Các bức thư đề ngày 4/12/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966. Bác Duơng cùng đơn vị với bác Thỏa và bác Quang Phúc [Rx đã đưa lên ở các post trước].
Ảnh chụp các bức thư:
NHẮN TÌM ĐỒNG ĐỘI K23
Bà : Lê Thị Mỹ Hoa sinh năm 1957
Thường trú tại ấp Cầu 2, xã Đồng Tiến, thị xã Đồng Xoài cho biết:
“…Năm 1991, gia đình an táng xây mộ cho mẹ tại (hiện nay là khu nghĩa địa ấp Cầu 2, xã Đồng Tiến) trong lúc làm phát hiện một mộ có bia xi măng đúc ghi
“Lê Minh Trang K23, sinh năm 1941 hy sinh 1974”
Tình trạng ngôi mộ còn nấm nhưng bị xói mòn nhiều, bia bị ngã và phủ lớp đất mỏng. Bà Hoa báo cáo chính quyền địa phương nhưng không được quan tâm.
Sau đó khi gia đình xây mộ cho mẹ, bà Hoa cho xây bao lại mộ và dựng lại bia liệt sỹ. Từ đó đến nay ngày rằm, ngày tết thường xuyên nhang khói thờ cúng như người trong gia đình…..”
Ngày 17/12/2014 Đoàn CCB tình nguyện đã tới hiện trường và khảo sát thấy đúng thực tế như bà Hoa đã cung cấp. Hiện nay mộ liệt sỹ được xây bao nằm cạnh mộ mẹ bà Hoa, có bia và tên còn rõ, đơn vị K23 còn rõ, không có quê quán, Ngày sinh mờ, ngày hy sinh năm 1974. (Kèm theo: ảnh bia mộ.)
Những CCB nào là đồng đội với liệt sỹ Lê Minh Trang hãy lên tiếng, liên lạc với chúng tôi:
Vũ Đình Luật đoàn CCB tình nguyện tỉnh Bình Phước.
ĐT: 0979.428.399 Gmail: vuluatccb@gmail.com
STT | Họ và tên | Năm sinh | Quê quán | Ngày nhập ngũ/ xuất ngũ/ tái ngũ | Đơn vị | Chức vụ | Ngày hy sinh | Báo tin cho nguời thân |
1 | Dương Quang Cận | 1939 | Phú Long - Long Xuyên - Phúc Thọ - Hà Tây | 9/1965 | Đại đội 18 | Trung đội trưởng | 27/3/1971 tại trạm 107, đường 4K - đèo Phen Nua | Vợ: Kiều Thị Bút - địa chỉ như quê quán |
2 | Nguyễn Văn Mậu | 1950 | Bình Cách - Đông Xa - Đông Quan [Đông Hưng] - Thái Bình | 7/1968 | Đại đội 18 | Chiến sỹ | 27/3/1971 tại trạm 107, đường 4K - đèo Phen Nua | Mẹ: Phạm Thị Ro - địa chỉ như quê quán |
3 | Phạm Đức Tuấn | 1952 | Lam Điền - Đông Dộng - Đông Quan [Đông Hưng] - Thái Bình | 7/1968 | Đại đội 18 | Chiến sỹ | 27/3/1971 tại trạm 107, đường 4K - đèo Phen Nua | Cha: Phạm Thanh Liêm - địa chỉ như quê quán |
4 | Lưu Mạnh Thanh | 1951 | Lịch Động - Đông Cách - Đông Quan [Đông Hưng] - Thái Bình | 7/1968 | Đại đội 18 | Chiến sỹ | 7/7/1971 - Hy sinh do sốt rét | Cha: Lưu Văn Vỹ - địa chỉ như quê quán |
5 | Nguyễn Văn Liêm | 1952 | Thiện Thanh - Thiệu Hóa - Thanh Hóa | 4/1970 | Đại đội 18 | Chiến sỹ | Chết đuối 29/5/1971 | Cha: Nguyễn Hữu Sông |
6 | Đỗ Đắc Hoa | 1950 | Liên Khê - Khoái Châu - Hải Hưng / La Sơn - Tích Hương - Đồng Hỷ - Bắc Thái | 26/10/1970 | Đại đội 18 | Trung đội phó | Hy sinh 500m Tây Nam phum Ma Rieu Thot Not ngày 22/10/1971 | Đỗ Đắc Tám - Chàng Thị Mừng |
7 | Đoàn Trọng Sỹ | Yên Tư - Mộc bắc - Duy Tiên - hà Nam | 26/10/1970 | Đại đội 18 | Đại đội trưởng | Hy sinh 11/11/1971 tại Bung Xa Vang - Cầu Dạn (Có thể ở Campuchia) | Đoàn Học Ngao - Phạm Thị Sế - Trần Thị Nở | |
8 | Nguyễn Văn Huyên | 1952 | Thống Nhất - Đông Sương - Đông Quan [Đông hưng] - Thái Binh | 7/1968 | Đại đội 18 | Chiến sỹ | Hy sinh 11/11/1971 tại Bung Xa Vang - Cầu Dạn (Có thể ở Campuchia) | Nguyễn Văn Phái - Đoàn Thị Rịa |
9 | Đỗ Văn Hữu | 1947 | Vĩnh Đồng - Đông Thạnh - Kim Động - hải Hưng | 1/1965 - 11/1966 - 3/1967 | Đại đội 18 | Chính trị viên phó | Mất tích | Đào Văn Tín - Nguyễn Thị Cường |
10 | Phạm Thanh Tụng | 1950 | Phương Xá - Đông Phương - Đông Quan - Thái Bình | 7/1968 | Đại đội 18 | Chiến sỹ | Hy sinh do sốt ác tính | Phạm văn Phụng - Nguyễn Thị Tám |
11 | Đặng Đình Chiểu | 1940 | La Tiến - Nguyên Hòa - Phủ Cừ - Hải Hưng | 2/1961 - 5/1964 - 3/1967 | Đại đội 18 | Trung đội phó | Bị thương, hy sinh trong bệnh xá | Mẹ: Nguyễn Thị Chơi - Vợ: Phạm Thị Kỳ |
12 | Lê Quang Khâm | 1953 | Nam Hưng - Thiệu Giang - Thiệu Hóa - Thanh Hóa | 4/1970 - 10/1970 | Đại đội 18 | Chiến sỹ | Hy sinh 26/3/1972 | Lê Quang Hàm - Nguyễn Thị Thuận |
Anh hùng LLVT nhân dân, Đại tá Nguyễn Hồng Thế, một trong tám chiến sĩ tham gia trận đánh kể lại: “Trong lễ xuất quân ra trận, từng đồng chí một thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, tuyên thệ đánh được kho xăng mới về và xác định trận này là trận cuối cùng, phải đánh thắng bằng mọi giá”. Chúng tôi dự kiến 11 tình huống, mỗi tình huống là một phương án tấn công, nhưng tất cả đều có điểm chung nhất là lao lên phía trước, hành động quyết liệt, không có phương án rút lui nửa chừng. Mỗi chiến sĩ xác định, tự để dành cho mình một quả lựu đạn cuối cùng. Trong trường hợp bị địch bao vây, sẽ quyết tử, chấp nhận hy sinh. Đêm 2-12-1973, tám chiến sĩ cảm tử bơi qua sông Nhà Bè tiếp cận mục tiêu. Bằng kỹ thuật điêu luyện, các anh lọt qua các lớp hàng rào và qua mặt lính canh, đặt thuốc nổ ở những bồn xăng. 0 giờ 35 phút, Kho Xăng dầu Nhà Bè phát nổ, lửa bốc lên cháy rực trời. Trận đánh thiêu hủy 250 triệu lít xăng dầu, 12 bồn butaga, một tàu dầu Hà Lan 12 nghìn tấn… Hai đồng chí trong đội cảm tử là Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm bị địch phát hiện, đã chiến đấu dũng cảm đến hơi thở cuối cùng.Hình ảnh kho xăng Nhà bè bị cháy, do phía Mỹ chụp
Đăng nhận xét