Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2022

[5.362] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (92): Giấy khen của Liệt sỹ Đặng Trung Trễ/ Trệ, đại đội phó Đại đội 9 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 274 QK7, quê Phượng Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Hưng, hy sinh 1970

2022052851546

Ngày 18/6/1970 quân Mỹ tấn công 2 bộ đội Việt nam hy sinh ở Tây Bắc bàu Cá - Trảng Bom, có thu được giấy tờ từ thi thể bộ đội Việt Nam hy sinh sau trận đánh, một trong số đó là Giấy khen của Liệt sỹ Đặng Trung Trễ, đại đội phó Đại đội 9 tiểu đoàn 2 Trung đoàn 274 QK7.

Ngoài ra còn có 1 cuốn sổ ghi chép, trong đó có danh sách liệt sỹ đơn vị hy sinh năm 1968 và 1969.

Ảnh chụp Giấy khen (Hình ảnh bị đen kịt, khó đọc):


Web Chính sách quân đội có thông tin 2 liệt sỹ d2/E274 hy sinh ngày 18/6/1970, khớp với thông tin của phía Mỹ, là LS Đặng TRung TRệ và LS Nguyễn Đình Tý:


Họ và tên:Đặng Trung Trệ
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:1940
Nguyên quán:Phượng Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Hưng
Trú quán:Phượng Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Hưng
Nhập ngũ:2/1958
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:D2 E4 QK7
Cấp bậc:C bậc phó
Chức vụ:C phó
Ngày hi sinh:18/6/1970
Trường hợp hi sinh:Biệt kích
Nơi hi sinh:Bàu Cá, Trảng Bom, Biên Hòa
Nơi an táng ban đầu:,
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Họ tên cha:
Địa chỉ:



Họ và tên:Nguyễn Đình Tý
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:1950
Nguyên quán:Thái Tân, Thái Ninh, Thái Bình
Trú quán:Thái Tân, Thái Ninh, Thái Bình
Nhập ngũ:3/1967
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:D2 E4 QK7
Cấp bậc:A bậc trưởng
Chức vụ:
Ngày hi sinh:19/6/1970
Trường hợp hi sinh:Công tác
Nơi hi sinh:Bầu Cá, Trảng Bom, Biên Hòa
Nơi an táng ban đầu:,
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Họ tên cha:
Địa chỉ:Cùng quê

[5.361] Thông tin của phía Mỹ về phát hiện khu mộ có 124 liệt sỹ bộ đội Việt Nam tại phía tây sông La Ngà (Nay thuộc xã Túc Trưng huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai), năm 1969

2022052885077


Trong một báo cáo của quân đội Mỹ năm 1969 có đoạn thông tin ngắn gọn về phát hiện khu mộ 124 liệt sỹ bộ đội Việt Nam như sau:

- Bộ phận quân đội Sài Gòn thuộc Sư đoàn 18 bộ binh đã phát hiện khu mộ có 124 thi thể bộ đội Việt Nam, hơn 500 đạn cối 82mm, 60 đạn rocket 107mm và 50 đạn DKZ57mm.

- Không có thông tin về phiên hiệu đơn vị bộ đội Việt Nam hoặc thông tin ước đoán thời gian chôn cất các ngôi mộ.

- Trong bán kính 2km từ khu phát hiện mộ 124 LS, quân Mỹ có thu giữ 1 giấy giới thiệu sinh hoạt Đoàn của chiến sỹ thuộc Tiểu đoàn 49 vận tải - Cục hậu cần Miền.

- Rongxanh không có thông tin về tình hình quy tập các ngôi mộ này sau khi giải phóng miền nam năm 1975.

- Khu vực này nay thuộc bờ tây sông La Ngà ở xã Túc Trưng huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai.

- Khu vực phát hiện mộ 124 Liệt sỹ được đánh dấu trên ảnh vệ tinh google



[5.360] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (91): Sơ yếu lý lịch và giấy tờ cá nhân của Liệt sỹ Lê Hồng Thắng (Tức Lê Văn Khẻ) tức Hai Trăm, chỉ huy Phân khu 3 (TW Cục Miền Nam)

2022052851545


Ngày 24/8/1969 lực lượng biệt động quân Sài Gòn cùng quân Mỹ đã tấn công 1 số bộ đội Việt Nam tại khu vực bắc Bến Lức tỉnh Long An.

Sau đó thu từ thi thể bộ đội Việt Nam hy sinh một số giấy tờ, trong đó có giấy tờ xác định người hy sinh là đc Lê Hồng Thắng, tức Lê Văn Khê, tức Hai Mạnh, là Thủ trưởng Phân khu 3 (Trung ương Cục miền Nam).

Trong số giấy tờ thu giữ có 1 bản sơ yếu lý lịch Đảng viên đề ngày 5/12/1964 của đc Lê Hồng Thắng, Căn cước đề tên Lê Thành An do Ty cảnh sát Long An cấp ngày 2/7/1966 (Quân SG chú thích là căn cước giả), 2 tấm ảnh 4x6 của đc Thắng (Ảnh chụp bị đen mờ). Quân Sài Gòn chú thích dựa trên thông tin trong 1 lá thư bị thu giữ đề ngày 20/7/1969 cho biết đc Lê Hồng Thắng là bí thư Phân khu ủy Phân khu 3.

Một số thông tin trong bản lý lịch khai năm 1964:

- Họ và tên: Lê Văn Khẻ, bí danh Lê Hồng Thắng, tên thường dùng là Hai Trăm

- Sinh năm 1920 tại xã Bình Nhật huyện Thủ Thừa tỉnh Long An

- Anh chị em ruột: (1) Anh thứ 4 Lê Văn Triết 64 tuổi ở Sài Gòn; (2) chị thứ 5 tên Lê Thị Thẩm 60 tuổi ở Bà Chiểu SG; (3) chị thứ 8 Lê Thị Thiểm 52 tuổi có chồng làm thợ máy nước ở sở Trường Tiền Biên Hòa; (4) chị thứ 3 tên Lê Thị Thiều; (5) chị thứ 7 tên Lê Thị Dư năm 1945 là Tỉnh ủy viên tỉnh Tân An năm 1945-1946 (đã ốm mất cuối năm 1946); (6) chị thứ 10 Lê Thị Oanh tỉnh ủy lâm thời tỉnh Tân An năm 1939-1940 (mất năm 1940), (7) anh thứ 9 Lê Văn Đảnh đảng viên đảng cộng sản Đông Dương năm 1945-1946 làm Trưởng Quốc gia tự vệ cuộc huyện Gò Vấp bị Pháp tra tấn chết năm 1946.

- Các con ruột: (1) Lê Thị Bạch Tuyết - 20 tuổi - tập kết ra Bắc năm 1955 từ Cà Mau; (2) Lê Thị Tuyết Mai - 16 tuổi đang công tác giáo dục tại xã Long Cang huyện Cần Đước; (3) Lê Thị Tuyết Thanh 9 tuổi  đi học tại An Nhựt Tân - Tân Trụ - Long An và 1 người con Lê Thanh... [không đọc được tên] 4 tuổi.

- Một số người họ hàng: (1) Lê Văn Kiệt - nghe nói làm Tham tán thương mại tại Đại sứ quán Việt Nam DCCH tại Liên Xô; (2) Lê Văn Thúc bí danh Tư Quốc/ Quốc Hùng là Bí thư tỉnh ủy Kiến Tường; (3) Phạm Văn Dũng hiện là bộ đội ở R (con người chị thứ 7).

Ảnh chụp 1 phần trang đầu của Bản lý lịch Đảng viên năm 1964:




Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

[5.359] Thông tin của quân đội Mỹ về trận đánh của bộ đội đặc công Việt Nam vào sân bay Khe Sanh (Quảng Trị) ngày 22/3/1971

2022052750075


Trong báo cáo của quân đội Mỹ có thông tin rất ngắn gọn về trận đánh của bộ đội đặc công Việt Nam vào sân bay Khe Sanh (Quảng Trị) ngày 22/3/1971:

- Vào hồi 18h35 ngày 22/3/1971, bộ đội Việt Nam đã bắn pháo và tấn công sân bay Khe Sanh.

- Kết quả: 3 lính Mỹ chết 1 lính Sài gòn chết, 13 lính Mỹ bị thương. 2 Trực thăng bị phá hủy, 4 trực thăng bị hư hỏng. Có 14 bộ đội Việt Nam hy sinh.

- Dựa theo hình ảnh của quân đội Mỹ sau trận đánh thì sân bay bị đặc công Việt Nam tấn công.

- Báo "The New York Time" số ra ngày 23/3/1971 thì đưa thông tin căn cứ bị bộ đội Việt Nam bắn 200 đạn pháo 122mm từ trận địa đặt bên Lào, và có 40 đặc công Việt Nam tấn công căn cứ, trong đó có 20 đặc công hy sinh.

Ảnh chụp vũ khí của bộ đội đặc công Việt Nam hy sinh bị quân Mỹ thu giữ:



Thứ Năm, 26 tháng 5, 2022

[4.76] Bức thư thăm hỏi của đại đội 7 tiểu đoàn 2 trung đoàn 9 Sư đoàn 304 hỏi thăm tới cán bộ chiến sỹ đại đội 7 tiểu đoàn 8 trung đoàn 66 sư đoàn 304 nhân dịp đi chiến đấu trước ở chiến trường Quảng TRị, năm 1970

2022052639542


Đầu tháng 5 năm 1970, quân Sài Gòn có thu giữ một bức thư đề ngày 20/2/1970 do đc Lê Bang - Chính trị viên phó Đại đội 7 tiểu đoàn 2 trung đoàn 9 Sư đoàn 304 gửi lời hỏi thăm tới cán bộ chiến sỹ đại đội 7 tiểu đoàn 8 trung đoàn 66 sư đoàn 304 nhân dịp đi chiến đấu trước ở chiến trường Quảng TRị, năm 1970.

Ảnh chụp 1 phần bức thư:





[5.358] Thông tin của quân đội Mỹ về phát hiện 2 khu mộ bộ đội Việt Nam ở phía đông QL9/ cầu Khe Van (Cam Lộ - Quảng Trị), tháng 8/1971

2022052681073


Thông tin theo báo cáo của quân đội Mỹ, tháng 8/1971:

* Lúc gần 9h sáng, quân đội Sài Gòn khi lục soát phát hiện 2 ngôi mộ tập thể có chôn cất 22 bộ đội Việt Nam, ước đoán chôn cất 5 ngày trước. Lục soát phát hiện thêm 150 đạn cối 82mm, 50 đạn súng B41 và 2 hầm bị phá hủy. Khu vực này có thể liên quan đến Trung đoàn 52 Sư đoàn 320 Quân đội nhân dân Việt Nam.

* Ở phía đông khu vực phát hiện ở trên khoảng gần 1km về phía đông nam, trước đó 6 ngày, vào hồi 12h40 lực lượng thuộc Trung đoàn 2 quân Sài Gòn giao chiến với bộ đội Việt Nam. Kết quả trận chiến có 17 lính SG chết, 3 lính SG bị thương. Thương vong về phía bộ đội Việt Nam có 37 người hy sinh, thu giữ 1 cối 82mm 2 cối 60mm 1 súng RPD và 5AK. Đặc biệt còn phát hiện một số ngôi mộ.

Hai khu vực phát hiện các ngôi mộ bộ đội Việt Nam được đánh dấu trên ảnh vệ tinh google




Thứ Ba, 24 tháng 5, 2022

[5.352.2] Thông tin của phía Mỹ về phát hiện khu vực có nhiều mộ chôn cất 50 bộ đội Việt Nam tại Đông thị trấn Phù Mỹ - Bình Định, năm 1972

2022052447068

Gần 8h sáng ngày 9/6/1972, bộ phận thuộc Đại đội 201 địa phương quân Sài Gòn khi thực hiện lục soát phát hiện nhiều ngôi mộ mới được chôn cất. 

Kết quả có 50 bộ đội Việt Nam hy sinh do không kích, thu 1 súng cộng đồng.

Theo tọa độ ghi nhận sự kiện thì khu vực này nằm ở phía đông thị trấn Phù Mỹ cỡ 1km, được đánh dấu trên ảnh vệ tinh google.

Không có thông tin ước đoán thời gian chôn cất các ngôi mộ cũng như các thông tin khác.

Rongxanh chưa kiểm tra được thông tin liệu sau chiến tranh khu vực này đã được quy tập hay chưa.




Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2022

[7.45] Dấu vết thông tin về vị trí các bệnh xá/ bệnh viện/ Trường huấn luyện quân y của Quân Giải phóng miền Nam trên địa bàn một số tỉnh thuộc Quân khu 7, Quân khu 8

2022052277068


Dấu vết thông tin về vị trí các bệnh xá/ bệnh viện/ Trường huấn luyện quân y của Quân Giải phóng miền Nam trên địa bàn một số tỉnh thuộc Quân khu 7, Quân khu 8 khoảng năm 1965 - 1966.




Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022

[4.75] Báo cáo tổng kết quân sự 6 tháng đầu năm 1970 của Đoàn 75 pháo binh Miền

2022052043535


Bản Báo cáo tổng kết quân sự 6 tháng đầu năm 1970 của Đoàn 75 pháo binh Miền do đồng chí Bùi Cát Vũ - Chỉ huy Đoàn ký, tổng kết tình hình địch - ta, tình hình chiến đấu của Đoàn trong 6 tháng đầu năm 1970.

Trong báo cáo có thống kê số lượng trận đánh trong 6 tháng do Đoàn 75 thực hiện.

Ảnh chụp một phần trang đầu của Báo cáo:




Thứ Hai, 16 tháng 5, 2022

[5.357] Bản sơ yếu lý lịch của Liệt sỹ Nguyễn Văn An, đơn vị thuộc Trung đoàn 273 Sư đoàn 9, quê Vĩnh Hòa - An Biên - Rạch Giá

2022051639530

Đêm 19/3 sáng ngày 20/3/1967, trong trận chiến đấu chống lại trận càn Gianxơn City (Junction City) của quân Mỹ tại Chiến khu C, bộ đội thuộc Trung đoàn 273 Sư đoàn 9 đã tấn công vào quân Mỹ trú đóng tại khu vực Bàu Bàng tỉnh Bình Dương. Phía Quân đội nhân dân Việt Nam gọi đây là trận Bàu Bàng 4.

Sau trận đánh quân Mỹ thu giữ nhiều giấy tờ của bộ đội thuộc Trung đoàn 273 Sư đoàn 9, trong đó có Sơ yếu lý lịch của Liệt sỹ Nguyễn Văn An, bí danh Lê Minh, sinh năm 1947, quê quán ấp Vĩnh Thạnh xã Vĩnh Hòa huyện An Biên tỉnh Rạch Giá.

Ảnh chụp 1 phần bản sơ yếu lý lịch:



Trong web Chính sách quân đội có thông tin về Liệt sỹ Nguyễn Văn An như sau:


Họ và tên:Nguyễn Văn An
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:
Nguyên quán:Vĩnh Hào, Vĩnh Thuận,
Trú quán:, ,
Nhập ngũ:12/1963
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:, e3/f9
Cấp bậc:B1 - CS
Chức vụ:
Ngày hi sinh:19/3/1967
Trường hợp hi sinh:
Nơi hi sinh:
Nơi an táng ban đầu:,
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Họ tên cha:
Địa chỉ:

[5.356] Danh sách 20 Liệt sỹ hy sinh trận Bàu Bàng 4 ngày 19/3/1967 của Trung đoàn 273 Sư đoàn 9

2022051639529


Tháng 2 năm 1968, quân Mỹ thu giữ nhiều giấy tờ của bộ đội thuộc Trung đoàn 273/ Trung đoàn 673 Sư đoàn 9.

Một trong số giấy tờ đó có Bảng danh sách quân số hy sinh Bàu Bàng 4 ngày 19/3/1967.

Trong Bảng danh sách này có 14 Liệt sỹ (Có đc Huỳnh Công Phận là Đại đội phó) thuộc 1 đơn vị không xác định, 6 liệt sỹ thuộc C23 quân y E273.

Ảnh chụp bản danh sách:



[5.355.1] Giấy báo tử Liệt sỹ Trương Văn Nhung, đơn vị Đại đội 21 Trung đoàn 273 Sư đoàn 9, quê Thị Nghè - Gò Vấp - Gia Định

2022051639528

Tháng 2 năm 1968, quân Mỹ thu giữ nhiều giấy tờ của bộ đội thuộc Trung đoàn 273/ Trung đoàn 673 Sư đoàn 9.

Một trong số giấy tờ đó có Giấy báo tử đề ngày 25/6/1967 do đc Nguyễn Công Tâm thay mặt Ban chỉ huy C21 ký thông báo Liệt sỹ Trường Văn Nhung hy sinh với các thông tin chính như sau:

- Họ và tên Liệt sỹ: Trương Văn Nhưng, sinh năm 1948.

- Sinh quán: Thị NGhè - Gò Vấp - Gia Định

- Trú quán: Xã Lương Hòa - huyện Bến Thủ - tỉnh Long An.

- Đơn vị C21 [Trinh sát] - Tiểu đội bậc phó

- Nhập ngũ 7/7/1964.

- Họ tên cha: Trương Văn Hiểu - Họ tên mẹ: Cao Thị Mai

- Lý do hy sinh: Bám địch bị phục kích tại Tân Tịch (Biên Hòa ) - mất tích, ngày 15/6/1967 (Tức 8/5/1967 âm lịch).

Ảnh chụp Giấy báo tử:



Web Chính sách quân đội có thông tin về Liệt sỹ Trương Văn Nhung như sau:


Họ và tên:Trương Văn Nhung
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:
Nguyên quán:Lương Hòa, Bến Thủ,
Trú quán:, ,
Nhập ngũ:7/1964
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:, e3/f9
Cấp bậc:H1 - AP
Chức vụ:
Ngày hi sinh:15/6/1967
Trường hợp hi sinh:
Nơi hi sinh:
Nơi an táng ban đầu:,
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Họ tên cha:
Địa chỉ:

[5.355] Giấy báo tử Liệt sỹ Đoàn Văn Vĩnh, đơn vị Đại đội 21 Trung đoàn 273 Sư đoàn 9, quê xã Lê Lợi - Kiến Xương - Thái Bình

2022051639528


Tháng 2 năm 1968, quân Mỹ thu giữ nhiều giấy tờ của bộ đội thuộc Trung đoàn 273/ Trung đoàn 673 Sư đoàn 9.

Một trong số giấy tờ đó có Giấy báo tử đề ngày 25/6/1967 do đc Nguyễn Công Tâm thay mặt Ban chỉ huy C21 ký thông báo Liệt sỹ Đoàn Văn Vĩnh, đơn vị Đại đội 21 Trung đoàn 273 Sư đoàn 9, quê xã Lê Lợi - Kiến Xương - Thái Bình với các thông tin chính như sau:

- Họ và tên LS: Đoàn Văn Vĩnh, sinh năm 1949.

- Quê quán: Xã Lê Lợi huyện Kiến Xương tinh Thái BÌnh

- Đơn vị : C21 - Chiến sỹ

- Nhập ngũ 4/1966.

- Họ tên cha: Đoàn văn Muộn (Liệt sỹ) - Họ tên mẹ: Lương Thị Hằng.

- Lý do hy sinh: Ốm chết trong Bệnh viện K73 ngày 14/6/1967 (Tức 7/5/1967 âm lịch).

Ảnh chụp Giấy báo tử:




Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022

[5.354] Danh sách 32 cán bộ chiến sỹ Đoàn chi viện 724C (Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 724 pháo binh Miền) nằm lại Trạm giao liên dọc đường hành quân vào miền nam chiến đấu, năm 1966

2022051538526


Tháng 8 năm 1966, quân Sài Gòn có thu giữ nhiều giấy tờ của bộ đội thuộc Trung đoàn 724 pháo binh (Tức Trung đoàn 84A pháo hỏa tiễn DKB) khi đơn vị này đang hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh vào Nam chiến đấu.

Theo thông tin trong báo cáo tổng hợp của quân đội Mỹ, trong số giấy tờ đó có Danh sách 32 cán bộ chiến sỹ thuộc Đoàn 724C nằm lại các trạm giao liên phía sau, có thể do bị ốm đau, và được lập khoảng ngày 18-19/7/1966.

Bảng danh sách đó có thông tin trích yếu các cán bộ chiến sỹ gồm: Họ và tên - năm sinh - cấp bậc - chức vụ - ngày nhập ngũ - Ngày vào Đảng - Ngày vào Đoàn - Thành phần xã hội - Học lớp mấy - Dân tộc - Quê quán - Tên cha hoặc mẹ - Tên vợ - Báo tin cho ai. Báo cáo của phía Mỹ chỉ có bản dịch sang tiếng Anh bảng Danh sách 32 cán bộ chiến sỹ mà không có kèm ảnh chụp bản gốc tiếng Việt.

Một số địa danh quê quán cán bộ chiến sỹ ghi ở thời điểm 1965-1966 nhưng không thể tra cứu hiện nay là xã/ huyện nào.

Kiểm tra thông tin trong bản danh sách đó thì có 1 số chiến sỹ có thông tin mộ trong web Cổng thông tin quốc gia về mộ Liệt sỹ, tức đã hy sinh.

Dưới đây là Danh sách 32 cán bộ chiến sỹ (Ảnh chụp bản Danh sách Rongxanh chỉ thể hiện phần thông tin họ tên, quê quán, tên cha/mẹ, vợ):

STT * Họ và tên * Năm sinh * Quê quán * Họ tên cha/ mẹ * Tên vợ* Có bia mộ ở NTLS

1 * PhùnG Văn Ninh * 1942 * Trung Nghĩa - Tùng Thiện - Hà Tây [Sơn Đông - Sơn Tây - Hà Nội] * Phùng Văn Khu * Phùng Thị Lan

2 * Đỗ Đức Chính * 1941 * Văn Phú - Phúc Thọ - Hà Tây [Vân Phúc - Phúc Thọ - Hà Nội] * Đỗ Văn Chung * Đặng Thị Mơ

3 * Nguyễn Ngọc ĐỖ * 1947 * Lạc Long - Kinh Tiên - Hải Dương [Lạc Long - Kinh Môn - Hải Dương] * Phạm Thị Dĩ * 

4 * Trần Viết Trọng * 1942 * Khu 1 - Bát Môn - Phúc  Thọ - Hà Tây [Hát Môn - Phúc Thọ - Hà Nội] * Kim Thị Cống * 

5 * Nguyễn Văn Sanh * 1947 * Toàn Thắng - Gia Lộc - Hà Tây [Toàn Thắng - Gia Lộc - Hải Dương] * Nguyễn Văn Son * Nguyễn Thị Mót

6 * Nguyễn Đình Đăng * 1943 * Tiến Bộ - Quận 8 - Hà Nội * Nguyễn Đình Câm * 

7 * Phạm Văn Khánh * 1947 * Dương Lâm - Tùng Thiện - Hà Tây [Đường Lâm? - Sơn Tây - Hà Nội] * Phạm Văn Giáp * 

8 * Đặng Tài Thông * 1948 * Đức Giang - Hoài Đức - Hà Tây * Đặng Thị Xuân * * Có bia mộ ở NTLS

9 * Nguyễn Văn Sơn * 1941 * Chi Năng - Quế Võ - Hà Bắc [Chi Lăng - Quế VÕ - Bắc Ninh] * Nguyễn Thị Xuyển * Nguyễn Thị Luyến

10 * Bùi Văn Dọi * 1947 * Hào Thuận - Tùng Thiện - Hà Tây [Hòa Thuận - Tùng Thiện - Hà Tây] * Bùi Văn Nan * 

11 * Lưu Văn Năng * 1943 * Thọ Xuân - Bến Cát - Việt Trì [???] * Lưu Văn Sát * 

12 * Phạm Duy Tích * 1946 * Ngọc Lương - Yên Thủy - Hòa Bình * Phạm Thị Cúc * 

13 * Trần Huy Liêu * 1946 * Mỹ Thắng - Mỹ Lộc - Nam Hà [Mỹ Thắng - Mỹ Lộc - Nam Định] * Trần Văn Phóng * 

14 * Vũ Văn Tý * 1939 * Nghĩa Tư - Văn Giang - Hưng Yên [Nghĩa Trụ - Văn Giang - Hưng Yên] * Võ Văn Tôn * Đỗ Thị Gái

15 * Nguyễn Văn Oanh * 1940 * Liên Phương - Hoài Đức - Hà Tây [Tiên Phương - Chương Mỹ - Hà Nội] * Nguyễn Thị Kiển * Nguyễn Thị Nhã

16 * Nguyễn Văn Tùng * 1947 * Cửu Cao - Văn Giang - Hưng Yên * Nguyễn Văn Hưng * 

17 * TRần Văn Bôn * 1939 * Quý Thương - Hoài Đức - Hà Tây [???] * Trần Văn Tài * Nguyễn Thị Quyết

18 * Lê Tuấn Nghĩa * 1943 * Phúc Nam - Sao Chương - Hà Tây [???] * Lê Văn Thể * 

19 * Nguyễn Đình Quy * 1944 * Yên Nghĩa - Hoài Đức - Hà Tây [Yên Nghĩa - Hà Đông - Hà Nội] * Nguyễn Đình Dương * Nguyễn Thị Kiểng * Có bia mộ ở NTLS

20 * Trần Văn Thiết * 1941 * Mỹ Thắng - Mỹ Lộc - Nam Hà [Mỹ Thắng - Mỹ Lộc - Nam Định] * Trần văn Thiêng * Trần Văn Nhâm

21 * Dương Duy Văn * 1945 * Châu Phong - Quế Võ - Hà Bắc * Đỗ Văn Mộ * Đặng Thị Mơ * Có bia mộ ở NTLS

22 * Phạm văn Đạt * 1945 * Chung Chính - Gia Lương - Hà Bắc [Trung Chính - Lương Tài - Bắc Ninh] * Phí Thị Nho * 

23 * Phùng Minh Tọa * 1948 * Duyên Thái - Thường Tín - Hà Tây * Phùng văn Tuệ * 

24 * Trần Văn Nở * 1943 * Hát Môn - Hứa Thọ - Hà Tây [Hát Môn - Phúc Thọ - Hà Nội] * Nguyễn Văn Ngoại * Kham Thị Khao

25 * Vũ Văn Tư * 1945 * Đống Các - Chí Sinh - Hải Dương [Đồng Lạc - Chí Linh - Hải Dương??] *  * Nguyễn Thị Nơi

26 * Ngô Trọng Khoát * 1941 * Thụy an - Tùng Thiện - Hà Tây [Thụy An - Ba Vì - hà Nội] * Ngô Văn Hải * Ngô Thị Nhớn

27 * Phạm Văn Nhương * 1948 * Dũng Tiến - Thường Tín - Hà Tây *  * Có bia mộ ở NTLS

28 * Trịnh Xuân Tạc * 1941 * Vĩnh Lộc - Cổ Đông - Tùng Thiện - Hà Tây [Cổ Đông - Sơn Tây - Hà Nội] * Trịnh Xuân Biên * 

29 * Trần Văn Hùng * 1943 * Bình Phúc - Văn Giang - Hưng Yên [Vĩnh Khúc - Văn Giang - Hưng Yên???] * Nguyễn Thị Như * Nguyễn Thị Thi

30 * Phan Quang Đáng * 1942 * Ba Trại - Bất Bạt - Hà Tây [Ba Trại - Ba Vì - Hà Nội] * Nguyễn Văn Ong * Bùi Thị Nghênh

31 * Nguyễn Trọng Nguyệt * 1939 * Yên Hội - Thanh Ba - Phú Thọ [Yên Nội - Thanh Ba - Phú Thọ?] * Nguyễn Văn Thê * 

32 * Nguyễn Xuân Long * 1944 * Đường Lâm - Tùng Thiện - Hà Tây [Đường lâm - Sơn Tây - Hà Nội] *  * Lê Thị Ân


Ảnh chụp bản Danh sách đã được phía Mỹ dịch sang tiếng Anh




[5.353] Thông tin của quân đội Mỹ về trận đánh của bộ đội đặc công Việt Nam vào quận lỵ Phú Nhơn (Gia Lai) ngày 15/3/1971 * Danh sách 18 liệt sỹ tiểu đoàn 20 đặc công Mặt trận B3 Tây Nguyên hy sinh trong trận đánh

2022051538060


* Theo thông tin của quân đội Mỹ, ngày 15/3/1971 hồi 16h00, quận lỵ Phú Nhơn và Doanh trại của Đoàn cố vấn Mỹ đã bị bắn cối 82mm và đạn B40, theo sau đó là khoảng 1 đại đội bộ đội đặc công Việt Nam tấn công.

* Pháo binh và trực thăng vũ trang được gọi yểm trợ lực lượng phòng thủ. 1 đại đội địa phương quân Sài Gòn cùng 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 47 SG, cùng với Chi đội 3 thiết giáp Sài Gòn đến yểm trợ.

* Kết quả trận đánh:

- Có 1 cố vấn Mỹ chết, 15 lính địa phương quân SG chết, 1 lính Mỹ bị thương, 10 lính địa phương quân SG bị thương.

- Về phía bộ đội Việt Nam: Có 57 người hy sinh, thu 22 súng cá nhân.


* Bản đồ khu vực quận lỵ Phú Nhơn



* Web Chính sách quân đội có thông tin 18 Liệt sỹ thuộc Tiểu đoàn 20 đặc công Mặt trận B3 hy sinh trong trận đánh này (trong đó có 1 số liệt sỹ đã ghi nơi an táng hiện nay tại NTLS Đồi TRòn):

STT * Họ và tên * Đơn vị * Ngày hy sinh * Nguyên quán * Nơi an táng hiện nay: Nơi an táng hiện nay

1 * Lê Hồng Thịnh * c58 d20 * 15/03/1971 * Thôn Chiều, Liêm Tiết, Thanh Liêm, Nam Hà * Nơi an táng hiện nay: Nghia trang Đồi Tròn

2 * Lý Công Hiệt * c58, D20 * 15/03/1971 * Nam Tuấn, Hòa An, Cao Bằng

3 * Nguyễn Đình Hương * c58 d20 * 15/03/1971 * Thông Hòe, Trùng Khánh, Cao Bằng

4 * Nông Văn Long * c62 d20 * 15/03/1971 * Thị Hoa, Hạ Lang, Cao Bằng

5 * Lê Xuân Sinh * C56 D20 B3 * 16/03/1971 * Xóm Hải, Cao Viên, Thanh Oai, Hà Tây

6 * Lò Văn Khôn * C62 D20 B3 * 16/03/1971 * Bản Khoa, Tường Thương, Phù Yên, Nghĩa Lộ

7 * Nguyễn Đăng Quế * C62 D20 B3 * 16/03/1971 * Nhất Trai, Minh Tân, Gia Lương, Hà Bắc

8 * Nguyễn Kế Đảng * D20 B3 * 16/03/1971 * Đương Sơn, Chiến Thắng, Hiệp Hòa, Hà Bắc

9 * Nguyễn Quang Phúc * C62 D20 B3 * 16/03/1971 * Xóm 4, Quảng Nạp, Thụy Bình, Thụy Anh, Thái Bình

10 * Nguyễn Tiến Dũng * C62 D20 B3 * 16/03/1971 * Văn Quán, Đỗ Động, Thanh Oai, Hà Tây

11 * Nguyễn Văn Quần * C62 D20 * 16/03/1971 * Quần Bối, Thăng Bình, Nông Cống, Thanh Hóa

12 * Nguyễn Văn Quýnh * C56 D20 * 16/03/1971 * Tang  Xá, Nghi Lộc, Cẩm Khê, Vĩnh Phú * Nơi an táng hiện nay: Nghia trang Đồi Tròn

13 * Nông Văn Tạ * c62, D20, B3 * 16/03/1971 * Hứa Chang, Phúc Sen, Quảng Hòa, Cao Bằng

14 * Trần Quốc Huy * c62 d20 * 16/03/1971 * Thôn Lới, Thanh Hương, Thanh Liêm, Nam Hà

15 * Triệu Quang Tỏ * D20 B3 * 16/03/1971 * Bột Trung, Hoằng Tiến, Hoằng Hóa * Nơi an táng hiện nay: Nghia trang Đồi Tròn

16 * Trịnh Văn Đạo * C58 D20 * 16/03/1971 * Khánh Thịnh, Yên Mô, Ninh Bình * Nơi an táng hiện nay: Nghia trang Đồi Tròn

17 * Vũ Xuân Lý * c56 D20 B3 * 16/03/1971 * xóm 3, Phú Sơn, Nho Quan, Ninh Bình

18 * Vũ Xuân Vinh * c62 d20 * 16/03/1971 * Thôn Miễu, Trực Nghĩa, Trực Ninh, Nam Hà


Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

[5.352.1] Thông tin của phía Mỹ về phát hiện khu vực có nhiều mộ chôn cất 20 bộ đội Việt Nam tại Đông Nam thị xã Kontum, năm 1972

2022051235056


Theo thông tin phía Mỹ, sáng ngày 9/6/1972, tại khu vực đông nam thị xã Kontum, Đại đội địa phương quân Sài Gòn khi tiến hành lục soát đã phát hiện nhiều ngôi mộ chôn nông, có 20 thi thể bộ đội Việt Nam hy sinh. Ngoài ra quân Sài Gòn còn thu được 1 súng cộng đồng. 

Không có thông tin ước đoán thời gian chôn cất các ngôi mộ cũng như các thông tin khác.

Rongxanh chưa kiểm tra được thông tin liệu sau chiến tranh khu vực này đã được quy tập hay chưa.

Khu vực có 20 mộ được đánh dấu trên ảnh vệ tinh Google




[5.352] Thông tin của phía Mỹ về trận đánh của quân Sài Gòn giải tỏa giao thông ngày 10/6/1972 tại khu vực cây cầu trên QL1A đoạn nam thị trấn Đập Đá, bắc thị trấn An Nhơn, tỉnh Bình Định

2022051235056


Theo thông tin của phía Mỹ, hồi 9h sáng ngày 10/6/1972, quân Sài Gòn gồm bộ phận của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 40, Chi đoàn 14 thiết giáp và Đại đội 22 trinh sát đã tấn công và đánh chiếm lại được cây cầu trên QL1A. 

Vị trí điểm giao chiến có cây cầu diễn ra tại khu bàu Ông Chết (Tên trên bản đồ). Điểm này ở phía nam cầu Đập Đá độ 1km, bắc thị trấn An Nhơn độ 2km. Quanh điểm này có địa danh Nhơn Hưng, Ngãi Chánh trên bản đồ.

Các công việc sửa chữa tạm cây cầu đã được tiến hành và giao thông trên QL1 đã trở lại bình thường. Việc sửa chữa hoàn chỉnh hư hỏng sẽ được tiến hành vào ngày sau.

Không có báo cáo về thương vong hai bên.

Khu vực diễn ra trận đánh được đánh dấu trên bản đồ quân sự Mỹ.




Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

[5.351] Thông tin của phía Mỹ về trận đánh của bộ đội Việt Nam vào căn cứ Đầu Mầu - bắc QL9 thuộc xã Cam Phú - huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị, ngày 12/3/1970

2022051166054


Thông tin từ báo cáo của phía Mỹ:

Hồi 1h25 sáng ngày 12/3/1970, bộ đội Việt Nam không rõ phiên hiệu đơn vị đã tấn công vào căn cứ của 1 đại đội thuộc tiểu đoàn 2 quân Sài Gòn trú đóng tại bắc QL9 - cứ điểm Đầu Mầu (xã Cam Phú huyện Cam Lộ). 

Cùng trú đóng tại thời điểm cứ điểm bị tấn công còn có 1 đơn vị quân Mỹ, không rõ quân số (Có thể là cấp đại đội).

Kết quả thương vong sau trận đánh:

- Phía quân Sài Gòn: 7 lính Sài Gòn chết, 14 lính Sài Gòn bị thương.

- Phía quân Mỹ: 2 lính Mỹ chết, 5 lính Mỹ bị thương, 1 lính Mỹ mất tích, phá hủy 1 xe tăng.

- Phía bộ đội Việt Nam: Có 30 bộ đội hy sinh, bị mất 1 súng cá nhân, 4 súng cộng đồng, 2 đạn súng chống tăng và 1 máy thông tin.



Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2022

[5.350] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (90): Giấy giới thiệu đi đường của Ủy ban Mặt trận giải phóng huyện Hoài Nhơn (Bình ĐỊnh) cấp cho đc Nhiếp, năm 1969

20220050831518

Ngày 7/8/1969 tại xã Hoài Châu huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định, quân Mỹ thu giữ từ thi thể 4 cán bộ hy sinh nhiều giấy tờ của huyện Hoài Nhơn, gồm:

- Giấy giới thiệu đi đường của Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng huyện Hoài Nhơn cấp cho đc tên là Nhiệp để đi công tác đến các xã giải phóng trong huyện.

- Bản phân công công tác cán bộ, trong đó có đc Nhiệp phụ trách phía Tây.

Không có thông tin thêm về quê quán đc Nhiệp cũng như 3 cán bộ đi cùng.

Ảnh chụp Giấy giới thiệu đi đường:




Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2022

[4.74] Bản báo cáo thành tích 9 tháng đầu năm 1967 của xã Hoài Xuân - huyện Hoài Nhơn - tỉnh Bình Định

2022050730516


Tháng 11 năm 1967, tại xã Hoài Xuân huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định, quân Mỹ thu giữ rất nhiều giấy tờ của các cơ quan thuộc tỉnh BÌnh Định.

Một trong số đó là Bản tự báo thành tích đơn vị xã Hoài Xuân, đề ngày 29/10/1967, báo cáo thành tích của xã trong 9 tháng đàu năm 1967. Một số nét chính trong báo cáo: Toàn xã có 38 cán bộ xã và thôn, 67 du kích, 42 đảng viên và 25 đoàn viên...

Báo cáo do đc Văn Giáp thay mặt Đảng uy D500 báo cáo.

Ảnh chụp 1 phần trang đầu báo cáo:



[5.349] Khu vực quân Mỹ phát hiện nghĩa trang chôn cất 24 Liệt sỹ tại núi Chư Pah năm 1969 * Danh sách 10 cán bộ đại đội 6 tiểu đoàn 8 trung đoàn 66 Mặt trận B3 Tây Nguyên

2022050730515


* Tháng 2/1969, quân Mỹ hoạt động tại vùng núi Chư Pah có phát hiện một khu vực nghĩa trang chôn cất 24 liệt sỹ bộ đội Việt Nam. Không có thông tin ước đoán thời điểm chôn cất các Liệt sỹ này.

* Cũng trong ngày tháng trên, tại tọa độ đó, quân Mỹ cũng thu giữ 1 số giấy tờ của bộ đội Việt Nam, trong đó 1 bảng danh sách 10 cán bộ 1 đại đội. Trong số đó có tên đc Tô Xuân Khuya và Nguyễn Đình Cổn là y tá đại đội.

Đối chiếu với web Chính sách quân đội có thông tin về 2 liệt sỹ tên là Tô Văn Khuya và Nguyễn Minh Cổn, đơn vị C6 d8 E66, đều là y tá và đều hy sinh ngày 27/1/1969 tại núi Chư Pah. Do đó kết luận Bảng danh sách cán bộ trên là của Đại đội 6 tiểu đoàn 8 Trung đoàn 66 Mặt trận B3 Tây Nguyên.

Ảnh chụp Bảng danh sách:


* Cách khu vực quân Mỹ thu giấy tờ của C6d8E66 và khu nghĩa trang 24 mộ Liệt sỹ vài trăm mét, giữa tháng 1/1969 quân Mỹ đã thu giữ được nhiều giấy tờ của bộ đội thuộc Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 24 Mặt trận B3.

* Khu vực quân Mỹ phát hiện nghĩa trang có 24 mộ Liệt sỹ và giấy tờ E66 trên ảnh vệ tinh Google, nay thuộc địa phận xã Ia Mơ Nông huyện Chư Pah tỉnh Gia Lai.


* Thông tin Ls Nguyễn Minh Cổn và Tô Văn Khuya trên web Chính sách quân đội



Họ và tên:Nguyễn Minh Cổn
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:1946
Nguyên quán:Khuyến Nông Triệu Sơn, Thanh Hóa
Trú quán:Khuyến Nông Triệu Sơn, Thanh Hóa
Nhập ngũ:12/1967
Tái ngũ:
Đi B:03/1968
Đơn vị khi hi sinh:C6 D8 E66
Cấp bậc:Hạ sỹ
Chức vụ:Y tá
Ngày hi sinh:27/01/1969
Trường hợp hi sinh:B52 oanh tạc
Nơi hi sinh:Núi Chư Pa
Nơi an táng ban đầu:(93-68) đá đè không lấy được xác
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Họ tên cha:Nguyễn Đình Giảng
Địa chỉ:Cùng quê




Họ và tên:Tô Văn Khuya
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:1943
Nguyên quán:Giao Hòa, Phúc Hòa, Phúc Thọ, Hà Tây
Trú quán:Giao Hòa, Phúc Hòa, Phúc Thọ, Hà Tây
Nhập ngũ:04/1965
Tái ngũ:
Đi B:06/1967
Đơn vị khi hi sinh:C6 D8 E66
Cấp bậc:Trung sỹ
Chức vụ:Y tá
Ngày hi sinh:27/01/1969
Trường hợp hi sinh:Bị B52
Nơi hi sinh:Núi Chư Pa
Nơi an táng ban đầu:93.68 (Plei Đei Go) đá đè lên xác
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Họ tên cha:
Địa chỉ:Cùng quê

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022

[4.73] Bản tin Chiến thắng của Mặt trận Phân khu Bắc Bình Định (Tức trung đoàn 22 Quyết Tâm Sư đoàn 3 Sao vàng QK5), số ra ngày 7 tháng 2 năm 1967

2022050629512

Tháng 6/1967, quân Mỹ thu được rất nhiều giấy tờ của bộ đội thuộc Trung đoàn 22 Quyết Tâm - Sư đoàn 3 sao vàng tại khu vực xã Hoài Châu huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định.

Một trong số đó là Bản tin Chiến thắng của Mặt trận Phân khu Bắc Bình Định (Tức trung đoàn 22 Quyết Tâm Sư đoàn 3 Sao vàng QK5), số ra ngày 7 tháng 2 năm 1967.

Trong bản tin có nhắc đến nhiều trận đánh diễn ra từ ngày 26/1/1967 đến 7/2/1967 tại huyện Hoài Nhơn:

- 27/1: Tiểu đoàn 8 tại xã Hoài Thanh.

- 27/1: xã Hoài Thanh - Đại đội 138

- 28/1: Thôn Tân An xã Hoài Châu - Tiểu đoàn 8

- 6/2: Xã Hoài Thanh - Tiểu đoàn 9 và Tiểu đoàn 7

- 7/2: xã Hoài Thanh - Đơn vị 380 tức Tiểu đoàn pháo binh 75mm Sư đoàn 3.

- 7/2: Thôn Đệ Đức - Đại đội C138.

Ảnh chụp 1 phần Bản tin




[3.245] Thiếp mời đám cưới của đc Nguyễn Trung Tín và Hoàng Thị Bích Liên tại xã Hoài Hảo - Hoài Nhơn - Bình Định, năm 1967

2022050629512


Tháng 6/1967, quân Mỹ thu được rất nhiều giấy tờ của bộ đội thuộc Trung đoàn 22 Quyết Tâm - Sư đoàn 3 sao vàng tại khu vực xã Hoài Châu huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định.

Một trong số đó là Thiếp mời đám cưới:

Chú rể là Nguyễn Trung Tín, cô dâu Hoàng Thị Bích Liên, tổ chức vào ngày 8/2/1967 tức ngày 29 âm lịch, gửi thiếp mời tới đc Hoa huyện ủy viên phụ trách xã Hoài Hảo. 

Địa điểm đón tiếp tại nhà bà Bưởi xóm Lương Hảo thôn Lương Thọ xã Hoài Hảo huyện Hoài Nhơn.


Ảnh chụp Thiếp mời: