Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

[7.13.2] Sơ lược diễn biến trận bộ đội đặc công Việt Nam tấn công căn cứ thông tin của Mỹ trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh) đêm 13/5/1968 - Phần 3


20181007 - Phần 3 (cuối)

Link phần trước: 

[7.13] Sơ lược diễn biến trận bộ đội đặc công Việt Nam tấn công căn cứ thông tin của Mỹ trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh) đêm 13/5/1968 - Phần 1





Khi chiếc C47 đầu tiên đến thì thời tiết vẫn còn quang đãng nhưng đến khi chiếc C47 thứ 2 đến thì mây kéo đến và có mưa từ lúc 2h00 đến tận 6h00.

Chiếc C47 thứ 2 đến khu vực lúc 1h00. Lúc 1h30 đỉnh núi có sương mù nặng nên chiếc C47 khó khăn khi tấn công chính xác vào đỉnh núi trong điều kiện pháo sáng được thả đầy đủ.

Máy bay đã bị bắn dữ dội từ súng phòng không ở bên sườn và từ căn cứ núi Bà Đen.

Ngay cả trong điều kiện khó khăn, máy bay C47 vẫn bắn tốt vào khu vực mục tiêu.

Lúc 2h30 trực thăng vũ trang bắt đầu rời khỏi khu vực để lại phía sau là máy bay thả pháo sáng vẫn còn ở khu vực cho đến khi thời tiết xấu bắt buộc rời về căn cứ.

Lính biệt kích với radio gặp trục trặc trong liên lạc với máy bay C47 nhưng đã tìm thấy họ ở tần số 39.30.

Lực lượng biệt kích ở Tây Ninh đã tổ chức chiến dịch ứng cứu. Họ đã chuẩn bị đạn dược, thức ăn, nước, quần áo và đồ y tế cũng như máy phát điện 125KW để sẵn sàng xuất phát khi trời sáng.

Lúc 2h30 lực lượng biệt kích [ở Tây Ninh] đã nhận được thông điệp từ trên núi nói rằng trừ 1 ngôi nhà, còn tất cả và hầu hết hầm đã bị phá hủy.

Qua máy trung chuyển vô tuyến, mọi người ở Tây Ninh có thể nghe thấy tiếng bộ đội Việt Nam đi xung quanh căn cứ.

Lúc 24h00, bộ đội Việt Nam bắt đầu rút xuống sườn núi phía Đông về sân đỗ trực thăng nơi họ rút ra ngoài bằng con đường bí mật.
Từ lúc 23h00 đến khi họ rút, bộ đội Việt Nam đã đặt các bẫy trong khu vực nơi có người chết.

Lúc 2h30 bộ đội Việt Nam rút hết khỏi núi Bà Đen.

Trực thăng cứu thương không thể hoạt động cho đến sáng do mưa, sương mù và gió mạnh.

Lúc 5h30 một tốp lính ở hầm 20, ven hồ chứa nước và trong hang tập hợp từ vị trí và chia thành 3 nhóm.

Một nhóm đến bảo vệ sân đỗ trực thăng để chuẩn bị cho máy bay cứu thương đáp xuống. NHóm khác thì thanh tảo căn cứ, kiểm tra xem còn có bộ đội Việt Nam trong căn cứ hay không. Nhóm thứ 3 kiểm tra các bẫy mìn và di chuyển thương binh và người chết đến khu vực sân đỗ trực thăng.

Trời vẫn mưa và có thể mưa đến tận 8h00 sáng.

Một số người chết đã được tìm thấy ở hầm và một số có bẫy mìn.
Chuyến trực thăng cứu hộ đầu tiên đã đến từ trại biệt kích Tây Ninh, lúc 7h06 ngày 14/5/1968 và thương binh nặng được chuyển đi từ lúc 9h00.

Hai lính biệt kích quân y đến trong chuyến bay đầu tiên với chăn và đồ y tế và họ làm việc cùng với 2 lính lính quân y [của căn cứ núi Bà Đen] để chăm sóc lính bị thương.

Chuyến bay đầu tiên đã bị bắn bằng súng từ sườn phía Nam núi kết quả là gây hư hại nhẹ máy bay và 1 phi hành đoàn bị thương.

Khi chuyến bay đầu tiên đến nơi, lính Mỹ đứng vây quanh sân đỗ, một số chỉ có quần ngắn và không có giầy.

Cho đến 9h00 căn cứ đã được bảo vệ với lực lượng thích hợp.

Binh lính đi đến đỉnh núi và báo cáo rằng mọi thứ đã bị san bằng, ngoại trừ ngôi chùa.

Lính biệt kích đã đến ngôi chùa và tái triển khai liên lạc vào lúc 14h00.

Một đại đội bộ binh thuộc Sư đoàn 25 Mỹ đã được không vận đến căn cứ để tăng cường cho phần ocnf tại của đai đội D thuộc Tiểu đoàn 125 thông tin Mỹ [đóng trên căn cứ trước đây].

Sau này, khi trả lời phỏng vấn, một số lính cho biết trước khi xảy ra tấn công đã có nghi ngờ sự di chuyển ở phía trước hầm 14 và 15. Có yêu cầu bắn pháo sáng, nhưng đã bị từ chối.

Xác định rằng lực lượng bộ đội Bắc Việt tấn công cỡ khoảng 1 Trung đội tăng cường cho đến cỡ đại đội. Có 2 lính Mỹ bị bắt làm tù binh.

Thiệt hại các bên: Mỹ chết 24, bị thương 35, bị bắt 2. Bộ đội Việt Nam chết 25.

Rút kinh nghiệm của phía Mỹ: Căn cứ núi Bà đen gặp khó khăn tiếp tế/ liên lạc khi thời tiết xấu nên căn cứ phải độc lập tự chủ. Cần tăng số lượng binh lính lên 155 lính và 3 sỹ quan. Thời điểm bị tấn công thì tiểu đoàn 125 thông tin Mỹ có 70 lính. Phần lớn là chuyên gia thông tin liên lạc, không phải lính bộ binh.

Kể từ khi bị tấn công, lực lượng thay thế là bộ binh nhưng không có kinh nghiệm chiến đấu, được chuyển từ Mỹ sang luôn. Cần phải tăng số lượng lính bộ binh có kinh nghiệm chiến đấu lên đến 50%.

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

[3.129] Các Giấy tờ cá nhân quân Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 27 QK Trị Thiên, năm 1969

2018093057172

Giấy giới thiệu sinh hoạt Đoàn và Thư cán nhân của chiến sỹ Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 27 QK Trị Thiên, do quân Mỹ thu giữ năm 1969, cụ thể như sau:

1. Giấy giới thiệu sinh hoạt Đoàn, cấp cho đ/c Bùi Xuân Hải sinh 6/7/1950, chiến sỹ TT [Thông tin?] Tiểu đoàn K1 Trung đoàn 27, đề ngày 29/1/1969?

2. Ngoài ra còn có 2 giấy Biên lai bưu phẩm ghi số, người nhận là Bùi Văn Hà địa chỉ thôn Lương Trụ/Lương Tụ? - xã Đức Thắng huyện Tiên Lữ tỉnh Hải Hưng (Mặt sau có ghi người gửi Ngọc Nhuận). Tờ Biên lai bưu phẩm thứ hai ghi gửi cho người có tên Bùi Đình Hà, ở Phù Cống - Lương Trụ/ Lương Tụ?  - Đức Thắng - Tiên Lữ - Hải Hưng (Mặt sau có ghi Đoàn Văn Minh).

3. Bức thư cá nhân, có người gửi ghi Thu Hương, đến thăng anh Phùng Thanh Xuân số hòm thư 93903 OK. Tiêu đề lá thư có ghi Nghi Thu ngày 27/3/1969. Lá thư không đề địa chỉ nơi gửi, nhưng phía Mỹ chú thích: Nghi Thu - Nghi Lộc - Nghệ An [Phùng Anh Xuân].

Phía Mỹ chú thích các giấy tờ này thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 27 Quân khu Trị Thiên.

Ảnh chụp các giấy tờ:




Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

[3.128] Giấy tờ của các Liệt sỹ Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 27, hy sinh ngày 13/9/1968 tại khu vực thôn Xuân Hải xã Gio Bình huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị

2018092754168

Giấy tờ của các Liệt sỹ Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 27, hy sinh ngày 13/9/1968 tại khu vực thôn Xuân Hải xã Gio Bình huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị, gồm:

1. Giấy chứng minh quân nhân, của Liệt sỹ Nguyễn Xuân Lữ, do đ/c Thiếu tá Nguyễn Thanh Tân ký. Đ/c Lữ sinh 7/1945, quê xã Yên Lữ huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ 8/1966. Giấy chứng minh có dán ảnh Liệt sỹ Lữ.

2. Sơ yếu lý lịch của đ/c Đào Như Ý, sinh 15/9/1950, quê quán thôn Ngũ Đoài, xã Tam Điệp huyện Duyên Hà tỉnh Thái Bình 

[Cập nhật 30/9/2018: Đ/c Đào Như Ý hiện còn sống ở địa chỉ quê nhà, là thương binh. Như vậy giấy tờ này khả năng do chỉ huy đơn vị giữ]

3. Sổ ghi chép không có tên chủ nhân cuốn sổ, nhưng 1 trang có ghi dòng địa chỉ: 

Giao: Hòm thư 16093 TE - Xã Tân Thọ huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa.
và Trịnh Thị Phụng hòm thư 22131 US.

Giấy tờ này do quân Mỹ thu giữ, và chú thích thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam, thuộc Đại đội 2 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 27 Quân khu Trị Thiên.

Ảnh chụp các Giấy tờ:



















Trên mạng có bài báo viết về sự kiện Đội quy tập 584 tỉnh đội Quảng Trị đã khai quật được 38 hài cốt Liệt sỹ tại khu vực thôn Xuân Mai xã Gio Bình huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị như sau:

https://nongnghiep.vn/da-xac-dinh-duoc-ten-tuoi-que-quan-25-liet-si-moi-quy-tap-o-quang-tri-post227513.html


26/09/2018, 10:31 (GMT+7)Các liệt sĩ chủ yếu thuộc Tiểu đội 2,3 của Trung đoàn 27 anh hùng, có quê quán ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình...hy sinh tại thôn Xuân Mai, xã Gio Bình (trước kia thuộc xã Gio An) huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
* Đã tìm kiếm, cất bốc 38 hài cốt liệt sĩ
Như Báo NNVN liên tục đưa tin, trong những ngày vừa qua, tại thôn Xuân Mai, xã Gio Bình (xã Gio An cũ tách ra) huyện Gio Linh, Quảng Trị , Đội quy tập hài cốt liệt sĩ 584 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị vừa tìm thấy, cất bốc 38 hài cốt liệt sĩ với nhiều di vật kèm theo.
Công việc tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ tại Xuân Mai đang được Đội 584 thực hiện
Đặc biêt trong đó có một hài cốt liệt sĩ có cây bút Hồng Hà màu xanh, khắc thông tin trên thân bút Nguyễn Văn Hưng , Mỹ Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh, bên dưới khắc tên Lê Thị Thể. Hiện tại anh Nguyễn Văn Thuận, ở thôn Nhật Tân, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, là người em ruột, người thờ tự liệt sĩ Nguyễn Văn Hưng đã được chính quyền địa phương xác nhận là thân nhân của liệt sĩ Nguyễn Văn Hưng. Còn tên người con gái yêu thương Lê Thị Thể được khắc trên thân bút Hồng Hà màu xanh ấy, chính là người vợ của liệt sĩ Nguyễn Văn Hưng.
Sau khi đọc thông tin của Báo NNVN, Thiếu tá Lê Bá Dương, hiện là Ban liên lạc đồng đội Trung đoàn 27 tại tỉnh Khánh Hòa, nguyên là đồng đội cùng Tiểu đoàn 3, thuộc Trung đoàn 27 Triệu Hải anh hùng (Trung đoàn 27 Xô Viết Nghệ Tĩnh ) với liệt sĩ Nguyễn Văn Hưng, từng chiến đấu tại xã Gio An từ tháng 5/1968, kết nối với phóng viên NNVN và cho biết từng tận mắt chứng kiến nhiều đồng đội hy sinh và được an tang tại khu vực trên.
Theo ông Lê Bá Dương, các liệt sĩ đang được Đội quy tập hài cốt liệt sĩ 584 đang cất bốc tại thôn Xuân Mai rất có thể là các đồng đội cùng đơn vị với ông  hy sinh trong các đợt chiến đấu giai đoạn vây ép căn cứ Cồn Tiên thuộc xã Gio An, huyện Gio Linh.
Khi ông Dương gõ dòng chữ liệt sĩ Nguyễn Văn Hưng vào tư liệu của mình đang lưu trữ, đã có kết quả hoàn toàn trùng khớp với thông tin trên thân bút Hồng Hà màu xanh nằm cùng hài cốt liệt sĩ Hưng. Liệt sĩ Hưng sinh năm 1948, nhập ngũ tháng 8/1968, thuộc đơn vị C2 D2 E27,  hy sinh ngày 13/9/1968 tại làng Xuân Hải, xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. ( nay là Xuân Mai, Gio Bình)
Ông Dương tiếp tục tìm kiếm số ngày hy sinh của liệt sĩ Hưng (13/9/1968) liền có được một danh sách 26 liệt sỹ của các đơn vị : d2, d3, E 27 hy sinh cùng giờ, cùng ngày với liệt sĩ Hưng trong cùng một vị trí Xuân Hải( nay là Xuân Mai, Gio Bình)nơi mà Đội quy tập hài cốt liệt sĩ 584 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị đang tìm kiếm, cất bốc hài cốt các liệt sĩ mấy tuần nay.
Như vậy, so với con số 38 hài cốt liệt sĩ vừa được tìm thấy ở vị trí trên, thì ông Dương đã cung cấp được tên, tuổi, đơn vị, quê quán 26 liệt sĩ chính xác. Do đang trên đường ra Tây Bắc công tác nên ông Dương chưa vào được kho tư liệu lưu giữ các thông tin đồng đội để có một danh sách đầy đủ hơn. Ông Dương cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các Ban liên lạc đồng đội các địa phương để có được danh sách đầy đủ tên tuổi các liệt sĩ, phục vụ công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ cho các thân nhân liệt sĩ được kiph thời, ý nghĩa hơn.
Nhiều nhân chứng từng là tướng lĩnh, lãnh đạo và người dân địa phương ở xã Gio An dự đoán tại vị trí này có thể còn có nhiều liệt sĩ hy sinh vào các thời điểm khác nhau. Hoặc có thể còn có các liệt sĩ là bộ đội địa phương, và đơn vị bạn phối hợp tác chiến vào thời điểm đó.
Hài cốt các liệt sĩ vừa được cấc bốc được quàn tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Gio Linh
Vậy nên, trong khi Đội quy tập hài cốt liệt sĩ 584 tiếp tục tìm kiếm các anh, với tư cách một đồng đội cùng đơn vị, ông Lê Bá Dương kịp thời cung cấp danh sách các liệt sĩ hy sinh cùng ngày với liệt sĩ Nguyễn Văn Hưng để các tổ chức, thân nhân liệt sĩ theo dõi.
Ông Dương mong muốn các anh em Ban liên lạc đồng đội ở các tỉnh thành kiểm chứng các liệt sĩ có tên trong danh sách này để kịp thời thông báo cho thân nhân liệt sĩ và chính quyền địa phương biết để tổ chức giúp các thân nhân liệt sĩ sớm có được niềm vui tìm kiếm được người thân của mình sao bao năm xa cách do hoàn cảnh đất nước.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị cho biết bản danh sách ông Lê Bá Dương cung cấp rất có ý nghĩa. Đây là tài liệu quý để phục vụ cho quá trình đối chiếu tìm kiếm các liệt sĩ cũng như làm thủ tục trưng cầu mẫu phẩm để khớp mẫu ADN theo quy định của pháp luật. Nguyện vọng cháy bỏng của Đội quy tập hài cốt liệt sĩ 584 là sớm tìm ra được đầy đủ tên tuổi, quê quán cho các liệt sĩ đang được đơn vị cất bốc mấy tuần nay, những người đã không tiếc tuổi thanh xuân đã hy sinh để dành lấy độc lập, thống nhất Tổ quốc.  



Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

[3.127] Giấy giới thiệu cấp cho đ/c Vi Lê Mai và Đặng Thành, đơn vị tiểu đoàn 22 thông tin Sư đoàn 3 sao vàng, tháng 9/1968

2018092451164

Giấy giới thiệu của đ/c Vi Lê Mai, đơn vị tiểu đoàn 22 thông tin Sư đoàn 3 sao vàng, ký ngày 20 tháng 9/1968. Thủ trưởng đơn vị 551 (Tiểu đoàn 22 thông tin) là Hồ Giới. 

Nội dung: Giới thiệu đ/c Mai và đ/c Thành đến Quảng Ngãi làm nhiệm vụ quân sự, có giá trị đến cuối ngày 30/9/1968.

Ảnh chụp Giấy giới thiệu


Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

[3.126] Sổ ghi chép của đ/c Vũ Khúc, quê quán Hoàng Tân, Tây Sơn, Tiền Hải, Thái Bình, Chính trị viên phó Đại đội 1 Tiểu đoàn đặc công 50 Trung đoàn 46 Sư đoàn 1, năm 1972

2018091744156

Sổ ghi chép của đ/c Vũ Khúc, sinh năm 1943 quê quán Hoàng Tân, Tây Sơn, Tiền Hải, Thái Bình, Chính trị viên phó Đại đội 1 Tiểu đoàn đặc công 50 Trung đoàn 46 Sư đoàn 1, năm 1972.

Cuốn sổ ghi chép từ khoảng thời gian 1968 đến 1972. Trong cuốn sổ ghi chép có sơ đồ trận đánh Bat Đăng của Trung đoàn 46 ngày 6/12/1971, có sự tham gia của Tiểu đoàn 50 đặc công.

Một trang khác bác Vũ Khúc có ghi chép các sự kiện quan trọng trong đời. Trong đó có ghi sinh 12/12/1943, tái ngũ 7/2/1968, đi B ngày 5/2/1969. Các thông tin cá nhân gồm có: Cưới vợ 22/1/1960, ngày 14/6/1964 có con trai đầu tên là Đức Vinh, 19/9/1966 có con trai thứ tên Đức Thuận.

Trong web Chính sách quân đội có thông tin về Liệt sỹ Vũ Khúc như sau:

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/94549

Họ và tên:Vũ Khúc
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:1943
Nguyên quán:Hoàng Tân, Tây Sơn, Tiền Hải, Thái Bình
Trú quán:Hoàng Tân, Tây Sơn, Tiền Hải, Thái Bình
Nhập ngũ:2/1961
Tái ngũ:
Đi B:2/1969
Đơn vị khi hi sinh:C1 D50 F1
Cấp bậc:B bậc trưởng
Chức vụ:C viên phó
Ngày hi sinh:29/3/1972
Trường hợp hi sinh:Tập kích
Nơi hi sinh:Ngã 3 Ton Hon
Nơi an táng ban đầu:Tại núi Voi, Kăm Pốt
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Họ tên vợ:Vũ Thị Oanh
Thân nhân khác:Vũ Văn Thân, Phạm Thị Tý
Địa chỉ:Cùng quê

Ảnh chụp một số trang cuốn sổ





Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

[3.125.4] Quyết định tặng bằng khen cho 56 cá nhân thuộc Tiểu đoàn 406 đặc công QK5 về thành tích công tác năm 1970

2018090835147

Quyết định tặng bằng khen cho 56 cá nhân cá nhân thuộc Tiểu đoàn 406 đặc công QK5 về thành tích công tác năm 1970. Quyết định do đ/c Trần Ngưỡng, thủ trưởng đơn vị 501 (Cục Chính trị QK5) ký ngày 15/1/1971.

Ảnh chụp Quyết định


[3.125.3] Quyết định tặng thưởng Huân chương chiến công giải phóng hạng ba cho Đại đội 5 Tiểu đoàn 406 đặc công QK5, năm 1971

2018090835147 

Quyết định đề ngày 7/3/1971 của Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Trung trung bộ (QK5), do đ/c Hai Mạnh (Tức Thiếu tướng Chu Huy Mân - Tư lệnh Quân khu 5) ký, tặng thưởng Huân chương chiến công giải phóng hạng ba cho Đại đội 5 tiểu đoàn 406 đặc công QK5 về thành tích "Đêm 1/2/1971 tập kích điểm Trà Nam (Trà Bồng) một đại đội bảo an thiếu..."

Ảnh chụp Quyết định


[3.125.2] Quyết định tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba cho đ/c Trần Minh Xuân, chính trị viên phó tiểu đoàn 406 đặc công QK5, năm 1971

2018090835147

Quyết định đề ngày 8/4/1971, do đồng chí Võ Tiến Trình, Phó Chính ủy Quân khu 5, thay mặt Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền trung trung bộ (QK5), tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba cho đ/c Trần Minh Xuân, chính trị viên phó tiểu đoàn 406 đặc công QK5. Đồng chí Xuân quê ở xã Phổ Nhơn huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi.

Ảnh chụp Quyết định



[3.125.1] Quyết định đề bạt cấp bậc Trung đội bậc phó và Trung đội bậc trưởng cho các cán bộ Tiểu đoàn 406 đặc công QK5, năm 1971

2018090835147

Quyết định đề bạt cấp bậc Trung đội bậc phó và Trung đội bậc trưởng cho các cán bộ Tiểu đoàn 406 đặc công QK5, năm 1971, gồm:

- Các đồng chí đề bạt cấp bậc Trung đội bậc phó: Đỗ Sỹ Kiều, Nguyễn Văn Nất, Nguyễn Duy Phương.
- Các đồng chí đề bạt cấp bậc Trung đội bậc trưởng: Hồ Lầu

Quyết định ký ngày 8/4/1971, do đồng chí Nguyễn Nam Khánh, là thủ trưởng đơn vị 501 (Mỹ chú thích có thể là Cục Chính trị QK5) ký.

Ảnh chụp Quyết định


Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

[3.124] Giấy chứng nhận khen thưởng cấp cho đ/c Cấn Đình Giã, đơn vị tiểu đoàn 406 đặc công QK5, quê thôn Bịch Đông xã Nam Chính huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam

2018090330141

Các Giấy chứng nhận khen thưởng, đề ngày 30/9/1969, do đ/c Phan Hồng Dâng, thủ trưởng đơn vị tiểu đoàn 406 đặc công QK5, cấp cho đ/c Cấn Đình Giã, quê xóm Bịch Đông xã Nam Chính huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, về thành tích chiến đấu cầu ông Dông và Chiến đấu Ebộ 54.

Phía Mỹ chú thích thu giữ giấy tờ này từ thi thể bộ đội Việt Nam. Cùng với các Giấy khen này, có 1 cuốn sổ ghi chép cá nhân của đ/c Cấn Đình Giã.

Ảnh chụp các giấy Khen




Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

[3.123] Quyết định đề bạt Trung đội phó và kết nạp Đảng của đ/c Lê Hồng Tứ, đơn vị Đại đội 21 trinh sát Trung đoàn 274 QK7

2018090229139

Link liên quan:
[3.122] Quyết định đề bạt cấp bậc Tiểu đội phó của đ/c Đỗ Văn Lược, đơn vị Đại đội 21 trinh sát - Trung đoàn 274 - Quân khu 7



Ảnh chụp Quyết định đề bạt chức vụ Trung đội phó và quyết định kết nạp Đảng của đ/c Lê Hồng Tứ, đơn vị đại đội 21 Trung đoàn 274 Quân khu 4.
Phía Mỹ chú thích thu giữ giấy tờ này từ thi thể bộ đội Việt Nam, sau 1 trận phục kích ở khu vực Cẩm Mỹ - Bà Rịa hôm 17/6/1969.



Quyết định kết nạp Đảng của đ/c Lê Hồng Tứ


Theo web chính sách quân đội thì có các LS thuộc C21 E33 QK7 hy sinh hôm 17/6/1969 tại khu vực Cẩm Mỹ - Bà Rịa. Tuy nhiên căn cứ theo giấy tờ quân Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội VN sau trận phục kích, có tên các LS Đỗ Văn Lược (phía Mỹ ghi bằng tiếng Anh), Lê Hồng Tứ, thì các LS này thuộc Đại đội 21 trinh sát Trung đoàn 274. Các Liệt sỹ gồm:

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/101216
Họ và tên: Nguyễn Lý Cử
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh: 1950
Nguyên quán: Cần Hữu, Quốc Oai, Hà Tây
Trú quán: Cần Hữu, Quốc Oai, Hà Tây
Nhập ngũ: 6/1968
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh: C21 quân khu 7
Cấp bậc: Binh nhất
Chức vụ:
Ngày hi sinh: 17/6/1969
Trường hợp hi sinh: Đi công tác
Nơi hi sinh: Cẩm Tiên, Cao Su Bà Rịa

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/101864
Họ và tên: Mai Văn Diễn
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh: 1951
Nguyên quán: Trần Phú, Chương Mỹ, Hà Tây
Trú quán: Trần Phú, Chương Mỹ, Hà Tây
Nhập ngũ: 6/1966
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh: C21 quân khu 7
Cấp bậc: Binh nhất
Chức vụ:
Ngày hi sinh: 17/6/1969
Trường hợp hi sinh: Đi công tác
Nơi hi sinh: Cẩm Tiên, cao su Bà Rịa

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/126575
Họ và tên: Hoàng Văn Phòng
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh: 1943
Nguyên quán: Thất Hùng, Kinh Môn, Hải Hưng
Trú quán: Thất Hùng, Kinh Môn, Hải Hưng
Nhập ngũ: 2/1965
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh: C20 E4 QK7
Cấp bậc: A bậc phó
Chức vụ:
Ngày hi sinh: 17/6/1969
Trường hợp hi sinh: Công tác
Nơi hi sinh: Cẩm Mỹ, Cao Su Bà Rịa

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/87788
Họ và tên: Lê Hồng Tứ
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh: 1948
Nguyên quán: Thượng Trưng, Kiến Tường, Vĩnh Phú
Trú quán: Thượng Trưng, Kiến Tường, Vĩnh Phú
Nhập ngũ: 7/1965
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh: C21 E33
Cấp bậc: B bậc phó
Chức vụ:
Ngày hi sinh: 17/6/1969
Trường hợp hi sinh: Đi công tác gặp địch, mất tích
Nơi hi sinh: Cẩm Tiền, Cẩm Mỹ, Cao Su Bà Rịa

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/93813
Họ và tên: Đỗ Văn Xược
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh: 1950
Nguyên quán: Thái Học, Thái Ninh, Thái Bình
Trú quán: Thái Học, Thái Ninh, Thái Bình
Nhập ngũ: 5/1961
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh: C21 E33
Cấp bậc: Hạ sỹ
Chức vụ:
Ngày hi sinh: 17/6/1969
Trường hợp hi sinh: Đi công tác
Nơi hi sinh: Cẩm Tiên, Bà Rịa

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

[3.122] Quyết định đề bạt cấp bậc Tiểu đội phó của đ/c Đỗ Văn Lược, đơn vị Đại đội 21 trinh sát - Trung đoàn 274 - Quân khu 7

2018090128138

Quyết định đề ngày 13/5/1969, do đ/c Lê Hương ký, thủ trưởng Trung đoàn 4/ Trung đoàn 274 - Quân khu 7, đề bạt đ/c Đỗ Văn Lược [Sược? - Bản tiếng Anh phía Mỹ ghi tên là Đỗ Văn Lược] lên cấp Tiểu đội bậc phó.


Phía Mỹ chú thích Quyết định này thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam. Ngoài Quyết định này, còn có 3 Giấy tờ của chiến sỹ khác, cùng Trung đoàn 274.

Ảnh chụp Quyết định