2023012475082
1. Vào lúc 02h50 ngày 14/6/1970, Căn cứ David (FSB David) tại Ô Răng - Campuchia bị bộ đội Việt Nam không rõ quy mô đơn vị tấn công. Bộ đội Việt Nam sử dụng súng bộ binh, súng B40, cối 82mm tấn công từ hướng Đông và hướng Bắc.
- Quân Mỹ trú đóng tại căn cứ sử dụng vũ khí cơ hữu và pháo binh chống trả.
- Bộ đội Việt Nam giảm tấn công lúc 04h45, tuy nhiên căn cứ Mỹ tiếp tục bị bắn bằng súng bộ binh và súng B40 từ hướng Bắc, Đông và Tây.
- Lúc 07h00 giao chiến kết thúc.
- Kết quả có 29 lính Mỹ bị thương. Phía bộ đội Việt Nam có 28 người hy sinh, thu 4 súng B40 và 8 súng AK47.
2. Phía Mỹ chưa có thông tin về phiên hiệu đơn vị bộ đội Việt Nam thực hiện tấn công căn cứ Mỹ.
3. Sau trận đánh, quân Mỹ có thu giữ một số giấy tờ từ thi thể bộ đội Việt Nam (2023012443670). Các giấy tờ gồm:
- Giấy chứng minh mang tên Lê Hồng San đơn vị Đoàn 2161.
- Một bức thư gửi về cho cha mẹ, không có địa chỉ người nhận, người viết là Nguyễn Đức Trâm. Một cuốn sổ công tác đề tên Nguyễn Đức Trâm, đáng chú ý có ghi 15/6/1970.
- Không có thông tin về phiên hiệu đơn vị cũng như quê quán của 2 người bộ đội Việt Nam mang giấy tờ này.
Ảnh chụp giấy tờ:
4. Web Chính sách quân đội không có thông tin về liệt sỹ khớp với thông tin trong giấy tờ quân Mỹ thu giữ ở trên, cũng như không thấy có thông tin về các liệt sỹ hy sinh trong trận đánh ngày 14/6/1970.
* Bổ sung [2023/01/26] thông tin từ Web Chính sách quân đội:
- Có thông tin một số liệt sỹ thuộc Trung đoàn 6 Sư đoàn 5 hy sinh tại khu vực Moldulkiri tháng 5/1970.
- Ngày 14/6/1970 có 1 số liệt sỹ thuộc E6 hy sinh, nhưng nơi hy sinh là "Ngã 3 Cống Tôn, Công Pông Chàm". Đáng chú ý trong số đó có 1 liệt sỹ tên là Nguyễn Đức Châm.
5. Web Cơ sở dữ liệu quốc gia mộ liệt sỹ không có có thông tin về liệt sỹ Nguyễn Đức Trâm như thông tin trong giấy tờ quân Mỹ thu giữ ở trên. Tuy nhiên có 1 ảnh bia mộ liệt sỹ mang tên Lê Hồng San, hy sinh 14/6/1970, quê quán xã Vĩnh Lại - huyện Lâm Thao - Phú Thọ.
6. Có thể phán đoán đơn vị thuộc Quân khu 7 thực hiện trận tấn công vào căn cứ David, dựa trên thông tin về phiên hiệu Đoàn chi viện 2161 ghi trong Giấy chứng minh, có nơi đến là chiến trường B2 Đông Nam Bộ.
7. Sách lịch sử Sư đoàn 5 có thông tin về việc thành lập Trung đoàn 3 vào đầu tháng 5/1970, ngay sau đó đơn vị chiến đấu tại vùng Moldulkiri - Campuchia.
8. Thông tin từ Cựu chiến binh Sư đoàn 5 (link https://baoquankhu7.vn/trung-doan-bo-binh-6-bo-chqs-tinh-binh-duong-50-mot-chang-duong-phat-trien--723193098-0017861s34010gs?AspxAutoDetectCookieSupport=1)
Trong khí thế hừng hực của những ngày miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước, chúng tôi tìm đến nhà ông Lê Minh Xuân, nguyên Chính ủy Trung đoàn 6. Bên tách trà nóng, ông bắt đầu câu chuyện của mình. Đó là vào tháng 4-1972, sau 4 tháng hành quân trên con đường Trường Sơn huyền thoại, ông được đưa về Tiểu đoàn 7 thuộc Trung đoàn 3 (nay là Trung đoàn bộ binh 6), Sư đoàn 5. Lúc đó ông tròn 19 tuổi. Và ông gắn bó với Trung đoàn bộ binh 6 gần 20 năm.
Theo lời kể của ông Lê Minh Xuân, ngày 1/5/1970, BB6 được thành lập tại căn cứ “Ba nhà lá” vùng biên giới huyện Bù Đốp (nay thuộc xã Đắc Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước), trên cơ sở tập hợp một số đơn vị từng nhỏ lẻ hoạt động chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam bộ trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ.
Trong 50 năm qua, Trung đoàn bộ binh 6 đã lập nên nhiều chiến công hiển hách. Ngay sau khi thành lập, Trung đoàn bộ binh 6 đã tham gia giải phóng TX. Mondulkiri (tỉnh Mondulkiri, Campuchia). Với quyết tâm đánh thắng trận mở màn, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn bộ binh 6 đã hành quân trên 50 km tiến vào trận địa, đánh chiếm mục tiêu, làm chủ TX. Mondulkiri. Trận này, Trung đoàn bộ binh 6 tiêu diệt 300 tên địch, bắt sống 200 tên và nhiều vũ khí.
Thừa thắng xông lên, Trung đoàn bộ binh 6 tiếp tục tổ chức lực lượng truy kích tiêu diệt lực lượng địch rút chạy về hướng Karatie và chiến đấu tại ngã 3 Công Tum (Tây Nam Bù Gia Mập) và cây số 6 (SaNua) giành thắng lợi lớn, tiêu diệt 380 tên, bắt sống 156 tên, thu 450 súng các loại và nhiều phương tiện chiến tranh của địch.
Đăng nhận xét