Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024

[2.60] Tổng hợp thông tin của quân Sài Gòn nghiên cứu về Trung đoàn 203 tăng thiết giáp Quân đội Nhân dân VN, tham chiến tại chiến trường Quảng TRị năm 1972

2024091037940

Tài liệu này được Rongxanh dịch và tổng hợp năm 2009, nay post lại.

-----------------------------------------------------------------------------

Nội dung nghiên cứu dựa trên các tài liệu ghi chép khoảng 500 trang do Tiểu đòan 6 Thủy quân lục chiến SG thu được ngày 9/4/1972 tại khu vực căn cứ Phượng Hoàng, Quảng Trị.


Tài liệu gồm 2 cuốn sổ ghi chép, của đc Trần Xuân Hà - Sỹ quan chính trị (CHính trị viên?), Đại đội 1, Tiểu đoàn 397, Trung đoàn 203 tăng thiết giáp, với các ghi chép từ 18/2/1972 cho đến ngày 6/4/1972, gồm các thông tin chính sau:

A.   Thông tin chung

1.   Trung đoàn 203, trực thuộc Bộ tư lệnh tăng thiết giáp QDND VN, do Thiếu tá Độ và Tri chỉ huy. Hậu cứ của Trung đoàn đóng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

2.   Trung đoàn có 4 tiểu đoàn và một số đại đội trợ chiến. Phiên hiệu các đơn vị như sau:


a).   Tiểu đoàn 297 thiết giáp
b).   Tiểu đoàn 397 thiết giáp
c).   Tiểu đoàn 512 huấn luyện cơ giới
d).   Tiểu đoàn 177 vận tải (mới hoạt động)
e).   Các đơn vị hỗ trợ: Công binh, hậu cần, huấn luyện, quân y, thông tin và đại đội phòng không …

3.   Trung đoàn 203 được trang bị tăng T54, PT76 và T34, mật danh như sau: K1 (T54), K2 (PT76), K3 (có thể là T34). Mỗi đại đội có từ 8 đến 10 xe tăng, mỗi tiểu đoàn có khoảng 25 tăng.

4.   Trung đoàn được huấn luyện kỹ càng về chính trị, kỹ thuật, chiến thuật cho các cán bộ trung đoàn và tiểu đoàn trong quá trình chi viện vào miền Nam VN. Trong ngày đầu của chiến dịch (31/3/1972), Tiểu đoàn 397 đã không tham gia do vẫn còn nằm tại Bắc Khe Sanh. Trận tấn công căn cứ Phượng Hoàng ngày 9/4/1972 là trận đầu tiên mà Trung đoàn 203 tham gia. Tiểu đoàn 397 là lực lượng chính của Trung đoàn và đã tham chiến với các đơn vị Thủy quân lục chiến SG.

5.   Trung đoàn 203 chiến đấu ở vùng hạ Lào đầu năm 1971. Trung đoàn chỉ được được trang bị T54 vào cuối năm 1971, thời điểm trung đoàn chuẩn bị tấn công vào miền Nam VN. Với số tăng này, trung đoàn trang bị thêm các con lăn phá mìn, xe thiết giáp gắn rocket phá rào, một số xe thiết giáp gắn súng cao xạ 12,8mm và 37mm.

6.   Sau chiến dịch hạ Lào (4/1971), bộ phận chính của Trung đoàn 203 trở về Quảng Bình. Riêng tiểu đoàn 397 vẫn ở lại khu vực, vì đầu năm 1972 tiểu đoàn di chuyển thẳng từ Sepon đến Tây Bắc Khe Sanh khi trung đoàn và sở chỉ huy Trung đoàn thâm nhập vào miền Nam VN từ huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; hợp nhất tại Adua Ap (Tây Bắc Khe Sanh) ngày 4/3/1972. Ghi chép lịch trình từ Quảng Ninh như sau:


a).   Từ Quảng Ninh, trung đoàn di chuyển dọc đường 18 và đường 10 đến sông Bến Hải và xuyên qua Chà Lỉ. Trung đòan dừng chân để tiếp nhiên liệu và di chuyển dọc theo Biên giới Lào - Việt đến Mường Truông (Lào), Làng Sen và Mai Sóc, và hợp nhất tại Adua Ap. Chặng đường đi khoảng 120 km, băng qua núi và đèo, dốc CỔng Trời. Trung đoàn đã bị không quân SG tấn công dọc đường hành quân. Một xe bị trúng đạn bốc cháy nhưng lửa nhanh chóng bị dập tắt.

b).   Đoàn xe di chuyển vào lãnh thổ SG (từ Làng Sen đến khu vực Mai Sóc) và sẵn sàng chiến đấu. Máy ủi tiến hành mở đường. Thiết bị phá mìn di chuyển phía trước để phá mìn. Đoàn xe được bảo vệ bởi pháo cao xạ 37mm gắn trên xe. Có thể đoàn xe được hộ tống bởi các đơn vị công binh chống lầy?. Các trạm nhiên liệu được triển khai tại khu vực  Chà Lỉ, Adua Ấp, Làng Ruông và Làng Liệt (Bắc Khe Sanh).

c).   Trước khi di chuyển từ điểm tập hợp (Adua ấp) đến chiến trường, Trung đoàn 203 được nghiên cứu cẩn thận lịch trình và lực lượng phòng thủ SG dọc đường 9 đến Đông Hà, Ái Tử, Nai Cửu và đông – đông nam Quảng Trị. Đơn vị này có kế hoạch di chuyển trên con đường đường sử dụng bởi quân lực SG từ Đông Hà tới Ái Tử và Quảng Trị và đến Tây căn cứ Fuller, Mai Lộc, Tân Lâm, Carrol, Ba Hồ, Dốc Miếu …

d).   Kế hoạch chiến đấu của Trung đoàn là tấn công các mục tiêu một cách dữ dội và nhanh chóng bằng cách sử dụng tối đa hỏa lực ngay từ đầu.

e).   Trang bị và lương thực được chuẩn bị cho chặng hành quân dài. Một xe tải mang đủ gạo cho 1 tháng và lương khô cho 20 ngày. Ngoài ra mỗi xe tải còn mang thêm 5 viên đạn ? và 200 lít xăng và một số phiếu xăng.

7.   Một số thông tin khác trong tài liệu:

a).   Quân đội ND VN sử dụng khoảng 2000 xe vận tải đến chiến tuyến.

b).   Tấn công vào Quảng Trị do Sư đoàn 304B với sự hỗ trợ của các Trung đoàn 812, Sư đoàn 324B, phối hợp với Trung đoàn thiết giáp 202 và 203.

c).   Bộ tư lệnh tăng thiết giáp QDNDVN đóng chỉ huy sở tại Quảng Bình, chỉ huy trực tiếp các hoạt động của xe tăng dọc DMZ (Khu phi quân sự).

d).   Lực lượng cao xạ trong khu vực bao gồm 17 đại đội pháo 37 và 57 mm được tăng cường 1 số đơn vị tên lửa. Lực lượng này rất mạnh và có thể dễ dàng kiềm chế lực lượng pháo binh SG.

B.   Tổ chức của Trung đoàn 203

1.   Thông tin chung ghi chép cuối năm 1971

a).   Chỉ huy Trung đoàn (Phiên hiệu Bắc Sơn)

b).   Ba Tiểu đoàn thiết giáp: 297, 397, tiểu đoàn 512 huấn luyện cơ giới

c).   Tiểu đoàn D177 vận tải mới hoạt động

d).   Các đại đội chuyên môn:

*   Đại đội 11 hậu cần, còn gọi là Đại đội sửa chữa (Trước đây trực thuộc trung đoàn 202)
*   Đại đội 12 súng máy phòng không 12,8mm
*   Đại đội 13 thông tin
*   Đại đội 14 công binh
*   Đại đội 12 thiết giáp. Đại đội  này được biên chế vào Tiểu đòan 397 trong năm 1971 khi hoạt động ở hạ Lào. Trở thành độc lập từ 7/2/1972.
*   Đại đội 16 cao xạ 37mm
*   Đại đội 17
*   Đại đội 18 thiết giáp (trước đây trực thuộc Trung đoàn 202)
*   Đại đội 19
*   Đại đội 20 thiết giáp (Có thể là đại đội huấn luyện thiết giáp, do không tham gia chiến đấu nhưng lại được trang bị xe tăng)
*   Đại đội 25
*   Đại đội 30 vận tải

2.   Các Tiểu đoàn trực thuộc

a).   Tiểu đòan 297: Tài liệu chỉ đề cập đến Đại đội 2 và 7. Các chi tiết khác không rõ.

b).   Tiểu đoàn 397 (Phiên hiệu Vạn Tường): CUối năm 1971, có 6 đại đội:

*   Đại đội 1 thiết giáp
*   Đại đội 2 thiết giáp
*   Đại đội 3 thiết giáp
*   Đại đội 6 PT76
*   Đại đội 15 thiết giáp (của trung đoàn tăng cường)
*   Đại đội 20 (Nhận toàn bộ tăng từ đại đội 6)
*   Tháng 12/1971, khi đóng tại Na Lai (Sepon), tiểu đoàn đã được tổ chức lại để xâm nhập vào miền Nam chiến đấu, bao gồm:
-   Đại đội 6 ngừng hoạt động và 1 nửa số quân (29) ra Bắc VN để nhận xe tăng. Nửa còn số lại được tăng cường cho đại đội 1. Đại đội 6 chuyển giao 3 xe tăng cho đại đội 3 và 3 xe tăng cho đại đội 20. Sau đó đại đội 3 lại chuyển giao số xe tăng này cho đại đội 20.
-   Đại đội 15 trở về trung đoàn vào tháng 12/1971.
-   Đại đội 20: Không có thông tin
-   Tiểu đoàn 397 có các đơn vị sau khi tiến vào DMZ:
+ Đại đội 1
+ Đại đội 2
+ Đại đội 3
+ Đại đội 5 bộ binh (Từ Tiểu đoàn 512 tăng cường)
+ Đại đội 12 phòng không và Đại đội 16 pháo 37mm
+ Một Trung đội công binh (Của đại đội 14)
+ Một trung đội thông tin (Của đại đội 13), phiên hiệu là B13
+ Bộ phận vận tải với 1 máy ủi và 1 máy phá mìn.
Do vậy Tiểu đoàn 397 là tiểu đoàn thiết giáp hỗn hợp được tổ chức mạnh và xung kích bao gồm xe tăng, bộ binh, công binh, cao xạ và thông tin.

c).   Tiểu đoàn 512 hỗn hợp bộ binh - thiết giáp bao gồm:

*   Đại đội 4 xe tăng?
*   Đại đội 5 bộ binh
*   Đại đội 6 thiết giáp

d).   Tiểu đoàn 177 vận tải

*   Không có thông tin về các đại đội trực thuộc. Trong tài liệu ghi: “ Tiểu đoàn mới này là đơn vị vận tải”

3.   Cán bộ E – Trung đoàn

a).   Trung đoàn trưởng (Reg CO): Độ
b).   Trung đoàn phó (Reg XO): Tuấn
c).   Trợ lý chính trị: Tùng
d).   Chủ nhiệm chính trị: Phú
e).   CofS – CHính ủy?? : Trí
f).   Kỹ thuật xe: Tuy

4.   Xe máy và trang thiết bị

a).   Xe tăng bao gồm các loại K1 (T54), K2 (PT76), K3

b).   Mỗi đại đội có 8 xe tăng T54, mỗi tiểu đoàn với 3 đại đội có 24 xe tăng.

c).   Ngoài ra mỗi đơn vị thiết giáp còn trang bị xe tải, xe xích, máy ủi, máy phá mìn. Đại đội 1 Tiểu đoàn 397 có 1 xe chuyên phá rào trang bị rocket (FR???)

d).   Một số loại xe mang pháo 37mm

C.   Thông tin về Tiểu đoàn 397

1.   Lịch sử:

a).   Tài liệu cho biết, tiểu đoàn hỗn hợp thường thay đổi để phù hợp với yêu cầu khi tham gia chiến dịch Hạ Lào đầu năm 1971. ĐƯợc tăng cường các bộ phận của trung đòan 203 như: Đại đội 11 hậu cần, Đại đội 15 thiết giáp, đại đội 18 thiết giáp, các đơn vị công binh … Sau chiến dịch Hạ Lào tháng 4/1971, Tiểu đoàn 397 vẫn đóng tại khu vực Na Lai (Sepon) nhưng 1 số đơn vị tăng cường được trả lại các trung đoàn tại Bắc VN. Do vậy Tiểu đoàn 397 chỉ còn các đại đội 1, 2, 3, 6. Tháng 11/1971 Tiểu đòan 397 được lệnh tổ chức lại lực lượng: Đại đội 6 tạm thời ngừng hoạt động (chia 2 phần) và tổ chức lại với đại đội 5, Tiểu đoàn 512, cùng các đơn vị chuyên môn như thông tin, công binh, cao xạ.

b).   Đầu nă 1972, tiểu đoàn được lệnh hành quân vào miền Nam VN. Một nửa đại đội 6 để lại xe tăng (ở Sepon) và đi bộ ra Quảng Ninh - Quảng Bình để nhận xe tăng mới, sau đó quay lại ngay miền Nam VN. Cùng thời gian, bộ phận chính của Tiểu đoàn 397 di chuyển đến Quảng Trị theo lịch trình: Na Lai (Sepon) đến Ban Dong đến 16A. Từ 16 A, di chuyển đến Lang Sen và hợp nhất tại Adua Ap để chờ nửa đại đội 6 từ miền Bắc VN trở về. Giữa tháng 3/1972, các đơn vị đến điểm hẹn và di chuyển.

c).   Khi đến Adua Ap một nửa đại đội 6 (trang bị xe tăng mới mang từ  Bắc VN về) đã sát nhập với đại đọi 1. Và như vậy đại đội 6 không còn tồn tại. Cán bộ của đại đội 6 cũ được chuyển thành chủ chốt của đại đội 1 (bao gồm Le, đại đội phó Co XO và Hà - sỹ quan chính trị). Các bộ phận của Tiểu đoàn 397 tham gia tấn công căn cứ Phượng Hoàng tháng 4/1972 bao gồm: Đại đội 1, 2, 3, 5, đại đội cao xạ, trung đội công binh, trung đội thông tin, 1 xe tải.

d).   Tóm lại Tiểu đoàn 397 được hợp thành bởi các đơn vị tăng cường từ trung đoàn 202, 203. Đại đội 15 và 6 không còn tồn tại phiên hiệu.

2.   Cán bộ Tiểu đoàn

a).   Tiểu đoàn trưởng Tư (nguyên là Tiểu đoàn phó hậu cần)
b).   Sỹ quan chính trị - CHính trị viên?: Xuyên
c).   Trợ lý chính trị: Nho
d).   Tiểu đoàn phó: Việt

D.   Tổ chức của Đại đội 1, Tiểu đoàn 397

1.   Xe tăng và quân số khi ở tại Bắc Việt Nam (4/1972)


Trung đội 1 và 2 biên chế 57 người tại thời điểm bắt đầu hành trình vào chiến trường, bao gồm 43 người biên chế trong 8 xe tăng, chia ra như sau:

a).   Xe tăng chỉ huy số 340: Hà, chính trị viên và 6 thành viên kíp xe

b).   Xe tăng của Trung đội 1


*   Tăng số 334: Lái xe: Lê và 7 thành viên kíp xe.
*   Tăng số 363: Lái xe là May và 5 thành viên
*   Tăng số 364: Lai lái xe và 5 thành viên
*   Tăng số 365: Tuấn lái xe và 6 thành viên

c).   Trung đội 2

*   Tăng số 383: Đức lái xe và 4 thành viên
*   Tăng số 384: Lưu lái xe và 5 thành viên
*   Tăng số 385: Thanh lái xe và 5 thành viên

d).   Xe thông tin 15W: 8 thành viên (được gửi đến đại đội 1)

e).   Các xe khác: (Chức năng các xe này không được rõ nhưng có thể là xe chở diezen và dầu nhờn)

2.   Xe (của đại đội 6) và nhân sự khi ở Lào (1971)

Khi đại đội 6 vẫn còn phiên hiệu, có các xe sau:

*   Tăng số 441: Le, Đại đội trưởng địa đội 6
*   Tăng số 153: May (người về miền Bắc đẻ nhận xe tăng số 363)
*   Tăng số 421: Hà, chính trị viên đại đội 6
*   Tăng số 131: Lai
*   Tăng số 239: Đức
*   Tăng số 238: Lưu
*   Tăng số 59: Không rõ
*   Ghi chú: Các xe tăng này đã được chuyển giao cho đại đội 20. Số tăng hiện tại là toàn T54 và T59, được đánh số bắt đầu bằng số 3

3.   Cán bộ

a).   Đại đội trưởng: LT? Nguyễn Văn Lê
b).   Đại đội phó thứ nhất: LT Bùi Xuân Võ
c).   Đại đội phó thứ 2: LT Không Kim Đô
d).   CHính trị viên: ASP Trần Xuân Hà
e).   Trợ lý chính trị: ASP Trần Phái
f).   Hậu cần: Sr SGt Nguyễn Văn Đài (Nhiên liệu)
g).   Sỹ quan quan mô tơ (máy?): Sgt Nguyễn Văn Bảo
h).   Y tế: Sr Sgt Lê Tiên Sinh
Bảng danh sách 44 thành viên với lý lịch hòan chỉnh xem phụ lục 2.

E.   Các hoạt động của Trung đoàn 203

1.   Năm 1971


a).   Theo tài liệu này, trung đoàn 203 tham dự chiến dịch Hạ Lào đầu năm 1971. Tháng 4/1971 (Sau chiến dịch Hạ Lào), trung đòan được lệnh trở về huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình, nhưng Tiểu đòan 397 vẫn ở tại hạ Lào, tại Na Lai (Tây Bắc thị trấn Sepon) để tăng gia sản xuất. Bên cạnh việc sản xuất, tiểu đòan còn huấn luyện kỹ, chiến thuật. Tháng 10/1971, tiểu đòan nghiên cứu nhiệm vụ trong chiến dịch mùa khô năm 1972, mà có thể sẽ trở lại Bắc VN để hoạt động cùng với các đơn vị quân sự khác. Tiểu đòan chuẩn bị cho nhiệm vụ mới bằng các hoạt động tăng cường và tái cơ cấu các đơn vị trực thuộc, và gửi người ra miền Bắc nhận xe tăng mới. Tiểu đoàn đã được trang bị nhiều vũ khí mới mà các thành viên chưa biết sử dụng và sửa chữa.

2.   Đầu năm 1972

a).   Đầu năm 1972, một nửa của đại đội 6, Tiểu đoàn 397 ra miền Bắc (theo tuyến đường Sepon – Cù Nam Quảng Bình) sau khi chuyển giao xe tăng kiểu cũ cho Tiểu đoàn. Chúng được Trung đoàn 203 tiếp nhận tại Cù Nam. Không thành viên nào của đơn vị được phép về thăm nhà. Thay vào đó, họ chuẩn bị cho chuyến hành quân vào miền Nam VN.

3.   Trung đoàn 203 hành quân vào miền Nam VN

Theo tài liệu thu được, Trung đoàn xâm nhập Tây Quảng Trị theo 2 tuyến riêng biệt

a).   Tuyến từ Na Lai (Hạ Lào) đến Quảng Trị

*   Đặc điểm của tuyến đường

Sau khi nhận được xe tăng từ đại đội 6, đại đội 3 nghiên cứu tình trạng tuyến đường xâm nhập. Đại đội có thể xâm nhập tỉnh Quảng Trị bằng tuyến đường dài khoảng 80 km dọc đường 9 tới đường 16A. Đường 9 rộng khoảng 8 -1 01m. Đường 16A là đường mòn và 1 số đoạn đã được dọn sạch cây cối. Tuyến đường này có 1 số ngầm. Ngầm Ja Khong là ngầm lớn và có nhiều nước. Trên phần Bản Đông của đường 16A, có 1 số điểm giao cắt và hố bom thường khiến các đơn vị lạc đường. Máy bay trinh sát thường xuyên hoạt động trên tuyến và ban đêm máy bay C130 sử dụng thiết bị hồng ngoại để trinh sát; khi phát hiện lực lượng Bắc Việt, sẽ gọi F4 đến oanh tạc.

*   Tuyến đường di chuyển của trung đoàn 203

Theo mệnh lệnh từ Trung đoàn, Tiểu đoàn 397 khởi hành vào ngày 10/1/1972. Đại đội 3 được tăng cường 1 máy thông tin 15W, 4 cán bộ trung đội, 2 cán bộ tiểu đoàn và 2 trợ lý. Khởi hành từ Na Lai đến Sepon qua Bản Đông và theo tuyến 16A tiến đến Km 96 và dừng lại để chờ nhận nhiệm vụ mới.

*   Đội hình hành quân

Tất cả các đại đội di chuyển thành hàng với khoảng cách giữa 2 xe tăng từ 30 -40 m, và giữa 2 trung đội từ 100 – 150m. Tốc độ hành quân khoảng 4 -5 km/h. Hai xe tăng đi đầu được các cán bộ chỉ dẫn 1 giờ 1 lần. Các xe tăng được che chắn và ánh sáng phía đuôi cũng được che kỹ. Sau khi các xe đến đích, toàn bộ dấu vết xích nhanh chóng được xóa.

*   Xử lý tình huống

Trong quá trình di chuyển, nếu có pháo sáng, các xe phải dừng lại ở phía đường có cây che chắn để tránh bị phát hiện. Nếu đội hình xe bị ném bom, các lái xe phải tắt ánh sáng và chạy hết tốc lực đến bụi cây để ẩn nấp. Máy thông tin trên xe phải luôn giữ chế độ nhận thông tin.

Nếu xe bị đổ, không được phép di chuyển tiếp cho đến khi thợ sửa chữa đến.

*   Chuẩn bị lương thực

Mỗi xe tăng phải mang đủ lương thực dự trữ trong 2 tháng hoặc hơn. Những người bị thương nhẹ sẽ ở trong xe và tự băng bó. Các trường hợp bị thương nặng sẽ được chuyển đến trạm cứu chữa gần nhất.

*   Khu vực tập kết hợp nhất với Trung đoàn

Sau khi đến Adua, Tiểu đoàn 397 chờ các bộ phận từ Bắc VN đến để hợp nhất . Các đơn vị khởi hành từ căn cứ Na Lai khu vực tỉnh Quảng Trị, qua Na Lai, Sepon, và khu vực Bản Đông, đường 16A và Lang Sen, sau đó đến khu vực Adua Ap, chờ trung đoàn từ Bắc VN đến để hợp nhất vào ngày 4/3/1972.

b).   Các bộ phận chính của trung đoàn khởi hành từ Quảng Ninh đến Quảng Trị

*   Khởi hành từ Quảng Ninh ngày 4/2/1972, theo đường 103 từ Cam Ly đến thượng nguồn sông Bến Hải, qua Cha Ly và khu vực Ban Achoe. Sau đó theo biên giới Lào - Việt, khu vực Nương trường (Nông trường?) và Lang Sen, tiến tới Adua Ap, khu vực hợp nhất ngày 4/3/1972

4.   Thông tin chi tiết trên hành trình từ Quảng BÌnh đến Quảng TRị (Từ nhật ký của ASP Trần Xuân Hà, chính trị viên Đại đội 6, tiểu đoàn 397 Trung đoàn 203)

*   2/2/1972: Nhận lệnh khởi hành nhưng lại hoãn
*   4/2/1972: Khởi hành đi đến Adua Ap
*   10/2: Đến Đập Cẩm Ly
*   11/2: Tiếp tục di chuyển
*   27/2: Cán bộ Tiểu đoàn và đại đội nhận được nhiệm vụ từ Trung đoàn. Trợ lý chính trị (Tùng) phổ biến mệnh lệnh tác chiến.
*   28/2: Tiếp tục di chuyển và đi qua khu vực Chà Lỷ đến km số 2 đường 18.
*   29/2: Đi qua khu vực Mường Truông đến Km số 72 đường 10 và đèo với màn sương mù; “Một bên là dốc đứng của núi, bên kia là vực thẳm”.
*   1/3: Dừng lại để tiếp dầu nhờn. Cán bộ gặp gỡ và phổ biến hành trình.
*   2/3: Tiếp tục di chuyển vào ban đêm và đến “đường Pháo cụt” khu vực Lang Sen vào buổi sáng. ĐỘi hình hành quân bị không kích (1 xe tăng bị cháy tại Tây khu vực Làng Côi)
*   3/3: Tiếp tục hành quân đến cuối đường dẫn đến khu vực Mai Sóc. Sau khi xóa dấu vết xích, tiếp tục băng qua Ngã 3 Cha Ky.
*   4/3: ĐI đến điểm hợp nhất tại khu vực Adua Ap.
*   5/3: Dừng chân. CHuẩn bị che chắn và ngụy trang xe.
*   6/3: Trinh sát tuyến đường. Tiếp tục ngụy trang.
*   Từ 7 đến 9/3: Sẵn sàng chiến đấu, dỡ niêm cất súng trên xe tăng, kiểm tra động cơ xe, lau bộ lọc và kiểm tra dầu, mỡ, nước và hệ thống điện của súng. Nghiên cứu nhiệm vụ sắp tới.
*   Từ 10 – 14/3: Nghiên cứu kinh nghiệm di chuyển (Từ Bắc Vn đến Adua Ap)
*   15/3: Sửa chữa 2 ngầm dẫn đến khu vực Góc MÍt. Cắt cây thành các đoạn 1,2m và đặt trên vệt bánh xích di chuyển.
*   17/3: Tổ chức họp để phổ biến nhiệm vụ sắp tới.
*   20/3: Nghiên cứu các bài học chính trị và tuyên truyền năm 1971, chính sách thương binh tử sỹ, tù binh…
*   22/3: Đại đội 2 đào hào và xây dựng chỗ ẩn nấp
*   23/3: Chỉ huy E, D cùng gặp gỡ để thảo luận tình hình.
*   Tiểu đoàn phổ biến phiên hiệu
Trung đoàn phiên hiệu là Bắc Sơn. Tiểu đoàn 397 gọi là Vạn Tường và Đại đội gọi là H. Khu vực ẩn nấp được gọi là “Nguồn Rắn” thay cho “Làng Cọp”
*   24/3: Đặt các thanh gỗ tạo đường đi từ khu vực C1 đến khu vực Cây Mít qua khu vực C2. Đến 28/3/1972, phải đặt xong đến khu vực Bùi  Mít.
*   Từ 25 đến 27/3: Tiếp tục đặt các cây gỗ tại đường đi và che chắn khu vực giấu quân. Triển khai hệ thống bếp Hoàng Cầm, ôn luyện các bài kỹ - chiến thuật, nhận lực lượng tăng cường  [Hết nhật ký]

b).   Hành trình từ Tây Khe Sanh đến khu vực Quảng Trị

*   6/3: Tiếp tục di chuyển từ Km 86 đường 16A, trạm chắn 07 đến khu vực Làng Cọp qua đường mòn từ làng Adua đến Mai SÓc
*   8/3: Cho người đến khu vực Nguồn Rào để nhận C5 (của Tiểu đoàn 512)
*   9/3: Cử người liên lạc với khu vực Làng Hồ và Làng Suất
*   14/3: 1 trung đội của đại đội 1 , tiểu đòan 397 đến ngầm trên khu vực Gốc Mít
*   Có 4 xe tăng trục trặc: Xe số 334 bị thủng thùng dầu, xe số 385 bị trục trặc súng 12,7mm; Lò xo súng 12,7mm xe tăng số 340 bị hỏng; Tháp pháo xe 383 bị hỏng không quay được.
*   Sáng 15/3: Kiểm tra dầu mỡ. Báo cáo thiếu 5.500 lít dầu.
*   16/3: Dừng chân và phổ biến kinh nghiệm trong quá trình di chuyển.
*   17/3: Họp liên tịch Hội đồng quân nhân
*   18/3: Nghiên cứu nhiệm vụ sắp tới (Cán bộ chỉ được phổ biến 1 phần nhiệm vụ)
*   [Sổ ghi chép của Xuan Hà kết thúc tại ngày 6/4/1972?]

 

5.   Nghiên cứu kế hoạch tác chiến khi vào chiến trường của Trung đoàn 203

a).   Mục tiêu
*   Trung đoàn đã tấn công Kim Yến, Ái Tử, căn cứ 241, Đầu Mầu và Phượng Hoàng

b).   Lực lượng
*   Một trung đoàn của Sư đoàn 304B “đến từ phía Tây”(là trung doàn 24 sư đoàn 304B) tham gia với Tiẻu đoàn 397
*   Tiểu đoàn 512: Không xác định được

c).   Kế hoạch hành quân
*   Đại đội 1 (của D397) sẽ tấn công Kim Vân, và chiếm giữ cầu Quảng Trị sau đó tấn công căn cứ Ái Tử
*   Lực lượng tấn công căn cứ Phượng Hoàng: Đại đội 1, được 1 trung đội cao xạ hỗ trợ đã tấn công căn cứ Phượng Hoàng. Sau khi phá hủy căn cứ này, các đơn vị này sẽ chuyển sang tấn công căn cứ Ái Tử
*   Lực lượng tấn công căn cứ Ái Tử: Đại đội 2 đã tấn công căn cứ Ái Tử và sau đó rút về khu vực Nại Cửu để phòng ngự.

6.   Chỉ dẫn chiến đấu

a).   Mã Morse và pháo hiệu: Bảng

b).   Tín hiệu cho xe tăng

Tín hiệu phải được đặt trên xe suốt cả ngày và đêm. Ban ngày kéo cờ đỏ trên tháp pháo. Ban đêm dùng các dải tín hiệu trắng quanh tháp hoặc 2 bên tháp pháo hoặc tại chỗ dễ nhìn.

c).   Phối hợp giữa bộ binh và xe tăng: Phụ lục 4

d).   Phối hợp với bảo đảm an ninh


Giải mã chính xác các tài liệu mã hóa. Điện thoại, điện tín và điện đài phải được vận hành đúng quy định.
Tránh việc mất mát, thất lạc tài liệu mật...

e).   Dự trữ lương thực khi chiến đấu
*   Gạo 21kg/ tháng
*   Thịt muối: Cấp phát đầy đủ
*   Lương khô: Cấp phát đầy đủ (4 hộp cho mỗi xe)
*   Đường và sữa đặc: Cấp phát đầy đủ
*   Quân phục: Mỗi thành viên phải mang 2 bộ quần áo cotton dày.
*   Quân y: Cấp phát đầy đủ

F.   Nội dung bài giảng quân chính do E203 thực hiện

1.   Nghiên cứu chặng đường tiến quân từ Khe Sanh đến Quảng Trị


a).   Đặc điểm địa hình khu vực hành quân...

b).   Thuận lợi và khó khăn...


2.   Chuẩn bị hành quân

3.   Nghiên cứu kế hoạch chiến đấu trong quá trình di chuyển

a).   Chống quân SG đổ bộ đường không: Sử dụng súng máy 12,7mm, súng bộ binh tấn công ngay khi trực thăng hạ cánh, sử dụng xe tăng yểm trợ nếu quân SG có số lượng lớn.

b).   Chuẩn bị chiến đấu

4.   Nghiên cứu nhiệm vụ của E203 trong giai đoạn tổng tấn công 1972

Các bài huấn luyện “không giống các năm trước, năm nay trung đoàn sẽ tiến hành tấn công phói hợp với các đơn vị chủ lực khác”. Nhiệm vụ chính là dẫn đàu lực lượng bộ binh tiêu diệt hạ tầng chiến tranh của SG và phá vỡ hệ thống phòng thủ tại mặt trận B5 và làm đảo lộn các tuyến phòng ngự khác của SG. Đặc điểm của chiến dịch tấn công là phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác nên việc tấn công phải tiến hành cả ngày và đêm trên cả khu vực núi và vùng trũng.

5.   Nghiên cứu nhiệm vụ của Đại đội 1, Tiểu đoàn 397 trong chiến dịch “phối hợp tấn công”

Đại đội 1 là lực lượng thọc sâu của bộ phận thiết giáp sẽ được mở trong chiến dịch tổng tấn công năm 1972 để phá vỡ phòng tuyến thứ nhất của SG trong khu vực biên giới. Tài liệu đọc: “Đại đội 1 ra sức hỗ trợ và được tin tưởng của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp, Trung ương Đảng, Đảng ủy Bộ tư lệnh tăng thiết giáp”...

6.   Nghiên cứu các tài liệu tuyên truyền năm 1971 của E203

7.   Nghiên cứu của Tiểu đoàn 397 trong cuộc tấn công căn cứ pháo binh tại Làng Bản Tín (Lào) do Sư đoàn 312 tiến hành dưới sự hỗ trợ của các đơn vị trợ chíen ngày 19/12/1971


a).   Đặc điểm địa hình…

b).   Lực lượng đóng tại Bản Tín…

c).   Lực lượng QĐ ND VN tham gia tấn công

*   Các đơn vị của Trung đoàn 141 và 1 đại đội thiết giáp, 1 đại đội cối, 1 đại đội 12,7mm, 1 đại đội cao xạ, 1 đại đội rocket, 1 đại đội pháo 130mm
*   Các bộ phận của Trung đoàn 209, 165 và Tiểu đoàn 605.
*   Đại đội 18 thiết giáp (Xe tăng PT76)

d).   Kế hoạch tấn công

*   Trung đoàn 141 141 và lực lượng tăng cường có xe tăng trên hướng chính tấn công Tiểu đoàn 603 hoàng gia Thái Lan.
*   Tiểu đòan bộ binh 27, được tăng cừơng 1 tiểu đoàn bộ binh và 3 xe tăng tham gia tấn công đợt 2.
*   Tiểu đoàn 3 bộ binh, tăng cường 1 đại đội, có nhiệm vụ bao vây
*   Đại đội 18 thiết giáp có trách nhiệm tấn công Phú Tuân. Bố trí đội hình như sau:
Trung đội 1: 2 xe tăng PT76 và 1 xe T34
Trung đội 2: 4  xe tăng T34và tiểu đoàn bộ binh 2
Trung đội 3: Dự bị 2 xe tăng T34
Trung đội 4: 3 tăng T34, 1 tăng PT76 và bộ binh có nhiệm vụ tấn công mỏm 1, mỏm 5.
Máy ủi sẽ đi giữa đội hình và lực lượng công binh sẽ đi giữa dẫn đường.

e).   Tài liệu đã cho thấy đại đội có kế hoạch tấn công vào 5/12/1971 nhưng sau đó có lệnh hõan đến 19/12/1971.

Lúc 8h00 ngày 19/12/1971, xe tăng di chuyển đến Bắc Na Na. Sau khi có lệnh tấn công, chỉ có 4 xe tăng tham gia. 1 giờ sau, toàn bộ xe tăng đã đến. Tất cả xe tăng đều bật đèn trước và chạy hết tốc lực tiến vào mục tiêu.

Lúc 22h30, bộ binh và xe tăng bắt đầu tấn công. Xe tăng số 451 và 2 PT76 của trung đội 1, dẫn đầu tiến công mục tiêu.

Lúc 22h40, trung đội 3, gồm 2 tăng T34 (1 mang số 424) phối hợp với tiểu đòan 27, tấn công làng Ban Quay.

8.   Học tập Kế hoạch tấn công tiểu đoàn 21 lực lượng đặc biệt Vàng Peo và Tiểu đoàn 608 pháo binh Thái Lan tại đồi Nam Phu Keng

a).   Địa hình...

b).   Lực lượng Hoàng gia Lào tại Phu Keng...

c).   Phối hợp và nhiệm vụ của các đơn vị QDND VN


*   Trung đoàn 335 là lực lượng chính
*   Trung đoàn 174, được tăng cường 1 đại đội cối, tiêu diệt tiểu đoàn 21 đặc biệt Mẹo
*   Đại đội 9 thiết giáp của tiểu đoàn 3 và Đại đội 18 thiết giáp sử dụng 8 tăng K2 (Có thể là PT76) và 3 xe K63 (máy ủi) hỗ trợ bộ binh tấn công Na Hinh và Phay Khanh.

G.   Các thông tin khác

1.   Thiệt hại của Đại đội 1 tại Làng Coi (Gần Làng Sen)


Lúc 5h00 ngày 2/3/1972, đại đội trúng B52, gây ra hư hại cho 3 xe tăng:
*   Xe tăng số 383, lái xe Đức, trúng vào pháo, không quay được
*   Xe số 385, lái xe Thanh, bị cháy, Thanh bị bỏng toàn thân
*   Xe số 334, lái xe Lưu, bị thủng thùng dầu.

H.   Nhận xét của SG

*   E203 không tham gia hoạt động trên chiến trường giới tuyến trong những ngày đầu của chiến dịch (30/3 – 6/4) Trận chiến đấu đầu tiên của E203 diễn ra ngày 9/4/1972 tại căn cứ Phượng Hoàng, nơi thu được tài liệu. Nó chúng minh tăng số 340 và 2 xe T54 khác đã bị bắt và triển lãm cho dân chúng xem là của Đại đội thiết giáp 1, Tiểu đoàn 397, bao gồm xe do Phùng Văn Thanh lái.


 

[5.671] Tổng hợp sơ lược thông tin về trận bộ đội thuộc Sư đoàn 320A - Mặt trận B3 Tây Nguyên tấn công tại khu vực ngã ba Trung Tín, đường ngang - bắc thành phố Kontum ngày 14/5/1972

2024091069094.7

Tổng hợp sơ lược thông tin về trận chiến Sư đoàn 320A (tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 và tiểu đoàn 7 Trung đoàn 64) - Mặt trận B3 Tây Nguyên tấn công tại khu vực ngã ba Trung Tín và đường ngang - bắc thành phố Kontum ngày 14/5/1972


1. Thông tin phía Việt Nam về hoạt động chiến đấu của Trung đoàn 48 và 64 tại khu vực ngã ba Trung Tín bắc tp Kontum 5/1972

- Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 cùng Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 64 được giao nhiệm vụ tấn công quân Sài Gòn tại ngã ba Trung Tín – đường ngang [bắc tp Kontum] ngày 14/5/1972.

- Có 4 xe tăng T54 của Đại đội 2 tiểu đoàn 297 tăng thiết giáp yểm trợ cho bộ binh thuộc sư đoàn 320 tấn công khu vực ngã ba Trung Tín ngày 14/5/1972.

2. Thông tin của quân đội Mỹ

- Trung đoàn 44 được tăng cường Liên đoàn 22 biệt động quân gồm các tiểu đoàn 11, 22, 72.

- Các đơn vị quân SG bố trí như sau: 2 tiểu đoàn (thiếu) được bố trí: 2 tiểu đoàn 1 và 2 tại đường ngang và ngã ba Trung Tín. 2 đại đội của tiểu đoàn 3 tại tiền đồn ở bắc ngã ba Trung Tín. Phần còn lại của tiểu đoàn 3 và Sở chỉ huy trung đoàn 44 ở phía sau một chút [có thể chính là ở xưởng cưa].

- Lúc 04h30 ngày 14/5/1972, bộ phận Trung đoàn 44 SG bị bắn hỏa lực, sau đó lúc 05h30 bị khoảng 2 tiểu đoàn bộ binh có xe tăng yểm trợ tấn công. Trực thăng gắn TOW (Tên lửa chống tăng có điều khiển) phá hủy 2 xe tăng. Tám xe tăng bị phá hủy bởi súng chống tăng của bộ binh SG. 

- Bộ phận tiểu đoàn 2 trung đoàn 53 SG cũng giao chiến khoảng 2 đại đội bộ đội Việt Nam trong cùng khu vực tổng quát. Giao chiến kết thúc lúc 09h00 ngày 14/5/1972. 

- Tổng cộng có 173 bộ đội VN hy sinh, bắt 3 thu 34 súng cá nhân 9 súng cộng đồng. Có 5 lính SG chết 14 lính SG bị thương. 

3. Thông tin về các đơn vị bộ đội VN do quân Mỹ thu thập được sau trận đánh ngày 14/5/1972

a. Thông tin liên quan đến đại đội 2 tiểu đoàn 1 tăng thiết giáp Mặt trận B3

- Xe tăng số hiệu 341 và 321 yểm trợ cho tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48, xe tăng số hiệu 362 và 342 yểm trợ cho tiểu đoàn 7 trung đoàn 64 tấn công các mục tiêu ngày 14/5/1972. Cả 4 xe tăng đều bị phá hủy trong trận đánh. 

- Quân SG thu giữ Cuốn sổ ghi chép của liệt sỹ Kiều Ngọc Cách – Chính trị viên phó đại đội 2, có danh sách cán bộ chiến sỹ và một số giấy tờ khác.

b. Dấu vết thông tin về Đại đội 9 tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 Sư đoàn 320 ngày 14/5/1972.

c. Dấu vết thông tin về Đại đội 4 tiểu đoàn 7 trung đoàn 64 sư đoàn 320 ngày 15/5/1972.

4. Website Chính sách quân đội có thông tin về 1 số liệt sỹ thuộc tiểu đoàn 3 trung đoàn 48 và tiểu đoàn 7 trung đoàn 64 – Sư đoàn 320 hy sinh ngày 14/5/1972 có ghi nơi hy sinh là đường ngang/ bắc Kontum.

5. Khu vực ngã ba Trung Tín, đường ngang - bắc tp Kontum nay thuộc phường Ngô Mây và phường Duy Tân - tp Kontum.

Bài liên quan:
[4.117] Giấy tờ của xe tăng số 321 - Đại đội 12 - Trung đoàn 203 Tăng thiết giáp * Danh sách cán bộ chiến sỹ Đại đội 12 trung đoàn 203 Tăng thiết giáp

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2024

[5.670] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (212): Giấy tờ của liệt sỹ Nguyễn Tất Hòa, đơn vị tiểu đoàn 2 Trung đoàn 4 Đồng Nai, quê Văn Giang - Ninh Giang - Hải Dương

2024090835937

1. Ngày 17/9/1970 quân Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam một số giấy tờ mang tên đc Nguyễn Tất Hòa, đơn vị tiểu đoàn 2 Trung đoàn 4 Đồng Nai, gồm:

- Giấy giới thiệu cảm tình Đảng đề 8/8/1968 mang tên đc Nguyễn Tất Hòa.

- Quyết định đề ngày 20/4/1970 do đc Quách Văn Cung, thủ trưởng đơn vị K2 Đoàn Đồng Nai ký, đề bạt đc NGuyễn Tất Hòa y tá lên chức vụ tiểu đội phó.

- Giấy chứng nhận của Quân y quận Tân Uyên đề 6/8/1970, xác nhận đc Nguyễn Tất Hòa sinh năm 1950, quê Văn Giang - Ninh GIang - Hải Dương, đã học chương trình y tá.

2. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ LIỆT SĨ, MỘ LIỆT SĨ VÀ NGHĨA TRANG LIỆT SĨ tại NTLS Văn Giang - Ninh Giang - Hải Dương có thông tin về liệt sỹ Nguyễn Tất Hòa sinh năm 1950, hy sinh năm 1970.

3. Ảnh chụp Giấy chứng nhận quân y của liệt sỹ Nguyễn Tất Hòa (lưu tại Đại học công nghệ Texas)



Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2024

[3.337] Các giấy tờ của bộ đội thuộc Trung đoàn 174 Sư đoàn 1 bị thu giữ tại khu vực núi NGok Bay - Kontum ngày 14 và 15/3/1968

2024090633934

1.  Ngày 14/3/1968, tại khu vực tây núi Ngok Bay, quân Mỹ giao chiến với khoảng 1 đại đội bộ đội Việt Nam. Theo thông tin quân đội Mỹ, trận chiến có 5 bộ đội VN hy sinh.

2. Gần khu vực giao chiến, quân Mỹ thu giữ một số giấy tờ của bộ đội VN thuộc Trung đoàn 174, gồm:

- Sơ yếu lý lịch đc Trần Lượng, thiếu úy - Trung đội trưởng, sinh năm 1943, nhập ngũ 1962, nơi sinh Đức Minh - Thanh Bình - Cẩm Giàng - Hải Dương, trú quán Xóm 12 xã Đông Sơn - Đông Quan - Thái Bình.

- Sổ ghi chép của đc Bùi Văn Nhân [Nhăn?].

- Các Giấy chứng minh mang tên đc: Nguyễn Quốc Ân, Nguyễn Xuân Mỹ.

- Sơ yếu lý lịch đc NGuyễn Xuân Tụng đơn vị C6/d8/E174 sinh 2/7/1942 quê THụy PHúc - Thụy Anh - Thái Bình, nhập ngũ 1964.

- Sơ yếu lý lịch đc Bùi Văn Xanh, chiến sỹ C5/d2/E174, sinh 1949 quê Ngổ Luông - Tân Lạc - Hòa Bình, nhập ngũ 1965.

3. Ảnh chụp một phần Sơ yếu lý lịch đc Trần Lượng (lưu tại Đại học công nghệ Texas)



Thứ Ba, 3 tháng 9, 2024

[5.669] Bằng khen của liệt sỹ Phan Thanh Tùng, đơn vị đại đội 3 tiểu đoàn 15, quê Tiên Thái - Duy Tiên - Nam Hà [Nay là Hoàng Đông - Duy Tiên - Hà Nam] * Danh sách 3 liệt sỹ đại đội 7 công binh Kontum hy sinh 18/4/1969

2024090330930

1. Ngày 18/4/1969, trên đường QL14, quân Mỹ thu giữ một Bằng khen ký ngày 15/6/1968 mang tên đc Phan Thanh Tùng, đơn vị đại đội 3 tiểu đoàn 15, quê Tiên Thái - Duy Tiên - Nam Hà, theo quyết định của F325C.

Trong Web Chính sách quân đội có thông tin về liệt sỹ Phạm Thanh Tùng, Hy sinh: 18/04/1969, Đơn vị: C7 Công Binh, Quê quán: Tiến Thắng, Duy Tiên, Nam Hà, Nơi hy sinh: Đường 14 Kon Tum. ĐỐi chiếu thì chắc chắn đây là giấy tờ theo thông tin web Chính sách quân đội của liệt sỹ Phạm Thanh Tùng.

2. Web CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ LIỆT SĨ, MỘ LIỆT SĨ VÀ NGHĨA TRANG LIỆT SĨ tại NTLS xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, Hà Nam có thông tin về liệt sỹ Phan Thanh Tùng, hy sinh 4/1969. Như vậy khớp với giấy tờ bị quân Mỹ thu giữ.


3. Web Chính sách quân đội có thông tin về 3 liệt sỹ thuộc Đại đội 7 công binh hy sinh ngày 18/4/1969 đều tại QL14

(1) * LS Nguyễn Văn Cán * Hy sinh: 18/04/1969 * Đơn vị: C7 Công binh Kon Tum * Quê quán: Quỳnh Hoan, Quỳnh Lưu, Nghệ An * Nơi hy sinh: Đường 14 Kon Tum * Nơi an táng ban đầu: Chân đông đường 14 cách 1km

(2) * LS Phạm Thanh Tùng * Hy sinh: 18/04/1969 * Đơn vị: C7 Công Binh * Quê quán: Tiến Thắng, Duy Tiên, Nam Hà * Nơi hy sinh: Đường 14 Kon Tum * Nơi an táng ban đầu: Đường 14 Kon Tum

(3) * LS Trần Đình Khai * Hy sinh: 18/04/1969 * Đơn vị: C7 Công binh * Quê quán: xóm 12, Hồi Minh, Kim Sơn, Ninh Bình * Nơi hy sinh: Đường 14, Kon Tum * Nơi an táng ban đầu: Mất xác

4. Ảnh chụp Bằng khen của liệt sỹ Phan Thanh Tùng (lưu tại Đại học công nghệ Texas)



[3.336] Thư của đc Mạnh Lâm, đơn vị Đại đội 35 tiểu đoàn 4 đặc công - Phòng Đặc công cơ giới MIền, gửi về cho cha là Lê Văn Thạch tại thôn Đại Cù xã Hanh Cù huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ

2024090330929

1. Tháng 11 năm 1969, quân Mỹ thu giữ một số giấy tờ của bộ đội thuộc Phòng J16 đặc công cơ giới Miền. 

Một trong số đó có 1 bức thư đề ngày 10/8/1969, người viết là đc Mạnh Lâm đơn vị số hòm thu 86200 IK J16 D4 C35 Đoàn 429, gửi về cho cha là Lê Văn Thạch, xóm Đại Cù xã Hanh Cù - Thanh Ba - Vĩnh Phú.

2. Web CHính sách quân đội không có thông tin về liệt sỹ như trong giấy tờ bị quân Mỹ thu giữ.

3. Ảnh chụp một phần bức thư (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Thứ Ba, 27 tháng 8, 2024

[4.118] Danh sách 76 Đoàn viên thuộc Chi đoàn Bệnh viện K76A - Đoàn 84 hậu cần Miền, tháng 6/1968, trong đó có 17 đc quê miền Bắc Việt Nam

2024082753951

1. Tại tỉnh Bà Rịa, quân Úc thu giữ rất nhiều giấy tờ của Đoàn 84 hậu cần Miền.

Một trong số đó có Danh sách 76 Đoàn viên thuộc Chi đoàn Bệnh viện K76A - Đoàn 84 hậu cần Miền, tháng 6/1968, trong đó có 17 đc quê miền Bắc Việt Nam.

17 đc quê miền Bắc Việt nam gồm:


(1)6 - Đc Trần Văn Dũng? - 1946 - Tiên Hải - Mỹ Tiên - Nam Hà [Tiên Hải - Phủ Lý - Nam Hà?]
(2)32 - Đc Nguyễn Văn Bân? - 1945 - Nhân Nghĩa - Lý Nhân - Nam Hà
(3)69 - Đc Nguyễn KHánh Viên? - 1944 - Văn Võ - Chuyên Mỹ - Hà Tây [Văn Võ - Chương Mỹ - Hà Nội]
(4)15 - Đc Bùi Xuân Cơ/NGọc Cơ - 1937 - Trường Chinh - Phủ Cừ - Hưng Yên
(5)50 - Đc Phạm Văn Điền - 1947 - Nguyên Hòa? - Phủ Cừ - Hưng Yên
(6)54 - Đc Trần Văn Lanh - 1948 - Minh Tiến - Phủ Cừ - Hưng Yên
(7)34 - Đc Nguyễn Văn Thủy? - 1948 - Hải PHúc - Hải Hậu - Nam Hà [Nam Định]
(8)13 - Đc Vương Văn Phòng - 1948 - Yên Nhân - Ý Yên - Nam Hà [Nam Định]
(9)49 - Đc Trương Đức Thanh? - 1946 - Nghĩa Minh - Nghĩa Hưng - Nam Định
(10)52 - Đc Đặng Ngọc Hảo - 1948 - Hải Lâm? - Hải Hậu - Nam Hà
(11)48 - Đc Lê Văn Dỏng? - 1944 - Quỳnh Vinh - Quỳnh Lưu - Nghệ An?
(12)23 - Đc Vũ Văn Vượt - 1950 - Phạm Lễ - Hưng Nhân [Hưng Hà] - Thái Bình
(13)30 - Đc Trần Văn Nông? - 1940 - Tam Điệp? - Duyên Hà [Hưng Hà] - Thái Bình
(14)35 - Đc Đỗ Sỹ Bảo - 1950 - Thái Minh? - Thái Ninh - Thái Bình
(15)39 - Đc Phạm Đức Thắng - 1948 - Phú Châu - Liên Hưng - Thái Bình [Phú Châu - Đông Hưng - Thái Bình?]
(16)51 - Đc Đặng Hữu Bốn - 1949 - Đông ?? - Đông Quan - Thái Bình
(17)53 - Đc Đặng Minh Dân? - 1949 - Dương Xá - Xương Nhơn? - Thái Bình [Dương Xá - Tiến Đức - Hưng Hà???]



2. Ảnh chụp trang đầu của Bản danh sách (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2024

[3.335] Sơ yếu lý lịch đc Lê Đình Mai tức Lê Thanh Tư, y tá Bệnh viện K76A, quê Thái Khang - Thiệu Hòa - Thiệu Hóa - Thanh Hóa

2024082551948

1.  Tháng 12 năm 1969 tại tỉnh Bà Rịa, quân Úc có thu giữ một số giấy tờ của Bệnh viện K76A. 

Một trong số đó có Sơ yếu lý lịch mang tên đc lê Đình Mai tức Lê Thanh Tư, sinh năm 1948, tiểu đội phó - y tá Bệnh viện K76A, quê Thái Khang - Thiệu Hòa - Thiệu Hóa - Thanh Hóa.

Đ/c Mai đi B ngày 18/3/1968 theo Đoàn chi viện 2005, nhập ngũ ngày 14/12/1967.


2. Ảnh chụp 1 phần Sơ yếu lý lịch (Lưu tại đại học kỹ thuật Texas)



Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2024

[5.668] Thông tin của phía Mỹ về phát hiện 3 khu vực có mộ 43 liệt sỹ tại khu vực bắc Phan Rí Cửa (nay thuộc địa phận huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận) hơn 10km

2024082381105

1. Trong các năm 1969 - 1970 - 1971, theo thông tin của phía Mỹ thì có phát hiện 3 khu vực có mộ tổng cộng 43 liệt sỹ tại khu vực bắc Phan Rí Cửa (nay thuộc địa phận huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận) hơn 10km.

2. Thông tin này được chuyển tới cơ quan chính sách.

3. Khu vực tổng quát trên bản đồ quân sự Mỹ.



Thứ Năm, 22 tháng 8, 2024

[5.667] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (211): Giấy khen của đc Phạm Văn Thuấn, đơn vị đại đội 2 tiểu đoàn 445 bộ đội địa phương Bà Rịa, quê Phương Công - Kiến Xương [Tiền Hải?] - Thái Bình

2024082248944

1. Sáng sớm ngày 31/12/1970, tại vùng Xuyên Mộc - tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, quân Úc phục kích đoàn gồm 21 bộ đội Việt Nam di chuyển từ hướng Tây sang Đông. 

- Kết quả có 21 bộ đội Việt Nam hy sinh, quân Úc thu giữ 2 súng máy RPD 8 súng AK47 2 súng B40 và 12 đạn 5 súng ngắn 1 máy thông tin PRC25 (đặt ở tần số 46.15) 5 đạn cối 60mm, lương thực cá nhân cho 2 tuần.

- Theo thông tin của Cựu chiến binh Úc thì có mộ tập thể chôn cất các liệt sỹ hy sinh trong trận đánh này.

2. Sau trận phục kích, quân Úc thu giữ nhiều giấy tờ của bộ đội Việt Nam. 

Một trong số đó có:

- Quyết định đề bạt đc Phạm Văn Thuấn lên cấp Tiểu đội trưởng đại đội 2 tiểu đoàn 445.

- Giấy chứng nhận đc Phạm Văn Thuấn tiểu đội trưởng được tặng danh hiệu Quyết Thắng cấp ba.

- Giấy chứng nhận cấp Giấy khen mang tên đc Phạm Văn Thuấn đơn vị Đại đội 2 quê Thái Bình.

- Giấy chứng nhận đc Phạm Văn Thuấn đơn vị đại đội 2 được khen thưởng. Đc Thuấn quê Phương Công - Kiến Xương [Tiền Hải?] - Thái Bình

3. Web CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ LIỆT SĨ, MỘ LIỆT SĨ VÀ NGHĨA TRANG LIỆT SĨ không có thông tin về liệt sỹ Phạm Văn Thuấn như thông tin trong giấy tờ bị thu giữ

4. Ảnh chụp một Giấy khen (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas) của đc Phạm Văn Thuấn



Thứ Tư, 21 tháng 8, 2024

[5.666] Biên bản về việc liệt sỹ NGuyễn Bá Sách đơn vị Bệnh viện K76A, quê Quang Phục - Tứ Kỳ - Hải Dương, hy sinh đêm 12/1/1970

2024082147942

1.  Tháng 4/1970, quân Úc có thu giữ nhiều giấy tờ của Bệnh viện K76A Quân khu 7. Một trong số đó có nhiều giấy tờ của liệt sỹ Nguyễn Bá Sách, gồm:

- Giấy chứng nhận khen thưởng mang tên đc Nguyễn Bá Sách đề 25/9/1969, đơn vị K76A, quê Quang Phục - Tứ Kỳ - Hải Dương.

- Quyết định đề bạt cấp tiểu đội bậc phó đc Nguyễn Bá Sách đơn vị 76A, do thủ trưởng phòng hậu cần QK7 ký.

- Biên bản về việc liệt sỹ NGuyễn Bá Sách, vào viện 12/1/1970 và hy sinh hồi 11 giờ đêm 12/1/1970. Kỷ vật để lại có 1 ví, 1 giấy đề bạt, 1 giấy dũng sỹ cấp III, 1 giấy khen.

2. Ảnh chụp Giấy khen và Biên bản (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2024

[5.665] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (210): Sổ ghi chép của đc Lại Văn Dưỡng, đơn vị Đại đội 1 tiểu đoàn 804 Trung đoàn 5 QK Trị Thiên, quê Văn Tiến - Trấn Yên - Yên Bái

2024081743937

1.  Tháng 4 năm 1969, quân Mỹ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam một cuốn sổ ghi chép từ ngày 16/12/1968 đến 21/3/1969 của đc Lại Văn Dưỡng, đơn vị Đại đội 1 tiểu đoàn 804 Trung đoàn 5 QK Trị Thiên, quê Văn Tiến - Trấn Yên - Yên Bái.

Nội dung ghi chép cho thấy đc Dưỡng thuộc ĐOàn chi viện 4033, xuất phát vào nam ngày 16/12/1968, đến Quảng Trị 18/1/1969, đến Thừa Thiên 30/1/1969.

Ngày 27/2/1969 đc Dưỡng cùng 22 thành viên ĐOàn 4033 biên chế về Đại đội 1 tiểu đoàn 804.

Ghi chép ngày 21/3/1969 cho thấy đơn vị chuẩn bị cho trận phục kích tại xã Hải Thủy.

2. Web CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ LIỆT SĨ, MỘ LIỆT SĨ VÀ NGHĨA TRANG LIỆT SĨ không có thông tin về liệt sỹ Lại Văn Dưỡng như trong Sổ ghi chép bị thu giữ.

3. Ảnh chụp 1 trang cuốn sổ (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2024

[5.664] Danh sách bị thương, hy sinh trong đợt chiến đấu ở Lộc Ninh (từ trung đội phó trở lên) từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/1967 của Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 273 Sư đoàn 9

2024081642935


1. Năm 1968, quân Mỹ có thu giữ một số giấy tờ của Trung đoàn 273 Sư đoàn 9. 

Một trong số đó có Danh sách bị thương, hy sinh trong đợt chiến đấu ở Lộc Ninh (từ trung đội phó trở lên) từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/1967 của Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 273 Sư đoàn 9.

Trong danh sách có tên, không có quê quán của 20 đc bị thương, và 6 đc hy sinh. Danh sách lập ngày 6/11/1967 có chữ ký đc Trần Hoàng Mãnh là Cán bộ Chính trị tiểu đoàn và Hoàng Vân, Đảng ủy tiểu đoàn ký.

2. Ảnh chụp Bản danh sách (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2024

[5.663] Giấy báo công và Giấy khen của liệt sỹ Trần Đình Tòng, đơn vị Đại đội 1 tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48 sư đoàn 320 Mặt trận B3 Tây Nguyên, quê Hùng Vỹ - Đồng Văn - Yên Lạc - Vĩnh Phú

2024080935927

1. Ngày 14/5/1972, tại vùng nam thành phố Kontum, quân Sài Gòn có thu giữ nhiều giấy tờ của bộ đội thuộc Đại đội 1 tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48 sư đoàn 320 Mặt trận B3 Tây Nguyên. Các giấy tờ gồm:

- Bảng danh sách có tên 9 cán bộ chiến sỹ thuộc A2 B1 C3 d39, và trang bị vũ khí. Trong đó có tên đc Mã Văn Định.

- Đơn xin vào Đoàn mang tên đc Mã Văn Định.

- Lý lịch Đảng viên mang tên đc Trần Đình Tòng và đc ĐOàn Duy Xuyên, được kết nạp Đảng 26/12/1968.

- Quyết định kết nạp Đoàn viên các đc Phạm Văn Khánh và Phạm Văn Yên.

- Giấy báo công đề 9/10/1971 của Quân đội nhân dân Việt Nam gửi về ông ... Phường địa chỉ .. với nội dung thông báo để gia đình biết đc Trần Đình Tòng đã được đơn vị biểu dương về thành tích trong thi đua.

- Giấy khen đề 20/4/1971 của Sư đoàn 304B mang tên binh nhất Trần ĐÌnh Tòng, đại đội 3, xã Đồng Văn huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phú đã có thành tích xuất sắc trong đợt huấn luyện tiểu đội năm 1970 - 1971.

- Giấy khen của UB hành chính huyện Phú Bình tặng đc Trần Đình Tòng tiểu đội trưởng về thành tích chống bão lụt năm 1971.

2. Web Chính sách quân đội có thông tin về liệt sỹ Trần Đình Tòng hy sinh 14/5/1972 tại Kontum, với thông tin khớp với thông tin tại giấy tờ bị thu giữ. Liệt sỹ Trần Đình Tòng có ghi thông tin nơi an táng hiện nay tại Trung Nghĩa.

3. Ảnh chụp Giấy báo công và Giấy khen của liệt sỹ Trần Đình Tòng (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Thứ Năm, 8 tháng 8, 2024

[5.662] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (209): Sơ lược thông tin trận quân Úc phục kích bộ đội thuộc Tiểu đoàn 445 bộ đội địa phương Bà Rịa ngày 31/12/1970 * Giấy tờ thu giữ từ 21 liệt sỹ thuộc Tiểu đoàn 445 bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa sau trận chiến

2024080834925

1. Sáng sớm ngày 31/12/1970, tại vùng Xuyên Mộc - tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, quân Úc phục kích đoàn gồm 21 bộ đội Việt Nam di chuyển từ hướng Tây sang Đông. 

- Kết quả có 21 bộ đội Việt Nam hy sinh, quân Úc thu giữ 2 súng máy RPD 8 súng AK47 2 súng B40 và 12 đạn 5 súng ngắn 1 máy thông tin PRC25 (đặt ở tần số 46.15) 5 đạn cối 60mm, lương thực cá nhân cho 2 tuần.

- Theo thông tin của Cựu chiến binh Úc thì có mộ tập thể chôn cất các liệt sỹ hy sinh trong trận đánh này.

2. Sau trận phục kích, quân Úc thu giữ nhiều giấy tờ của bộ đội Việt Nam. 

Một trong số đó có:

- Sổ ghi chép của đc NGuyễn Minh Thái, với các thông tin chính: Nhập ngũ 4/1960 biên chế về huyện đội Xuyên Mộc, đề bạt Trung đội trưởng 6/12/1969. Tính đến năm 1970 tham gia 17 trận đánh.

- Sổ ghi chép của đc Chính trị viên Đại đội 4, không rõ họ tên, với thông tin chính: Nhập ngũ năm đề bạt Trung đội phó ngày 27/7/1966, Chính trị viên Đại đội 4 ngày 4/1/1969, trong đó có tham gia trận đánh quân Úc tại Long Tân ngày 18/8/1966. Kèm theo đó có 5 bức ảnh cá nhân, tuy nhiên không có thông tin về họ tên và quê quán.

3. Một trang cuốn sổ và các bức ảnh (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas) của đc Chính trị viên.




Thứ Tư, 7 tháng 8, 2024

[5.661] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (208): Các Giấy tờ của bộ đội thuộc Tiểu đoàn 802 Trung đoàn 4 QK Trị Thiên bị thu giữ ngày 4/2/1969

2024080733923

1.  Ngày 4/2/1969, tại vùng Phú Lộc - Thừa Thiên Huế, quân Mỹ tấn công khoảng 1 trung đội bộ đội Việt Nam. Kết quả có 11 bộ đội Việt Nam hy sinh, bị bắt 2 người, thu 9 súng, 1 súng cộng đồng và nhiều giấy tờ.

2. Sau trận đánh, quân Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội VN một số giấy tờ cho thấy bộ phận hậu cần Đoàn 4 QK Trị Thiên (Trung đoàn 4 QK Trị Thiên), cụ thể là bộ phận vận tải phục vụ cho Đại đội đặc công thuộc Tiểu đoàn 802 Trung đoàn 4 QK Trị Thiên. 

Một trong số đó có bức thư công tác đề ngày 3/2/1969 do đc Trần Công Đoàn ký, gửi đc Đương, Thường, Ngọ và Thắng, trong đó có đoạn "Nhưng hướng Xuyên Cường gay lắm. Địch nó về 1C quân cơ động....".

Nhìn trên bản đồ quân sự Mỹ thì phán đoán hướng Xuyên Cường ở đây để chỉ hướng qua làng Phú Xuyên và Phú Cường (tên ghép từ 1 phần tên 2 làng).

3. Ảnh chụp một phần bức thư công tác (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)


Bài liên quan: 

[5.661] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (208): Các Giấy tờ của bộ đội thuộc Tiểu đoàn 802 Trung đoàn 4 QK Trị Thiên bị thu giữ ngày 4/2/1969

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2024

[5.660] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (207): Các Giấy tờ của bộ đội thuộc Tiểu đoàn 802 Trung đoàn 4 QK Trị Thiên

2024080632921

1. 1. Ngày 17/1/1969, tại ven QL1A đoạn qua huyện Phú Lộc - Thừa Thiên Huế, quân Mỹ có thu giữ từ thi thể bộ đội Việt NAm một số giấy tờ thuộc Tiểu đoàn 802 Trung đoàn 4 QK TRị Thiên, gồm: 

- Một cuốn sổ ghi chép từ 6/10/1968, có danh sách tên các cán bộ tiểu đoàn đến đại đội của 1 tiểu đoàn hoạt động ở QK Trị Thiên, với tiểu đoàn trưởng là đc Nguyễn Hữu Ngân.

- Một Chỉ thị hỏa tốc - Mật về hoạt động chính trị.

- Một Giấy chứng minh mang tên đc Trần Duy Thắng, đơn vị Đoàn 408 được đi đến bác Danh.

- Một Giấy giới thiệu cung cấp đề 22/5/1968, do đc Ngô Văn Tráng quản lý đơn vị K4B tức tiểu đoàn 802 QK Trị Thiên ký, xác nhận đc Nguyễn Văn Hay đã lĩnh phụ cấp đến hết 2/6/1968 và chuyển đơn vị khác.

- Một sổ công tác đề 15/10 đến 20/12/1968 của đơn vị Y5 (Tức xã đội Vĩnh Lộc - Phú Lộc)

2. Có thông tin về liệt sỹ Ngô Văn Tráng, chức vụ quản lý, đơn vị thuộc tiểu đoàn 802, hy sinh 18/1/1969 tại Quốc lộ 1 Phước Hùng do bị phục kích.

3. Ảnh chụp Giấy Giới thiệu cung cấp có chữ ký đc Ngô Văn TRáng (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



[3.334] Giấy chứng nhận khen thưởng của đc Nguyễn Thanh Hải, y tá Đại đội 1 tiểu đoàn 802 Trung đoàn 4 Quân khu Trị Thiên, quê Đô Thành - Yên Thành - Nghệ An

2024080632920

1. Ngày 17/1/1969, tại ven QL1A đoạn qua huyện Phú Lộc, quân Mỹ có thu giữ một số giấy tờ của bộ đội thuộc Tiểu đoàn 802 Trung đoàn 4 QK TRị Thiên, gồm:

- Giấy chứng nhận khen thưởng của đc Nguyễn Thanh Hải, y tá Đại đội 1 tiểu đoàn 802 Trung đoàn 4 Quân khu Trị Thiên, quê Đô Thành - Yên Thành - Nghệ An.

- Giấy Cung cấp đề 30/12/1968, giới thiệu đc Trần Xuân Cát và Ngô Đức Noãn đã cấp hậu cần đến hết 31/12/1968.

- Giấy giới thiệu cung cấp mang tên đc Lê Bảo Liêm, đã nhận công tác phí đến hết 19/1/1969.

2. Ảnh chụp Giấy chứng nhận khen thưởng của đc Nguyễn Thanh Hải (Lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2024

[5.659] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (206): Thẻ Đoàn viên của đc Dương Thế Nhậm tức Tuyết Hạnh, đơn vị thuộc Trung đoàn 271 sư đoàn 9, quê Kim Thanh - Kim Bình - Kim Bảng - Nam Hà

2024080430917

1. Ngày 12/4/1968 quân Mỹ thu giữ nhiều giấy tờ của bộ đội thuộc Trung đoàn 271 Sư đoàn 9. Một trong số đó có giấy tờ mang tên đc Dương Thế Nhậm:

- Thẻ Đoàn viên đề ngày 19/12/1965 mang tên đc Dương Thế Nhậm tức Tuyết Hạnh, vào Đoàn ngày 6/4/1962. Đc Nhậm quê Kim Thanh - Kim Bình - Kim Bảng - Nam Hà.

2. Web Chính sách quân đội không thấy có tên liệt sỹ như trong Thẻ Đoàn viên bị quân Mỹ thu giữ.

3. Ảnh chụp Thẻ Đoàn viên, bị đen kịt không đọc được thông tin, chỉ đọc thông tin phần báo cáo tiếng Anh (Lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)


Bài liên quan:

[5.215] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (29) - Địa danh (48): Trảng Tranh (Tây Ninh) và trận chiến đấu ngày 12/4/1968 của Trung đoàn 271/Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 * Danh sách 28 Liệt sỹ hy sinh trong trận chiến * GIấy tờ của Liệt sỹ Bùi Ngọc Điền và Hoàng Minh CHín

[5.658] Thông tin của phía Mỹ về các khu vực tại Lào có chôn cất liệt sỹ bộ đội Việt Nam

2024080430085

Thông tin của phía Mỹ về các khu vực tại Lào có mộ chôn cất liệt sỹ bộ đội Việt Nam trên ảnh vệ tinh Google.




Thứ Năm, 1 tháng 8, 2024

[4.117] Giấy tờ của xe tăng số 321 - Đại đội 12 - Trung đoàn 203 Tăng thiết giáp * Danh sách cán bộ chiến sỹ Đại đội 12 trung đoàn 203 Tăng thiết giáp

2024080127913

1. Ngày 14/5/1972 tại khu vực bắc thành phố Kontum, quân Sài Gòn có thu giữ một số giấy tờ của bộ đội thuộc Đại đội 12 Trung đoàn 203 Tăng thiết giáp, gồm:

- Giấy tờ ghi chép từ 1/7/1965 đến 26/6/1969 của xe tăng mang số hiệu 321, có một số tên người trong sổ là Nguyễn Vuông, Xuân Dân, Việt Trung, Duy Bảo.

- Sổ ghi chép của một cán bộ Đại đội 12 không rõ tên, không có ngày nhưng có thể trong tháng 4/1972, trong đó có danh sách cán bộ chiến sỹ Đại đội 12, có tên quê quán.

2. Ảnh chụp 1 trang Giấy tờ ghi chép và 1 trang cuốn sổ Danh sách (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)


* Bổ sung 2024/08/03.2300h

- Lời kể của Cựu chiến binh Nguyễn Văn Mỹ tại facebook, có tên trong trang danh sách là Chuẩn úy - Đại đội phó như sau:

"Kỷ Vật Kháng Chiến va NKN :Giai đoạn 2 của chiến dịch Tây nguyên 1972 tôi được điêu động của tiểu đoàn 297 sang đảm nhiệm ctr ct7 đi đánh Công tum va rời khỏi ct12 nên không nắm được tình hình cụ thể ct12 chiến đấu o hướng Tây và hướng Bắc Công tum vì ct7 đi đánh hướng đông- Xin nói vài điều về xe 321 : xe này mới bổ xung sau chiến dịch đường 9 Nam Lào 1971 danh sách cán bộ chiến sỹ trong xe là cũ trước khi c12 nhận xe tôi chỉ biết Anh Vuông khi về ct12 làm cp kt anh đi học ớ Trung quốc về và chuyển nghành trước khi ct12 đi 297 còn 3 thành viên của đơn vị xe cu không biết - Tôi ớ ct 8 sau chuyển thành ct12 từ khi thành lập Ơ Vĩnh yên nên biết rõ anh em ct 12 cũ - Việc thứ 2 là tài liệu ct12 trong kỷ vật chiến tranh mà bên vnch thu được có thể là của anh Kiều Ngọc Cách cp chính trị ct12 chỉ huy 1 mũi đánh thị xã Công tum anh Cách hy sinh một số chiến sỹ bị địch bắt nên chúng có thể thu được tài liệu này - Việc này chắc anh Vĩnh ctr ct12 nắm rõ hơn - Trong xe của anh Cách có dc minh bị địch bắt và trao trả quê thành phố thái nguyên cách đây 7-8 nam tôi đã gặp và tìm liên lạc với vợ anh Cách để họ trao đổi trường hợp anh Cách hy sinh qua điện thoại - Tình hình sơ qua như vậy nhé xin cảm ơn KVKC và anh NKN nhé"

- Ảnh chụp xe tăng số hiệu 321 (nguồn Internet)



Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2024

[5.657] Tóm lược thông tin của Mỹ về Đoàn chi viện 723 * Giấy chứng minh của Liệt sỹ Lê Văn Thoan đơn vị 723 quê Ngọc An, Kim An, Thanh Oai, Hà Tây * Danh sách 41 liệt sỹ thuộc Đoàn 723 hy sinh ngày 25/6/1966 tại khu vực Trạm 2, bản Chắc, khu 4, Gia Lai.

2024072853938

1. Đoàn 723 là mật danh của Tiểu đoàn 3 pháo binh tại miền Bắc Việt Nam. Đoàn 723 xuất phát từ Nam Hà ngày 16/2/1966, đi tàu hỏa đến Thanh Hóa, tiếp tục hành quân bộ vào miền Nam. Đoàn 723 dừng tại Kontum từ tháng 5 đến tháng 6/1966. Sau đó Đoàn 723 đi qua Pleiku, Daklak và đến Phước Long tháng 9/1966.

2. Trải qua thời gian cuộc chiến, từ năm 1966 đến năm 1969, thông tin quân Mỹ ghi nhận giấy tờ/thông tin về Đoàn 723 xuất hiện tại các đơn vị:

- Giấy chứng minh của các chiến sỹ có ghi Đơn vị là Đ723, nơi đến là Hải Yến (S9), tức miền Đông Nam Bộ.

- Tháng 3/1967: Tại tỉnh Gia Lai

- Tháng 8/1966: Trung đoàn 66 Mặt trận B3 Tây Nguyên

- Tháng 5/1968: Trung đoàn 88 Phân khu 1.

- Tháng 3/1969: Trung đoàn 75 pháo binh Miền.

3. Tháng 3/1967 tại vùng ranh giới tỉnh Kontum và Pleiku thuộc huyện K4 Gia Lai, quân Mỹ có thu được 1 số giấy tờ của chiến sỹ thuộc Đơn vị 723, trong đó có Giấy chứng minh mang tên đc Lê Văn Thoan, tuy nhiên đen kịt không đọc được nội dung. 

Web Chính sách quân đội có thông tin về liệt sỹ Lê Văn Thoan, đơn vị 723, quê Ngọc An, Kim An, Thanh Oai, Hà Tây; hy sinh khi Hành quân chiến đấu bị máy bay bắn, Trạm 2, Bản Chắc, K4, Gia Lai ngày 25/6/1966.

4. Như vậy, từ các thông tin trên, chắc chắn khi đến Kontum, một số cán bộ chiến sỹ thuộc Đoàn 723 được tách ra và phân về các đơn vị thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên.

5. Web Chính sách quân đội có thông tin về 41 liệt sỹ thuộc đơn vị 723 hy sinh do bị máy bay oanh tạc ngày 25/6/1966, với nơi hy sinh: Trạm 2, bản Chắc, khu 4, Gia Lai.

Kết hợp với thông tin của phía Mỹ, có thể phán đoán khoanh vùng chắc chắn khu vực hy sinh của các liệt sỹ, nay là vùng núi thuộc xã Ia Khai huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai.

Mọi thông tin về tình hình quy tập, thân nhân LS cần liên hệ hỏi cơ quan chính sách.

Danh sách 41 liệt sỹ:


1- LS Đặng Quốc Hùng quê Hà Nội
2- LS Kiều Xuân Ân quê Nam Hà
3- LS Phạm Ngọc Úy quê Ninh Bình
4- LS Trần Thiện Trắc quê Quảng Ngãi
5- LS Đỗ Văn Ngọ quê Hải Hưng
6- LS Nguyễn Duy Thế quê Hải Hưng
7- LS Nguyễn Văn Thỉnh quê Hải Hưng
8- LS Hoàng Đình Trạch quê Hà Bắc
9- LS Ngô Quang Thình quê Hà Bắc
10- LS Nguyễn Trọng Điếm quê Hà Bắc
11- LS Nguyễn Văn Giá quê Hà Bắc
12- LS Nguyễn Văn Thế quê Hà Bắc
13- LS Bùi Công Nhâm quê Thái Bình
14- LS Đoàn Văn Sinh quê Thái Bình
15- LS Dương Thế Vinh quê Thái Bình
16- LS Giang Văn Khuông quê Thái Bình
17- LS Nguyễn Ngọc Anh quê Thái Bình
18- LS Phạm Ngọc Quyết quê Thái Bình
19- LS Phạm Xuân Tuyến quê Thái Bình
20- LS Trần Văn Bốn quê Thái Bình
21- LS Vũ Văn Vinh quê Thái Bình
22- LS Đỗ Văn Đỏ quê Hà Tây
23- LS Hoàng Đình Chỉnh quê Hà Tây
24- LS Lê Văn La quê Hà Tây
25- LS Lê Văn Thoan quê Hà Tây
26- LS Nghiêm Phú Ngự quê Hà Tây
27- LS Nguyễn Công Ba quê Hà Tây
28- LS Nguyễn Đức Tha quê Hà Tây
29- LS Nguyễn Ngọc Kiu quê Hà Tây
30- LS Nguyễn Tiến Dư quê Hà Tây
31- LS Nguyễn Trọng Văn quê Hà Tây
32- LS Nguyễn Văn Bương quê Hà Tây
33- LS Nguyễn Văn Cất quê Hà Tây
34- LS Nguyễn Văn Đó quê Hà Tây
35- LS Nguyễn Văn Hiền quê Hà Tây
36- LS Nguyễn Văn Hoan quê Hà Tây
37- LS Phạm Văn Át quê Hà Tây
38- LS Phạm Văn Để quê Hà Tây
39- LS Phạm Văn Nam quê Hà Tây
40- LS Tào Chí Xoảng quê Hà Tây
41- LS Vũ Đình Tiến quê Hà Tây

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2024

[5.656] Giấy tờ của liệt sỹ và chiến sỹ thuộc Trung đoàn 88 Phân khu 1: (1) Giấy chứng minh và Giấy khen LS Nguyễn Đông Phương/Nguyễn Văn Phương quê Thọ Bình, Triệu Sơn, Thanh Hóa; (2) Giấy khen LS Trương Văn Vỹ quê Hoằng Yến - Hoằng Hóa - Thanh Hóa; (3) Sơ yếu lý lịch đc Nguyễn Huy Nguyện quê Gia Xuân - Gia Viễn - Ninh Bình; (4) Giấy khen đc Trần Gia Đại quê Xuân Phương - Từ Liêm - Hà Nội * Danh sách 14 liệt sỹ thuộc Trung đoàn 88 Phân khu 1 hy sinh ngày 23/3/1968 tại Bưng Còng/Bưng Cồng - Bến Cát - Bình Dương

2024072752936

1. Ngày 23/3/1968 tại khu đồn điền cao su gần xóm Bưng Cồng (tên trên bản đồ quân sự Mỹ), quân Mỹ thu giữ nhiều giấy tờ của bộ đội thuộc Trung đoàn 88 Phân khu 1:

- Giấy chứng minh và Giấy chứng nhận khen thưởng mang tên đc Nguyễn Đông Phương. Không có thông tin về quê quán. Web Chính sách quân đội có thông tin về liệt sỹ Nguyễn Văn Phương quê Thọ Bình, Triệu Sơn, Thanh Hóa, đơn vị C5/d8/E88 hy sinh 23/3/1968 tại Bưng Còng.

- Giấy khen ký năm 1968 mang tên đc Trương Văn Vy tiểu đội trưởng quê Hoằng Yến - Hoằng Hóa - Thanh Hóa. Web Chính sách quân đội có thông tin về liệt sỹ Trương Văn Vỹ quê quán khớp với giấy khen, nhưng hy sinh 15/8/1972.

- Giấy chứng nhận Danh hiệu Dũng sỹ mang tên đc Trần Gia Đại, quê Ngọc Mạch? - Xuân Phương - Từ Liêm - Hà Nội.

- Bản danh sách nhận quân trang.

- Bảng danh sách quân số, có tên các cán bộ chiến sỹ, phía Mỹ ghi là Đại đội 6 tiểu đoàn 2 trung đoàn 88.

2. Ảnh chụp Giấy khen, Giấy chứng minh của ls Nguyễn Đông Phương và Trương Văn Vỹ (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)


3. Web Chính sách quân đội có thông tin về 14 liệt sỹ thuộc Trung đoàn 88 Phân khu 1, có ghi nơi hy sinh tại Bưng Còng/ Bưng Cồng - Bình Dương.

Nơi các LS hy sinh có thể quanh khu vực thu giữ giấy tờ. Thông tin quy tập thân nhân LS cần liên hệ hỏi các đơn vị chính sách.



Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2024

[5.655] Thông tin sơ lược trận bộ đội thuộc Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 Sao vàng QK5 phục kích đoàn xe Mỹ trên QL19 ở đông An Khê * Giấy tờ chiến sỹ Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 Sao vàng QK5: (1) Giấy chứng minh và Giấy khen của đc NGuyễn Văn Điệu; (2) Sơ yếu lý lịch và Đơn xin vào Đảng đc Chu Văn Sáng quê Kỳ Trung - Đông Hà - Đông Quan - Thái Bình

2024072651934

1. Khoảng 9h sáng ngày 28/8/1970, ở đông An Khê, đoàn xe vận tải của quân Mỹ đi trên QL19 bị bộ đội Việt Nam phục kích

- Quân Mỹ gọi trực thăng và pháo binh yểm trợ, quân Mỹ tăng viện đổ bộ quân. 

- Giao chiến đến khoảng 18 giờ cùng ngày.

- Kết quả: Có 2 bộ đội VN hy sinh, bị bắt 1 người. Quân Mỹ có 6 lính chết, 15 lính bị thương.

2. Tại khu vực đông nam khu chiến khoảng 1km, quân Mỹ thu giữ một số giấy tờ của bộ đội thuộc Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5, gồm:

- Giấy chứng minh mang tên đc Nguyễn Văn Điệu, đơn vị Đoàn 1059, đề ngày 13/12/1968. Có thể thông tin giấy tờ này khớp với trường hợp ls Nguyễn Văn Điện đơn vị tiểu đoàn 6 trung đoàn 12 sư đoàn 3 Sao vàng, quê Quỳnh Ninh - Quỳnh Côi - Thái Bình hy sinh 28/8/1970 tại Đường 19 - An Khê - Gia Lai.

- Quyết định đề 13/2/1970 của Thủ trưởng đơn vị 525 cấp Giấy khen cho đc NGuyễn Văn Điệu. Không có thông tin quê quán đc Điệu.

- Sơ yếu lý lịch và Đơn xin vào Đảng mang tên đc Chu Văn Sáng quê Kỳ Trung - Đông Hà - Đông Quan - Thái Bình.

3. Từ đó chắc chắn bộ đội thuộc Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 Sao vàng QK5 là đơn vị thực hiện trận phục kích này.

4. Khu vực diễn ra trận đánh ngày nay là khu vực đường 19 nằm ở chân núi Nhọn phường Ngô Mây thị xã An Khê.

5. Ảnh chụp một phần Đơn xin vào Đảng của đc Chu Văn Sáng (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2024

[5.654] Năm (05) Giấy báo tử liệt sỹ thuộc tiểu đoàn 2311 pháo binh Quân khu 9: (1) LS Lê Minh Mới quê ấp Cái Răng A xã Phú Hưng huyện Năm Cứng tỉnh Cà Mau; (2) LS Lê Văn Toàn quê xã Tư Kiên huyện Năm Cứng tỉnh Cà Mau; (3) LS Nguyễn Hồng Lê quê xã Tân Hưng Tây huyện Năm Cứng tỉnh Cà Mau; (4) LS Trần Văn Dầu quê xã Khánh Lâm huyện Mười Tế tỉnh Cà Mau; (5) LS Phạm Sỹ Quang không có thông tin quê quán.

2024072449931

1. Tháng 9/1971, tại tỉnh Kiên Giang, quân Sài Gòn có thu giữ năm (05) Giấy báo tử liệt sỹ thuộc tiểu đoàn 2311 pháo binh Quân khu 9, gồm:

(1). Phiếu báo tử đề 30/6/1971 do đc Nguyễn Văn Thúy chính trị viên tiểu đoàn 2311 pháo binh QK9 ký, gửi ông Lê Văn Nói địa chỉ ấp Cái Răng A xã Phú Hưng huyện Năm Cứng tỉnh Cà Mau, thông báo đc Lê Minh Mới tức Tư Mới, Trung đội trưởng đại đội 2 tiểu đoàn 2311 đã hy sinh ngày 21/6/1971 trong trận chống càn gần kênh Bà Đầm xã Trường Xuân huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ. Ngoài ra còn kèm theo Sơ đồ mộ chí chôn cất liệt sỹ Lê Minh Mới tại Nghĩa trang Ngọn Mương Khai ấp Trường Thạnh xã Trường Thành huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ. (Trong sơ đồ có ghi khu vực Nghĩa trang cũ và Nghĩa trang liệt sỹ).

(2). Thơ báo tử đề 10/5/1971 và 29/5/1971 do đc Đỗ Văn Lán, trợ lý tổ chức Đoàn 6 (Tức Ban pháo binh QK9) đc Nguyễn Văn Thủy chính trị viên tiểu đoàn 2311 pháo binh QK9 ký, gửi về ông Lê Văn Dư và Ủy ban Mặt trận Dân tộc GIải phóng xã Tư Kiên huyện Năm Cứng tỉnh Cà Mau, thông báo đc Lê Văn Toàn [Lê Tấn Toàn] là cán bộ đơn vị K51 Đ2311 (có thể là bộ phận tiểu đoàn 2311 pháo binh QK9) đã hy sinh 7/5/1971. Nơi mai táng: ấp Hòa An xã Hòa Thuận huyện Giồng Riềng tỉnh Rạch Giá.

(3). Thơ báo tử đề 16/6/1971 do đc Đỗ Văn Lán thay mặt chỉ huy đơn vị K50 ký (Có thể là bộ phận tiểu đoàn 2311 pháo binh QK9) gửi tới ông Nguyễn Văn Đài và Ủy ban Mặt trận Dân tộc GIải phóng xã Tân Hưng Tây huyện Năm Cứng tỉnh Cà Mau, thông báo đc Nguyễn Hồng Lê cán bộ K50 đã hy sinh ngày 26/5/1971. Nơi an táng có ghi: Nghĩa trang Hòa Thuận ấp Hòa An xã Hòa Thuận huyện Giồng Riềng tỉnh Rạch Giá.

(4). Thơ báo tử đề 20/7/1971 do đc Nguyễn Văn Hiếu chỉ huy đơn vị K54 (có thể bộ phận tiểu đoàn 2311 pháo binh QK8) gửi Ủy ban Mặt trận Dân tộc GIải phóng xã Khánh Lâm huyện Mười Tế tỉnh Cà Mau và ông Trần Văn Dầu, thông báo đc Trần Kiểm Cần tức Trần Văn Cần đã hy sinh ngày 20/7/1971.

(5). Thơ báo tử đề ngày 5/7/1968 do đc Đỗ Văn Lán trợ lý tổ chức Đoàn 6 (Tức Ban pháo binh QK9) ký, thông báo đc Phạm Sỹ Quang chiến sỹ C4 d2311 (có thể đại đội 4 tiểu đoàn 2311 pháo binh QK9) đã hy sinh 4/6/1968. Không thấy thông tin quê quán đc Quang. Nơi an táng: Nghĩa trang ấp Trường Khương/ Trường Phương xã Trường Long huyện Ô Môn [huyện Phong Điền] tỉnh Cần Thơ.

Một số liệt sỹ có thêm bản liệt kê thành tích cá nhân.

2. Ảnh chụp Giấy báo tử của liệt sỹ Lê Minh Mới (Lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2024

[4.117] Bản Lý lịch quân nhân đi học Điện ảnh (6 chiến sỹ thuộc Trung đoàn 92 đường dây được cử đi học lớp điện ảnh), năm 1969

2024072146927

I. Tháng 5 năm 1970, tại Campuchia, quân Mỹ thu nhiều giấy tờ của Trung đoàn 92 đường dây - Cục hậu cần Miền.

Một trong số đó có bản Lý lịch quân nhân đi học điện ảnh, gồm:

1. Hoàng Giáp?

2. Nguyễn Văn Huệ

3. Phạm Khắc KHoan, quê Định Hải - Yên Định - Thanh Hóa.

4. Nguyễn Trung Kiên, quê Yên Mông - Kỳ Sơn - Hòa Bình (Nghề điện ảnh 11 năm)

5. Đỗ Văn Năm, quê Thái NInh - Thanh Ba - Vĩnh Phú (Điện ảnh 4 năm)

6. Lê ? Hiện, số nhà 9 tổ 4 Cao Xanh thị xã Hòn Gai (trung cấp cơ điện).

II. Ảnh chụp bản danh sách (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



[7.74] Không ảnh (48): Khu vực rừng cao su Sóc Giếng - tây An Lộc, hơn 3 năm sau trận chiến giữa bộ đội thuộc tiểu đoàn 7 trung đoàn 209 sư đoàn 7 với quân Mỹ ngày 6/6/1969.

20240721

Khu vực rừng cao su Sóc Giếng - tây An Lộc, hơn 3 năm sau trận chiến giữa bộ đội thuộc tiểu đoàn 7 trung đoàn 209 sư đoàn 7 với quân Mỹ ngày 6/6/1969.



Bài liên quan:
[5.89] Địa danh (23): Sóc Giếng - Hớn Quản, giấy tờ cá nhân thu từ thi thể bộ đội Trung đoàn 209, danh sách 47 Liệt sỹ Trung đoàn 209 hy sinh trong trận đánh tại khu vực Sóc Giếng ngày 6/6/1969

[5.653] Giấy chứng minh của các đ/c: (1) Bùi Đan Chi; (2) Nguyễn Văn Nghĩa * Thẻ Đoàn viên của đc Nguyễn Cảnh Dinh quê thôn Đại Trang xã Bát Trang huyện An Lão - tp Hải Phòng

2024072146926

1. Ngày 5/5/1968 tại vùng tây Tp Huế, quân Mỹ thu giữ 1 số giấy tờ:

- Giấy chứng minh mang tên đc Bùi Đan Chi, đơn vị Đ280. Không có thông tin quê quán.

- Giấy chứng minh mang tên đc Nguyễn Văn Nghĩa, đơn vị Đ280. Không có thông tin quê quán.

- Thẻ Đoàn viên mang tên đc Nguyễn Cảnh Dinh quê thôn Đại Trang xã Bát Trang huyện An Lão - tp Hải Phòng.

2. Web CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ LIỆT SĨ, MỘ LIỆT SĨ VÀ NGHĨA TRANG LIỆT SĨ không có thông tin về liệt sỹ như thông tin trong Thẻ Đoàn viên bị thu giữ.

3. Ảnh chụp Thẻ đoàn viên của đc Nguyễn Cảnh Dinh (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



[3.333] Giấy giới thiệu sinh hoạt ĐOàn và Giấy khen của đc Đinh Văn Hảo, quê xã Thi Sơn - Kim Bảng - Hà Nam

2024072146925


1. Ngày 23/2/1969, quân Mỹ thu giữ một số giấy tờ mang tên đc Đinh Văn Hảo như sau:

- Giấy sinh hoạt Đoàn đề 28/3/1967 do Phó bí thư Đoàn xã Thi Sơn ký, giới thiệu với đơn vị bộ đội tiếp nhận là đc Đinh Văn Hảo vào Đoàn ngày 26/3/1967, đã đóng Đoàn phí đến hết tháng 3/1967. [Thông tin này chắc chắn quê đc Hảo là Thi Sơn - Kim Bảng - Hà Nam]

- Giấy chứng nhận Danh hiệu Dũng sỹ đề 3/2/1969 do bác sỹ NGuyễn Sanh Dân thay mặt Thủ trưởng K21 ký, mang tên đc Đinh Văn Hảo, chiến sỹ cảnh vệ K21 đã được tặng danh hiệu Dũng sỹ quyết thắng 6 tháng cuối năm 1968.

2. Web Chính sách quân đội không có thông tin liệt sỹ như giấy tờ bị thu giữ.

3. Ảnh chụp Giấy tờ (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2024

[5.652] Thông tin sơ lược của phía Mỹ về trận đánh của bộ đội Việt Nam tấn công Căn cứ RITA của quân Mỹ đêm 31/10 * Danh sách 19 liệt sỹ thuộc Trung đoàn 429 đặc công

2024071976098

1. Thông tin sơ bộ của phía Mỹ

- Lúc 03h33 ngày 1/11/1968, căn cứ RITA do quân Mỹ trú đóng (nằm tại nam ngã ba Bà Chiêm) bị tấn công dữ dội từ khoảng 800 bộ đội Việt Nam bằng súng phóng lựu, súng tự động, súng cối. Cuộc tấn công kết thúc lúc 7h sáng.

- Kết quả có 12 lính Mỹ chết, 54 lính Mỹ bị thương. Phía bộ đội Việt Nam có 27 người hy sinh, thu một số đạn dược.

2. Đối chiếu với thông Mỹ thì trong ngày này, tại khu vực Bà Chiêm và lân cận không thấy có trận đánh nào khác vào căn cứ Mỹ ngoài trận đánh vào Căn cứ RITA.

Hồi ức một số cựu chiến binh Mỹ có thông tin là bộ đội đặc công Việt Nam tấn công căn cứ này.

3. Web Chính sách quân đội có thông tin về 19 liệt sỹ thuộc Trung đoàn 429 đặc công Miền hy sinh ngày 31/10/1968 tại sân bay Bà Chiêm - Tây Ninh trong trường hợp chiến đấu. 

Phần lớn thông tin nơi an táng bỏ trống.


4. Không ảnh cho thấy dấu vết căn cứ RITA gần 2 tháng sau trận đánh



1- Liệt sỹ Ngô Trung Kiên
2- Liệt sỹ Triệu Văn Đeng
3- Liệt sỹ Mai Tiến Quang
4- Liệt sỹ Vũ Ngọc Đỉnh
5- Liệt sỹ Hà Văn Dung
6- Liệt sỹ Lê Xuân Ban
7- Liệt sỹ Phương Công Diễm
8- Liệt sỹ Phương Văn Nghĩa
9- Liệt sỹ Nguyễn Trọng Thu
10- Liệt sỹ Nguyễn Xuân Thanh
11- Liệt sỹ Lê Văn Ngữ
12- Liệt sỹ Vũ Văn Mẫn
13- Liệt sỹ Đỗ Văn Vui
14- Liệt sỹ Trần Thanh Hùng
15- Liệt sỹ Vũ Xuân Hải
16- Liệt sỹ Đồng Văn Núi
17- Liệt sỹ Nguyễn Xuân Đinh
18- Liệt sỹ Phạm Quốc Trị
19- Liệt sỹ Vũ Văn Tuân

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2024

[5.651] Tổng hợp sơ lược thông tin về các trận đánh vào Trại biệt kích Dak Sieng và giao chiến tại khu vực lân cận, trong chiến dịch Dak Sieng tháng 4/1970

20240714


1. Sơ lược về Trại biệt kích Dak Sieng
- Trại biệt kích Dak Sieng được thiết lập từ tháng 7/1966, quân số cỡ tiểu đoàn, có cố vấn Mỹ chỉ huy.
- Trại biệt kích Dak Sieng hiện nay nằm ở xã Đắk Dục huyện Ngọc Hồi tỉnh Kontum, án ngữ đường 14 hướng Bắc - Nam.

2. Thông tin phía Việt Nam
- Chiến dịch Dak Sieng bắt đầu 1/4/1970, theo đó Trung đoàn 28 làm nhiệm vụ vây đồn Dak Sieng, Trung đoàn 66 làm nhiệm vụ cơ động đánh địch ngoài công sự.
- 5h sáng ngày 1/4/1970, trung đoàn 28 tấn công đồn Dak Sieng.
- Ngày 4/4/1970 tiểu đoàn 4 trung đoàn 22 sư đoàn 22 SG và tiểu đoàn 22 và 23 biệt động quân SG đổ bộ xuống khu vực Dak Con và tây cầu Poko Hạ, để tiến hành các hoạt động chiến đấu giải tỏa đồn Dak Sieng.
- Trong 2 đêm 5 và 6/4/1970, đại đội 60 đặc công Trung đoàn 66 tập kích Sở chỉ huy Liên đoàn 2 biệt động quân SG ở khu vực cầu Poko Hạ.

3. Thông tin phía Mỹ ghi nhận bộ đội Việt Nam tấn công vào Trại biệt kích Dak Sieng/ có giao chiến lân cận trại biệt kích (Thông tin của phía Việt Nam thì Trung đoàn 28 hoạt động khu vực này).

- Các ngày: 1/4/1970, 2/4/1970, 4/4/1970, 6/4/1970, 10/4/1970, 11/4/1970, 12/4/1970, 13/4/1970, 15/4/1970, 16/4/1970, 17/4/1970, 18/4/1970, 19/4/1970, 20/4/1970, 21/4/1970, 26/4/1970, 29/4/1970, 30/4/1970.

4. Thông tin phía Mỹ ghi nhận bộ đội Việt Nam tấn công vào quân Sài Gòn, lực lượng biệt kích ở khu vực nam Trại biệt kích Dak Sieng vài km (cầu vượt sông Poko và lân cận. Thông tin phía Việt Nam thì Trung đoàn 66 hoạt động khu vực này).

- Các ngày: 2/4/1970, 4/4/1970, 5/4/1970, 6/4/1970, 7/4/1970, 8/4/1970, 11/4/1970, 12/4/1970, 15/4/1970.

5. Cũng trong tháng 4/1970, thông tin Mỹ ghi nhận ở phía nam trại biệt kích Dak Sieng, quân Sài Gòn giao chiến và phát hiện khu vực có mộ chôn cất 75 người bị chết do không kích [Rx tin chắc là bộ đội Việt Nam hy sinh trong chiến dịch này].

6. Web Chính sách quân đội có thông tin nhiều liệt sỹ hy sinh trong chiến dịch này thuộc Trung đoàn 28 và Trung đoàn 66.


- Web Chính sách quân đội có thông tin về 54 liệt sỹ thuộc Trung đoàn 28 Mặt trận B3 Tây Nguyên hy sinh từ ngày 1 đến 7/4/1970 trong khu vực Đắc Siêng

- Web Chính sách quân đội có thông tin về 53 liệt sỹ thuộc Trung đoàn 66 Mặt trận B3 Tây Nguyên hy sinh từ ngày 3 đến 7/4/1970. Trong số đó có 6 liệt sỹ có thông tin về nơi an táng hiện nay.


7. Bản đồ khu vực diễn ra chiến dịch




Link bài liên quan:
[5.624] Danh sách 53 liệt sỹ thuộc Trung đoàn 66 (sư đoàn 10) Mặt trận B3 Tây Nguyên hy sinh trong các ngày từ 3,4,5,6,7/4/1970 trong chiến dịch Đắc Siêng

[7.73] Không ảnh (47): Khu vực Cao điểm 1314 và Cao điểm 1015 (Charlie) - Kontum

20240714

Khu vực Cao điểm 1314 và Cao điểm 1015 (Charlie) - nam Dakto - Kontum năm 1972




[5.650] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (205): Các giấy tờ khen thưởng của đc Vi Văn Cồ, đơn vị thuộc tiểu đoàn 3 Trung đoàn 724 pháo binh Miền, quê xóm Đèo Chủ - Phong Vân - Lục Ngạn - Bắc Giang

2024071439917

1. Tháng 11 năm 1970, tại tỉnh Phước Long, quân Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam nhiều giấy tờ mang tên đc Vi Văn Cồ:

- Giấy chứng minh mang tên đc Vi Văn Cồ, đơn vị D724C tức tiểu đoàn 3 Trung đoàn 724 pháo binh Miền.

- Giấy chứng nhận khen thưởng , do đc Trần Nhuận là Chính ủy Trung đoàn ký, đề ngày 2/2/1969 mang tên đc Vi Văn Cồ tiểu đội phó đơn vị E74 [Tức trung đoàn 724 pháo binh Miền, lúc này hoạt động trên địa bàn Quân khu T7] về thành tích hoàn thành nhiệm vụ năm 1968.

- Giấy chứng nhận đề ngày 12/8/1969, chứng nhận đc Vi Văn Cồ được tặng Huân chương chiến sỹ Giải phóng hạng 3.

- Giấy giới thiệu sinh hoạt Đoàn, gửi Đoàn an dưỡng 86; Giấy chứng thương mang tên đc Vi Văn Cồ quê xóm Đèo Chủ xã Phong Vân huyện Lục Ngạn tỉnh Hà Bắc; Sơ yếu lý lịch mang tên đc Vi Văn Cồ.

2. Ảnh chụp 2 giấy tờ khen thưởng (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



[4.116] Biên bản bàn giao Trường quân chính Phân khu 5 về Quân khu T7 (Quân khu 7), tháng 5/1969

2024071439916

1. Tháng 11 năm 1970, tại tỉnh Long Khánh, quân Mỹ thu giữ rất nhiều giấy tờ của Phân khu 5. 

Một trong số đó có Biên bản đề ngày 16/5/1969 bàn giao Trường quân chính PK5 cho T7 [Tức QK7].

Thành phần bàn giao gồm có Đại diện PK5 là đc Nguyễn Đăng Bẩy, đại diện các phòng Tham mưu - Chính trị - Hậu cần, Ban giám đốc và Đảng ủy trường.

Nội dung bàn giao gồm tổ chức khung và biên chế, danh sách và chất lượng cản bộ Đảng - Đoàn - quần chúng, tài sản và trang bị, tài chính...

2. Ảnh chụp Biên bản bàn giao (lưu tại Đại học kỹ  thuât Texas)