Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

[5.38] Vài thông tin về trận đánh của Trung đoàn 141 - Sư đoàn 7 tại khu vực Bình Long, ngày 11/7/1967

2017040761032


Các bài liên quan:

[5.38.1] Danh sách các Liệt sỹ thuộc Trung đoàn 141 hy sinh ngày 11/7/1967 trong trận tấn công vào đồn Tân Hưng - Bình Long

[5.38] Vài thông tin về trận đánh của Trung đoàn 141 - Sư đoàn 7 tại khu vực Bình Long, ngày 11/7/1967

  

Phía Mỹ ghi nhận, ngày 11/7/1967, Trung đoàn 141 - Sư đoàn 7, có sự yểm trợ của Tiểu đoàn 52 pháo binh, tấn công vào Lữ đoàn 2 - Sư đoàn 9 VNCH ở khu vực tỉnh Bình Long

Thông tin trên website Chinhsachquandoi.gov.vn cho biết đây là trận tấn công vào đồn Tân Hưng.





Bản đồ khu vực diễn ra trận tấn công, gần xã Tân Lợi, nằm ở phía Đông thị xã An Lộc khoảng 4km






http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/53737


Họ và tên: Nguyễn Văn Chính
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh: 1948
Nguyên quán: Hồng Phúc, Ninh Giang, Hải Hưng
Trú quán: , ,
Nhập ngũ: 9/1965
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh: , c2/d2/e141/f7
Cấp bậc: BP
Chức vụ:
Ngày hi sinh: 11/7/1967
Trường hợp hi sinh: Đánh đồn Tân Hưng - Bình Long









Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

[4.26.1] Bản dịch tiếng Anh danh sách 12 liệt sỹ Đại đội 18 - Trung đoàn 46 - Sư đoàn 1/Đoàn Phước Long hy sinh năm 1971 - 1972, và QUyết định công nhận Đảng viên chính thức

2017032377034
Ảnh chụp bản dịch qua tiếng Anh danh sách 12 liệt sỹ thuộc Đại đội 18 - Trung đoàn 46 - Đoàn Phước Long/ Sư đoàn 303 hy sinh năm 1971 - 1972. Trung đoàn 46 là phiên hiệu sau khi đến miền Nam của Trung đoàn 52 - Sư đoàn 320b.

Bản danh sách này phía Mỹ tổng hợp từ các tài liệu do Tiểu đoàn biệt kích 56 VNCH thu được của Trung đoàn 46 vào ngày 17/4/1972 trên đất tỉnh Kampot - Campuchia tháng 4/1972. Không có hình chụp bản danh sách gốc bằng tiếng Việt. Thông tin gồm có: Tên tuổi, quê quán, chức vụ, ngày hy sinh, nơi hy sinh, tên người thân. 

Phần dịch tiếng Việt:

[4.26] Danh sách 12 liệt sỹ thuộc Đại đội 18 - Trung đoàn 46 - Đoàn Phước Long/ Sư đoàn 303 hy sinh năm 1971 - 1972 


Ngoài ra còn có bản dịch qua tiếng Anh Quyết định ký ngày 20/10/1970 công nhận Đảng viên chính thức cho đ/c Lương Đình TRợ, ngày vào Đảng: 5/12/1968, ngày chính thức: 5/6/1970. Ngày 28/2/1972, bác Trợ được Phó Chính ủy E46 Tạ văn Lệnh ký quyết định đề bạt cấp bậc Trung đội phó của Đại đội 18



Ảnh chụp danh sách LS:







Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

[5.37.3] Kết quả trận tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất, Tết Mậu Thân, 31/1/1968 - Phần 3

20170314 - Phần 3



a. Tổn thất của bộ đội Việt Nam
Có 157 bộ đội Việt Nam chết phía trong căn cứ, và 9 tù binh. Ngay phía bên ngoài hàng rào ngoại vi căn cứ có 267 thi thể bộ đội Việt Nam. Tất cả những thi thể này và tù binh có thể thuộc Tiểu đoàn C10 đặc công, Tiểu đoàn 267, Tiểu đoàn 16 và Tiểu đoàn 90.
Tiểu đoàn 269, giao chiến với Tiểu đoàn 53 địa phương quân VNCH có sự yểm trợ của không quân Mỹ, có 286 bộ đội hy sinh.
Lực lượng Mỹ và đồng minh (Tiểu đoàn 2 yểm trợ và Toán đặc nhiệm Peter) hoạt động ở cổng số 10 đếm được hơn 82 thi thể bộ đội Việt Nam. Tổng số bộ đội Việt Nam hy sinh, kể cả con số trên 170 bộ đội VN hy sinh ở nhà máy dệt Vinatexco, là trên 962 người.

b. Tổn thất của đồng minh
- Mỹ: Chết 4+19, bị thương 11+75
- VNCH: Chết 5+27, bị thương 12+67

c. Thu giữ 145 vũ khí ở khu vực trong căn cứ, trong đó 43 là số vũ khí cộng đồng.

d. Máy bay hư hỏng
- Mỹ:
Loại máy bay                                                                               Hỏng nhẹ      Phá hủy        Tổng
AC-47 (USAF)              9                       0                    9
C-47 (USAF)                 1                       0                    1
C-54 (USAF)                 1                       0                    1
C-117 (USN)                 2                       0                    2
- VNCH: Không có

e.  Thiệt hại công trình
(1)  4 Conex bị phá hủy
(2)  1 xe kéo bị phá hủy
(3)  1 xe kéo dạng thùng bị phá hủy
(4)  1 mái nhà kho bị hư hỏng
(5)  Khoảng 120m dây cáp điện dẫn đến khu thông tin bị hư hỏng
(6)  Khoảng 50 đèn chiếu sáng khu ngoại vi bị hư hỏng

f.  Hư hỏng đường băng: Có 1 hố 1mx0.3mx1m ở góc của đường băng bị hư hỏng do đạn bắn.  Đường băng vẫn hoạt động được và hư hỏng được sửa xong trong ngày.

g.  Thu vũ khí của bộ đội Việt Nam, gồm:
(1)  Ở trong khu căn cứ
(a)  22 bẫy
(b)  8 mìn định hướng DHB
(c)  12 mìn định hướng DH
(d)  37 đạn súng B40
(e)  84 súng B40
(f)  38 súng B41
(g)  103 lựu đạn RKC-3TG
(h)  95 lựu đạn chầy
(i)  40 lựu đạn tự chế
(j)  13 khối nổ dẻo
(k)  142 khối thuốc nổ TNT
(l)  17 bộ kíp nổ
(m)  12,000 đạn 7.62mm
(n)  2,000 đạn 7.62 đóng kẹp
(o)  5 đạn cối US 81mm
(p)  45 lựu đạn Mỹ M26
(q)  15 đạn cối US 81mm chiếu sáng
(r)  65 đạn phóng lựu US 40mm
(s)  19 mìn claymore
(t)  5 đạn DKZ US 57mm
(2)  Lực lượng rà phá chất nổ Mỹ thu dọn khu vực lân cận hàng rào ngoại vi phía Tây thu giữ và vô hiệu hóa được 50kg thuốc nổ.

XI.  Các hoạt động tiếp theo

Các vụ bắn súng lẻ tẻ, uy hiếp bằng hỏa lực, lực lượng bộ đội Việt Nam di chuyển quanh căn cứ Tân Sơn Nhất, tiếp diễn qua các vụ bắn phá sân bay bằng pháo phản lực ngày 18/2/1968. Có 10 trường hợp xảy ra trong 4 ngày tiếp theo, các Toán bảo vệ an ninh SAT đã giao tranh tại khu vực có bộ đội Việt Nam bắn phá sân bay. Hai đợt giao tranh dẫn đến có vụ nổ dây chuyền lớn ở vị trí bộ đội Việt Nam. Lực lượng đồng minh hoạt động bên ngoài căn cứ thường xuyên giao tranh với lực lượng bộ đội Việt Nam.