thịnh – Trung đội phó, có thể thuộc đơn vị hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng Quân khu 5, không có địa chỉ quê quán, ngày 30/4/1967

2016021719032.16 - Những kỷ vật thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Bản nhận xét cá nhân của bác Đặng Văn Thịnh là Trung đội phó, đơn vị có thể là thuộc Phòng Hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng, quân khu 5.
Các tài liệu này phía Mỹ thu tại Bình Định tháng 5/1967



 


Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

[3.33.3] Bản tự nhận xét cán bộ trung đội và bản thành tích cá nhân của bác Nguyễn Hữu Hý, Trung đội phó thuộc đơn vị hậu cần của Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5, năm 1967

2016021719032.11 - Những kỷ vật thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước



Bác Nguyễn Hữu Hý là Trung đội phó, đơn vị thuộc Đại đội 2 - Tiểu đoàn 50 - Đơn vị 493 (Phòng Hậu cần ) SƯ đoàn 3 Sao Vàng, quân khu 5.

Các tài liệu này phía Mỹ thu tại Bình Định tháng 5/1967


 1. Bản tự nhận xét cán bộ Trung đội 







2. Bản thành tích cá nhân




Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

[2.27] Thông tin về hệ thống số hiệu các đoàn/ đơn vị quân đội nhân dân VN chi viện vào Nam trong kháng chiến chống Mỹ [Quy định mật danh/ quy định số hiệu các đoàn chi viện]

2016030121005.135




Từ tháng 11/1967 cho đến tháng 2/1968 phía Mỹ ghi nhận đã có khoảng 50 đoàn/ đơn vị chi viện vào miền Nam Việt Nam.

Tháng 2/1968, phía Mỹ phát hiện phía Quân đội nhân dân Việt Nam thay đổi hệ thống đánh số các đoàn/ đơn vị chi viện vào miền Nam, từ hệ thống có 3 chữ số lên thành hệ thống có 4 chữ số, trong đó chữ số đầu tiên chỉ ra đích đến của đoàn/ đơn vị chi viện, là để chỉ chiến trường theo quy định của Quân đội Nhân dân Việt nam  [Quy định mật danh/ quy định số hiệu các đoàn chi viện].

Cụ thể như sau:
  • Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 10xx, nơi đến là Quân khu 5
  • Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 20xx, nơi đến là Trung ương Cục miền Nam
  • Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 30xx, nơi đến là Mặt trận B3 Tây Nguyên
  • Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 40xx, nơi đến là Quân khu Trị Thiên
  • Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 70xx, nơi đến là Chiến trường B2 Nam bộ
  • Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 90xx, nơi đến là khu vực giới tuyến DMZ (Quân khu Trị Thiên).

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

[3.33.2] Bản tự nhận xét của bác Phan Văn Toản, ngày 29/4/1967, Trung sỹ - Trung đội phó, quê quán thôn Trung Mỹ, xã Hồng Xuân, huyện Thư Trì, tỉnh Thái Bình

2016021719032.09
 
Bác Toản sinh ngày 25/10/1942, nhập ngũ 5/4/1962, Rongxanh đoán có thể thuộc đơn vị hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng. ĐỊa danh huyện Thư Trì hiện nay là huyện Vũ Thư (https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Th%C6%B0). Ngày 18 tháng 12 năm 1976 hợp nhất 3 xã Hồng Xuân, Tam Tỉnh và Đồng Thanh thành xã Hồng Lý. Ngày 13 tháng 1 năm 1989, chia xã Hồng Lý thành hai xã: Hồng Lý và Đồng Thanh.


Vậy quê quán của bác Toản hiện nay thuộc huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình .

Tài liệu này lính Mỹ thu được năm 1967 tại Bình ĐỊnh.




Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

[2.26] Vài nét về Trung đoàn 9 Quang Trung – Sư đoàn 304 và các tiểu đoàn trực thuộc, trong kháng chiến chống Mỹ



2016022426038

(Bài này Rong xanh đã post năm 2102, nay post lại trên blog)

1. Về Trung đoàn 9 Quang Trung – Sư đoàn 304



Đầu tháng 9/1965, Trung đoàn được lệnh hành quân về vùng Thanh Liêm - Hà Nam để củng cố và huấn luyện. Sau khi phần lớn lực lượng của Sư đoàn 304 đã hành quân vào chiến trường Tây Nguyên, Trung đoàn 9 cũng được tách khỏi đội hình sư đoàn.

Cuối năm 1966, do yêu cầu của chiến trường, Trung đoàn được lệnh bổ sung tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3 cho mặt trận Bình - Trị - Thiên.

Ngay sau khi tổ chức cho 2 tiểu đoàn vào Nam chiến đấu, Trung đoàn khẩn trương tuyển quân tổ chức thành 2 tiểu đoàn mới và tiếp tục huấn luyện.

Tháng 7/1967, Trung đoàn trưởng Trần Văn Khám và Chính ủy Lê Khả Phiêu cùng Trung đoàn vào nam chiến đấu ở khu vực giáp ranh Quảng Trị - Ba Lòng đến triền sông Mỹ Chánh.

Tết Mậu Thân 1968, TRung đoàn 9 là 1 trong những trung đoàn chủ lực tấn công vào Huế.

Sau chiến dịch Huế 1968, Trung đoàn hoạt động độc lập và đến năm 1970 tham gia xây dựng và là 1 Trung đoàn mạnh của Sư đoàn 968.


2. Các tiểu đoàn trực thuộc Trung đoàn 9


Tiểu đoàn 1- Trung đoàn 9



- Tiểu đoàn 1 – Trung đoàn 9 – Sư đoàn 304 tiền thân là Tiểu đoàn 250 – Trung đoàn Quang Trung thành lập 23/9/1947 tại Thanh Hóa. Năm 1950 Trung đoàn Quang Trung trực thuộc Sư đoàn 304 và đổi tên thành Trung đoàn 9. Tiểu đoàn 250 đổi tên thành Tiểu đoàn 1.

- Tháng 1/1965 tiểu đoàn 1 được lệnh sang Trung Lào chiến đấu cùng lực lượng Pathet Lào. Tháng 7/1965 đơn vị rút về nghỉ ngơi tại Quảng Bình, và di chuyển về Vụ Bản – Hòa Bình để huấn luyện trước khi chi viện vào miền Nam vào tháng 1/1966.

- Tháng 1/1967 Tiểu đoàn 1 – Trung đoàn 9 mang mật danh Đoàn chi viện 415 bắt đầu đi vào miền Nam.Tiểu đoàn 1 đến miền Nam (tỉnh Quảng Trị) ngày 15/3/1967, với quân số 450.

- Sau đó tiểu đoàn 1 di chuyển về huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên và trực thuộc Trung đoàn 6 bộ binh của Quân khu Trị Thiên. Lúc này tiểu đoàn 1 mang phiên hiệu tiểu đoàn 802. (Tiểu đoàn 802 cũ sau đó di chuyển về phía Nam Thừa Thiên và đổi phiên hiệu thành tiểu đoàn 4 và trực thuộc Trung đoàn 4).

- Mùa xuân năm 1967, Quân khu Trị Thiên có sự thay đổi về tổ chức, thành lập Trung đoàn 5 hoạt động ở phía Nam thành phố Huế. Tiểu đoàn 802 (hay tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 9) di chuyển về phía Nam tỉnh Thừa Thiên, và từ tháng 9/1967 được biên chế về Trung đoàn 5.

- Trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, tiểu đoàn có tham gia tấn công thành phố Huế (ga Huế) cùng với các bộ phận của Trung đoàn 5, và bị tổn thất nặng. Sau Tết, tiểu đoàn phân tán về khu vực đồng bằng trũng phía Nam huế, và hoạt động ở huyện Phú Vang và phía bắc huyện Hương Thủy, bao gồm cả vùng Nam – Đông và Bắc Huế.

- Tháng 5/1968 tiểu đoàn hoạt động tại khu vực Phú Bài.

- Tháng 7/1968, tiểu đoàn được biên chế vào Trung đoàn 9 bộ binh (Thành lập lại?) ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên.

- Tháng 9/1968, tiểu đoàn rút về Lào, sau đó quay lại vùng A Shau/ Thừa Thiên vào tháng 1/1969.


Tiểu đoàn 3 hay d816 – Trung đoàn 9



-        Tiểu đoàn 816 hay Tiểu đoàn 3 – Trung đoàn 9 hình thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Tháng 1/1965 tiểu đoàn cùng với E9 tham gia chiến đấu ở Trung Lào, đến tháng 7/1965 thì quay về Quảng Bình.

-        Tháng 10/1965 E9 di chuyển về huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.

-        Tháng 1/1966 E9 di chuyển về vùng rừng núi huyện Vụ Bản tỉnh Hà Nam.

-        Tháng 10/1966, E9 tham gia xây dựng khu vực phòng thủ tại Cửa Hội và 2 đảo Hòn Như – Hòn Mát.

-        Tiểu đoàn 3/ E9 di chuyển trong tháng 10/1966 đến địa giới tỉnh Ninh Bình và Nam Hà để huấn luyện.

-        Tháng 1/1967 d3 cùng với d1 bắt đầu lên đường vào Nam chi viện với mật danh Đoàn chi viện 416.

-        Tiểu đoàn 2 và Ban Chỉ huy Trung đoàn vẫn ở lại Bắc Việt Nam, và xây dựng Trung đoàn 9 mới.

-        Giữa tháng 3/1967, tiểu đoàn đổi phiên hiệu thành d416 và trực thuộc Trung đoàn 5 cùng với các Tiểu đoàn 808 và 814.

-        Tháng 4/1967, Tiểu đoàn di chuyển đến gần thị xã Quảng TRị. Sau đó d416 cùng với d814 tấn công Trung đoàn 1 VNCH tại La Vang. Sau đó tiểu đoàn rút quân về vùng Tây huyện Hải Lăng.

-        Tháng 5/1967 d416 đi về vùng ven biển huyện Hải Lăng - Quảng TRị

-        Sau khi Trung đoàn 5 bị giải thể, d416 quay về trực thuộc Mặt trận GP Quảng Trị.

-        Tiểu đoàn 818 (Tức Tiểu đoàn 2 – Trung đoàn 9) và Ban chỉ huy Trung đoàn 9 (Chi viện vào Nam VN tháng 9/1967) được đưa về Mặt trận Quảng TRị. Mặt trận Quảng Trị bao gồm các huyện Triệu Phong và Hải Lăng, có thể được thành lập vào tháng 9/1967.

-        Tháng 10 và 11/1967, d416 di chuyển về vùng ven biển để lấy lương thực.

-        Cuối năm 1967 và đầu tháng 1/1968, Quân khu Trị Thiên lại có sự thay đổi về tổ chức. Mặt trận GP Quảng Trị được đổi tên thành Mặt trận 7. d416 được đổi phiên hiệu thành d816 và di chuyển về tỉnh Thừa Thiên cùng với d818, và có thể là cả Ban chỉ huy Trung đoàn 9 cũ, để thành lập Trung đoàn 9 mới. Trung đoàn 9 được tái lập đầu tháng 1/1968 ở Tây Thừa Thiên, bao gồm d816 và d818.

-        Cuối tháng 1 và tháng 2/1968, d816, cùng với các bộ phận khác của E9, tham gia chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, tấn công vào thành phố Huế. Trung đoàn 9 có nhiệm vụ phối hợp cùng với Trung đoàn 6. Có thể d816 và d818 tiến vào thành phố Huế sau khi E6 đánh chiếm thành cổ Huế.

-        Tiểu đoàn 816 hiện diện ở lân cận thành phố Huế cho đến cuối tháng 3/1968.

-        Tháng 5/1968,

-        Tháng 1/1968, Mặt trận GP Quảng Trị được đổi thành Mặt trận 7. d416 đổi phiên hiệu thành Tiểu đoàn 816 và di chuyển về Tây Thừa Thiên cùng với d818, để xây dựng Trung đoàn 9 mới.



-         Chiến dịch Mậu Thân 1968, d816 được tăng cường cho Trung đoàn 6, tham gia tấn công thành phố Huế.



-        Sau tháng 5/1968, có thể tiểu đoàn đã di chuyển về khu vực A Shau để nhận tiếp tế và bổ sung quân số.


Tiểu đoàn 2 hay d818 – Trung đoàn 9



-        d2/ E9 hình thành tháng 9/1947 tại Thanh Hóa với tên gọi là d304 thuộc Trung đoàn Quang Trung.

-        d2 tham gia chiến đấu tại Trung Lào đầu năm 1965 và quay về Quảng Bình – Việt Nam tháng 7/1965.

-        Tháng 10/1965 E9 di chuyển về huyện Bình Lục – tỉnh Hà Nam.

-        Tháng 1/1966 E9 di chuyển về vùng rừng núi Vụ Bản để huấn luyện.

-        Tháng 10/1966 tham gia xây dựng khu vực phòng thủ ở Cửa Hội và trên đảo Hòn Như và Hòn Mát.

-        Tháng 1/1967, khi d1 và d3 tách ra khỏi E9 lên đường vào Nam chi viện, d2 và Ban chỉ huy E9 vẫn ở lại miền Bắc VN để huấn luyện và xây dựng E9 mới. Khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2/1967, d4 và d7 của Trung đoàn 271 – Sư đoàn 3741 được biên chế về Trung đoàn 9. d4 và d7 trở thành d1 và d3 của E9.

-        D2 bắt đầu xuất phát chi viện vào Nam tháng 3 hoặc tháng 4/1967, với mật danh Đoàn chi viện 418, đến khu vực Tây Quảng Trị vào tháng 8/1967.

-        Tháng 9/1967, d2 đổi phiên hiệu thành d818 và trực thuộc Mặt trận GP Quảng Trị. Mặt trận GP Quảng Trị được hình thành từ việc giải thể E5 và Ban chỉ huy E9, và có thể cả 1 bộ phận của Tỉnh ủy Quảng Trị.

-        Tháng 1/1968, d818 và d816 cùng Ban chỉ huy E9 cũ di chuyển về Tây Thừa Thiên để xây dựng E9 mới.

-        Tuy nhiên E9 mới chưa đi vào hoạt động độc lập cho đến cuối tháng 1/1967, mà vẫn hoạt động phối hợp cùng với E6 chuẩn bị (?) cho chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.

-        Trung đoàn 9 (Cộng thêm d815, mà trước đây trực thuộc E5) có thể đóng quân ở núi Don Trau (?) cuối tháng 1/1967. Từ đây, d818 và d816 di chuyển đến núi Gió để phối hợp với d806/ E6 trước khi tiến về Huế.

-        D818 hiện diện ở Huế tháng 2/1968, và đến rút khỏi Huế trước ngày 24/2/1968.

-        E9 vẫn tiếp tục tham gia tấn công vào tháng 5/1968.

-        Tháng 5/1968, d818 vẫn ở lân cận Huế, sau đó có thể rút về vùng A Shau để củng cố và bổ sung tiếp tế.

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

[2.25] Vài nét về Bệnh viện quân y 211 (Quân y viện 211) – Mặt trận B3 Tây Nguyên thời kỳ chống Mỹ cứu nước

2016022138025

Một số thông tin sơ lược về việc thành lập Quân y viện 211 Mặt trận B3 Tây Nguyên, trong đó đáng chú ý có chi tiết Đoàn bác sỹ vào B3 mang mật danh là Đoàn 84, mật danh này cũng được phía Mỹ ghi nhận là mật danh 1 bệnh viện ở B3 Tây Nguyên. Như vậy Viện 84 cũng là mật danh khác của Bệnh viện 211 Mặt trận Tây Nguyên B3

Cuối tháng 12 năm 1965, bác sĩ Võ Văn Vinh – Cục phó Cục Quân y dẫn đầu Đoàn 84 đi chiến trường B3. Các thành viên trong doàn phần lớn là cán bộ quân y của hai Bệnh viện 108, 103 và các nhân viên hậu cần, lái xe cùng một số trang thiết bị (1 xe Robur, 1 máy Xquang, nhiều bộ đồ mổ, sách chuyên môn… của Bệnh viện 108) vào chiến trường để xây dựng Bệnh viện 211. Số cán bộ của Bệnh viện 108 vào xây dựng Bệnh viện 211 đều giữ các vị trí chủ chốt: đồng chí Khuất Duy Kính – Chính ủy, đồng chí Lê Công – Viện phó hậu cần, bác sĩ Nguyễn Văn Âu – Viện phó phụ trách Nội, bác sĩ Nguyễn Hồng Nhơn – Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm, bác sĩ Đinh Văn Lạc – Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật thần kinh, bác sĩ Trần Quang Minh – Chủ nhiệm Khoa Mắt, bác sĩ Đào Gia Thìn – Chủ nhiệm Khoa Tai – Mũi – Họng, bác sĩ Trần Hậu Tư – Chủ nhiệm Khoa Xquang và bác sĩ Nguyễn Tiến Bích phụ trách Ban Y vụ.

Ngoài số cán bộ đi từ Viện Quân y 108 còn có một số cán bộ cũ của Viện tăng cường cho Viện Quân y 103 cũng biên chế vào Viện 211: bác sĩ Lê Cao Đài – Viện phó ngoại, bác sĩ Phạm Phú Thọ – Chủ nhiệm Khoa Gây mê hồi sức, bác sĩ Nguyễn Bá Quát – Chủ nhiệm Khoa Tiêt niệu, bác sĩ Nguyễn Trọng Lương – Chủ nhiệm Khoa Răng – Hàm – Mặt, bác sĩ Đặng Chu Kỷ – Chủ nhiệm Khoa Lý liệu, bác sĩ Nguyễn Cảnh Cầu – Chủ nhiệm Khoa Da liễu, theo yêu cầu của Cục Quân y.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

[3.33.1] Bản thành tích và Tự nhận xét cá nhân của bác Lê Xuân Cảnh – Trung đội trưởng, đơn vị thuộc Phòng hậu cần Sư đoàn 3 Sao vàng, quê tại xã Cát Trinh huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định, năm 1966

2016021719032.01

Các giấy tờ của bác Lê Xuân Cảnh – Trung đội trưởng, đơn vị thuộc Đại đội 2 – Tiểu đoàn 50 – Đơn vị 493 (Phòng Hậu cần) Sư đoàn 3 Sao vàng Quân khu 5, quê tại  xã Cát Trinh huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định, đề ngày 16/4/1967, do lính Mỹ thu năm 1967 tại Bình Định.

1.Bản thành tích “Chiến sỹ quyết thắng”
 





2.Bản “Tự nhận xét cá nhân”







Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

[3.32] Giấy giới thiệu của bác Phạm Văn Quang đơn vị C009 (Trung đoàn 12/Sư đoàn 3 Sao Vàng), quê quán ở xóm 13 - xã Giao Bình - huyện Giao Thủy - Nam Định

2016021214028

Một số giấy tờ cá nhân của chiến sỹ Quân Giải phóng miền Nam, do lính Mỹ thu được tại Bình Định, ngày 24/9/1966, gồm

1. Giấy giới thiệu ký ngày 8/8/1965, của bác Phạm Văn Quang đơn vị C009 (Có thể là Trung đoàn 12/ Hay Trung đoàn 18A - Trung đoàn Quyết Thắng - Sư đoàn 3 Sao Vàng), quê quán ở xóm 13 - xã Giao Bình - huyện Giao Thủy - Nam Định



2. Giấy giới thiệu của bác Hà Văn Cảnh, đơn vị 493 (Là Phòng Hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng)




3. Một số giấy chứng minh của các chiến sỹ thuộc đơn vị 803 (Là Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 12 hay 18A - Sư đoàn 3 Sao Vàng), gồm:

1-Nguyễn Kim Mẫu
2-Lê Duy Thảng
3-Nguyễn Văn Kết
4-Nguyễn Văn Tạo
5-Phan Văn Trung
6-Phạm Văn Tuất
7-Mai Công Điều




Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

[2.24] Thông tin tóm tắt của phía Mỹ về cơ cấu tổ chức – nhiệm vụ của Quân khu C50 (Quân Giải phóng miền Nam) trên đất Campuchia năm 1972



201011567028

1.      Tháng 7/1970, Bộ chỉ huy Miền quyết định thành lập các quân khu tại đất Campuchia, đó là Quân khu C20 có nhiệm vụ phụ trách địa bàn tỉnh Kongpong Cham, Quân khu C30 phụ trách địa bàn tỉnh Prey veng và Svayrieng. 

Tháng 2/1972, Trung ương Cục quyết định thành lập Quân khu C50. Quân khu C20 và C30 bị giải thể, lấy một nửa lực lượng của Quân khu C20 và một nửa của Quân khu C30 cộng với các lực lượng tăng cường khác để thành lập Quân khu C50.

Lực lượng còn lại của Quân khu C20 được chuyển thành bộ phận chính của Đoàn hậu cần 220, do đ/c Do Khac Di chỉ huy, cấp bậc Trung đoàn trưởng, nguyên là Chỉ huy trưởng hậu cần Quân khu C20.
Lực lượng còn lại của Quân khu C20 được chuyển thành bộ phận chính của Đoàn hậu cần 230.
Quân khu C50 hoạt động trên địa bàn tỉnh Kongpong Cham, Prey Veng và Svay Rieng.

2.      Quân khu C50 có các nhiệm vụ:
-        Mua bán trao đổi trực tiếp với lực lượng cách mạng Campuchia trên địa bàn 3 tỉnh.
-        Giúp đỡ lực lượng cách mạng Campuchia về quản lý và xây dựng quân đội.
-        Thiết lập các trạm giao liên dọc hành lang biên giới Campuchia để vận chuyển hàng tiếp tế từ miền Bắc Việt Nam vào.
-        Tiếp nhận, điều trị hoặc vận chuyển thương binh từ miền Đông Nam Bộ ra miền Bắc Việt Nam.
-        Tiếp nhận, phân bổ tân binh từ miền Bắc Việt Nam chi viện cho miền Nam về các đơn vị hoạt động ở miền Đông Nam Bộ.
3.      Cơ cấu tổ chức
-        Quân khu C50 chịu trách nhiệm trực tiếp trước Trung ương Cục miền Nam.
-        Cơ cấu tổ chức Quân khu C50 gồm có: Ban Chỉ huy, Ban tiếp nhận và 3 cơ quan: Tham mưu – Chính trị - Hậu cần.
a.        Ban Chỉ huy
-        Chỉ huy trưởng Quân khu C50 là đ/c Lương Văn Nhã (Hai Nhã) / Lương Văn Nho, cấp bậc Sư đoàn bậc trưởng.
-        Trước đây đ/c Lương Văn Nho là phó Tham mưu trưởng, Bộ chỉ huy Miền, sau đó là Chỉ huy Quân khu C20. Tháng 2/1972, khi Quân khu C50 thành lập, đ/c Lương Văn Nho được chỉ định là Chỉ huy Quân khu C50.
-        Từ tháng 2/1973, đ/c Lương Văn Nho được điều đi làm thành viên của Ủy ban quân sự liên hợp hai bên (Được thành lập sau Hiệp định Paris 1973), đ/c Ba Ha được chỉ định là chỉ huy Quân khu C50, cấp bậc Sư đoàn bậc phó, trước đây là Phó chỉ huy trưởng Quân khu C50.
-        Phó chỉ huy trưởng: Đ/c Cao Ba Phong, cấp bậc Sư đoàn bậc phó, trước đây là Chỉ huy Ban Quân lực – Bộ chỉ huy Miền.
-        Chính ủy: Nguyễn Chí Linh (Sáu Linh), người Hải Phòng, cấp bậc Sư đoàn bậc phó.
-        Phó Chính ủy: Le Van Bao, người tỉnh Vĩnh Phú, cấp bậc Sư đoàn bậc phó. Năm 1969 đã là Chính ủy Sư đoàn 7.
-        Tham mưu trưởng Quân khu C50 là Vu Tap, người tỉnh Thanh Hóa, cấp bậc Trung đoàn bậc trưởng. Năm 1969 đã là Trưởng Ban Quân lực của Sư đoàn 7, sau đó là Phó Ban Quân lực Bộ chỉ huy Miền.
-        Tham mưu phó Quân khu C50 là Do Thon, người Hải Phòng, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
-        Chủ nhiệm Chính trị: Phung Vy, người tỉnh Vĩnh Phú, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
-        Chủ nhiệm Hậu cần: Doan Van Nhon, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
-        Phó Chủ nhiệm hậu cần: Dao Si Cuong, người tỉnh Hà Tây, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
-        Chính ủy Ban Hậu cần Quân khu C50: Nguyen Van Hieu, người tỉnh Hải Hưng, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
-        Phó Chính ủy Ban Hậu cần Quân khu C50: Phan Hien, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
b.        Ban tiếp nhận
Gồm có 2 Ban tiếp nhận, là B13 và B15.
-        Ban tiếp nhận B13: Gồm có 5 tiểu đoàn, có nhiệm vụ tiếp nhận, nuôi dưỡng và giáo dục tù binh để trao trả cho phía Việt Nam cộng hòa.
-        Ban tiếp nhận B15: Gồm có 7 tiểu đoàn, có nhiệm vụ tiếp nhận toàn bộ thương binh và bệnh binh mất khả năng chiến đấu từ các đơn vị thuộc Quân khu C50 và của các đơn vị ở miền Đông Nam Bộ, để vận chuyển bằng xe ô tô ra miền Bắc Việt Nam. Ngoài ra cũng tiếp nhận tân binh từ miền Bắc vào và phân chia về các đơn vị hoạt động ở Đông Nam Bộ.
c.        Ban tham mưu
Gồm có các bộ phận sau
-        Phòng tác chiến
-        Phòng huấn luyện
-        Phòng thông tin
-        Phòng Quân lực
-        Phòng cơ yếu mật mã
-        Phòng hoạt động K
-        Phòng trinh sát
-        Phòng hành chính quản trị
-        Đại đội thông tin
-        Đại đội 26 vũ trang cơ động
-        Tiểu đoàn 21 huấn luyện tân binh
-        Các Tiểu đoàn 120, 140, 150, 170, 180 điều dưỡng
-        Tiểu đoàn 80C
d.        Ban tham mưu
Gồm các bộ phận
-        Phòng Tổ chức
-        Phòng cán bộ
-        Phòng tuyên huấn
-        Phòng bảo vệ
-        Phòng quân pháp
-        Phòng dân vận – địch vận
-        Phòng hành chính – quản trị
-        Trường văn hóa H16
-        Tiểu đoàn 85 điều dưỡng
-        Các khu: 20, 21, 22, 23, 24
-        Các trại cải tạo: T100A, T100B, T100E, 50A, 50B, 50D, 50E, C15
-        Các trại tù binh: TB52, TB53, TB54, T55, TB56, TB57
e.        Cục Hậu cần
Gồm các bộ phận (Có khoảng 1500 cán bộ và chiến sỹ)
-        Phòng kế hoạch
-        Phòng Chính trị
-        Phòng quân nhu
-        Phòng quân khí
-        Phòng quân y
-        Phòng tài chính
-        Phòng sản xuất
-        Phòng vận tải
-        Các Đại đội quân nhu: 89, 90
-        Xưởng KQ2
-        Bệnh viện K22, K25
-        Bệnh xá 45A
-        Đội điều trị 224
-        Đội phẫu 16
-        Bệnh xá liên cơ quan YX6
-        Kho quân y
-        Xưởng bào chế thuốc Y25
-        Kho quân khí KX2
-        Kho Quân khí XK
-        Các Đại đội vận tải: 70, 80
-        Kho xăng dầu và xe đạp
-        Đại đội sản xuất CB72