Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

[3.31.9] Thư của bác Nguyễn Văn Đương, đơn vị không xác định thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên, gửi về cho bác Nguyễn Văn Nhuận hoặc bà Dần, thôn Phú Đa - xã Đức Thượng - huyện Hoài Đức - Hà Tây, năm 1966 (tiếp...)

2015012829049.37 - Những bức thư thời chiến

Các bức thư đề ngày 4/12/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966. Bác Duơng cùng đơn vị với bác Thỏa và bác Quang Phúc [Rx đã đưa lên ở các post trước].

Ảnh chụp các bức thư gửi về cho mẹ:
alt

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

[7.7] Trận tấn công quân Úc tại căn cứ (FSB) Balmoral của tiểu đoàn 2 và 3 - Trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, rạng sáng ngày 28/5/1968

2015051753025

Dưới đây là tóm tắt diễn biến trận tấn công quân Úc tại căn cứ (FSB) Balmoral của tiểu đoàn 2 và 3 - Trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, rạng sáng ngày 28/5/1968.

Căn cứ Balmoral hiện nay nằm tại xã Bình Mỹ - huyện Tân Uyên - tỉnh Bình Dương.

------
Lúc 2 giờ 30 ngày 28/5/1968, căn cứ Balmoral [Phía Nam bàu Hàm/Hàng – Rx chú thích] bị phía Bắc Việt tấn công bằng súng cối và súng phóng lựu, theo sau là đợt tấn bằng bộ binh vào căn cứ từ phía Nam. Cuộc tấn công này ngừng lại lúc 3 giờ 10, sau đó đó chuyển hướng và lực lượng phía Bắc Việt cố gắng cắt hàng rào căn cứ phía Đông Bắc. Lúc 3 giờ 40, có một lực lượng nhỏ ở hướng Đông căn cứ. Tất cả các hoạt động [của phía Bắc Việt] ngừng lại vào lúc 5giờ.
Máy bay, pháo binh tấn công bắn phá phía Bắc Việt liên tục. Pháo sáng liên tục được bắn lên bởi pháo binh Mỹ cho đến 5 giờ, khi ánh sáng mặt trời bắt đầu gây khó cho phía Bắc Viêt di chuyển và thu thập thương binh - tử sỹ.
Lúc 10 giờ 20, toán tuần tra đi về phía Đông Bắc phát hiện hàng loạt vệt máu.
Kết quả trận chiến: Có 42 lính Bắc Việt hy sinh.
Phía Úc xác định tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3 – Trung đoàn 165 – Sư đoàn 7 tham gia tấn công.

Bản đồ khu vực:

alt

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

[3.31.8] Thư của bác Nguyễn Văn Đương, đơn vị không xác định thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên, gửi về cho bác Nguyễn Văn Đoàn, thôn Phú Đa - xã Đức Thượng - huyện Hoài Đức - Hà Tây, năm 1966

2015012829049.32 - Những bức thư thời chiến

Các bức thư đề ngày 4/12/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966. Bác Duơng cùng đơn vị với bác Thỏa và bác Quang Phúc [Rx đã đưa lên ở các post trước].

Ảnh chụp các bức thư:

alt

alt

alt


alt

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

[7.6.2] Đường Trường Sơn/ đường 559/đường Hồ Chí Minh - Đợt đánh phá trọng điểm bản Bạc cuối tháng 12/1970 - tiếp [Phần 3]

Link phần trước:[7.6.1] Đường Trường Sơn/ đường 559/đường Hồ Chí Minh - Đợt đánh phá trọng điểm bản Bạc cuối tháng 12/1970 - tiếp


4. Ban ngày, ngày 19/12/1970

Một máy bay trinh sát OV10 được phái đến khu vực, phi công chỉ sử dụng ống nhòm thay cho thiết bị quan sát. Nhiệm vụ đầu tiên của phi công là kiểm chứng khu vực đỗ xe tải đã phát hiện buổi đêm (sáng sớm 19/12 – RX chú thích), đoạn kéo dài của con đường cụt, và đánh giá thiệt hại do ném bom.

Phi công xác nhận 2 xe tải bị phá hủy và các dấu hiệu cho thấy khu đỗ xe tải, kho nhiên liệu và vũ khí. Ngoài ra phi công còn thấy dấu hiệu của con đường kín. Những chỗ rừng cây bị bom oanh tạc buổi đêm nên phi công có thể nhìn thấy các phi xăng dầu và dấu vết xe tải. Phi công còn phát hiện thấy suối cạn chạy ra từ khu kho/ đỗ xe và nhìn thấy các dấu hiệu được che phủ bởi tán cây tre, thêm vào với tán lá rừng, cho phép xe tải chạy kín đáo và không thể phát hiện bởi máy bay trinh sát.

Các dấu hiệu khác khẳng định tầm quan trọng của trọng điểm này đối với quân đội bắc Việt, là mật độ pháo phòng không bắn lên. Kể từ lúc pháo phòng không bắn vào phi đội F4 rạng sáng 19/12 cho đến khi nó ngừng bắn vào 36 giờ sau, hệ thống phòng không này bắn vào bất cứ mục tiêu trên không nào.

Phi công có thể thấy các xe tải di chuyển và các hoạt động duới mặt đất, dấu hiệu của quân đội Bắc Việt đang cố gắng di chuyển hàng hóa hậu cần ra khỏi khu vực. Lập tức, phi công báo về Sở chỉ huy và yêu cầu oanh tạc thêm.

Hai máy bay F4 đến, và oanh tạc vào khu vực được phi công máy bay OV10 chỉ điểm bằng đạn khói Phốt pho trắng. Các máy bay F4 mang theo bom Mark 82 và CBU 24. Khu vực ném bom được mở rộng liên tục theo phương pháp “thử dần” cho đến khi phạm vi ném bom vượt quá 1000m chiều rộng và 1500 m chiều dài. Máy bay xuất phát từ sân bay Ubon (Thái Lan), Đà nẵng, Phan Rang, Kò rạt (Thái Lan), và tàu sân bay của hạm đội 7.

Sau khi oanh tạc các mục tiêu khác, máy bay quay lại khu vực ném bom và bắn phá hàng hóa quân sự bằng súng 20mm. Sau đó bay vòng trên khu vực để quan sát các vụ nổ/ cháy phát sinh. Cả khu vực chìm trong các đám cháy và nổ. Phi công báo cáo, có thể thấy các quả cầu lửa cao đến hàng trăm mét trên trời.

Sau 36 giờ, hệ thống phòng không bắt đầu giảm bắn và sau đó ngừng hẳn. Các cuộc oanh tạc tiếp diễn trong các ngày sau. Khi 1 máy bay hoàn thành các đợt oanh tạc và “làm sạch” khu vực, thì các máy bay khác đến và chuẩn bị oanh tạc tiếp tục. Lửa và khói có thể nhìn thấy ở khoảng cách 20 dặm (khoảng 36km). Xuất hiện hàng loạt các quả cầu lửa do nổ các phi xăng/ dầu loại 200 lít ở độ cao 100 – 150m, do các vụ nổ dưới đất bắn tung các phi xăng/ dầu này lên không trung.

Dưới mặt đất các xe vận tải cố gắng chạy thoát khỏi khu vực. Máy bay trinh sát bắn pháo khói vào các xe tải, chỉ thị mục tiêu cho máy bay ném bom oanh tạc.

Không ảnh ngày 19/12 cho thấy có 14 xe vận tải bị phá hủy. Có 1227 vụ nổ phát sinh và 64 vụ cháy phát sinh. Tổng cộng có 41 phi vụ oanh tạc, gồm 19 F4 – 18 F100 – 2 A7 – 2 B57 thực hiện.

[3.31.7] Thư của bác Quang Phúc, đơn vị không xác định thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên, gửi về cho vợ là Đặng Thị Hớn, Hội liên hiệp phụ nữ huyện Nghi Lộc - Nghệ An, năm 1966

2015012829049.30 - Những bức thư thời chiến

Bức thư đề ngày 15/12/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966, gửi về thăm vợ và các con. Bác này có thể ở 1 đơn vị chủ lực thuộc mặt trận B3 Tây Nguyên (Có thể ở Trung đoàn 66), cùng đơn vị với bác Thỏa (?), đã được đưa lên tại link: [3.31.6] Thư của bác Thỏa (?) đơn vị không xác định thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên, gửi về cho bác Phạm Văn Vương, thôn Tân Giáp - xã Liên Minh - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định, năm 1966

Nội dung bức thư cho biết, đây là bức thư thứ 7 viết về kể từ ngày xa nhà 26/8/1965, nhưng bác vẫn chưa nhận được bức thư nào của nhà gửi vào. Sau phần hỏi thăm cha mẹ, người vợ ở miền Bắc, bác Phúc hỏi thăm tới người con tên là Thu (Chắc là con gái), học lớp 3. Ngoài ra thư cũng nhắc đến 2 anh là Quang Thái, Quang Duơng, là 2 ngừoi con trai bác Phúc. Bác Phúc có dặn con trai xuống hầm mỗi khi có pháo cao xạ bắn máy bay Mỹ.

Ảnh chụp bức thư

alt

alt

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

[3.31.6] Thư của bác Thỏa (?) đơn vị không xác định thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên, gửi về cho bác Phạm Văn Vương, thôn Tân Giáp - xã Liên Minh - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định, năm 1966

2015012829049.26 - Những bức thư thời chiến

Bức thư đề Gia Rai ngày 22/12/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966, gửi về thăm bố ở quê. Bác này có thể ở 1 đơn vị chủ lực thuộc mặt trận B3 Tây Nguyên (Có thể ở Trung đoàn 66)

Ảnh chụp bức thư

alt

alt

alt


alt

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

[3.31.5] Thư của bác Đỗ Thuyên, đơn vị thuộc Cục hậu cần B3 Tây Nguyên, gửi về địa chỉ là Đỗ Thị Vân - xưởng bánh kẹo thành phố Vinh - Nghệ An, năm 1966

2015012829049.20 - Những bức thư thời chiến

Hai bức thư đề ngày 10/11/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966, gửi tới người em tên là Vân và Khiêu.

Ảnh chụp bức thư

alt

alt


alt



alt

Bức thư thứ 2:


alt



alt

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

[7.6.1] Đường Trường Sơn/ đường 559/đường Hồ Chí Minh - Đợt đánh phá trọng điểm bản Bạc cuối tháng 12/1970 - tiếp

Link phần trước:[7.6] Đường Trường Sơn/ đường 559/đường Hồ Chí Minh - Đợt đánh phá trọng điểm bản Bạc cuối tháng 12/1970 

3. Buổi đêm, ngày 19/12/1970
Đêm 18/12/1970, máy bay trinh sát O2 từ sân bay Đà Nẵng, bay vượt qua dãy núi trên biên giới Lào – Việt. Phi công đều đã có kinh nghiệm trong các nhiệm vụ bay đêm. Khoảng 1h00 ngày 19/12, máy bay vượt qua khu vực trọng điểm. Đêm trước, cũng chính phi công này, đã phát hiện và chỉ dẫn cho các phi vụ ném bom vào các chuyến phà hoạt động ở phía Bắc trọng điểm. Ngày 18, không ghi nhận hoạt động nào tại khu vực. Sau khi quay lên phía Bắc, phi công đã nhìn thấy từ 9 đến 12 xe vận tải đang di chuyển về phía nam. KHó xác định được số lượng chính xác xe vận tải, bởi các xe đều không bật đèn.


 alt

alt
Ảnh máy bay trinh sát chụp cho thấy các vụ nổ dây chuyền và đám cháy tại khu vực kho/ bãi đỗ xe vận tải tại trọng điểm Bạc, ngày 19/12/1970

Phi công báo về Sở chỉ huy, đã phát hiện mục tiêu và yêu cầu oanh tạc. Lập tức Sở chỉ huy thông báo lại, đã có máy bay F4 ở gần khu vực.

Phi công tiếp tục theo dõi xe vận tải với thiết bị nhìn đêm. Thiết bị nhìn đêm có thể khuếch đại ánh sáng lên gấp 400.000 lần. Hệ thống thiết bị mới, có khả năng khuếch đại ánh sáng lên tới 1 triệu lần.

TRước khi máy bay F4 đến, các xe tải đã đi vào khu vực rừng rậm. Phi công tăng độ khuếch đại lên lớn nhất và tiếp tục bám sát, bất chấp hệ thống phòng không đang khai hỏa. Các xe vận tải tiếp tục xuyên qua rừng rậm và di chuyển lên phía Bắc khu vực. Lúc này, 2 F4 xuất phát từ sân bay Ubon đã bay đến. Phi công O2 bắn pháo khói/sáng chỉ điểm mục tiêu. Các F4 mang bom Mark 82 và CBU24. Loạt bom thứ nhất, không có kết quả. Phi công máy bay O2 chỉ điểm F4 dịch về phía Đông Nam.  Lập tức các khẩu đội phòng không duới đất phát hỏa dữ dội. Loạt bom thứ 3 đã gây ra các quả cầu lửa lớn, kèm theo khói đen bốc lên cao hàng trăm mét.

Đánh giá thiệt hại do phi vụ gây ra là 4 xe tải bị phá hủy, và 2 chiếc hư hại nặng. Ngoài ra còn có 8 điểm nổ phát sinh nhỏ, 9 điểm nổ phát sinh trung bình, 11 điểm nổ phát sinh lớn (Nguyên chữ tiếng Anh: secondary explosion, dịch thành “điểm nổ phát sinh” do bom gây ra, có thể do cháy nổ xăng dầu, hàng hóa… - Rx chú thích.); 4 xe tải bị cháy, và 3 đám cháy liên tục cực lớn cao tới hàng trăm mét với khói đen, có thể là cháy dầu, xăng. Các đám cháy khác có thể là khu chứa vũ khí hoặc kho xăng dầu. Các đám cháy còn tiếp tục hơn 1 giờ sau, khi máy bay O2 bay vòng trên khu vực.

Khu vực trọng điểm tiếp tục bị oanh tạc trở lại vào lúc 4h00. Trong những ngày tiếp theo, sau khi bom đã làm “tan” hết lớp rừng rậm che phủ, thì phần lớn các đám cháy và nổ mới bắt đầu.

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

[3.31.4] Thư của bác Trương Hiền Nhu, đơn vị thuộc Cục Hậu cần B3 Tây Nguyên, gửi cho bà Lưu Thị Trinh, thôn Cung Gôi- xã Đại Xuân - huyện Quế Võ - Hà Bắc, năm 1966

2015012829049.15 - Những bức thư thời chiến

Các bức thư đề ngày 28/11/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966, gửi tới cha mẹ, ông, và vợ con tại quê nhà. Bức thư gửi vợ con, bác Nhu viết lúc 12 giờ đêm.

Ảnh chụp bức thư
alt


alt

alt



alt

alt

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

[3.31.3] Thư của bác Nguyễn Xuân Kỷ, gửi cho em là Nguyễn Xuân Ký, thôn Ngọc Nhị - xã Chuyên Mỹ - huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, năm 1966

2015012829049.12 - Những bức thư thời chiến

Bức thư đề ngày 15/12/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966

Ảnh chụp bức thư

alt

alt

alt

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

[7.6] Đường Trường Sơn/ đường 559/đường Hồ Chí Minh - Đợt đánh phá trọng điểm bản Bạc cuối tháng 12/1970

Trên tuyến đường Trường Sơn, bản Bạc là 1 cái tên rất đỗi quen thuộc với cả 2 phía, tên 1 bản nằm ven con sông Sê Kông, có vĩ độ ngang với vùng Thượng Đức – Quảng Nam. Đối với phía Mỹ cũng như phía ta, đó là 1 điểm thắt quan trọng nằm trong chuỗi các trọng điểm đánh phá/ bị đánh phá thường xuyên liên tục dọc tuyến đường chi viện của phía Bắc Việt xuyên qua đất Lào - tuyến đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng. 
Tại đây, các phương tiện vận tải phải vượt sông bằng phà, hoặc bằng ngầm, là 1 chướng ngại thiên nhiên không dễ khắc phục đối với các lực lượng vận tải Bắc Việt. Xung quanh khu vực này có bố trí các điểm kho, khu đỗ xe vận tải..., và là 1 điểm đổi cung vận chuyển (Bắc trọng điểm Bạc - Nam trọng điểm Bạc) trên tuyến vận tải. Sau khi vượt qua Bạc, các chuyến hàng sẽ đi đến Chà Vằn, để rẽ ngang qua Quảng Nam vào khu 5, hay xuôi Nam xuống Phi Hà, vào B3 Tây Nguyên hay tiếp tục qua đất Campuchia vào B2 Nam Bộ.
Dưới đây là 1 tổng kết đợt đánh phá của phía Mỹ tại trọng điểm Bạc, từ ngày 19/12/1970 đến ngày 5/1/1971. Thông tin này được Rongxanh dịch từ năm 2011, nay đưa lên blog.

Bản đồ vị trí trọng điểm Bạc trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh

alt

Dưới đây là lược dịch báo cáo của phía Mỹ
-------------------------------

1. Ngày 19/12/1970, Không quân Mỹ đã phát hiện một khu kho/ bãi đỗ xe trên đường Hồ Chí Minh trên đất Lào, và dẫn đến 1 trong những chiến dịch oanh tạc đáng chú ý nhất trong chiến tranh Việt Nam. Từ ngày 19/12/1970 đến ngày 5/1/1971, không lực đã oanh tạc và tạo nên hàng loạt đám cháy/ nổ phát sinh trên các khu vực mục tiêu đơn lẻ. Thiệt hại về trang thiết bị và hậu cần đã gây ra khó khăn đáng kể cho quân đội Bắc Việt trong việc tiếp tế cho các lực lượng quân sự tại nam Lào, Campuchia và Nam Việt nam.

2. Ngày 10/10/1970, Không lực Mỹ bắt đầu chiến dịch đánh phá mùa khô, mục đích làm giảm sự chi viện về nguời và hậu cần của miền Bắc vào miền Nam Việt Nam. Trong tháng 11/1970, trung bình mỗi ngày thu nhận 252 tín hiệu có xe vận tải hoạt động, phần lớn là ở phía trung Lào. Ngày 27/11, cao điểm có tới 889 lần ghi nhận tín hiệu có xe vận tải hoạt động. Tổng số lần ghi nhận tín hiệu cho tháng 11/1970 là 7564. Trong tháng 12, số lần ghi nhận tín hiệu trong ngày tăng lên đến 665 lần. Số lượng tín hiệu xe vận tải lớn nhất trong 1 ngày, ghi nhận trong tháng 12, là 1037 và tổng cộng trong tháng là 20.601 lần. Khi các con sông gây ra lũ lụt trên đường Hồ Chí Minh trong tháng 10 và tiếp diễn qua tháng 11, các báo cáo đáng tin cậy cho thấy quân đội Bắc Việt đã trữ một khối lượng lớn hàng tại bờ bắc sông, để chờ đợi thời điểm vượt sông. Phân tích từ các thiết bị theo dõi di chuyển xe vận tải, tình hình thời tiết, và các hoạt động cung cấp của Bắc Việt, bộ phận tình báo không lực Mỹ đã nhận định có 1 tổ hợp kho lớn tại khu vực bản Bạc. Từ ngày 1/9/1970 đến 18/12/1970, 25 tin tức tình báo liên quan đến trọng điểm Bạc đã được ghi nhận. Có 2 điểm liên quan đến kho hàng đã được ghi nhận. Một do ảnh trinh sát cho thấy có 1 hầm và 1 khu vực kho lớn, ngày 4/9/1970. Một điểm khác ghi nhận ngày 20/11/1970 cho thấy trận địa pháo phòng không và điểm kho bên cạnh con đường. Không ảnh trinh sát cho thấy, đây có thể là khi vực đỗ xe và khu kho, cách trọng điểm Bạc từ 1 đến 6 km. Trong tháng 11/1970, các thiết bị theo dõi đã ghi nhận 4 lần rất nhiều xe vận tải đi đến trọng điểm Bạc từ phía Bắc và khởi hành về phía Nam. Các dấu hiệu chỉ ra rằng có 1 khu xuất hàng chính và khu kho gần trọng điểm.

Còn tiếp...

[3.31.2] Thư của bác Hoàng Kim Mừng, đơn vị thuộc Cục Hậu cần Mặt trận B3 Tây Nguyên, gửi về cho mẹ là Trữ ở thôn Đông Cao - xã Cẩm Thắng - huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh

2015012829049.11

Bức thư đề ngày 1/12/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966

Ảnh chụp bức thư

alt

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

[3.31] Thư của bác Đinh Ngọc Thanh gửi cha là Vương Đình Ân - xóm Vĩnh Đức - xã Vĩnh Sơn - huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An, năm 1966

2015012829049.3

Thư của bác Đinh Ngọc Thanh, đơn vị thuộc Cục Hậu cần Mặt trận Tây Nguyên, đề ngày 10/12/1966, gửi cha là Vương Đình Ân - xóm Vĩnh Đức - xã Vĩnh Sơn - huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An, năm 1966.
Bức thư thứ 2 đề gửi bác Nguyễn Hồng Lượng, địa chỉ xóm Vĩnh Quang - xã Vĩnh Sơn - huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An.
Bức thư thứ 3 đề gửi mẹ là Đinh Thị Lộc, xóm Vĩnh Đức - xã Vĩnh Sơn - huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An
Bức thư bị lính Mỹ thu tháng 12/1966

Ảnh chụp các bức thư
alt

alt

alt

alt

alt

alt

[3.30] Thư của bác Bùi Quang Hạnh gửi bác Bùi Quang Hiệp - thôn Nhân Phú (?) - xã Lê Hồng - Thanh Miện - Hải Dương, năm 1966

2015010506077

Bức thư này đề ngày 19/12/1966 và có ghi địa điểm là Bà Gịa (Bà Rịa), bị lính Mỹ thu ngày 24/3/1967 tại Tây Ninh.

Ảnh chụp các bức thư

alt

alt

alt

alt

alt

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

[4.19.2] Báo cáo của phía Mỹ về trận chiến Nhơn Tịnh - Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 22 Quyết Tâm - Sư đoàn 3 Sao vàng QK5 tấn công căn cứ pháo binh Mỹ rạng sáng 27/12/196

2014122957042

Link phần trước: [4.19] Báo cáo trận tấn công Nhơn Tịnh (Bình Định) ngày 26/12/1966 của Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 22 Quyết Tâm - Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5

Dưới đây là báo cáo của Pháo đội B - Tiểu đoàn 2 pháo binh Mỹ bị Tiểu đoàn 8 và Tiểu đoàn 9/ Trung đoàn 22 Quyết Tâm/ Sư đoàn 3 Sao vàng tấn công vào đêm 26 rạng sáng 27/12/1966

alt

alt

Sơ đồ căn cứ

alt

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

[5.23] NHẮN TÌM ĐỒNG ĐỘI K23

Dưới đây là lời nhắn của bác Cựu chiến binh Vũ Đình Luật, có địa chỉ facebook: https://www.facebook.com/vuluatccb?fref=nf
Ai có biết thông tin gì, xin vui lòng liên hệ với bác Vũ Đình Luật
NHẮN TÌM ĐỒNG ĐỘI K23
Bà : Lê Thị Mỹ Hoa sinh năm 1957
Thường trú tại ấp Cầu 2, xã Đồng Tiến, thị xã Đồng Xoài cho biết:
“…Năm 1991, gia đình an táng xây mộ cho mẹ tại (hiện nay là khu nghĩa địa ấp Cầu 2, xã Đồng Tiến) trong lúc làm phát hiện một mộ có bia xi măng đúc ghi
“Lê Minh Trang K23, sinh năm 1941 hy sinh 1974”
Tình trạng ngôi mộ còn nấm nhưng bị xói mòn nhiều, bia bị ngã và phủ lớp đất mỏng. Bà Hoa báo cáo chính quyền địa phương nhưng không được quan tâm.
Sau đó khi gia đình xây mộ cho mẹ, bà Hoa cho xây bao lại mộ và dựng lại bia liệt sỹ. Từ đó đến nay ngày rằm, ngày tết thường xuyên nhang khói thờ cúng như người trong gia đình…..”
Ngày 17/12/2014 Đoàn CCB tình nguyện đã tới hiện trường và khảo sát thấy đúng thực tế như bà Hoa đã cung cấp. Hiện nay mộ liệt sỹ được xây bao nằm cạnh mộ mẹ bà Hoa, có bia và tên còn rõ, đơn vị K23 còn rõ, không có quê quán, Ngày sinh mờ, ngày hy sinh năm 1974. (Kèm theo: ảnh bia mộ.)
Những CCB nào là đồng đội với liệt sỹ Lê Minh Trang hãy lên tiếng, liên lạc với chúng tôi:
Vũ Đình Luật đoàn CCB tình nguyện tỉnh Bình Phước.
ĐT: 0979.428.399 Gmail: vuluatccb@gmail.com

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

[3.2.12] Thư của bác Phạm Tiên Khiêm, đơn vị thuộc Sư đoàn 5, gửi về cho cha là Phạm Văn Toán, thôn Ngọc Cục - xã Thúc Khang - huyện Bình Giang - tỉnh Hải Dương, năm 1966

2013081321047049

Bức thư này đề ngày 20/12/1966, bị lính Mỹ thu ngày 24/3/1967 tại Tây Ninh.

Ảnh chụp các bức thư

alt

alt

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

[4.26] Danh sách 12 liệt sỹ thuộc Đại đội 18 - Trung đoàn 46 - Đoàn Phước Long/ Sư đoàn 303 hy sinh năm 1971 - 1972

2014111678035

Danh sách 12 liệt sỹ thuộc Đại đội 18 - Trung đoàn 46 - Đoàn Phước Long/ Sư đoàn 303 hy sinh năm 1971 - 1972. Trung đoàn 46 là phiên hiệu sau khi đến miền Nam của Trung đoàn 52 - Sư đoàn 320b.

Danh sách này được Rongxanh dịch từ bản danh sách tiếng Anh, tổng hợp từ các tài liệu thu được của Trung đoàn 46 trên đất Campuchia tháng 4/1972. Không có hình chụp bản danh sách gốc bằng tiếng Việt. Thông tin gồm có: Tên tuổi, quê quán, chức vụ, ngày hy sinh, nơi hy sinh, tên người thân



STT Họ và tên Năm sinh Quê quán Ngày nhập ngũ/ xuất ngũ/ tái ngũ Đơn vị Chức vụ Ngày hy sinh Báo tin cho nguời thân
1 Dương Quang Cận 1939 Phú Long - Long Xuyên - Phúc Thọ - Hà Tây 9/1965 Đại đội 18 Trung đội trưởng 27/3/1971 tại trạm 107, đường 4K - đèo Phen Nua Vợ: Kiều Thị Bút - địa chỉ như quê quán
2 Nguyễn Văn Mậu 1950 Bình Cách - Đông Xa - Đông Quan [Đông Hưng] - Thái Bình 7/1968 Đại đội 18 Chiến sỹ 27/3/1971 tại trạm 107, đường 4K - đèo Phen Nua Mẹ: Phạm Thị Ro - địa chỉ như quê quán
3 Phạm Đức Tuấn 1952 Lam Điền - Đông Dộng - Đông Quan [Đông Hưng] - Thái Bình 7/1968 Đại đội 18 Chiến sỹ 27/3/1971 tại trạm 107, đường 4K - đèo Phen Nua Cha: Phạm Thanh Liêm - địa chỉ như quê quán
4 Lưu Mạnh Thanh 1951 Lịch Động - Đông Cách - Đông Quan [Đông Hưng] - Thái Bình 7/1968 Đại đội 18 Chiến sỹ 7/7/1971 - Hy sinh do sốt rét Cha: Lưu Văn Vỹ - địa chỉ như quê quán
5 Nguyễn Văn Liêm 1952 Thiện Thanh - Thiệu Hóa - Thanh Hóa 4/1970 Đại đội 18 Chiến sỹ Chết đuối 29/5/1971 Cha: Nguyễn Hữu Sông
6 Đỗ Đắc Hoa 1950 Liên Khê - Khoái Châu - Hải Hưng / La Sơn - Tích Hương - Đồng Hỷ - Bắc Thái 26/10/1970 Đại đội 18 Trung đội phó Hy sinh 500m Tây Nam phum Ma Rieu Thot Not ngày 22/10/1971 Đỗ Đắc Tám - Chàng Thị Mừng
7 Đoàn Trọng Sỹ Yên Tư - Mộc bắc - Duy Tiên - hà Nam 26/10/1970 Đại đội 18 Đại đội trưởng Hy sinh 11/11/1971 tại Bung Xa Vang - Cầu Dạn (Có thể ở Campuchia) Đoàn Học Ngao - Phạm Thị Sế - Trần Thị Nở
8 Nguyễn Văn Huyên 1952 Thống Nhất - Đông Sương - Đông Quan [Đông hưng] - Thái Binh 7/1968 Đại đội 18 Chiến sỹ Hy sinh 11/11/1971 tại Bung Xa Vang - Cầu Dạn (Có thể ở Campuchia) Nguyễn Văn Phái - Đoàn Thị Rịa
9 Đỗ Văn Hữu 1947 Vĩnh Đồng - Đông Thạnh - Kim Động - hải Hưng 1/1965 - 11/1966 - 3/1967 Đại đội 18 Chính trị viên phó Mất tích Đào Văn Tín - Nguyễn Thị Cường
10 Phạm Thanh Tụng 1950 Phương Xá - Đông Phương - Đông Quan - Thái Bình 7/1968 Đại đội 18 Chiến sỹ Hy sinh do sốt ác tính Phạm văn Phụng - Nguyễn Thị Tám
11 Đặng Đình Chiểu 1940 La Tiến - Nguyên Hòa - Phủ Cừ - Hải Hưng 2/1961 - 5/1964 - 3/1967 Đại đội 18 Trung đội phó Bị thương, hy sinh trong bệnh xá Mẹ: Nguyễn Thị Chơi - Vợ: Phạm Thị Kỳ
12 Lê Quang Khâm 1953 Nam Hưng - Thiệu Giang - Thiệu Hóa - Thanh Hóa 4/1970 - 10/1970 Đại đội 18 Chiến sỹ Hy sinh 26/3/1972 Lê Quang Hàm - Nguyễn Thị Thuận

[7.5] Kho xăng Nhà Bè bị bộ đội đặc công Quân Giải phóng miền Nam (Đoàn đặc công rừng Sác) tấn công đêm ngày 2 rạng 3/12/1973

http://qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/chinh-tri/hat-mai-ve-anh-nguoi-chien-si-dac-cong-rung-sac/276946.html
Anh hùng LLVT nhân dân, Đại tá Nguyễn Hồng Thế, một trong tám chiến sĩ tham gia trận đánh kể lại: “Trong lễ xuất quân ra trận, từng đồng chí một thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, tuyên thệ đánh được kho xăng mới về và xác định trận này là trận cuối cùng, phải đánh thắng bằng mọi giá”. Chúng tôi dự kiến 11 tình huống, mỗi tình huống là một phương án tấn công, nhưng tất cả đều có điểm chung nhất là lao lên phía trước, hành động quyết liệt, không có phương án rút lui nửa chừng. Mỗi chiến sĩ xác định, tự để dành cho mình một quả lựu đạn cuối cùng. Trong trường hợp bị địch bao vây, sẽ quyết tử, chấp nhận hy sinh. Đêm 2-12-1973, tám chiến sĩ cảm tử bơi qua sông Nhà Bè tiếp cận mục tiêu. Bằng kỹ thuật điêu luyện, các anh lọt qua các lớp hàng rào và qua mặt lính canh, đặt thuốc nổ ở những bồn xăng. 0 giờ 35 phút, Kho Xăng dầu Nhà Bè phát nổ, lửa bốc lên cháy rực trời. Trận đánh thiêu hủy 250 triệu lít xăng dầu, 12 bồn butaga, một tàu dầu Hà Lan 12 nghìn tấn… Hai đồng chí trong đội cảm tử là Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm bị địch phát hiện, đã chiến đấu dũng cảm đến hơi thở cuối cùng.

Hình ảnh kho xăng Nhà bè bị cháy, do phía Mỹ chụp

alt

alt