Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

[5.32] Thông tin về trận tấn công của Tiểu đòan 2 - Sư đoàn 1 bộ đội Việt Nam ngày 14/9/1969 tại khu vực suối Dây - tỉnh Tây Ninh


2017010859028

Có 1 thân nhân đi tìm Liệt sỹ hy sinh ở địa danh suối Dây.

1. Dưới đây là thông tin tóm tắt của phía Mỹ về 1 trận tấn công của bộ đội Việt Nam vào 1 căn cứ của phía Mỹ đóng tại khu vực suối Dây - tỉnh Tây Ninh, rạng sáng 14/9/1969.

Vào lúc 1h sáng ngày 14/9/1969 khu vực đóng quân của 2 đại đội quân Mỹ bị bắn khoảng 75 cho đến 100 đạn các loại gồm đạn cối 60mm, đạn cối 82mm, súng phóng lựu chống tăng (B40) và đạn pháo phản lực 107mm từ phía Bắc và Đông Bắc căn cứ. Theo sau đó là đợt tấn công bằng bộ binh, có kèm theo yểm trợ bằng súng máy 12,7mm, từ phía Bắc và Đông Bắc căn cứ.

Lực lượng Mỹ phòng thủ chống trả bằng vũ khí bộ binh và có sự yểm trợ của trực thăng vũ trang, pháo binh, máy bay ném bom.

Chiến sự diễn ra cho đến 4h sáng và phía bộ đội Việt Nam rút lui. 


Lục soát ban đầu khu vực giao chiến, phía Mỹ ghi nhận có 34 bộ đội Việt Nam hy sinh, bắt giữ 1 tù binh, thu giữ 6 súng Ak, 2 súng B40, 1 đạn B40, 1 súng CKC, 5 đạn rocket 107mm, 5 đạn DKZ 57mm, 5 đạn B41, 172 lựu đạn, 1 ống bộc phá.

Bản đồ khu vực trận chiến rạng sáng 14/9/1969



2. Những thông tin ghi nhận từ website http://chinhsachquandoi.gov.vn cho thấy có nhiều liệt sỹ thuộc Tiểu đoàn 2 - Sư đoàn 1 hy sinh ngày 14/9/1969 ở suối Dây:

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/120783


Họ và tên:
Nguyễn Văn Chị
Nguyên quán:
Trực Nam, Nam Hải, Nam Hà
Trú quán:
Trực Nam, Nam Hải, Nam Hà
Nhập ngũ:
7/1967
Đơn vị khi hi sinh:
C6 D2
Cấp bậc:
Hạ sỹ
Chức vụ:
Chiến sỹ
Ngày hi sinh:
14/9/1969
Trường hợp hi sinh:
Chiến đấu ở suối Dây Lọc không về
Nơi hi sinh:
Suối Dây Lọc


http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/126992

Họ và tên:
Nguyễn Minh Bao
Nguyên quán:
Lao Động, Phúc Thành, Kinh Môn, Hải Hưng
Trú quán:
Lao Động, Phúc Thành, Kinh Môn, Hải Hưng
Nhập ngũ:
4/1968
Đi B:
1/1969
Đơn vị khi hi sinh:
C6 K2 F1
Cấp bậc:
Binh nhất
Chức vụ:
Chiến sỹ
Ngày hi sinh:
14/9/1969
Trường hợp hi sinh:
Chiến đấu
Nơi an táng ban đầu:
Không lấy được thi hài
http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/101224

Họ và tên:
Trần Quốc Cậy
Nguyên quán:
Thôn 5, Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Tây
Trú quán:
Thôn 5, Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Tây
Nhập ngũ:
7/1968
Đơn vị khi hi sinh:
C6 D2 E2 F1
Cấp bậc:
Hạ sỹ
Chức vụ:
Chiến sỹ
Ngày hi sinh:
14/9/1969
Trường hợp hi sinh:
Chiến đấu
Nơi hi sinh:
Suối Dây
Nơi an táng ban đầu:
Không về
http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/126992 [Ls này có tận 2 thông tin và 2 đơn vị khác nhau???]

Họ và tên:
Nguyễn Minh Bao
Nguyên quán:
Lao Động, Phúc Thành, Kinh Môn, Hải Hưng
Trú quán:
Lao Động, Phúc Thành, Kinh Môn, Hải Hưng
Nhập ngũ:
4/1968
Đi B:
1/1969
Đơn vị khi hi sinh:
C6 K2 F1
Cấp bậc:
Binh nhất
Chức vụ:
Chiến sỹ
Ngày hi sinh:
14/9/1969
Trường hợp hi sinh:
Chiến đấu

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/99112


Họ và tên:
Bùi Quang Hiến
Năm sinh:
1940
Nguyên quán:
Văn Tảo, Thường Tín, Hà Tây
Trú quán:
Văn Tảo, Thường Tín, Hà Tây
Nhập ngũ:
2/1968
Đơn vị khi hi sinh:
C17 E2 F1
Cấp bậc:
Binh nhất
Chức vụ:
Chiến sỹ
Ngày hi sinh:
14/9/1969
Trường hợp hi sinh:
Chiến đấu
Nơi an táng ban đầu:
Cách đồn suối Dây 150m

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/99466


Họ và tên:
Nguyễn Văn Mai
Nguyên quán:
Phúc Thọ, Phúc Hòa, Hà Tây
Trú quán:
Phúc Thọ, Phúc Hòa, Hà Tây
Nhập ngũ:
9/1965
Đơn vị khi hi sinh:
C6 D2
Cấp bậc:
Thượng sỹ
Chức vụ:
B trưởng
Ngày hi sinh:
14/9/1969
Trường hợp hi sinh:
Chiến đấu không thấy về
Nơi hi sinh:
Suối Dây
Họ tên vợ:
Đạm Thị Nhật
3. Rongxanh cho rằng sự kiện 1 và 2 có liên quan đến nhau, hay d2/F1 tấn công căn cứ Mở suối Dây. Một Liệt sỹ có ghi đơn vị là C6 d2 E2 F1
4. Link ảnh vệ tinh khu vực:

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

[7.12] Sơ đồ các trận ném bom B52 quanh thị xã An Lộc khi bị Quân giải phóng miền Nam tấn công, năm 1972

20170103

Dưới đây là sơ đồ các vị trí bị ném bom B52, khu vực thị xã An Lộc, khi bị các đơn vị quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công vào, tháng 4 đến tháng 7/1972.

Mỗi ô hình chữ nhật là 1 Box B52, thuờng do 1 tốp 3 máy bay B52 thực hiện ném bom rải thảm, trên một hình chữ nhật có kích thước rộng khoảng 1 km, dài từ 2 đến 3km.



Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

[3.42] Giấy chuyển sinh hoạt của đ/c Vũ Văn Nhạn, đơn vị C17 - Trung đoàn 10 Ngô Quyền quê ở thôn Vũ Kim - xã Quảng Văn huyện Quảng Xương - Thanh Hóa, năm 1966

2017010203006 – Những kỷ vật kháng chiến

Một số giấy tờ của đơn vị thuộc Trung đoàn 10 Ngô Quyền (Trung đoàn 95A - Sư đoàn 325A) - Sư đoàn 5/ Nông trường 5 - Quân khu 5, do lính Mỹ thu được tháng 11/1967 tại Phú Yên

1. Giấy giới thiệu chuyển đơn vị đề ngày 27/4/1966, do đ/c Đào Văn Nhiệm ký thay mặt C009 (Chi ủy Chi bộ), cấp cho đồng chí Vũ Văn Nhạn. 

Trên Giấy giới thiệu cũng có lời chuyển của đ/c Đinh Văn Chương thay mặt E0011 (Đảng ủy Trung đoàn), Công trường 10/ Trung đoàn 10 Ngô Quyền tới K70; Ý kiến chuyển của đ/c Trần Quán thay mặt D0010-B11 (Đảng ủy tiểu đoàn - Trường quân chính, trong đó B11 là mật danh của Nông trường 5; Ý kiến chuyển của đ/c Phạm Huy Châu thay mặt E0011 - Công trường 10.

Tuy nhiên thời gian các ý kiến này đều thể hiện là năm 1965.


2. Bảng thống kê loại thuốc y tế và số lượng xuất - nhập


Ảnh chụp các giấy tờ:








Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

[3.41] Một số giấy khen của các chiến sỹ Trung đoàn 22 Quyết Tâm – Sư đòan 3 Sao vàng QK5, năm 1966

2016123143047 – Những kỷ vật kháng chiến

Các Giấy khen của các chiến sỹ thuộc Trung đoàn 22 Quyết Tâm – Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5, do lính Mỹ thu được tháng 5/1967 tại Bình Định

1. Giấy chứng nhận khen thưởng do đ/c Trần Đình Tiến – Chỉ huy Trung đoàn 527 hay Trung đoàn 22 Quyết Tâm ký ngày 21/1/1966, cấp cho đ/c Nguyễn Trọng Tâm, quê quán huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, vì thành tích trong trận đánh Minh Long

2. Giấy chứng nhận khen thưởng do đ/c Trần Đình Tiến – Chỉ huy Trung đoàn 527 hay Trung đoàn 22 Quyết Tâm ký ngày 28/2/1966, cấp cho đ/c Lê Văn Ngọc, quê quán Đông Tân - Tiên Lãng - Hải Phòng vì thành tích trong trận Bắc Bồng Sơn.


3. Giấy chứng nhận khen thưởng do đ/c Trần Đình Tiến – Chỉ huy Trung đoàn 527 hay Trung đoàn 22 Quyết Tâm ký ngày 21/4/1966, cấp cho đ/c Lê Thành Xuân, quê quán Hoài Hảo - Hoài Nhơn - Bình Định, vì thành tích trong trận Tài Lương.

4. Giấy chứng nhận khen thưởng do đ/c Trần Đình Tiến – Chỉ huy Trung đoàn 527 hay Trung đoàn 22 Quyết Tâm ký ngày 21/1/1966, cấp cho đ/c Nguyễn MInh Tâm, quê quán xã Hòang Long - Phú Xuyên - Hà Tây, vì thành tích trong trận Minh Long


Ảnh chụp các Giấy chứng nhận khen thưởng





Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

[3.40] Một số giấy khen của các chiến sỹ Trung đoàn 22 Quyết Tâm – Sư đòan 3 Sao vàng QK5, năm 1966

2016122436041 – Những kỷ vật kháng chiến

Các Giấy khen của các chiến sỹ thuộc Trung đoàn 22 Quyết Tâm – Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5, do lính Mỹ thu được tháng 5/1967 tại Bình Định

1. Giấy chứng nhận khen thưởng do đ/c Trần Đình Tiến – Chỉ huy Trung đoàn 527 hay Trung đoàn 22 Quyết Tâm ký đề ngày 21/4/1966, tặng đồng chí VŨ Thuận, quê quán xã Duy Ninh huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam, là Trung đội trưởng đơn vị 71 vì những thành tích trong trận Minh Long , Tài Lương

2. Giấy chứng nhận khen thưởng do đ/c Trần Đình Tiến – Chỉ huy Trung đoàn 527 hay Trung đoàn 22 Quyết Tâm ký đề ngày 20/2/1966, tặng đ/c Trần Văn Toán, quê xã Thống Kênh huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương, vì thành tích trong trận Bắc Bồng Sơn.

3. Giấy chứng nhận khen thưởng do đ/c Trần Đình Tiến – Chỉ huy Trung đoàn 527 hay Trung đoàn 22 Quyết Tâm ký đề ngày 1/1/1965, tặng đ/c Vũ Văn Hối, quê Tiên Nháng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng, đạt danh hiệu Dũng sỹ Núi Thành khi vượt TRường Sơn vào Nam chống Mỹ.

4. Giấy chứng minh đề 1966, cấp cho đ/c Nguyễn Trọng Tâm, sinh 10/6/1937, quê quán thôn Điệp Sơn – xã Tiến Minh – huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam.

5. Giấy chứng minh, đề 1/1/1967, cấp cho đ/c Phạm Văn Cận, sinh 13/5/1935, quê thôn Hiệp Luật xã Nam Dương huyện Nam Trực tỉnh Nam Hà (Nam Định).

Ảnh chụp các Giấy khen và Giấy chứng nhận



Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

[3.39] Giấy chứng nhận hạ sỹ quan công binh của bác Hồ Huy Liệu, đơn vị Sư đoàn 3 Sao vàng, quê quán Sơn Hàm – Hương Sơn – Hà Tĩnh, năm 1966

2016112839045 – Những kỷ vật kháng chiến

Các Giấy tờ do lính Mỹ thu được ngày 16/4/1967 tại Bình Định, gồm:

1. Giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp Hạ sỹ quan công binh do thủ trưởng Nông trường 3 Sao vàng cấp cho bác Hồ Huy Liễu, sinh năm 1945, đã tốt nghiệp lớp Hạ sỹ quan công binh khóa 2 năm 1966. Giấy chứng nhận đề ngày 1/7/1966.

2. Cuốn sổ Học tập của bác Hồ Huy Liễu, ghi chép nội dung học lớp công binh. Cuối cuốn sổ có danh sách các chiến sỹ trong đơn vị bác Liễu:  Phạm Văn Long, Nguyễn Ngọc Bích, Thân Văn Vẽ, Nguyễn Ngọc Tĩnh, Hiền, An, Đỗ Doanh Chu, Phạm Xuân Lũy (quê quán: Sơn Hà? – Thanh Lạn? – Việt Yên – Hà bắc), Nguyễn Hồng Hinh (Xóm Thượng – xã Tg La? – Việt yên – Hà Bắc), Dương Quang Xuyên, Lương Tuấn Nguyễn, Ngọc Phùng, Nguyễn Hữu Thái.

Ảnh chụp Giấy chứng nhận và một số trang của cuốn sổ









Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

[5.31.1] Thông tin về ngôi mộ tập thể chôn cất bộ đội Việt Nam hy sinh khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, Tết Mậu Thân 1968

20161108
Link phần trước:

[5.31] Thông tin về ngôi mộ tập thể chôn cất bộ đội Việt Nam hy sinh khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, Tết Mậu Thân 1968

 

Theo link này: http://vnca.cand.com.vn/Truyen-thong/Bac-toi-trong-Tieu-doan-lam-nen-dang-dung-Viet-Nam-350488/ thì các liệt sỹ được chôn cất trong ngôi mộ tập thể này đã được khai quật và chuyển tới Nghĩa trang Liệt sỹ Tp Hồ Chí Minh

Sáng 31/1/1968, địch được tăng viện hoả lực mặt đất và trên không phản kích. Cuộc chiến đấu ác liệt kéo dài trong ngày 31/1/1968. Các chiến sĩ của Tiểu đoàn đã dũng cảm chiến đấu đến viên đạn cuối cùng; 380 người đã anh dũng hy sinh. Sau này khi mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất (năm 1990), một người lính chế độ Sài Gòn đã chỉ nơi chôn cất các liệt sĩ d16, các cơ quan chức năng đã khai quật và tìm được 181 bộ hài cốt đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ TP HCM.

Các bức ảnh liên quan đến ngôi mộ tập thể này do một cựu chiến binh Mỹ (Bob Laymon) post trong face book:

 1. Bức ảnh thứ nhất:


  (Sửa link ảnh 10/7/2017)

Tóm tắt thông tin về bức ảnh: Đây là bức ảnh chụp từ máy bay Boeing 707 cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất (Đường băng 25R) sau sự kiện bộ đội Việt Nam tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất. Khu vực này ở phía đầu phía Tây sân bay, giáp với QL1, là đường tấn công của bộ đội Việt Nam vào sân bay. TRong tấm ảnh có 2 máy ủi, 1 máy ủi đào 1 đường hào để chôn cất thi thể bộ đội Việt Nam (Đường hào ở góc bên phải dưới bức ảnh), 1 máy ủi dùng để lấp đất (Máy ủi ở giữa bức ảnh).


2. Bức ảnh khu vực ngôi mộ tập thể (Nguồn: Tsna.org)


(Sửa link ảnh 10/7/2017)

3. Vị trí tương đối của ngôi mộ trên bản đồ (So sánh giữa bản đồ năm 1964 và năm 1968)


Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

[7.11] Diễn biến chiến sự tại khu vực phía Đông sân bay Biên Hòa Tết Mậu Thân 1968 (31/1/1968) - Tổng hợp thông tin của phía Mỹ

2016102989057 Link liên quan:

[7.10.1] Vài thông tin về Trung đoàn 274 – Sư đoàn 5 Quân đội nhân dân Việt Nam tấn công vào khu vực sân bay Biên Hòa – Long Bình trong Tết Mậu Thân năm 1968

[7.10] Vài thông tin về tấn công vào sân bay Biên Hòa trong Tết Mậu Thân năm 1968

Khoảng 3h sáng ngày 31/1/1968, đợt tấn công vào khu vực Long Bình – Biên Hòa bắt đầu. Sân bay Biên Hòa bị bắn 35 quả đạn pháo phản lực DKB 122mm và 10 đạn cối 82mm, ngay sau đó là bộ đội Việt Nam tấn công vào khu vực phía Đông sân bay. Hai tiểu đoàn của Trung đoàn 274 (Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2) – Sư đoàn 5 tham gia tấn công vào phía Đông sân bay theo 4 mũi tấn công, trong khi Đại đội 238 bộ đội địa phương được tăng cường lên đến cỡ Tiểu đòan, tấn công vào căn cứ Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH.

Lực lượng bộ đội Việt Nam tấn công sân bay đã bị lực lượng địa phương quân VNCH và lực lượng cảnh vệ Mỹ bảo vệ sân bay (Gồm có 413 nguời) đóng trong dãy lô cốt phía Đông sân bay tấn công. Đến 4h20 rạng sáng 31/1/1968, bộ đội Việt Nam đã xuyên qua hàng rào sân bay vào đến đầu phía Đông đường băng, nhưng không thể vào được đường băng khu đỗ máy bay. Bộ đội Việt Nam đã chiếm được khu vực kiểm tra động cơ máy bay, khu vực tháo vũ khí máy bay, nằm dọc đường lăn đầu phía Đông đường băng sân bay. Giao chiến diễn ra ở đây cho đến sáng sớm ngày 31/1/1968, rồi sau đó lực lượng bộ đội Việt Nam bắt đầu rút ra. Cho đến trưa ngày 31/1/1968, trận chiến ác liệt diễn ra ở xóm Đồng Lách, nằm ở phía Đông sân bay, là nơi tập trung bộ đội Việt Nam rút ra sau trận đánh lúc rạng sáng ở khu vực đầu đông sân bay Biên Hòa.

Đại đội 238 bộ đội địa phương tấn công căn cứ Sở chỉ huy Quân đoàn 3 VNCH (Ở phía Đông Nam sân bay) nhưng cũng không vượt qua được hàng rào căn cứ.

Tiểu đoàn 57 địa phương quân VNCH của Tiểu khu Đồng Nai đã được tăng cường cho lực lượng phòng thủ sân bay lúc 4h20 sáng.

Lúc 8h20 sáng, 1 tiểu đoàn dù của Sư đoàn 101 dù (Mỹ) đã được tăng viện bằng trực thăng đến Sở chỉ huy Sư đoàn 101 dù, lúc này đang đóng ở sân bay Biên Hòa, và bắt đầu triển khai tấn công về phía Nam qua cổng phía Đông sân bay.

Một Chi đội thiết giáp của Sư đoàn 9 Mỹ được lệnh tăng viện cho Sở chỉ huy Quân đoàn 3 VNCH, tiến xuyên qua khu vực Trung đoàn 275 bộ đội Việt Nam đang tấn công vào tổng kho Long Bình từ phía Bắc, và đánh vào cánh của Trung đoàn 274/ Sư đoàn 5 bộ đội Việt Nam đang tấn công sân bay Biên Hòa. Đến 9h00 thì Chi đội này đã đến được khu vực đầu phía đông đường băng sân bay Biên Hòa.

Máy bay ném bom, trực thăng vũ trang, pháo binh bắn phá ác liệt khu vực đường bộ đội Việt Nam tiếp cận phía đông sân bay Biên Hòa. Trực thăng vũ trang và máy bay AC47 xuất phát ngay từ sân bay Biên Hòa tham gia tấn công bộ đội Việt Nam tại khu vực phía Đông sân bay.

Đến 16h40, lực lượng bộ đội Việt Nam tấn công đã bị đánh bật ra khỏi khu vực phía Đông sân bay Biên Hòa. Đến chiều tối ngày 31/1/1968, các đợt tấn công bộ binh của bộ đội Việt Nam vào sân bay Biên Hòa và Sở chỉ huy Quân đoàn 3 VNCH đã chấm dứt, chỉ còn lẻ tẻ các vụ bắn tỉa súng bộ binh trong 2 ngày tiếp theo.

Phía Mỹ thống kê có 139 thi thể bộ đội Việt Nam trong phạm vi hàng rào sân bay Biên Hòa và bắt giữ 25 tù binh. Tổng cộng có 423 bộ đội VIệt Nam hy sinh trong trận đánh vào khu vực sân bay Biên Hòa.

Tổng hợp trên bản đồ

Hình ảnh về lô cốt Hill 10, ở phía đầu đông sân bay Biên Hòa (Từ VSPA.com):

Lô cốt Hill 10 bây giờ, ở góc duới – phải tấm ảnh (Nguồn: Bác OV10 – panoramio.com)

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

[5.31] Thông tin về ngôi mộ tập thể chôn cất bộ đội Việt Nam hy sinh khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, Tết Mậu Thân 1968

20161015


Thông tin cần kiểm chứng: 

Tại link này: http://377sps.org/nva/index.html

có 1 bức ảnh, chụp ngôi mộ tập thể chôn cất bộ đội Việt Nam hy sinh khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, Tết Mậu Thân 1968.

Bức ảnh đó như sau:

Phần tiếng Anh phía duới bức ảnh này như sau:

Photograph by  ©  Roger P. Fox
Mass grave of VC/NVA soldiers who attempted to overrun Tan Son Nhut, Air Base during TET 1968.  The inscription reads:   "This is the resting place of those soldiers lost on the night of the first day of TET 1968.  Their spirits beg all countrymen to wholeheartedly work so that peace will come quickly to our beloved Vietnam."
 So what did you think?  The only location I know of, for the remains of the North Vietnamese Army and Viet Cong, is the 157 enemy soldiers that were killed on the military installation during TET 1968.  The enemy was buried on the west end of Tan Son Nhut Air Base, between the two taxiways.   A rather large trench was constructed by a bull-dozer and the bodies were lined up inside the trench and lime was readily applied prior to the actual covering of the mass grave site, with dirt.  There were over 600 NVA/VC bodies that were counted and who were buried off the installation near the western end of the base.

Theo thông tin từ đoạn tiếng Anh trên, thì ngôi mộ đó có 157 thi thể bộ đội Việt Nam, vị trí nằm ở khu vực đầu phía Tây khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, giữa 2 đường taxi way (Đường lăn). Phía Mỹ sử dụng máy ủi đào 1 đường hào rộng sau để chôn cất các thi thể, sau đó phủ đất lên. Ngoài ra còn hơn 600 thi thể bộ đội Việt Nam khác cũng được chôn cất ở khu vực đầu phía Tây sân bay Tân Sơn Nhất.