Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016
[7.9.1] Trao đổi với tác giả chụp các bức ảnh về trận chiến của Trung đoàn xe tăng 273 - Quân đoàn 3 tại khu vực Lăng cha Cả/ Sài gòn sáng ngày 30/4/1975 - P2
10 năm trước (Tháng 4/2006), khi tôi (Rongxanh) thấy tấm hình này trên trang chuyên về ảnh là Corbis, đã đưa lên diễn đàn Ttvnol.com, ngay lập tức đã có ý kiến nghi ngờ về tính xác thực của những bức hình này. Các ý kiến này đều cho rằng đây là những bức ảnh giả, làm gì có việc tổn thất lớn như vậy của phía Quân Giải phóng trong thời điểm này, khi quân lực VNCH đã tan rã!!
Tuy nhiên, có bác Altus đã mail hỏi tác giả những bức ảnh chụp này, và đã nhận được phản hồi. Nội dung các email trao đổi như sau:
Ngày 11/5/2006
Các bác,
Các bác tranh luận hăng quá Tôi đã liên lạc được với phóng viên Jacques Pavlovsky, và sau đây là hai bức thư trả lời của ông: ''Bonsoir,
Je vais essayer de répondre à vos questions.
La première photo ( celle des chars en feu) a été faite à Saïgon, à l''entrée Nord ( ?) de la ville, dans un quartier de la périphérie, le lendemain de l''entrée des Troupes Nord Vietnamiennes.
La légende ne doit pas être bonne, cette photo a été prise le premier mai et non comme indiqué le 30 avril.Comme nous avons été bloqué, avec nos films, à Saigon de nombreux jours avant d''aller à Ventiane, il est possible que ma rédaction de l''époque est faussement légendée cette image.
Ces chars contenaient à l''intérieur des obus qui de temps en temps
éclataient sous la chaleur des flammes.Quant à la deuxième ( les jeunes femmes en bicyclette) elle est faite au même endroit un ou deux jours après le première, mais je n''en ai pas un souvenir précis. Les chars avaient été mis sur le coté de la rue pour laisser la circulation. Il faudrait regarder les planches-contact. C''est aujourd''hui très difficile... mais possible ! Quand j''irai à Paris, ce qui est rare, j''aurai peut-être accès au gardiennage ou sont bloquées les images non numérisées. Pas de promesse mais j''essaierai.
Si vous avez d''autres questions, je tacherai d''y répondre. N''hésitez pas ! En 1979, j''ai passé de nombreuses semaines en mer de Chine, à Poulo Bidong, etc..avec l''Ile de Lumière;
Bien cordialement.
Jacques PAVLOVSKY''
Xin chào,
Tôi sẽ thử trả lời những thắc mắc của ông.
Tấm ảnh thứ nhất (mấy cái xe tăng đang cháy), chụp ở Sài gòn, tại một cửa ngõ phía Bắc (?) thành phố, một khu ngoại ô, một ngày sau khi quân Bắc Việt vào thành phố Chú thich (trong sách) không chính xác, ảnh này chụp ngày 01/05 chứ không phải 30/04 như họ viết. Hồi đó bọn tôi bị kẹt, cùng với phim, ở Sài Gòn nhiều ngày trước khi sang được Vientian, có lẽ tòa soạn của tôi đã ghi nhầm ngày.
Ba chiếc tăng này chứa nhiều đạn bên trong và đạn cứ chốc chốc lại nổ vì lửa nóng. Tấm ảnh thứ hai (có mấy cô gái đi xe đạp), được chụp cũng ở chỗ ấy, sau khi chụp tấm thứ nhất một hoặc hai ngày, bây giờ tôi không còn nhớ chính xác. Lúc này mấy cái xe tăng đã được đẩy sang lề đường để giải tỏa giao thông. Có khi tôi phải xem lại bộ ảnh gốc (planche-contact là ảnh chụp xếp theo thứ tự như ở hiệu ảnh rửa thử index làm mẫu, kiểu như slide-show, nhìn có thể nhớ lại là ảnh nào chụp trước hay sau ảnh nào, có thể giúp nhớ lại nhiều điều) Cái này hơi khó, nhưng có thể làm được...Bao giờ tôi có dịp lên Paris, mà tôi ít đi lắm, có thể tôi sẽ vào được chỗ lưu trữ ảnh gốc, chưa số hóa. Tôi không dám hứa nhưng tôi sẽ cố.
====
Trao đổi khác:
Sau đấy tôi gửi cho ông ta tấm ảnh mới chụp của bác ov10, và hỏi ông ta về chuyện nòng pháo và hỏi sao chỗ ấy lại vắng tanh vắng ngắt, sao không có bộ đội canh xe. Ông ta trả lời thế này: ''Đúng là chỗ ấy đấy, chỉ cách chừng vài chục mét thôi, phong cảnh giống hệt.
Chuyện nòng pháo thì tôi chịu. Trên ảnh của tôi có ba cái xe tăng, nhưng cũng có thể còn những cái khác nữa bên cạnh chăng ? Tôi không nhớ nữa.
Mấy cái xe này nằm ngay giữa đường, bọn tôi thì đi taxi tới, chẳng ai nói gì chúng tôi cả. Tôi nhớ có một lũ trẻ ở gần đấy. Chỗ đó nguy hiểm, vì đạn trong xe có thể nổ. Bọn tôi bảo lũ trẻ đừng có tới gần, nhưng chúng chỉ cười thôi! Bọn tôi đi thêm vài trăm mét nữa thì quân Bắc Việt bắt chúng tôi quay lại.
Hôm 30/04, tôi cùng bộ đội đi theo những chiếc xe tăng đầu tiên vào Dinh Độc Lập, xông lên bãi cỏ. Khoảnh khắc lịch sử đấy! Chỉ vài phút sau ông Minh đi ra, thế là tôi chụp được!
===
[7.9] Trận chiến của Trung đoàn xe tăng 273 - Quân đoàn 3 tại khu vực Lăng cha Cả/ Sài gòn sáng ngày 30/4/1975
Cách đây 41 năm, sáng sớm ngày 30/4/1975, Trung đoàn 273 xe tăng của Quân đoàn 3 đã cùng với Sư đoàn 10 tấn công vào mục tiêu là Bộ Tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng hòa. Khi đến khu vực vòng xoay Lăng cha Cả (Ngày nay là khu vực giao giữa đường Cộng Hòa - Lê Văn Sỹ - Hoàng Văn Thụ - Bùi Thị Xuân) đã gặp phải sự chống cự quyết liệt của phía Việt Nam cộng hòa.
Hình ảnh sau trận chiến dữ dội của đơn vị xe tăng thuộc Trung đoàn 273 với phía VNCH đã được ông Jacques Pavlovsky (Nhiếp ảnh gia người Pháp) ghi lại, cho thấy mức độ ác liệt của trận chiến tại những giờ phút cận kề chiến thắng
(Những ảnh này lấy từ nguồn ảnh của bác Ngao5 post)
Không ảnh khu vực
Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016
[2.28.1] Vài nét sơ lược về Trung đoàn 2 – Sư đoàn 3 Sao vàng Quân khu 5, thông tin ghi nhận của phía Mỹ năm 1970
2016032781041.28 – Thông tin đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Xin giới thiệu một số thông tin sơ lược về Trung đoàn 2 – Sư đoàn 3 Sao vàng Quân khu 5, do phía Mỹ ghi nhận năm 1970
Trung đoàn 2 được thành lập tháng 3/1962 ở khu vực gần sông Xa Lo địa phận tỉnh Quảng Ngãi – Kontum, gồm có các tiểu đoàn 20, 90, 300.
Từ năm 1962 đến 1964, trung đoàn trú quân ở khu vực rừng núi thuộc huyện SƠn Hà – tỉnh Quảng Ngãi.
Đầu năm 1965, Trung đoàn hoạt động ở các tỉnh Quảng Ngãi – Phú Yên – Bình Định, với nhiệm vụ chính là tấn công các lực lượng tiếp viện khi giao chiến.
Tháng 9/1965, Trung đoàn tham gia các cuộc tấn công ở huyện Phù Mỹ – tỉnh Bình Định.
Từ tháng 8 đến tháng 11/1966, Trung đoàn 2 hoạt động ở khu vực Phù Cát – Vĩnh Thạnh và Hoài Ân – tỉnh Bình Định.
Trong tháng 12/1966, Trung đoàn quay về tỉnh Quảng Ngãi và ở đây cho đến tận tháng 12/1967, sau đó quay lại Bình Định. Thời gian này, Trung đoàn chuẩn bị cho chiến dịch tấn công Tết Mậu Thân.
Tháng 6/1968, Trung đoàn 2 rời Bình Định, và quay trở lại Quảng Ngãi, sau đó phía Mỹ không ghi nhận được thông tin về Trung đoàn cho đến tháng 10/1968. Tháng 9/1969, phía Mỹ ghi nhận thông tin huyện Hòai Nhơn được lệnh phối hợp với Trung đoàn 2 sẽ di chuyển từ phía Nam Quảng Ngãi vào hoạt động trên địa bàn huyện. Các thông tin ghi nhận tiếp theo vào tháng 10/1969 cho thấy một số đơn vị của Trung đoàn có nhiệm vụ thu mua lúa gạo. Một số thông tin khác cũng ghi nhận sự xuất hiện của các đơn vị thuộc Trung đoàn ở Tam Quan, Hoài Nhơn.
Tháng 11, phía Mỹ ghi nhận thông tin Trung đoàn di chuyển về phía Nam từ huyện Tam Quan và Hoài Nhơn, về huyện Phù Mỹ, trong trạng thái thiếu thốn lương thực và nhân lực, để nghỉ ngơi và huấn luyện chính trị.
Từ tháng 12/1969 đến tháng 4/1970, Trung đoàn 2 không giao chiến, mà nghỉ ngơi và huấn luyện ở khu vực Hoài Ân, Phù Mỹ.
[3.33.6] Bản tự nhận xét của bác Bùi Xuân, Trung đội phó, đơn vị thuộc Phòng hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng Quân khu 5, năm 1967
2016021719032.21 – Những kỷ vật thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Bản tự nhận xét cá nhân của bác Bùi Xuân là Trung đội phó, không có thông tin về quê quán, đề ngày 30/4/1967, đơn vị có thể là thuộc Phòng Hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng, quân khu 5.
Các tài liệu này phía Mỹ thu tại Bình Định tháng 5/1967
Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016
[3.33.5] Bản tự nhận xét của bác Thái Văn KHa, Trung đội trưởng, quê tại Hợp tác xã Đại đồng – xã Diễn Cát – huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An, năm 1967
2016021719032.18 – Những kỷ vật thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Bản tự nhận xét cá nhân của bác Thái Văn Kha là Trung đội trưởng, đề ngày 30/4/1967, đơn vị có thể là thuộc Phòng Hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng, quân khu 5.
Các tài liệu này phía Mỹ thu tại Bình Định tháng 5/1967
Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016
[3.33.4] Bản nhận xét của bác Đặng Văn Thịnh – Trung đội phó, có thể thuộc đơn vị hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng Quân khu 5, không có địa chỉ quê quán, ngày 30/4/1967
2016021719032.16 - Những kỷ vật thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Bản nhận xét cá nhân của bác Đặng Văn Thịnh là Trung đội phó, đơn vị có thể là thuộc Phòng Hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng, quân khu 5.
Các tài liệu này phía Mỹ thu tại Bình Định tháng 5/1967
Bản nhận xét cá nhân của bác Đặng Văn Thịnh là Trung đội phó, đơn vị có thể là thuộc Phòng Hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng, quân khu 5.
Các tài liệu này phía Mỹ thu tại Bình Định tháng 5/1967
Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016
[3.33.3] Bản tự nhận xét cán bộ trung đội và bản thành tích cá nhân của bác Nguyễn Hữu Hý, Trung đội phó thuộc đơn vị hậu cần của Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5, năm 1967
2016021719032.11 - Những kỷ vật thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Bác Nguyễn Hữu Hý là Trung đội phó, đơn vị thuộc Đại đội 2 - Tiểu đoàn 50 - Đơn vị 493 (Phòng Hậu cần ) SƯ đoàn 3 Sao Vàng, quân khu 5.
Các tài liệu này phía Mỹ thu tại Bình Định tháng 5/1967
1. Bản tự nhận xét cán bộ Trung đội
2. Bản thành tích cá nhân
Bác Nguyễn Hữu Hý là Trung đội phó, đơn vị thuộc Đại đội 2 - Tiểu đoàn 50 - Đơn vị 493 (Phòng Hậu cần ) SƯ đoàn 3 Sao Vàng, quân khu 5.
Các tài liệu này phía Mỹ thu tại Bình Định tháng 5/1967
1. Bản tự nhận xét cán bộ Trung đội
2. Bản thành tích cá nhân
Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016
[2.27] Thông tin về hệ thống số hiệu các đoàn/ đơn vị quân đội nhân dân VN chi viện vào Nam trong kháng chiến chống Mỹ [Quy định mật danh/ quy định số hiệu các đoàn chi viện]
2016030121005.135
Bài liên quan:
Từ tháng 11/1967 cho đến tháng 2/1968 phía Mỹ ghi nhận đã có khoảng 50 đoàn/ đơn vị chi viện vào miền Nam Việt Nam.
Tháng 2/1968, phía Mỹ phát hiện phía Quân đội nhân dân Việt Nam thay đổi hệ thống đánh số các đoàn/ đơn vị chi viện vào miền Nam, từ hệ thống có 3 chữ số lên thành hệ thống có 4 chữ số, trong đó chữ số đầu tiên chỉ ra đích đến của đoàn/ đơn vị chi viện, là để chỉ chiến trường theo quy định của Quân đội Nhân dân Việt nam [Quy định mật danh/ quy định số hiệu các đoàn chi viện].
Cụ thể như sau:
Tháng 2/1968, phía Mỹ phát hiện phía Quân đội nhân dân Việt Nam thay đổi hệ thống đánh số các đoàn/ đơn vị chi viện vào miền Nam, từ hệ thống có 3 chữ số lên thành hệ thống có 4 chữ số, trong đó chữ số đầu tiên chỉ ra đích đến của đoàn/ đơn vị chi viện, là để chỉ chiến trường theo quy định của Quân đội Nhân dân Việt nam [Quy định mật danh/ quy định số hiệu các đoàn chi viện].
Cụ thể như sau:
- Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 10xx, nơi đến là Quân khu 5
- Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 20xx, nơi đến là Trung ương Cục miền Nam
- Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 30xx, nơi đến là Mặt trận B3 Tây Nguyên
- Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 40xx, nơi đến là Quân khu Trị Thiên
- Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 70xx, nơi đến là Chiến trường B2 Nam bộ
- Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 90xx, nơi đến là khu vực giới tuyến DMZ (Quân khu Trị Thiên).
Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016
[3.33.2] Bản tự nhận xét của bác Phan Văn Toản, ngày 29/4/1967, Trung sỹ - Trung đội phó, quê quán thôn Trung Mỹ, xã Hồng Xuân, huyện Thư Trì, tỉnh Thái Bình
2016021719032.09
Bác Toản sinh ngày 25/10/1942, nhập ngũ 5/4/1962, Rongxanh đoán có thể thuộc đơn vị hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng. ĐỊa danh huyện Thư Trì hiện nay là huyện Vũ Thư (https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Th%C6%B0). Ngày 18 tháng 12 năm 1976 hợp nhất 3 xã Hồng Xuân, Tam Tỉnh và Đồng Thanh thành xã Hồng Lý. Ngày 13 tháng 1 năm 1989, chia xã Hồng Lý thành hai xã: Hồng Lý và Đồng Thanh.
Vậy quê quán của bác Toản hiện nay thuộc huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình .
Tài liệu này lính Mỹ thu được năm 1967 tại Bình ĐỊnh.
Bác Toản sinh ngày 25/10/1942, nhập ngũ 5/4/1962, Rongxanh đoán có thể thuộc đơn vị hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng. ĐỊa danh huyện Thư Trì hiện nay là huyện Vũ Thư (https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Th%C6%B0). Ngày 18 tháng 12 năm 1976 hợp nhất 3 xã Hồng Xuân, Tam Tỉnh và Đồng Thanh thành xã Hồng Lý. Ngày 13 tháng 1 năm 1989, chia xã Hồng Lý thành hai xã: Hồng Lý và Đồng Thanh.
Vậy quê quán của bác Toản hiện nay thuộc huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình .
Tài liệu này lính Mỹ thu được năm 1967 tại Bình ĐỊnh.
Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016
[2.26] Vài nét về Trung đoàn 9 Quang Trung – Sư đoàn 304 và các tiểu đoàn trực thuộc, trong kháng chiến chống Mỹ
2016022426038
(Bài này Rong xanh đã post năm 2102, nay post lại trên blog)
1. Về Trung đoàn 9 Quang Trung – Sư đoàn 304
Đầu tháng 9/1965, Trung đoàn được lệnh hành quân về vùng Thanh
Liêm - Hà Nam
để củng cố và huấn luyện. Sau khi phần lớn lực lượng của Sư đoàn 304 đã hành
quân vào chiến trường Tây Nguyên, Trung đoàn 9 cũng được tách khỏi đội hình sư
đoàn.
Cuối năm 1966, do yêu cầu của chiến trường, Trung đoàn được lệnh bổ sung tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3 cho mặt trận Bình - Trị - Thiên.
Ngay sau khi tổ chức cho 2 tiểu đoàn vào Nam chiến đấu, Trung đoàn khẩn trương tuyển quân tổ chức thành 2 tiểu đoàn mới và tiếp tục huấn luyện.
Tháng 7/1967, Trung đoàn trưởng Trần Văn Khám và Chính ủy Lê Khả Phiêu cùng Trung đoàn vào nam chiến đấu ở khu vực giáp ranh Quảng Trị - Ba Lòng đến triền sông Mỹ Chánh.
Tết Mậu Thân 1968, TRung đoàn 9 là 1 trong những trung đoàn chủ lực tấn công vào Huế.
Sau chiến dịch Huế 1968, Trung đoàn hoạt động độc lập và đến năm 1970 tham gia xây dựng và là 1 Trung đoàn mạnh của Sư đoàn 968.
2. Các tiểu đoàn trực thuộc Trung đoàn 9Cuối năm 1966, do yêu cầu của chiến trường, Trung đoàn được lệnh bổ sung tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3 cho mặt trận Bình - Trị - Thiên.
Ngay sau khi tổ chức cho 2 tiểu đoàn vào Nam chiến đấu, Trung đoàn khẩn trương tuyển quân tổ chức thành 2 tiểu đoàn mới và tiếp tục huấn luyện.
Tháng 7/1967, Trung đoàn trưởng Trần Văn Khám và Chính ủy Lê Khả Phiêu cùng Trung đoàn vào nam chiến đấu ở khu vực giáp ranh Quảng Trị - Ba Lòng đến triền sông Mỹ Chánh.
Tết Mậu Thân 1968, TRung đoàn 9 là 1 trong những trung đoàn chủ lực tấn công vào Huế.
Sau chiến dịch Huế 1968, Trung đoàn hoạt động độc lập và đến năm 1970 tham gia xây dựng và là 1 Trung đoàn mạnh của Sư đoàn 968.
Tiểu đoàn 1- Trung đoàn 9
- Tiểu đoàn 1 – Trung đoàn 9 – Sư đoàn 304 tiền thân là Tiểu đoàn
250 – Trung đoàn Quang Trung thành lập 23/9/1947 tại Thanh Hóa. Năm 1950 Trung
đoàn Quang Trung trực thuộc Sư đoàn 304 và đổi tên thành Trung đoàn 9. Tiểu
đoàn 250 đổi tên thành Tiểu đoàn 1.
- Tháng 1/1965 tiểu đoàn 1 được lệnh sang Trung Lào chiến đấu cùng lực lượng Pathet Lào. Tháng 7/1965 đơn vị rút về nghỉ ngơi tại Quảng Bình, và di chuyển về Vụ Bản – Hòa Bình để huấn luyện trước khi chi viện vào miền Nam vào tháng 1/1966.
- Tháng 1/1967 Tiểu đoàn 1 – Trung đoàn 9 mang mật danh Đoàn chi viện 415 bắt đầu đi vào miền Nam.Tiểu đoàn 1 đến miền Nam (tỉnh Quảng Trị) ngày 15/3/1967, với quân số 450.
- Sau đó tiểu đoàn 1 di chuyển về huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên và trực thuộc Trung đoàn 6 bộ binh của Quân khu Trị Thiên. Lúc này tiểu đoàn 1 mang phiên hiệu tiểu đoàn 802. (Tiểu đoàn 802 cũ sau đó di chuyển về phía Nam Thừa Thiên và đổi phiên hiệu thành tiểu đoàn 4 và trực thuộc Trung đoàn 4).
- Mùa xuân năm 1967, Quân khu Trị Thiên có sự thay đổi về tổ chức, thành lập Trung đoàn 5 hoạt động ở phía Nam thành phố Huế. Tiểu đoàn 802 (hay tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 9) di chuyển về phía Nam tỉnh Thừa Thiên, và từ tháng 9/1967 được biên chế về Trung đoàn 5.
- Trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, tiểu đoàn có tham gia tấn công thành phố Huế (ga Huế) cùng với các bộ phận của Trung đoàn 5, và bị tổn thất nặng. Sau Tết, tiểu đoàn phân tán về khu vực đồng bằng trũng phía Nam huế, và hoạt động ở huyện Phú Vang và phía bắc huyện Hương Thủy, bao gồm cả vùng Nam – Đông và Bắc Huế.
- Tháng 5/1968 tiểu đoàn hoạt động tại khu vực Phú Bài.
- Tháng 7/1968, tiểu đoàn được biên chế vào Trung đoàn 9 bộ binh (Thành lập lại?) ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên.
- Tháng 9/1968, tiểu đoàn rút về Lào, sau đó quay lại vùng A Shau/ Thừa Thiên vào tháng 1/1969.
- Tháng 1/1965 tiểu đoàn 1 được lệnh sang Trung Lào chiến đấu cùng lực lượng Pathet Lào. Tháng 7/1965 đơn vị rút về nghỉ ngơi tại Quảng Bình, và di chuyển về Vụ Bản – Hòa Bình để huấn luyện trước khi chi viện vào miền Nam vào tháng 1/1966.
- Tháng 1/1967 Tiểu đoàn 1 – Trung đoàn 9 mang mật danh Đoàn chi viện 415 bắt đầu đi vào miền Nam.Tiểu đoàn 1 đến miền Nam (tỉnh Quảng Trị) ngày 15/3/1967, với quân số 450.
- Sau đó tiểu đoàn 1 di chuyển về huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên và trực thuộc Trung đoàn 6 bộ binh của Quân khu Trị Thiên. Lúc này tiểu đoàn 1 mang phiên hiệu tiểu đoàn 802. (Tiểu đoàn 802 cũ sau đó di chuyển về phía Nam Thừa Thiên và đổi phiên hiệu thành tiểu đoàn 4 và trực thuộc Trung đoàn 4).
- Mùa xuân năm 1967, Quân khu Trị Thiên có sự thay đổi về tổ chức, thành lập Trung đoàn 5 hoạt động ở phía Nam thành phố Huế. Tiểu đoàn 802 (hay tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 9) di chuyển về phía Nam tỉnh Thừa Thiên, và từ tháng 9/1967 được biên chế về Trung đoàn 5.
- Trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, tiểu đoàn có tham gia tấn công thành phố Huế (ga Huế) cùng với các bộ phận của Trung đoàn 5, và bị tổn thất nặng. Sau Tết, tiểu đoàn phân tán về khu vực đồng bằng trũng phía Nam huế, và hoạt động ở huyện Phú Vang và phía bắc huyện Hương Thủy, bao gồm cả vùng Nam – Đông và Bắc Huế.
- Tháng 5/1968 tiểu đoàn hoạt động tại khu vực Phú Bài.
- Tháng 7/1968, tiểu đoàn được biên chế vào Trung đoàn 9 bộ binh (Thành lập lại?) ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên.
- Tháng 9/1968, tiểu đoàn rút về Lào, sau đó quay lại vùng A Shau/ Thừa Thiên vào tháng 1/1969.
Tiểu đoàn 3 hay d816 –
Trung đoàn 9
-
Tiểu đoàn 816 hay Tiểu đoàn 3 – Trung đoàn 9 hình thành
từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Tháng 1/1965 tiểu đoàn cùng với E9 tham gia
chiến đấu ở Trung Lào, đến tháng 7/1965 thì quay về Quảng Bình.
-
Tháng 10/1965 E9 di chuyển về huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.
-
Tháng 1/1966 E9 di chuyển về vùng rừng núi huyện Vụ Bản
tỉnh Hà Nam.
-
Tháng 10/1966, E9 tham gia xây dựng khu vực phòng thủ
tại Cửa Hội và 2 đảo Hòn Như – Hòn Mát.
-
Tiểu đoàn 3/ E9 di chuyển trong tháng 10/1966 đến địa
giới tỉnh Ninh Bình và Nam Hà để huấn luyện.
-
Tháng 1/1967 d3 cùng với d1 bắt đầu lên đường vào Nam
chi viện với mật danh Đoàn chi viện 416.
-
Tiểu đoàn 2 và Ban Chỉ huy Trung đoàn vẫn ở lại Bắc
Việt Nam,
và xây dựng Trung đoàn 9 mới.
-
Giữa tháng 3/1967, tiểu đoàn đổi phiên hiệu thành d416
và trực thuộc Trung đoàn 5 cùng với các Tiểu đoàn 808 và 814.
-
Tháng 4/1967, Tiểu đoàn di chuyển đến gần thị xã Quảng
TRị. Sau đó d416 cùng với d814 tấn công Trung đoàn 1 VNCH tại La Vang. Sau đó
tiểu đoàn rút quân về vùng Tây huyện Hải Lăng.
-
Tháng 5/1967 d416 đi về vùng ven biển huyện Hải Lăng -
Quảng TRị
-
Sau khi Trung đoàn 5 bị giải thể, d416 quay về trực
thuộc Mặt trận GP Quảng Trị.
-
Tiểu đoàn 818 (Tức Tiểu đoàn 2 – Trung đoàn 9) và Ban
chỉ huy Trung đoàn 9 (Chi viện vào Nam VN tháng 9/1967) được đưa về Mặt trận
Quảng TRị. Mặt trận Quảng Trị bao gồm các huyện Triệu Phong và Hải Lăng, có thể
được thành lập vào tháng 9/1967.
-
Tháng 10 và 11/1967, d416 di chuyển về vùng ven biển để
lấy lương thực.
-
Cuối năm 1967 và đầu tháng 1/1968, Quân khu Trị Thiên
lại có sự thay đổi về tổ chức. Mặt trận GP Quảng Trị được đổi tên thành Mặt
trận 7. d416 được đổi phiên hiệu thành d816 và di chuyển về tỉnh Thừa Thiên
cùng với d818, và có thể là cả Ban chỉ huy Trung đoàn 9 cũ, để thành lập Trung
đoàn 9 mới. Trung đoàn 9 được tái lập đầu tháng 1/1968 ở Tây Thừa Thiên, bao
gồm d816 và d818.
-
Cuối tháng 1 và tháng 2/1968, d816, cùng với các bộ
phận khác của E9, tham gia chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, tấn công vào thành phố
Huế. Trung đoàn 9 có nhiệm vụ phối hợp cùng với Trung đoàn 6. Có thể d816 và
d818 tiến vào thành phố Huế sau khi E6 đánh chiếm thành cổ Huế.
-
Tiểu đoàn 816 hiện diện ở lân cận thành phố Huế cho đến
cuối tháng 3/1968.
-
Tháng 5/1968,
-
Tháng 1/1968, Mặt trận GP Quảng Trị được đổi thành Mặt
trận 7. d416 đổi phiên hiệu thành Tiểu đoàn 816 và di chuyển về Tây Thừa Thiên
cùng với d818, để xây dựng Trung đoàn 9 mới.
-
Chiến dịch Mậu
Thân 1968, d816 được tăng cường cho Trung đoàn 6, tham gia tấn công thành phố Huế.
-
Sau tháng 5/1968, có thể tiểu đoàn đã di chuyển về khu
vực A Shau để nhận tiếp tế và bổ sung quân số.
Tiểu
đoàn 2 hay d818 – Trung đoàn 9
-
d2/ E9 hình thành tháng 9/1947 tại Thanh Hóa với tên
gọi là d304 thuộc Trung đoàn Quang Trung.
-
d2 tham gia chiến đấu tại Trung Lào đầu năm 1965 và
quay về Quảng Bình – Việt Nam
tháng 7/1965.
-
Tháng 10/1965 E9 di chuyển về huyện Bình Lục – tỉnh Hà Nam.
-
Tháng 1/1966 E9 di chuyển về vùng rừng núi Vụ Bản để
huấn luyện.
-
Tháng 10/1966 tham gia xây dựng khu vực phòng thủ ở Cửa
Hội và trên đảo Hòn Như và Hòn Mát.
-
Tháng 1/1967, khi d1 và d3 tách ra khỏi E9 lên đường
vào Nam
chi viện, d2 và Ban chỉ huy E9 vẫn ở lại miền Bắc VN để huấn luyện và xây dựng
E9 mới. Khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2/1967, d4 và d7 của Trung đoàn 271 – Sư
đoàn 3741 được biên chế về Trung đoàn 9. d4 và d7 trở thành d1 và d3 của E9.
-
D2 bắt đầu xuất phát chi viện vào Nam tháng 3
hoặc tháng 4/1967, với mật danh Đoàn chi viện 418, đến khu vực Tây Quảng Trị
vào tháng 8/1967.
-
Tháng 9/1967, d2 đổi phiên hiệu thành d818 và trực
thuộc Mặt trận GP Quảng Trị. Mặt trận GP Quảng Trị được hình thành từ việc giải
thể E5 và Ban chỉ huy E9, và có thể cả 1 bộ phận của Tỉnh ủy Quảng Trị.
-
Tháng 1/1968, d818 và d816 cùng Ban chỉ huy E9 cũ di
chuyển về Tây Thừa Thiên để xây dựng E9 mới.
-
Tuy nhiên E9 mới chưa đi vào hoạt động độc lập cho đến
cuối tháng 1/1967, mà vẫn hoạt động phối hợp cùng với E6 chuẩn bị (?) cho chiến
dịch Tết Mậu Thân 1968.
-
Trung đoàn 9 (Cộng thêm d815, mà trước đây trực thuộc
E5) có thể đóng quân ở núi Don Trau (?) cuối tháng 1/1967. Từ đây, d818 và d816
di chuyển đến núi Gió để phối hợp với d806/ E6 trước khi tiến về Huế.
-
D818 hiện diện ở Huế tháng 2/1968, và đến rút khỏi Huế
trước ngày 24/2/1968.
-
E9 vẫn tiếp tục tham gia tấn công vào tháng 5/1968.
-
Tháng 5/1968, d818 vẫn ở lân cận Huế, sau đó có thể rút
về vùng A Shau để củng cố và bổ sung tiếp tế.
Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016
[2.25] Vài nét về Bệnh viện quân y 211 (Quân y viện 211) – Mặt trận B3 Tây Nguyên thời kỳ chống Mỹ cứu nước
2016022138025
Một số thông tin sơ lược về việc thành lập Quân y viện 211 Mặt trận B3 Tây Nguyên, trong đó đáng chú ý có chi tiết Đoàn bác sỹ vào B3 mang mật danh là Đoàn 84, mật danh này cũng được phía Mỹ ghi nhận là mật danh 1 bệnh viện ở B3 Tây Nguyên. Như vậy Viện 84 cũng là mật danh khác của Bệnh viện 211 Mặt trận Tây Nguyên B3
Một số thông tin sơ lược về việc thành lập Quân y viện 211 Mặt trận B3 Tây Nguyên, trong đó đáng chú ý có chi tiết Đoàn bác sỹ vào B3 mang mật danh là Đoàn 84, mật danh này cũng được phía Mỹ ghi nhận là mật danh 1 bệnh viện ở B3 Tây Nguyên. Như vậy Viện 84 cũng là mật danh khác của Bệnh viện 211 Mặt trận Tây Nguyên B3
Cuối tháng 12 năm 1965, bác sĩ Võ Văn Vinh – Cục phó Cục Quân y dẫn đầu Đoàn 84 đi chiến trường B3. Các thành viên trong doàn phần lớn là cán bộ quân y của hai Bệnh viện 108, 103 và các nhân viên hậu cần, lái xe cùng một số trang thiết bị (1 xe Robur, 1 máy Xquang, nhiều bộ đồ mổ, sách chuyên môn… của Bệnh viện 108) vào chiến trường để xây dựng Bệnh viện 211. Số cán bộ của Bệnh viện 108 vào xây dựng Bệnh viện 211 đều giữ các vị trí chủ chốt: đồng chí Khuất Duy Kính – Chính ủy, đồng chí Lê Công – Viện phó hậu cần, bác sĩ Nguyễn Văn Âu – Viện phó phụ trách Nội, bác sĩ Nguyễn Hồng Nhơn – Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm, bác sĩ Đinh Văn Lạc – Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật thần kinh, bác sĩ Trần Quang Minh – Chủ nhiệm Khoa Mắt, bác sĩ Đào Gia Thìn – Chủ nhiệm Khoa Tai – Mũi – Họng, bác sĩ Trần Hậu Tư – Chủ nhiệm Khoa Xquang và bác sĩ Nguyễn Tiến Bích phụ trách Ban Y vụ.
Ngoài số cán bộ đi từ Viện Quân y 108 còn có một số cán bộ cũ của Viện tăng cường cho Viện Quân y 103 cũng biên chế vào Viện 211: bác sĩ Lê Cao Đài – Viện phó ngoại, bác sĩ Phạm Phú Thọ – Chủ nhiệm Khoa Gây mê hồi sức, bác sĩ Nguyễn Bá Quát – Chủ nhiệm Khoa Tiêt niệu, bác sĩ Nguyễn Trọng Lương – Chủ nhiệm Khoa Răng – Hàm – Mặt, bác sĩ Đặng Chu Kỷ – Chủ nhiệm Khoa Lý liệu, bác sĩ Nguyễn Cảnh Cầu – Chủ nhiệm Khoa Da liễu, theo yêu cầu của Cục Quân y.
Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016
[3.33.1] Bản thành tích và Tự nhận xét cá nhân của bác Lê Xuân Cảnh – Trung đội trưởng, đơn vị thuộc Phòng hậu cần Sư đoàn 3 Sao vàng, quê tại xã Cát Trinh huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định, năm 1966
2016021719032.01
Các giấy tờ của bác Lê Xuân Cảnh – Trung đội trưởng, đơn vị thuộc Đại đội 2 – Tiểu đoàn 50 – Đơn vị 493 (Phòng Hậu cần) Sư đoàn 3 Sao vàng Quân khu 5, quê tại xã Cát Trinh huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định, đề ngày 16/4/1967, do lính Mỹ thu năm 1967 tại Bình Định.
1.Bản thành tích “Chiến sỹ quyết thắng”
2.Bản “Tự nhận xét cá nhân”
Các giấy tờ của bác Lê Xuân Cảnh – Trung đội trưởng, đơn vị thuộc Đại đội 2 – Tiểu đoàn 50 – Đơn vị 493 (Phòng Hậu cần) Sư đoàn 3 Sao vàng Quân khu 5, quê tại xã Cát Trinh huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định, đề ngày 16/4/1967, do lính Mỹ thu năm 1967 tại Bình Định.
1.Bản thành tích “Chiến sỹ quyết thắng”
2.Bản “Tự nhận xét cá nhân”
Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016
[3.32] Giấy giới thiệu của bác Phạm Văn Quang đơn vị C009 (Trung đoàn 12/Sư đoàn 3 Sao Vàng), quê quán ở xóm 13 - xã Giao Bình - huyện Giao Thủy - Nam Định
2016021214028
Một số giấy tờ cá nhân của chiến sỹ Quân Giải phóng miền Nam, do lính Mỹ thu được tại Bình Định, ngày 24/9/1966, gồm
1. Giấy giới thiệu ký ngày 8/8/1965, của bác Phạm Văn Quang đơn vị C009 (Có thể là Trung đoàn 12/ Hay Trung đoàn 18A - Trung đoàn Quyết Thắng - Sư đoàn 3 Sao Vàng), quê quán ở xóm 13 - xã Giao Bình - huyện Giao Thủy - Nam Định
2. Giấy giới thiệu của bác Hà Văn Cảnh, đơn vị 493 (Là Phòng Hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng)
3. Một số giấy chứng minh của các chiến sỹ thuộc đơn vị 803 (Là Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 12 hay 18A - Sư đoàn 3 Sao Vàng), gồm:
1-Nguyễn Kim Mẫu
2-Lê Duy Thảng
3-Nguyễn Văn Kết
4-Nguyễn Văn Tạo
5-Phan Văn Trung
6-Phạm Văn Tuất
7-Mai Công Điều
Một số giấy tờ cá nhân của chiến sỹ Quân Giải phóng miền Nam, do lính Mỹ thu được tại Bình Định, ngày 24/9/1966, gồm
1. Giấy giới thiệu ký ngày 8/8/1965, của bác Phạm Văn Quang đơn vị C009 (Có thể là Trung đoàn 12/ Hay Trung đoàn 18A - Trung đoàn Quyết Thắng - Sư đoàn 3 Sao Vàng), quê quán ở xóm 13 - xã Giao Bình - huyện Giao Thủy - Nam Định
2. Giấy giới thiệu của bác Hà Văn Cảnh, đơn vị 493 (Là Phòng Hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng)
3. Một số giấy chứng minh của các chiến sỹ thuộc đơn vị 803 (Là Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 12 hay 18A - Sư đoàn 3 Sao Vàng), gồm:
1-Nguyễn Kim Mẫu
2-Lê Duy Thảng
3-Nguyễn Văn Kết
4-Nguyễn Văn Tạo
5-Phan Văn Trung
6-Phạm Văn Tuất
7-Mai Công Điều
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Đăng nhận xét