Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

[4.20] Bản thống kê di vật của Liệt sỹ Phạm Văn Yên, quê quán tại Vân Lộ - Thọ Nguyên - Thọ Xuân - Thanh Hóa, hy sinh 1/3/1967

2013121123087
Bản thống kê di vật của Liệt sỹ Phạm Văn Yên, quê quán tại Vân Lộ - Thọ Nguyên - Thọ Xuân - Thanh Hóa, hy sinh 1/3/1967.
Giấy tờ này lính MỸ thu được tháng 5/1967 tại Quảng Trị, phía Bắc Cồn Tiên, gần bờ Nam sông Bến Hải.
Theo chú thích của phía Mỹ, có lẽ bản thống kê này được lập tại Đại đội 19 quân y - Trung đoàn 812 - Sư đoàn 324. Như vậy Liệt sỹ có thể thuộc Trung đoàn 812.
alt

alt

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

[4.19.1] Báo cáo trận tấn công Nhơn Tịnh (Bình Định) ngày 26/12/1966 của Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 22 Quyết Tâm - Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5

Tìm kiếm trên google, Rongxanh tìm thấy 1 bài báo, có lẽ chính là trận đánh mà lính Mỹ thu được báo cáo của Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 22 - Sư đoàn 3

http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/146630/print/Default.aspx
Lợi dụng mưa lũ để tiêu diệt cứ điểm địch
QĐND - Thứ Bẩy, 30/04/2011, 21:43 (GMT+7)
 In trang này
QĐND - Cứ điểm Xuân Sơn nằm trên địa phận xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định là cứ điểm hỗn hợp giữa bộ binh và pháo binh thuộc Lữ đoàn 1, Sư đoàn không vận số 1 của quân Mỹ, được lập ra để chi viện cho cuộc hành quân “bình định”. Nằm giữa thung lũng Kim Sơn, cứ điểm này được bao bọc xung quanh bởi rừng rậm, ruộng lầy và sông Nước Lương tạo ra vật cản tự nhiên bao quanh cứ điểm dài hơn 100m. Mặt khác, thời gian tác chiến tiến hành đúng vào thời điểm trời mưa to, lũ lớn gây khó khăn rất lớn cho bộ đội ta trong quá trình cơ động, triển khai lực lượng, hỏa lực. Tuy vậy, với cách đánh sáng tạo, lợi dụng mưa lũ, tạo yếu tố bí mật, bất ngờ, đánh nhanh, diệt ngọn, Trung đoàn 22 (thiếu) thuộc Sư đoàn bộ binh 3, Quân khu 5 đã thực hiện thắng lợi trận tập kích cứ điểm Xuân Sơn vào đêm ngày 26-12-1966.
Thực hiện trận đánh này, Trung đoàn bộ binh 22 (thiếu tiểu đoàn 7), được tăng cường một tiểu đoàn đặc công, một tiểu đội bộ đội địa phương, một tiểu đội công binh và một số binh khí kỹ thuật. Ngày 18-12-1966 trung đoàn bắt đầu hành quân, 22 giờ ngày 22-12 đến vị trí tập kết. Theo kế hoạch ta sẽ nổ súng tiến công vào đêm 23-12. Các đơn vị đã chuẩn bị sẵn sàng hành quân vào chiếm lĩnh trận địa thì cả ngày 23-12 trời mưa to, nước dâng ngập cánh đồng Hội Nhơn, một số đơn vị của ta triển khai ở gần bờ suối bị nước cuốn trôi đồ đạc, không nấu được cơm ăn, phải ăn lương khô. Liên lạc giữa các đơn vị trong trung đoàn bị gián đoạn.
Trước tình hình đó, chỉ huy trung đoàn đã cho các đơn vị dừng tại chỗ củng cố đội hình, sinh hoạt động viên, xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cho bộ đội. Ngày 25-12, Đảng ủy trung đoàn họp, quyết định nổ súng tiến công địch trong đêm 26-12. Các đơn vị trong trung đoàn theo kế hoạch đã lợi dụng trời mưa, đêm tối, vượt qua sông vào triển khai theo đúng ý định, sát cứ điểm, có bộ phận chỉ cách địch từ 15m đến 30m vẫn giữ được bí mật.
Đúng 24 giờ ngày 26-12, trung đoàn nổ súng tiến công. Do chủ quan, nghĩ rằng trời mưa lũ, bộ đội ta không thể hành quân vào được nên địch đã rời khỏi các hầm lên mặt đất, dựng nhà bạt để ngủ; lực lượng tuần tra, canh gác cũng phòng bị sơ sài. Các loại hỏa khí của ta đã bắn mạnh vào trận địa pháo, sở chỉ huy, khu trung tâm thông tin làm cho địch không kịp đối phó. Sau 20 phút chiến đấu, ta đã tiêu diệt toàn bộ quân địch, làm chủ trận đánh.
Vũ Xuân Dân

[4.19] Báo cáo trận tấn công Nhơn Tịnh (Bình Định) ngày 26/12/1966 của Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 22 Quyết Tâm - Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5

2013120820083
Báo cáo, không đề ngày của 1 cán bộ Chi đội 8 – (Tiểu đoàn 2 – Trung đoàn 22 Quyết Tâm – Sư đoàn 3 Sao Vàng Quân khu 5), báo cáo về trận tấn công Nhơn Tịnh ngày 26/12/1966. Giấy tờ này lính Mỹ thu được tháng 2/1967 tại Bình Định.
Nội dung chính báo cáo:
- Vị trí Mỹ gồm có 2 đại đội bộ binh và 2 đại đội pháo binh gồm 2 pháo 155mm + 4 pháo 105mm, 4 pháo dã chiến (?) – 2 DKZ 75mm và 2 pháo cối.
- Chặng đường hành quân từ khi xuất phát đến mục tiêu mất 4 ngày, trong khi một phần 3 quân số của Tiểu đoàn bị sốt rét, 13 nguời bị lạc và 1 đào ngũ.
- Đến điểm tập kết, thời tiết đổ mưa to. Do thời tiết xấ nên ngày tấn công bị lùi mất 2 ngày.
- Bố trí lực lượng hoàn tất lúc 15h ngày 26/12/1966, và mở màn tấn công lúc 23h45 ngày 26/12/1966. 25 phút sau, Đại đội 2 báo cáo vị trí pháo đội 155mm đã bị chiếm. Sau 2 giờ chiến đấu, vị trí quân Mỹ đã bị chiếm.
Thông tin đọc được từ báo cáo: Quân số đi chiến đấu và phục vụ là 267 nguời. Bị thương 43, hy sinh 20, mất tích 16, lạc 13. Còn lại 92 nguời. Bị mất một số vũ khí trang bị.

Ảnh chụp 1 trang của báo cáo


alt

[4.18] Giấy báo tử đ/c Trần Văn Nữa - Đại đội trưởng thuộc Tiểu đoàn pháo binh Sư đoàn 9, quê tại xã Tân Trung - huyện Gò Công - tỉnh Tiền Giang, hy sinh 4/1967

2013120820082
Giấy báo tử, đề ngày 15/4/1967, do đ/c Lê Bi thay mặt Ban chỉ huy Đoàn 22, gửi đến Chi bộ  xã Tân Niên Trung - huyện Gò Công - tỉnh Mỹ Tho, nhờ chuyển tới gia đình ông Trần Văn Sớt, thông báo về việc nguời con của gia đình là đ/c Trần Văn Nữa bí danh Minh Hồ, sinh năm 1934, cấp bậc Đại đội bậc phó - chức vụ Đại đội trưởng thuộc đơn vị C90 Đoàn 22 [Là Tiểu đoàn 22 pháo binh – Sư đoàn 9/ CÔng trường 9 Quân Giải phóng miền Nam VN] - nhập ngũ tháng 7/1953 – vào Đảng chính thức 8/1960, quê quán tại xã Tân Niên Trung - huyện Gò Công - tỉnh Mỹ Tho [Nay là xã Tân Trung - huyện Gò Công - tỉnh Tiền Giang], đã hy sinh ngày 8/4/1967 khi đi công tác. Thi hài đ/c Nữa đã được chôn cất tại xã Cà Tum - huyện Châu Thành - tỉnh Tây Ninh.
Giấy báo tử này do Đại đội trinh sát của Sư đoàn 7 VNCH thu được tháng 6/1967 tại phía Tây Bắc thị xã Mỹ Tho, còn nguyên trong phong bì chưa mở. Có lẽ Giấy báo tử này đang trên đường gửi về quê Liệt sỹ.

alt

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

[4.17] 03 Giấy báo tử của các chiến sỹ thuộc Tỉnh đội Bình thuận, năm 1966

Link các phần trước

2013120719080
Các Giấy báo tử chiến sỹ thuộc đơn vị của Tỉnh đội Bình Thuận, do lính Mỹ thu được cuối năm 1966 tại Bình Thuận (Có lẽ tại chiến khu Lê Hồng Phong). Dưới đây là thông tin tóm tắt của phía Mỹ (Ảnh chụp các Giấy báo tử này không rõ, không đọc được toàn bộ thông tin.

1. Thư đề ngày 25/2/1966, do đ/c Nguyễn Ninh ký, thay mặt Ban chỉ huy huyện đội Thuận Phong - Tỉnh đội Bình Thuận [Theo wiki: “Thời Mỹ ngụy, địch chia Hàm Thuận ra 3 quận: Hàm Thuận, Thiện Giáo, Hải Long. Phía ta, để việc chỉ đạo sâu sát, kịp thời và đi lại hoạt động thuận tiện năm 1965, ta tách Hàm Thuận làm 2 huyện Hàm Thuận và Thuận Phong;”, bây giờ có lẽ thuộc huyện Hàm Thuận Nam], gửi đến gia đình ông bà Nguyễn Dõng [Không có thông tin về địa chỉ quê quán], thông báo người con trai ông bà Dõng là Nguyễn Văn Chín là chiến sỹ đơn vị 450 huyện đội Thuận Phong đã hy sinh trong trận chiến ngày 21/2/1966.
2. [Thư không đọc được] Thư, đề ngày 1/6/1966, không rõ nguời ký cũng như đơn vị, gửi về gia đình đ/c Nguyễn Thế Tùng có địa chỉ xã Phú Ninh - huyện Kim Anh - tỉnh Vĩnh Phúc [Theo wiki thì nay huyện Kim Anh đã nhập thành huyện Sóc Sơn], thông báo đ/c Nguyễn Thế Tùng, tiểu đội trưởng, đã hy sinh trong trận chiến ngày 18?/5/1966.
3. Thư đề ngày 22/12/1966, do đ/c Hoàng Minh, thay mặt Ủy ban MTDTGP tỉnh Bình Thuận, gửi tới ông Lê Văn Thành và bà Trần Thị Thu, địa chỉ tại xã Hồng Liêm - huyện Thuận Phong - tỉnh Bình Thuận thông báo việc nguời con trai ông bà Thành tên là Lê Văn Nhân - Tiểu đội trưởng – Ban Giao liên tỉnh Bình Thuận đã hy sinh ngày 7/12/1966. Có 1 vỏ phong bì của Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Bình Thuận gửi tới ông Lê Văn Thành và bà Trần Thị Thu, địa chỉ tại xã Hồng Liêm - huyện Thuận Phong - tỉnh Bình Thuận, kèm theo là 1 giấy thống kê kỷ vật của đ/c Nhân.

Ảnh chụp giấy tờ, hầu hết là không đọc rõ

alt

alt

alt

alt

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

[3.21] Giấy khen và quyết định đề bạt của bác Đinh Xuân Thảo - y tá thuộc Tiểu đoàn 600 quân y - Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5, năm 1966

2013120517077
Các giấy tờ lính Mỹ thu được tháng 10/1966 tại Bình Định gồm:
1.  Giấy khen đề ngày 10/1/1966, do đ/c Nguyễn Sơn, thủ trưởng đơn vị Liên đội 60 (Tiểu đoàn 600 quân y – Sư đoàn 3 Sao Vàng - Quân khu 5) ký, khen thưởng đ/c Đinh Xuân Thảo – y tá Liên đội 60, quê quán xã Gia Hòa - huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình về thành tích trong năm 1965.
2. Giấy khen đề ngày 10/2/1966, do đ/c Nguyễn Sơn, thủ trưởng đơn vị Liên đội 60 (Tiểu đoàn 600 quân y – Sư đoàn 3 Sao Vàng - Quân khu 5) ký, khen thưởng đ/c Đinh Xuân Thảo – y tá Liên đội 60, quê quán xã Gia Hòa - huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình về thành tích khắc phục khó khăn tận tình phục vụ thương bệnh binh trong đợt càn quét của địch ngày 8/2/1966.
3. Giấy khen đề ngày 15/6/1966, do đ/c Nguyễn Sơn, thủ trưởng đơn vị Liên đội 60 (Tiểu đoàn 600 quân y – Sư đoàn 3 Sao Vàng - Quân khu 5) ký, khen thưởng đ/c Đinh Xuân Thảo – y tá Liên đội 60, quê quán xã Gia Hòa - huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình về thành tích trong 6 tháng đầu năm 1966.
4. Quyết định ngày 5/4/1966, của đ/c Nguyễn Sơn - chỉ huy Liên đội 60, đề bạt đ/c Đinh Xuân Thảo lên chức vụ Tiểu đội bậc phó.

alt

alt

alt

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

[3.20.1] Giấy khen của chiến sỹ Tiểu đoàn 56 - Đoàn 69 pháo binh Miền năm 1966 (Phần 2)

2013120214073
Các Giấy khen của chiến sỹ Tiểu đoàn 56 – Đoàn 69 pháo binh Miền năm 1966 về thành tích khắn phục khó khăn gian khổ hoàn thành nhiệm vụ hành quân đợt 2. Các giấy tờ này do lính Mỹ thu được tháng 11/1966 tại Tây Ninh. Các Giấy khen do thủ trưởng Tiểu đoàn Đỗ Huy Trường ký, thời gian từ tháng 5 đến tháng 9/1966.
Thông tin về tên và quê quán của các chiến sỹ đọc được trên Giấy khen:
1. Vũ Văn Lưu, quê Thụy Quyến (?) - Thụy Anh – Thái Bình
2.  Phạm Tiến Phi, quê quán Thụy Thanh - Thụy Anh – Thái Bình
3. Lê Văn Tuyết, quê quán: Lê Lợi - Kiến Xương – Thái Bình
4. Hồ Sỹ Hào, quê quán: ? Viẹt – Vũ Tiến – Thái Bình
5. Nguyễn Duy Minh, quê quán: Hoa Lư – Tiên Hưng – Thái Bình
6. Phạm Đình Úc, quê quán: Hòa Bình – Tiên Hưng – Thái Bình
7. Hoàng Đức Kiên, quê quán: Dương Hữu? – Sơn Động – Hà bắc
8. Trần Công Tái, quê quán: Đông Tân – Đông Quan – Thái Bình
9. Nguyễn Công Hòa, quê quán: Không có
10. Nhâm Ngọc Ro, quê quán: Đông Hoàng – Đông Quan – Thái Bình
11. Phạm Ngọc Phú, quê quán: Chương Dương – Tiên Hưng – Thái Bình
12. Phạm Đình Úc, quê quán: Hòa Bình – Tiên Hưng – Thái Bình
13. Nguyễn Văn Tỉnh, quê quán: Thống Nhất – Duyên Hà – Thái Bình
14. Vũ Ngọc Xuyến, quê quán: Quỳnh Xá - Quỳnh Côi – Thái Bình
15. Phạm Văn Ngư, quê quán: Chương Dương – Tiên Hưng – Thái Bình
16. Trần Văn Miền, quê quán: Yên Lợi – Ý Yên – Nam Hà
17. Đăng Văn Đức, quê quán: Thụy Phương - Thụy Anh – Thái Bình
18. Lã Văn Tạm, quê quán: Thụy Dương - Thụy Anh – Thái Bình
Ảnh chụp các Giấy khen:

alt

alt

alt

alt

alt

[3.20] Giấy khen của chiến sỹ Tiểu đoàn 56 - Đoàn 69 pháo binh Miền năm 1966

2013120214073
Các Giấy khen của chiến sỹ Tiểu đoàn 56 – Đoàn 69 pháo binh Miền năm 1966 về thành tích khắn phục khó khăn gian khổ hoàn thành nhiệm vụ hành quân đợt 2. Các giấy tờ này do lính Mỹ thu được tháng 11/1966 tại Tây Ninh. Các Giấy khen do thủ trưởng Tiểu đoàn Đỗ Huy Trường ký, thời gian từ tháng 5 đến tháng 9/1966.
Thông tin về tên và quê quán của các chiến sỹ đọc được trên Giấy khen:
1. Vũ Văn Lưu, quê Thụy Quyến (?) - Thụy Anh – Thái Bình
2.  Phạm Tiến Phi, quê quán Thụy Thanh - Thụy Anh – Thái Bình
3. Lê Văn Tuyết, quê quán: Lê Lợi - Kiến Xương – Thái Bình
4. Hồ Sỹ Hào, quê quán: ? Viẹt – Vũ Tiến – Thái Bình
5. Nguyễn Duy Minh, quê quán: Hoa Lư – Tiên Hưng – Thái Bình
6. Phạm Đình Úc, quê quán: Hòa Bình – Tiên Hưng – Thái Bình
7. Hoàng Đức Kiên, quê quán: Dương Hữu? – Sơn Động – Hà bắc
8. Trần Công Tái, quê quán: Đông Tân – Đông Quan – Thái Bình
9. Nguyễn Công Hòa, quê quán: Không có
10. Nhâm Ngọc Ro, quê quán: Đông Hoàng – Đông Quan – Thái Bình
11. Phạm Ngọc Phú, quê quán: Chương Dương – Tiên Hưng – Thái Bình
12. Phạm Đình Úc, quê quán: Hòa Bình – Tiên Hưng – Thái Bình
13. Nguyễn Văn Tỉnh, quê quán: Thống Nhất – Duyên Hà – Thái Bình
14. Vũ Ngọc Xuyến, quê quán: Quỳnh Xá - Quỳnh Côi – Thái Bình
15. Phạm Văn Ngư, quê quán: Chương Dương – Tiên Hưng – Thái Bình
16. Trần Văn Miền, quê quán: Yên Lợi – Ý Yên – Nam Hà
17. Đăng Văn Đức, quê quán: Thụy Phương - Thụy Anh – Thái Bình
18. Lã Văn Tạm, quê quán: Thụy Dương - Thụy Anh – Thái Bình
Ảnh chụp các Giấy khen:

alt

alt

alt

alt

alt

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

[4.16] Giấy mời họp của Cục Hậu cần Miền và thư của Đoàn 82 hậu cần Miền gửi Sư đoàn 9 năm 1967

Link phần trước

2013113041099
1. Thư đề ngày 11/2/1967, do đ/c Nguyễn Văn Lắm, chỉ huy đội 6 Đoàn 149 (Cục Hậu cần Miền) gửi Đoàn 129 (Cục Tham mưu Miền), Đoàn 139 (Cục Chính trị Miền), Đoàn 80 (Trung đoàn huấn luyện), Đoàn 82 hậu cần miền, và các Đội 1 -2 – 3 – 4 – 5 – 7 – 8 và 9 trực thuộc Đoàn 149, thông báo các đơn vị này dự họp tổng kết chuyên đề công tác tài vụ từ 11/3/1967 đế 14/3/1967.
alt

2. Thư đề ngày 6/3/1967 do đ/c Nguyễn Tĩnh Dần, chỉ huy Đoàn 82 Hậu cần Miền gửi Ban chỉ huy Công trường 9 (Sư đoàn 9), đề nghị Công trường cử người về Ban quân y Đoàn nhận thuốc phòng dịch.

alt

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

[3.19.1] Giấy khen, quyết định đề bạt các năm 1964 - 1965 ... của đ/c Kha Văn Quảng, đơn vị Trung đoàn 1 - Sư đoàn 2 QK5, quê ở Lạng Khê - Con Cuông - Nghệ An - tiếp

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

[3.19] Giấy khen, quyết định đề bạt các năm 1964 - 1965 ... của đ/c Kha Văn Quảng, đơn vị Trung đoàn 1 - Sư đoàn 2 QK5, quê ở Lạng Khê - Con Cuông - Nghệ An

2013112940097
Giấy khen, quyết định đề bạt cán bộ… của đ/c Kha Văn Quảng, chiến sỹ liên lạc thuộc 1 Đại đội [Đại đội 20 và Đại đội trọng liên 12,7mm] của Trung đoàn 1 – Sư đoàn 2 – Quân khu 5. Đ/c Kha Văn Quảng quê quán tại xã Lạng Khê - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An.
Các giấy tờ gồm:
1. Quyết định đề bạt, ký ngày 24/11/1965, do đ/c Nguyễn Huyền ký, chỉ huy Công trường 1 [Trung đoàn 1 – Sư đoàn 2 – Quân khu 5], đề bạt đ/c Kha Văn QUảng, tiểu đội trưởng lên Trung đội bậc phó. Nội dung quyết định còn quy định chỉ huy các đơn vị U101, U102, U103 và Đại đội trọng liên 12,7mm chịu trách nhiệm thi hành quyết định.
2. Quyết định ngày 18/8/1964, ký bởi đ/c Nguyễn HUyền thay mặt Đảng ủy Công trường 1, công nhận Đảng viên chính thức cho đ/c Kha Văn Quảng.
3. Quyết định đề bạt ngày 16/6/1965, do đ/c Ty chỉ huy đơn vị U101 ký, đề bạt đ/c Kha Văn Quảng, tiểu đội phó thuộc đơn vị T111 [ Đại đội 12,7mm] lên tiểu đội trưởng.
4. Giấy khen ngày 30/8/1964, do đ/c Hồ Công Ngại ký, thay mặt chỉ huy công trường 1, khen thưởng đ/c Kha Văn Quảng, liên lạc đại đội 12,7mm, về những thành tích trong chiến đấu.
5. Bằng khen ngày 12/6/1966, khen thưởng đ/c Kha Văn Quảng, binh nhất thuộc Đại đội 12,7mm của Trung đoàn 1 vì những thành tích trong năm 1963.
6. Bằng khen ngày 28/3/1964, do đ/c Nguyễn Huyền ký, thay mặt Ban chỉ huy Tân Trào, khen thưởng đ/c Kha Văn Quảng, trinh sát thuộc đại đội 20, về những thành tích chiến đấu.
Thông tin thêm của phía Mỹ về nhân sự E1:
- Đ/c Nguyễn Huyền là Chính ủy Trung đoàn 1 – Sư đoàn 2. Các mật danh U101, U102, U103 là mật danh của Ban tham mưu, Ban Chính trị, Ban Hậu cần của Trung đoàn 1.
- Đ/c Hồ Công Ngại là Đại úy Hồ Công Ngại, Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 1
alt

alt

alt

alt

alt

alt

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

[3.18] Thư của chiến sỹ ở Phú Yên gửi về quê ở Nông Cống - Thanh Hóa năm 1966

2013112536092
5 bức thư cá nhân, đề ngày 10 và 11/10/1966, của đ/c Lê Xuân Xanh, một nguời lính Bắc Việt chi viện vào miền Nam [Có thể ở Trung đoàn 18B/ Sư đoàn 325 hay Nông trường 5/ Quân khu 5], gửi một số người thân ở Bắc Việt Nam, hỏi thăm hoạt động hàng ngày và tình hình sức khỏe mọi nguời. Tên và địa chỉ những nguời nhận đọc được trên phong bì thư gồm:
-          Lê Văn Luận, xóm Phú Lộc – xã Công Liêm - huyện Nông Cống - tỉnh Thanh Hóa
-          Lê Minh Luân, xóm Phú Lộc – xã Công Liêm - huyện Nông Cống - tỉnh Thanh Hóa
-          Lê Văn Bích, xóm Đồng Phú – xã Công Liêm -  huyện Nông Cống - tỉnh Thanh Hóa
-          Lê Thị Kiêm, xóm Phú Lộc - xã Công Liêm -  huyện Nông Cống - tỉnh Thanh Hóa
-          Thiều Xuân Tác, xóm Cự Phú - xã Công Liêm -  huyện Nông Cống - tỉnh Thanh Hóa
Những bức thư này lính Mỹ thu được tháng 10/1966 tại Phú Yên.

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

[3.17] Thư của cán bộ miền Nam tập kết đang công tác ở miền Bắc gửi về gia đình ở thôn Bàn An - xã Phổ Quang - huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi năm 1966

2013111930085
3. Thư của 1 bác tên Võ Nguyên địa chỉ ở số 136 Nguyễn Khuyến đề ngày 15/10/1966, gửi cho cha là Đoàn Trực (?) và vợ là Đoàn Thị Bối, ở thôn Bàn An - xã Phổ Quang - huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi.
Thư này bị phía Mỹ thu đuợc tháng 5/1967 tại huyện Đức Phổ, căn cứ vào khu vực thu được bức thư và địa chỉ nơi gửi, có lẽ các bức thư này đang trên đường chuyển đến địa chỉ người nhận. Lực lượng thu được bức thư này là lực lượng trinh sát Mỹ.

Ảnh chụp 2 bức thư

alt

alt

[3.16] Thư của cán bộ miền Nam tập kết ở miền Bắc gửi thăm hỏi người thân ở Quảng Ngãi, năm 1966

2013111930085
2. Bức thư đề ngày 10/10/1966 tại Hà Nội gửi vào thăm hỏi nguời thân ở miền Nam, bị phía Mỹ thu đuợc tháng 5/1967 tại huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi.

Người viết thư có tên là Huỳnh Biểu, cán bộ miền Nam tập kết, đang công tác tại Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội, gửi thư cho người vợ tên là Nguyễn Thị Khả có địa chỉ tại thôn Chương Mỹ - xã Phổ Minh - huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi.
Trong thư, bác Huỳnh Biểu có nói, trong 12 năm mới nhận được 2 lần thư của gia đình. Trong thư, bác Biểu có hỏi thăm đến 2 người con tên là Tân Thanh và Tuyết Trinh (14 và 12 tuổi).

Lời cuối thư, bác Biểu có viết "Anh hôn em và 2 con, may ra thì thư nầy đến nhà trước Tết" và có kèm theo 1 ảnh chụp bác Biểu.

Ảnh chụp bức thư

alt

alt

alt

alt

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

[3.15] Thư gửi từ miền Bắc vào thăm hỏi người thân ở miền Nam, năm 1967 - Thư số 1

2013111930085
Các bức thư gửi từ miền Bắc vào thăm hỏi nguời thân ở miền Nam, bị phía Mỹ thu đuợc tháng 5/1967 tại huyện Đức Phổ .
1.  Thư đề ngày 7/9/1966 tại Hà Nội, từ nguời tên Hữu gửi đến người cha là chỉ huy 1 đơn vị thuộc B25 Quảng Ngãi. Bức thư gửi đến địa chỉ có tên Hùynh Điền thôn Hải ?? – xã Phổ Minh - huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi. Hữu kể trong bức thư về việc máy bay Mỹ ném bom Hà Nội ngày 29 và 30/6/1966, phần lớn nguời dân Hà Nội đã đi sơ tán. Mười sẽ quay trở về từ khóa học ở Liên Xô.


alt

alt