Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

[2.24] Thông tin tóm tắt của phía Mỹ về cơ cấu tổ chức – nhiệm vụ của Quân khu C50 (Quân Giải phóng miền Nam) trên đất Campuchia năm 1972



201011567028

1.      Tháng 7/1970, Bộ chỉ huy Miền quyết định thành lập các quân khu tại đất Campuchia, đó là Quân khu C20 có nhiệm vụ phụ trách địa bàn tỉnh Kongpong Cham, Quân khu C30 phụ trách địa bàn tỉnh Prey veng và Svayrieng. 

Tháng 2/1972, Trung ương Cục quyết định thành lập Quân khu C50. Quân khu C20 và C30 bị giải thể, lấy một nửa lực lượng của Quân khu C20 và một nửa của Quân khu C30 cộng với các lực lượng tăng cường khác để thành lập Quân khu C50.

Lực lượng còn lại của Quân khu C20 được chuyển thành bộ phận chính của Đoàn hậu cần 220, do đ/c Do Khac Di chỉ huy, cấp bậc Trung đoàn trưởng, nguyên là Chỉ huy trưởng hậu cần Quân khu C20.
Lực lượng còn lại của Quân khu C20 được chuyển thành bộ phận chính của Đoàn hậu cần 230.
Quân khu C50 hoạt động trên địa bàn tỉnh Kongpong Cham, Prey Veng và Svay Rieng.

2.      Quân khu C50 có các nhiệm vụ:
-        Mua bán trao đổi trực tiếp với lực lượng cách mạng Campuchia trên địa bàn 3 tỉnh.
-        Giúp đỡ lực lượng cách mạng Campuchia về quản lý và xây dựng quân đội.
-        Thiết lập các trạm giao liên dọc hành lang biên giới Campuchia để vận chuyển hàng tiếp tế từ miền Bắc Việt Nam vào.
-        Tiếp nhận, điều trị hoặc vận chuyển thương binh từ miền Đông Nam Bộ ra miền Bắc Việt Nam.
-        Tiếp nhận, phân bổ tân binh từ miền Bắc Việt Nam chi viện cho miền Nam về các đơn vị hoạt động ở miền Đông Nam Bộ.
3.      Cơ cấu tổ chức
-        Quân khu C50 chịu trách nhiệm trực tiếp trước Trung ương Cục miền Nam.
-        Cơ cấu tổ chức Quân khu C50 gồm có: Ban Chỉ huy, Ban tiếp nhận và 3 cơ quan: Tham mưu – Chính trị - Hậu cần.
a.        Ban Chỉ huy
-        Chỉ huy trưởng Quân khu C50 là đ/c Lương Văn Nhã (Hai Nhã) / Lương Văn Nho, cấp bậc Sư đoàn bậc trưởng.
-        Trước đây đ/c Lương Văn Nho là phó Tham mưu trưởng, Bộ chỉ huy Miền, sau đó là Chỉ huy Quân khu C20. Tháng 2/1972, khi Quân khu C50 thành lập, đ/c Lương Văn Nho được chỉ định là Chỉ huy Quân khu C50.
-        Từ tháng 2/1973, đ/c Lương Văn Nho được điều đi làm thành viên của Ủy ban quân sự liên hợp hai bên (Được thành lập sau Hiệp định Paris 1973), đ/c Ba Ha được chỉ định là chỉ huy Quân khu C50, cấp bậc Sư đoàn bậc phó, trước đây là Phó chỉ huy trưởng Quân khu C50.
-        Phó chỉ huy trưởng: Đ/c Cao Ba Phong, cấp bậc Sư đoàn bậc phó, trước đây là Chỉ huy Ban Quân lực – Bộ chỉ huy Miền.
-        Chính ủy: Nguyễn Chí Linh (Sáu Linh), người Hải Phòng, cấp bậc Sư đoàn bậc phó.
-        Phó Chính ủy: Le Van Bao, người tỉnh Vĩnh Phú, cấp bậc Sư đoàn bậc phó. Năm 1969 đã là Chính ủy Sư đoàn 7.
-        Tham mưu trưởng Quân khu C50 là Vu Tap, người tỉnh Thanh Hóa, cấp bậc Trung đoàn bậc trưởng. Năm 1969 đã là Trưởng Ban Quân lực của Sư đoàn 7, sau đó là Phó Ban Quân lực Bộ chỉ huy Miền.
-        Tham mưu phó Quân khu C50 là Do Thon, người Hải Phòng, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
-        Chủ nhiệm Chính trị: Phung Vy, người tỉnh Vĩnh Phú, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
-        Chủ nhiệm Hậu cần: Doan Van Nhon, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
-        Phó Chủ nhiệm hậu cần: Dao Si Cuong, người tỉnh Hà Tây, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
-        Chính ủy Ban Hậu cần Quân khu C50: Nguyen Van Hieu, người tỉnh Hải Hưng, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
-        Phó Chính ủy Ban Hậu cần Quân khu C50: Phan Hien, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
b.        Ban tiếp nhận
Gồm có 2 Ban tiếp nhận, là B13 và B15.
-        Ban tiếp nhận B13: Gồm có 5 tiểu đoàn, có nhiệm vụ tiếp nhận, nuôi dưỡng và giáo dục tù binh để trao trả cho phía Việt Nam cộng hòa.
-        Ban tiếp nhận B15: Gồm có 7 tiểu đoàn, có nhiệm vụ tiếp nhận toàn bộ thương binh và bệnh binh mất khả năng chiến đấu từ các đơn vị thuộc Quân khu C50 và của các đơn vị ở miền Đông Nam Bộ, để vận chuyển bằng xe ô tô ra miền Bắc Việt Nam. Ngoài ra cũng tiếp nhận tân binh từ miền Bắc vào và phân chia về các đơn vị hoạt động ở Đông Nam Bộ.
c.        Ban tham mưu
Gồm có các bộ phận sau
-        Phòng tác chiến
-        Phòng huấn luyện
-        Phòng thông tin
-        Phòng Quân lực
-        Phòng cơ yếu mật mã
-        Phòng hoạt động K
-        Phòng trinh sát
-        Phòng hành chính quản trị
-        Đại đội thông tin
-        Đại đội 26 vũ trang cơ động
-        Tiểu đoàn 21 huấn luyện tân binh
-        Các Tiểu đoàn 120, 140, 150, 170, 180 điều dưỡng
-        Tiểu đoàn 80C
d.        Ban tham mưu
Gồm các bộ phận
-        Phòng Tổ chức
-        Phòng cán bộ
-        Phòng tuyên huấn
-        Phòng bảo vệ
-        Phòng quân pháp
-        Phòng dân vận – địch vận
-        Phòng hành chính – quản trị
-        Trường văn hóa H16
-        Tiểu đoàn 85 điều dưỡng
-        Các khu: 20, 21, 22, 23, 24
-        Các trại cải tạo: T100A, T100B, T100E, 50A, 50B, 50D, 50E, C15
-        Các trại tù binh: TB52, TB53, TB54, T55, TB56, TB57
e.        Cục Hậu cần
Gồm các bộ phận (Có khoảng 1500 cán bộ và chiến sỹ)
-        Phòng kế hoạch
-        Phòng Chính trị
-        Phòng quân nhu
-        Phòng quân khí
-        Phòng quân y
-        Phòng tài chính
-        Phòng sản xuất
-        Phòng vận tải
-        Các Đại đội quân nhu: 89, 90
-        Xưởng KQ2
-        Bệnh viện K22, K25
-        Bệnh xá 45A
-        Đội điều trị 224
-        Đội phẫu 16
-        Bệnh xá liên cơ quan YX6
-        Kho quân y
-        Xưởng bào chế thuốc Y25
-        Kho quân khí KX2
-        Kho Quân khí XK
-        Các Đại đội vận tải: 70, 80
-        Kho xăng dầu và xe đạp
-        Đại đội sản xuất CB72

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét