Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

[8.2] Tổ chức - Nhiệm vụ của Phòng Quân báo Mặt trận 479 Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, năm 1981



20170308

 
Rongxanh post bài dịch từ năm 2009, do Cục tình báo trung uơng Mỹ CIA tổng hợp.
 1. Đầu tháng 6/1980, Phòng Quân báo Mặt trận 479 Quân đội nhân dân VN chuyển vị trí đóng quân từ thành phố Siem Reap, nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Mặt trận 479, đến Phnum Rumduol.
Phòng Quân báo MT 470 gồm có Ban phận kỹ thuật, Ban Địch vận, Ban “K” và tiểu đoàn 47 trinh sát và một số bộ phận khác chưa được xác định.

Tiểu đoàn 47 trinh sát chuyển từ căn cứ cũ cách cầu Siem Reap khỏang 100m trên bờ Tây sông Siem Reap đến đóng tại Phum Rumduol. Các Đại đội 1, 3, 4 trinh sát đóng tại Phum Rumduol, Phum Liep và ngã ba trên Ql6 tại làng Kralanh.

2. Phòng Quân báo MT 479, các đơn vị trực thuộc và tiểu đoàn trinh sát có khoảng 185 quân nhân, trong đó khoảng 50% là tân binh.  Khoảng 70% là người miền Bắc Việt Nam.

Ban Kỹ thuật có khoảng 40 người, bao gồm bộ phận thông tin, bộ phận bản đồ. Bộ phận thông tin nhận và chuyển các bức điện giữa Phòng Quân báo Mặt trận và bộ phận quân báo/ trinh sát hoạt động cùng với các Sư đoàn: 75 (Sư đoàn 5), 72 ( Sư đoàn 302 – RX chú thích) và 59. Bộ phận Bản đồ chịu trách nhiệm vẽ vị trí các đơn vị quân đội Thái Lan, các lực lượng quân Khmer không cộng sản, lực lượng Campuchia dân chủ tại khu vực biên giới.

Ban “Địch vận” với quân số khoảng 20 người, có trách nhiệm tuyển dụng nhân mối chui sâu trong quân đội Thái Lan, lực lượng DK và các lực lượng chống đối khác; cố gắng lôi kéo các thành viên các lực lượng này rời bỏ hàng ngũ về với Quân đội nhân dân VN. Chỉ huy phó Ban Địch vận tên là Tuấn, sinh năm 1942 tại miền Nam VN.

Ban K (Campuchia) có 20 người. Thượng  úy (Senior Captain) Hai Vu, sinh năm 1938 tại miền Nam VN, tập kết 1954, là chỉ huy Ban K. Nhiệm vụ của Ban K là tuyển mộ điệp viên chui sâu vào lực lượng Quân đội nhân dân Campuchia (PRK). Các điệp viên chui sâu này đã điều khiển các hoạt động của các đơn vị và lực lượng của PRK tại khu vực biên giới. Ban này thường thực hiện các nhiệm vụ không xác định bảo vệ an ninh xã hội khu vực hoạt động của MT 479 do thiếu lực lượng và khả năng của lực lượng an ninh PRK gần khu vực biên giới .

3. Tiểu đoàn 47 trinh sát trực thuộc Phòng Quân báo MT 479, có khoảng 30 sỹ quan và 70 lính. Khoảng 80% số người của TIểu đoàn 47 là người miền Bắc VN và khoảng 20% là miền Nam. Chỉ huy của Tiểu đoàn là Thượng úy? Thanh, sinh năm 1944 tại miền Bắc VN. Sỹ quan chỉ huy khác tên là Hoa, sinh năm 1945 tại miền Bắc VN. Tiểu đoàn được trang bị súng máy hạng nặng kiểu 54, súng tiểu liên kiểu 56, súng máy M60, DK 57 và 75mm, AK47 và một số loại lựu đạn Mỹ và TQ.

4. Tiểu đoàn 47 gồm 3 đại đội trực thuộc, mang phiên hiệu 1, 3, 4. Mỗi đại đội có khoảng 90 đến 100 người. Khoảng 20/5/1980, Tiểu đoàn 47 đã tổ chức lại, biên chế người của 3 đại đội 1, 3, 4 thành 24 tổ quân báo/ trinh sát. Các thành viên của tổ chịu sự quản lý về mặt hành chính và hoạt động của các đại đội tương ứng, các tổ này được giao tăng cường về các Sư đoàn 75, 72 và 59.

5. Nhiệm vụ của các Tổ quân báo/ trinh sát biên chế về các Sư đoàn là luồn sâu vào các khu vực do DK và các lực lượng chống đối Khmer không cộng sản kiểm soát dọc biên giới Thái Lan/ Campuchia và dẫn đường cho các hoạt động xuyên biên giới nhằm thu thập thông tin về các đơn vị quân đội Thái Lan.

Phòng Quân báo MT 479 biên chế 1 sỹ quan làm chỉ huy mỗi tổ quân báo/ trinh sát. Các Sỹ quan này được huấn luyện và có kinh nghiệm trinh sát, quân báo, và đặc công. Mỗi tổ được trang bị 1 máy thông tin TQ sản xuất kiểu 81 để thu nhận liên lạc với Tiểu đoàn 47 và phòng Quân báo. Các Sư đoàn 75, 72, 58 cung cấp lương thực và đảm bảo an toàn cho các Tổ quân báo khi hoạt động tại các khu vực tương ứng cũng như các thông tin chung về hiện trạng các lực lượng quân sự trong khu vực hoạt động.

6. Trước khi chuẩn bị hoạt động, các tổ trinh sát/ quân báo thường thiết lập các căn cứ tạm như các điểm khởi đầu để chuẩn bị kế hoạch hoạt động. Các tổ này thường trang bị AK47 báng gấp và  mặc quân phục phục thông dụng của lính tại khu vực mục tiêu. Các tổ chỉ di chuyển vào ban đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày. Các tổ đi cắt rừng trong khi làm nhiệm vụ để tránh bị phục kích trong khu vực hoạt động và rút lui nhanh chóng khi đối mặt với kẻ thù. Toàn bộ các thành viên của các tổ này đều được huấn luyện và có khả năng đặc biệt để chống lại kẻ thù, nhưng chỉ tấn công khi nhận được lệnh trực tiếp từ Ban chỉ huy phòng Quân báo MT479.

7. Kết thúc mỗi nhiệm vụ, tổ trưởng sẽ nhanh chóng báo cáo bằng máy thông tin lên chỉ huy phòng Quân báo. Báo cáo hoạt động bao gồm lực lượng và phân bố, các hoạt động và di chuyển của các đơn vị địch.

8. Theo lời binh nhất THONG, thành viên Tổ trinh sát đóng tại khu vực Sisophon, tất cả các thành viên của tổ đều được đào tạo 6 – 12 tháng kỹ thuật trinh sát và hoạt động đặc biệt tại Trường trinh sát đặc công Dong Ban tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Các sỹ quan và binh lính của đơn vị này được lựa chọn thông qua lý lịch, kinh nghiệm. (Nguồn tin chú thích: Một số thành viên của Tiểu đoàn 47 trinh sát nói rằng THONG là con của Thiếu tướng BA TRAN, cán bộ cao cấp của Quân báo Quân đội Nhân dân VN).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét