[7.6.2] Đường Trường Sơn/ đường 559/đường Hồ Chí Minh - Đợt đánh phá trọng điểm bản Bạc cuối tháng 12/1970 - tiếp [Phần 3]
5. Sau ngày 19/12/1970
Chiến dịch tiếp diễn với mục tiêu là phá hủy hàng hóa hậu cần và cản trở các hoạt động khắc phục hậu quả của quân đội Bắc Việt.
Ngày 20/12/1970, số vụ cháy và nổ phát sinh lần lượt là 53 và 3318 vụ. 2 máy bay F4 và 4 máy bay F100 thực hiện các phi vụ oanh tạc.
Ngày 21/12/1970, 25 phi vụ oanh tạc được thực hiện, tuy nhiên con số vụ nổ/ cháy phát sinh giảm còn lần lượt là 174 và 40 vụ.
Các phi vụ oanh tạc ngày 22/12 đến ngày 25/12 giảm dần mỗi ngày, tuy nhiên đến ngày 26/12/1970 tăng vọt về số lượng vụ nổ/ cháy phát sinh quan sát được, lần lượt là 2520 và 33 vụ. Số phi vụ trong ngày 26/12 gồm: 27 F4 – 6 F100 – 10 A7, tổng cộng 43 phi vụ.
Hai mươi tám phi vụ, gồm 3 phi vụ do B52 thực hiện, oanh tạc khu vực mục tiêu ngày 28/12/1970, gây ra 326 vụ nổ phát sinh và 16 vụ cháy phát sinh.
Ngày 2/1/1971, tiến hành 43 phi vụ oanh tạc, kết quả là có 2273 vụ nổ phát sinh, trong đó có 1 vụ nổ được cho là nổ kho đạn pháo.
Bất chấp các vụ oanh tạc, xe vận tải của quân đội Bắc Việt tiếp tục sử dụng khu đỗ xe và kho hàng. Cho đến ngày 5/1/1971, ước tính có 10.097 vụ nổ phát sinh và 435 vụ cháy phát sinh, 43 xe vận tải bị phá hủy, và 11 xe bị hỏng.
Nhìn chung khó để xác định con số thật về thiệt hại hàng hóa… do các vụ oanh tạc gây ra. Con số thiệt hại được xác định bằng cách quan sát và đếm các vụ cháy/ nổ phát sinh, số xe vận tải bị hỏng hoặc phá hủy, số phi xăng/ dầu cháy/ nổ… Khi có số lượng lớn các vụ nổ diễn ra, các phi công ước tính số vụ nổ trong 1 phút và sau đó nhân với thời gian (phút) diễn ra vụ nổ. Cả phi công máy bay trinh sát lẫn phi công máy bay chiến đấu đều ghi chép các số liệu này. Sở chỉ huy sẽ so sánh, kiểm tra và hiệu chỉnh số liệu thiệt hại cuối cùng. Các vụ cháy phát sinh được chia thành cháy cực lớn, cháy lớn, cháy vừa, và cháy nhỏ; tuy nhiên nhìn chung đều quy là đám cháy, bất kể quy mô.
Phương pháp ước tính hàng hóa bị phá hủy trong các vụ nổ phát sinh là nhân số lần nổ với 1000 pound (453 kg) để ra tổng trọng lượng hàng hóa bị phá hủy. Với tổng số hàng hóa bị cháy, thì nhân số vụ cháy phát sinh với con số 400 pound.
Với xe tải bị phá hủy sẽ tính là 1.65 tấn hàng hóa bị phá hủy. Sở chỉ huy tính rằng 55% đi trên đường Hồ Chí Minh sẽ chở hàng về phía Nam, đi về phía Bắc thì không. Tải trọng trung bình của xe là 4 tấn. Khi có bằng chứng về việc quân đội Bắc Việt có thể tái sử dụng 1 số lượng hàng hóa từ các xe tải bị phá hủy, Sở chỉ huy đã giảm tải trọng ước tính của xe tải xuống còn 3 tấn. Và vì vậy, mỗi xe vận tải bị phá hủy sẽ tính là kèm theo có 1.65 tấn hàng hóa bị phá hủy. Đối với xe tải bị hư hỏng, tính toán sẽ có 0.55 tấn hàng hóa bị phá hủy.
Ngày 26/1/1971, trận chiến đánh phá căn cứ hậu cần tại trọng điểm Bạc lại tiếp tục trở lại, theo lệnh của tướng Westmoreland./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét