Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

[7.13.2] Sơ lược diễn biến trận bộ đội đặc công Việt Nam tấn công căn cứ thông tin của Mỹ trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh) đêm 13/5/1968 - Phần 3


20181007 - Phần 3 (cuối)

Link phần trước: 

[7.13] Sơ lược diễn biến trận bộ đội đặc công Việt Nam tấn công căn cứ thông tin của Mỹ trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh) đêm 13/5/1968 - Phần 1





Khi chiếc C47 đầu tiên đến thì thời tiết vẫn còn quang đãng nhưng đến khi chiếc C47 thứ 2 đến thì mây kéo đến và có mưa từ lúc 2h00 đến tận 6h00.

Chiếc C47 thứ 2 đến khu vực lúc 1h00. Lúc 1h30 đỉnh núi có sương mù nặng nên chiếc C47 khó khăn khi tấn công chính xác vào đỉnh núi trong điều kiện pháo sáng được thả đầy đủ.

Máy bay đã bị bắn dữ dội từ súng phòng không ở bên sườn và từ căn cứ núi Bà Đen.

Ngay cả trong điều kiện khó khăn, máy bay C47 vẫn bắn tốt vào khu vực mục tiêu.

Lúc 2h30 trực thăng vũ trang bắt đầu rời khỏi khu vực để lại phía sau là máy bay thả pháo sáng vẫn còn ở khu vực cho đến khi thời tiết xấu bắt buộc rời về căn cứ.

Lính biệt kích với radio gặp trục trặc trong liên lạc với máy bay C47 nhưng đã tìm thấy họ ở tần số 39.30.

Lực lượng biệt kích ở Tây Ninh đã tổ chức chiến dịch ứng cứu. Họ đã chuẩn bị đạn dược, thức ăn, nước, quần áo và đồ y tế cũng như máy phát điện 125KW để sẵn sàng xuất phát khi trời sáng.

Lúc 2h30 lực lượng biệt kích [ở Tây Ninh] đã nhận được thông điệp từ trên núi nói rằng trừ 1 ngôi nhà, còn tất cả và hầu hết hầm đã bị phá hủy.

Qua máy trung chuyển vô tuyến, mọi người ở Tây Ninh có thể nghe thấy tiếng bộ đội Việt Nam đi xung quanh căn cứ.

Lúc 24h00, bộ đội Việt Nam bắt đầu rút xuống sườn núi phía Đông về sân đỗ trực thăng nơi họ rút ra ngoài bằng con đường bí mật.
Từ lúc 23h00 đến khi họ rút, bộ đội Việt Nam đã đặt các bẫy trong khu vực nơi có người chết.

Lúc 2h30 bộ đội Việt Nam rút hết khỏi núi Bà Đen.

Trực thăng cứu thương không thể hoạt động cho đến sáng do mưa, sương mù và gió mạnh.

Lúc 5h30 một tốp lính ở hầm 20, ven hồ chứa nước và trong hang tập hợp từ vị trí và chia thành 3 nhóm.

Một nhóm đến bảo vệ sân đỗ trực thăng để chuẩn bị cho máy bay cứu thương đáp xuống. NHóm khác thì thanh tảo căn cứ, kiểm tra xem còn có bộ đội Việt Nam trong căn cứ hay không. Nhóm thứ 3 kiểm tra các bẫy mìn và di chuyển thương binh và người chết đến khu vực sân đỗ trực thăng.

Trời vẫn mưa và có thể mưa đến tận 8h00 sáng.

Một số người chết đã được tìm thấy ở hầm và một số có bẫy mìn.
Chuyến trực thăng cứu hộ đầu tiên đã đến từ trại biệt kích Tây Ninh, lúc 7h06 ngày 14/5/1968 và thương binh nặng được chuyển đi từ lúc 9h00.

Hai lính biệt kích quân y đến trong chuyến bay đầu tiên với chăn và đồ y tế và họ làm việc cùng với 2 lính lính quân y [của căn cứ núi Bà Đen] để chăm sóc lính bị thương.

Chuyến bay đầu tiên đã bị bắn bằng súng từ sườn phía Nam núi kết quả là gây hư hại nhẹ máy bay và 1 phi hành đoàn bị thương.

Khi chuyến bay đầu tiên đến nơi, lính Mỹ đứng vây quanh sân đỗ, một số chỉ có quần ngắn và không có giầy.

Cho đến 9h00 căn cứ đã được bảo vệ với lực lượng thích hợp.

Binh lính đi đến đỉnh núi và báo cáo rằng mọi thứ đã bị san bằng, ngoại trừ ngôi chùa.

Lính biệt kích đã đến ngôi chùa và tái triển khai liên lạc vào lúc 14h00.

Một đại đội bộ binh thuộc Sư đoàn 25 Mỹ đã được không vận đến căn cứ để tăng cường cho phần ocnf tại của đai đội D thuộc Tiểu đoàn 125 thông tin Mỹ [đóng trên căn cứ trước đây].

Sau này, khi trả lời phỏng vấn, một số lính cho biết trước khi xảy ra tấn công đã có nghi ngờ sự di chuyển ở phía trước hầm 14 và 15. Có yêu cầu bắn pháo sáng, nhưng đã bị từ chối.

Xác định rằng lực lượng bộ đội Bắc Việt tấn công cỡ khoảng 1 Trung đội tăng cường cho đến cỡ đại đội. Có 2 lính Mỹ bị bắt làm tù binh.

Thiệt hại các bên: Mỹ chết 24, bị thương 35, bị bắt 2. Bộ đội Việt Nam chết 25.

Rút kinh nghiệm của phía Mỹ: Căn cứ núi Bà đen gặp khó khăn tiếp tế/ liên lạc khi thời tiết xấu nên căn cứ phải độc lập tự chủ. Cần tăng số lượng binh lính lên 155 lính và 3 sỹ quan. Thời điểm bị tấn công thì tiểu đoàn 125 thông tin Mỹ có 70 lính. Phần lớn là chuyên gia thông tin liên lạc, không phải lính bộ binh.

Kể từ khi bị tấn công, lực lượng thay thế là bộ binh nhưng không có kinh nghiệm chiến đấu, được chuyển từ Mỹ sang luôn. Cần phải tăng số lượng lính bộ binh có kinh nghiệm chiến đấu lên đến 50%.

1 nhận xét:

  1. https://m.facebook.com/groups/179625375561992?view=permalink&id=975099716014550 cháu nhờ bác xem trận đánh núi lồ ô.

    Trả lờiXóa