20180318 39107
Sơ lược thông tin tổng hợp về đồi
quân y Bắc Sơn và Trung đoàn 250A hay Đoàn Bắc Sơn tại khu vực Bù Gia Mập, cuối
năm 1965 đầu năm 1966
1. Sơ lược về Trung đoàn 250A Bắc Sơn
- Trung đoàn 250A được thành
lập ngày 17/4/1965 tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên, gồm có 3 tiểu đoàn lần
lượt mang số hiệu 1, 2, 3 cùng một số đại đội trợ chiến, có quân số khoảng 1500
người. Cán bộ chủ chốt của Trung đoàn được lấy từ Sư đoàn 308 và Sư đoàn 312,
bộ đội gọi tái ngũ, và phần còn lại (khoảng 70%) là tân binh có độ tuổi từ 18
đến 25, nhiều người quê ở Hà Nội (nội thành, huyện Đông Anh và Gia Lâm).
- Ngày 9/7/1965 Trung đoàn 250A đổi tên thành Đoàn Bắc Sơn, các
tiểu đoàn và các đại đội trợ chiến được chia thành các Đoàn mang số hiệu sau:
+ Đoàn 602 (Tiểu đoàn 1/
Đoàn Ba Đình/ Tiểu đoàn Đức Long 2): Xuất phát đi nam tháng 7/1965, cho đến
tháng 9/1965 thì có khoảng 300 cán bộ chiến sỹ nằm lại các Trạm giao liên do
ốm, bị thương… Đến Quân khu 6 thì d602 gần như giải thể, bộ đội chuyển về các
đơn vị khác nhau. Tháng 10/1965 ghi nhận có khoảng 100 bộ đội của d602 được biên
chế về đơn vị thuộc Quân khu 7, một số khác biên chế về Trung đoàn 16.
+ Đoàn 603 Phù Đổng (Tiểu
đoàn Đức Long 3): Xuất phát 7/1965 sau d602, nhưng đến QK5 thì bắt kịp và vượt
qua d602, đến QK6 sớm nhất. Cũng có thông tin d603 sau khi đến Phước Long thì
giải thể, bộ đội được biên chế về các đơn vị khác nhau.
+ Đoàn 604 (Có thể là
tiểu đoàn chuyên môn).
+ Đoàn 605: Đến Quảng Đức
khoảng tháng 1/1966. Có thông tin ghi nhận tháng 4/1966 thì d605 được biên chế
về Sư đoàn 5.
+ Đoàn 606: Có thông tin
ghi nhận 1 số chiến sỹ của d606 biên chế về Trung đoàn 273 Sư đoàn 9.
+ Đoàn 607 (Tiểu đoàn Đức
Long 7): Xuất phát 7/1965 và đến Phước Long sau 4 tháng. Tháng 1/1966 giải thể,
cán bộ và ban chỉ huy biên chế về QK6, chiến sỹ thì biên chế về các đơn vị của
tỉnh đội Lâm Đồng và Tiểu đoàn 840 (Đại đội 2/d607).
+ Đoàn 608 (Gồm các Đại
đội: 13 trinh sát, 14 công binh, 15 thông tin, 16 DKZ, 17 súng cối, 18 súng máy
12.7mm): Xuất phát đi Nam từ khoảng tháng 9 cho đến tháng 11/1965, đến Quảng
Đức khoảng tháng 1/1966. Tháng 4/1966 trú quân ở Bù Gia Mập. Ngày 3/5/1966 di
chuyển trú quân ở Campuchia. Có thể sau đó di chuyển đến Căn cứ Trung ương Cục
Miền Nam.
+ Đoàn 609: Nguyên là tiểu
đoàn 7 thông tin. Xuất phát khoảng tháng 9/1965 và đến Phước Long khoảng tháng
1/1966. Sau khi đến Phước Long, bộ đội thuộc Đoàn được biên chế về các cơ quan,
đơn vị khác nhau.
+ Đoàn 611, Đoàn 612: Xuất
phát khoảng tháng 12/1965, đến Phước Long khoảng tháng 4/1966.
Điểm đến của Đoàn Bắc
Sơn là khu vực Bác Kế (Thuộc Quân khu 6 – địa bàn tỉnh Quảng Đức và Phước
Long). Ban đầu quân số của Trung đoàn khoảng 1500 người, nhưng sau đó có 1 số
đơn vị/ Đoàn đi vào Quân khu 6 chiến đấu cũng mang phiên hiệu từ Đoàn Bắc Sơn
(Như các d609, d611, d612) nên quân số của Đoàn Bắc Sơn vượt quá 2000 người.
- Đầu tháng 8/1965, Đoàn thứ nhất của Đoàn 250A (tiểu đoàn 602 Ba
Đình) rời trạm giao liên cuối cùng trên đất miền Bắc Việt Nam để sang đất Lào,
đến đất Kontum khoảng cuối tháng 8/1965, đến Daklak khoảng tháng 9/1965, đến
Kiến Đức khoảng 10/10/1965, và đến khu vực Bù Gia Mập khoảng cuối tháng
10/1965.
- Thông tin phía Mỹ ghi nhận được thì sau khi đến miền Nam, bộ đội
của Trung đoàn 250A được biên chế về một số đơn vị chủ lực của Miền (Sư đoàn 5,
Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 – Rongxanh chú thích thêm), một số đơn vị của Quân khu 1
và Quân khu 6. Phần còn lại được biên chế về Tiểu đoàn 840 chủ lực QK6, và tổ
chức thành Trung đoàn 346 hay Công trường 110 hay Trung đoàn Bắc Sơn.
- Trung đoàn 346 có thể được tổ chức lại vào tháng 1 hoặc 2/1966
và gồm các đơn vị sau:
+ Tiểu đoàn 840 (Tiểu
đoàn 120 cũ), Đoàn 603, Đoàn 604, Đoàn 605. Bốn tiểu đoàn này được tổ chức
thành 3 tiểu đoàn mang số hiệu 102, 105, 108.
+ Đoàn 608 gồm có 6 đại
đội trợ chiến chuyển thành các đại đội trợ chiến của Trung đoàn (Đại đội 13,
14, 15, 16, 17, 18).
- Tháng 4/1966 phía Mỹ ghi
nhận là Trung đoàn Bắc Sơn được tổ chức lại và biên chế về trực thuộc Miền.
- Các mật danh của Trung đoàn 250A Bắc Sơn: Trung đoàn 250A, Trung
đoàn Bắc Sơn, Trung đoàn 346 (Lấy số hiệu các quân khu Quân khu 3, Quân khu 4, Quân
khu 6), Công trường 110.
2. Về tên gọi đồi quân y Bắc
Sơn
- Sau khi đến khu vực Bù Gia Mập (Đơn vị đầu tiên đến khoảng tháng
10/1965), số lượng bộ đội các đơn vị bị sốt rét quá lớn, nên Đoàn Bắc Sơn tổ
chức khu vực bệnh viện điều trị cho bộ đội, dựa trên cơ sở Đại đội quân y của
Đoàn, có huy động một số y tác của các đơn vị trong Trung đoàn để phục vụ cứu
chữa bệnh binh. Con số bộ đội hy sinh do bệnh tật tại khu vực Đại đội quân y lên
đến hàng trăm người. Cái tên đồi quân y Bắc Sơn xuất hiện từ lúc này, và để chỉ
khu vực điều trị bệnh binh của Trung đoàn 250A Bắc Sơn tại Bù Gia Mập, cuối
1965 đầu 1966.
- Một số đơn vị thuộc Trung đoàn 250A Bắc Sơn xuất phát sau, đến khu
vực này đầu tháng 1/1966 thì bệnh binh được chuyển đến Bệnh xá Quân khu 6 cứu
chữa.
3. Thông tin về một trường
hợp thân nhân tìm kiếm Liệt sỹ hy sinh ở đồi quân y Bắc Sơn
Tại link
http://www.bienphong.com.vn/hanh-trinh-gian-nan-tim-mo-cua-nguoi-vo-liet-sy/
có bài báo năm 2015 (đi tìm lần thứ 3) viết về 1 người vợ Liệt sỹ đi tìm chồng,
là chiến sỹ thuộc 1 đơn vị của Trung đoàn 250A Bắc Sơn, hy sinh tại khu vực đồi
quân y Bắc Sơn.
……..Lần thứ hai, chị chuẩn bị cẩn thận lương thực, thực phẩm và đồ dùng cho 5 ngày. Cả đoàn vừa đi vừa mở đường, băng qua những con suối cạn, suối đầy nước, chống chọi với muỗi và vắt, ngày tìm, đêm mắc võng ngủ. Và bất ngờ chị nhìn thấy những hầm chữ Y, hầm chữ A... đặc biệt là có cả giao thông hào chiến đấu. Mọi người đánh dấu rồi trở ra. Ra đến ngoài rừng, chị gọi điện cho vị Thiếu tướng già.
Vị Thiếu tướng bảo: "Mọi người đã đến đồi Bắc Sơn, giữa đồi là hầm giải phẫu quân y, hãy tìm đồi 19". Tìm bản đồ Phước Long chỉ nhìn thấy ghi 319. Anh đồn trưởng Đồn BP Bù Gia Mập bảo: "Ở đây làm gì có đồi nào mang tên 19 (đánh dấu theo độ cao)". Vị Thiếu tướng miêu tả: "Đứng ở chân đồi quân y Bắc Sơn nhìn về phía Bắc Cam-pu-chia thì đồi 19 nằm bên phải". Sau khi soi lại bản đồ, mọi người xác định, đồi 19 của đơn vị năm xưa là đồi 319 trong bản đồ Phước Long.
Lần xuất phát thứ ba đơn giản hơn, mọi người đi thẳng đến chỗ đánh dấu lần trước, cả đoàn chỉ mất có 2 ngày rưỡi và hơn 6 giờ mới lên được giữa đồi. Lúc này, mặt trời đã lên đến đỉnh đầu. Cả đoàn nghỉ ăn trưa, đi loanh quanh khu vực nghỉ chân. Bỗng, một con bướm đậu trên mũ chị. Anh lính Biên phòng đi cùng bảo: "Chúng ta hãy đi theo hướng con bướm bay". Mọi người đi theo, phát hiện ở đây đặt nhiều phiến đá phẳng được xếp vuông bốn góc. Nhìn lên mặt phẳng của sườn đồi, chị cũng thấy có rất nhiều những tấm đá phẳng được chôn một cách rất kỳ lạ...
Bài báo năm 2007 (Đi tìm lần thứ 2)
Có thông tin, chị bỏ việc làm thuê và lại lên đường. Nhưng vùng biên giới rộng lớn toàn rừng rậm và đồng bào dân tộc S’tiêng sinh sống. Cán bộ chính sách của Trung đoàn 141, Sư đoàn 7 được cử đi cùng chị, sau mấy hôm tìm kiếm phải trở về đơn vị. Một mình ở lại chốn rừng thiêng nước độc, chị lần mò khắp dọc sông Đa Quýt dọc biên giới, buổi tối ngủ nhờ nhà người dân S’tiêng. ở Đắc Ơ chị đi làm thuê, hái tiêu, cuốc rẫy cho dân, mỗi ngày được 15 ngàn đồng và hai bữa cơm. Trong thời gian này, chị quen anh Biểu Đui từng là giao liên của Trung đoàn 141 và anh Ba Rui ở đoàn chiếu phim huyện Bình Long từng vào chiếu phim phục vụ bộ đội ở Đồi Quân y năm 1966. Hai anh đều là người S’tiêng. Nhưng khu vực Đồi Quân y lại là khu vực cấm. Chị vào Đồn Biên phòng 785 xin phép, nhưng theo quy định, muốn vào đây phải có giấy phép của Bộ Tư lệnh Biên phòng. Chị lại quay ra TP.HCM, đến trụ sở Bộ Tư lệnh Biên phòng xin giấy phép.
Cuối năm 1998, chị Chính cùng hai chiến sỹ Đồn Biên phòng 785, hai dân quân xã Đắc Ơ cùng anh Ba Rui “hành quân” vào Đồi Quân y. Đường rừng rậm rạp, vừa đi vừa phải mở đường, sau 4 ngày, gần đến nơi thì hết lương thực mang theo. Họ đành phải quay ra.
Rút kinh nghiệm lần trước, chị chuẩn bị lương thực cho đoàn ăn trong gần nửa tháng. 8 ngày luồn rừng tìm kiếm, họ đến được khu Đồi Quân y, dấu vết còn lại là những căn hầm chữ A và những đường hào đầy lá phủ. Sau 2 ngày tìm kiếm, chị và đồng đội không tin vào mắt mình, khu vực này có rất nhiều mộ liệt sỹ, không thể biết đâu là chồng chị. Chị tức tốc quay trở ra báo cáo với Huyện đội Bình Long. Huyện đội đã tiến hành họp khẩn cấp, sau khi so sánh, đối chiếu các tài liệu, đồng chí Huyện đội trưởng đưa ra kết luận: Đồi 319 ngay phía Bắc Đồi Quân y Bắc Sơn chính là khu đồi an táng các liệt sỹ của Trung đoàn 141, Sư đoàn 7 nhưng vẫn không tìm được mộ anh Hưởng .
Trên bản đồ khu vực Bù Gia Mập có cao điểm 319, nằm gần sông Dak Huyt, phía bắc đồn biên phòng 781, có thể liên quan đến cao điểm 319 ở bài báo trên. Dưới chân đồi 319 thì có đường tuần tra biên giới chạy qua. DƯới dây là vị trí cao điểm/ đồi 319 trên bản đồ và trên ảnh vệ tinh google earth:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét