Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

[7.18.6] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (1): Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 - Hình ảnh con tàu sau trận chiến (6)

2019122991075

Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 - Hình ảnh con tàu sau trận chiến (6):

(Nguồn: www.pcf45.com)


Đường di chuyển của tàu PCF79. Điểm đánh dấu X có thể là doi cát nơi tàu không số bị mắc cạn


Hình ảnh con tàu được đưa về cảng Sa Kỳ:









Con tàu bị mắc cạn ở doi cát cửa sông









[7.18.5] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (1): Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 - Số lượng vũ khí thu giữ theo báo cáo quân Mỹ (5)

2019122991075

Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 - Số lượng vũ khí thu giữ theo báo cáo quân Mỹ (5):

Hàng tấn vũ khí và đạn dược trên con tàu đã được phát hiện. Con tàu chở theo khoảng trên 700.000 viên đạn, trên 1200 súng, bao gồm súng máy – súng phóng lựu chống tăng – súng trường.


Con tàu bị bắt giữ có động cơ được chỉnh sửa với tiếng ồn thấp khi chạy, và hệ thống bơm nước mạnh. Một thủy thủ nguời Bắc Việt, bị chết trên phòng thủy thủ.
Chi tiết số lượng vũ khí mang trên tàu:
  1. 706.080 đạn 7.62mm
  2. 5.750 đạn 12.7mm
  3. 996 đạn cối 82mm
  4. 213 đạn B40
  5. 6 đạn DKZ 57mm
  6. 1.960 mìn chống bộ binh
  7. 1.734 lựu đạn
  8. 3.4 tấn thuốc nổ C4
  9. 1.5 tấn thuốc nổ TNT, và kíp nổ, pin…
  10. 3 súng 12.7mm
  11. 975 súng trường
  12. 189 súng AK
  13. 25 súng B40
  14. 9 súng máy K53

Đây là lần thứ 8 bắt giữ được tàu vận chuyển tiếp tế của phía Bắc Việt kể từ tháng 2/1965, khi bắt đầu ngăn chặn việc Bắc Việt sử dụng tàu đánh cá vỏ thép để vận chuyển. Bảy lần bắt giữ trước thì có 3 tàu bị phá hủy, 1 tàu bị hư hỏng, 1 tàu bị bắt và 2 tàu quay trở lại Bắc Việt.

[7.18.4] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (1): Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 - Diễn biến theo báo cáo quân Mỹ (4)

2019122991075

Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 - Diễn biến theo báo cáo quân Mỹ (4):

Lúc 20 giờ, khi trời vừa tối, tàu Wilhoite được lệnh di chuyển cách mạn tàu đánh cá 5 dặm, và tàu Gallup được lệnh di chuyển sang phía bên kia của tàu đánh cá.
Lúc này, ba tàu cách phía Đông – Đông Nam đảo Cù Lao Ré khoảng 22 dặm. Ánh sáng hải đăng (?) trên đảo, từ khoảng cách 12 dặm đã có thể nhìn thấy rõ. Trong lúc này, tàu Wilhoite bám sát tàu đánh cá, tàu Gallup và tàu quét mìn Plêdg MSO 492 di chuyển tạo thành rào chặn phía Nam.

 
Từ lúc 21 giờ 30 đến 22 giờ 30, tàu đánh cá thực hiện một hoặc 2 lần thay đổi hành trình nhẹ, làm cho chiếc tàu chuyển dịch về phía Nam Cù Lao Ré, nhưng sau đó tiếp tục ổn định hướng đi thằng về phía Tây đến bờ biển Nam mũi Ba Làng An. Một bức điện nhận được từ Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm cho biết, lực lượng đón tiếp trên bờ của Quân đội Bắc Việt đã chờ sẵn ở sông Sa Kỳ để bốc dỡ hàng trên tàu.

Dựa trên thông tin trên, có thể lựa chọn tàu tuần tra để theo sát con tàu đánh cá. Tàu PCF 79 được giao nhiệm vụ này.
Chiếc tàu đánh cá bây giờ cách bờ biển 25 dặm. Kể từ đây, tàu đánh cá nâng tốc độ di chuyển lên 15 hải lý. Vì vậy, tàu Gallup và Wilhoite được lệnh bám sát tàu cá, và rút ngắn khoảng cách xuống còn 3 dặm.

Lúc 23 giờ 30, tất cả các đơn vị được lệnh vào vị trí. Tàu Wilhoite chiếm lĩnh vị trí 20 độ ở phía mạn phải tàu cá, với khoảng cách là hơn 4km, tàu Gallup chiếm lĩnh vị trí tương tực phía sau tàu cá. Tàu Orient và PCF79 tiến tới vị trí mạn phải với khoảng cách hơn 2km.

PCF79 tiếp cận tàu cá với tốc độ cao, từ phía Tây tàu, với khoảng cách 100m, duy trì tốc độ cao khi tàu cá đi qua điểm cách bờ biển 5 dặm. Lúc này là 0giờ 11 phút ngày 15/7/1967, tàu cá vượt qua điểm ngăn chặn – 5 dặm cách bờ biển. Thời điểm này trăng lưỡi liềm đã xuống thấp và lặn vào sau đám mây. Tàu Point Orient bắt đầu bắn pháo sáng và sỹ quan hải quân VNCH trên boong tàu phát loa kêu gọi thủy thủ đoàn tàu cá đầu hàng. Chiếc tàu cá phớt lờ lời kêu gọi và bắt đầu bắn vào tàu Mỹ, tiếp tục di chuyển huớng vào bờ.

Lúc 0 giờ 20 phút, tàu cá còn cách bờ 3 dặm, các đơn vị thuộc lực lượng đặc nhiệm bắt đầu khai hỏa. Khoảng 5 phút sau, tàu cá bắn tàu PCF79 bằng vũ khí tự động và 1 hoặc 2 súng cỡ lớn (Sau này xác định tài cá được gắn 3 súng 12,7mm và ít nhất 1 súng DKZ 57mm).

Lúc 0 giờ 40, dưới làn mưa đạn, tàu cá chạy quanh doi cát, cách mép biển 60m, ở cửa sông Sa Kỳ.

Lúc 1 giờ một số tiếng nổ phát ra từ tàu cá. Lúc này lực lượng pháo binh của quân đội Nam Triều Tiên đóng gần mũi Ba Làng An bắt đầu bắn phá khu vực xung quanh tàu cá, và tiếp tục bắn cho đến lúc 6giờ.

Từ lúc 6 giờ đến 7 giờ, tàu Walker, trực thăng vũ trang và máy bay phản lực bắn phá liên tục khu vực để yểm trợ cho các lực lượng thủy quân lục chiến Nam Triều Tiên trên đường tiếp cận bằng trực thăng lúc 7 giờ 15. Tham gia còn có một số tàu tuần tra của phía VNCH.

Lúc 12 giờ 30, các chuyên gia chất nổ Mỹ đã lên tàu cá, vô hiệu hóa được hệ thống tự hủy của con tàu, bao gồm cả hệ thống kích hoạt khối thuốc nổ 1 tấn TNT.

Lúc 16 giờ 10, tàu cá được 2 tàu LCM kéo ra khỏi doi cát và kéo về cập cảng Chu Lai lúc 20 giờ. Trong quá trình kéo về cảng, sự chuyển động của khối không khí trên con tàu đã làm bùng lên ngọn lửa duới boong tàu, với sự trợ giúp từ 2 tàu PCF, ngọn lửa đã bị dập tắt.


[7.18.3] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (1): Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 - Diễn biến theo báo cáo quân Mỹ (3)

2019122991075

Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 - Diễn biến theo báo cáo quân Mỹ (3):

Sơ hoạ hành trình di chuyển của tàu không số/ tàu vận tải Bắc Việt kể từ khi bị phát hiện cho đến khi bị bắt giữ



[7.18.2] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (1): Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 (2) - Diễn biến theo báo cáo quân Mỹ

2019122991075

Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 (2) - Diễn biến theo báo cáo quân Mỹ:


Lúc 19h25 ngày 11/7/1967, phi công máy bay tuần tra số 10 – Phi đội tuần tra số 1 báo cáo về Trung tâm giám sát hàng hải tại Đà Nẵng về việc anh ta phát hiện 1 tàu đánh cá vỏ sắt nhỏ có hướng đi 220 độ, với tốc độ 10 hải lý, và vị trí ở phía Đông Chu Lai 55 dặm.

Một máy bay trinh sát tuần tra biển bay rất thấp tới khu vực và đọc được số hiệu 459 trên sườn tàu. Phi công báo cáo sườn bên kia không có số hiệu và con tàu không xác định này chứa 1 thùng lớn trên boong, và di chuyển mà không có ánh sáng đèn.

Một giờ sau, máy bay trinh sát bay vòng lại để kiểm tra chiếc tàu trên và phát hiện chiếc tàu này đã quay đầu và bật đèn sáng, đồng thời chuyển huớng 120 độ, một dấu hiệu khả nghi. Một tàu chiến Mỹ được lệnh di chuyển để tiếp cận và quan sát bí mật chiếc tàu trên. Tàu chiến Mỹ đã phát hiện chiếc tàu đánh cá trên qua ra đa, và nhận bàn giao mục tiêu từ máy bay trinh sát, bắt đầu nhiệm vụ bí mật theo dõi chiếc tàu trên.

Bốn tháng trước, ngày 14/3/1967, một tàu đánh cá khác cũng cố gắng xâm nhập vào khu vực này. Chiếc tàu đánh cá này bị phát hiện bởi máy bay tuần tra của Trung tâm giám sát hàng hải. Những giờ sau đó, các đơn vị của Trung tâm giám sát hàng hải được điều đến để khống chế chiếc tàu này cập bờ. Chiếc tàu đã cập bờ lúc 6giờ sáng. Nhưng lúc 6giờ 30, chiếc tàu đã phát nổ với những mảnh tàu văng ra xa tới cả nghìn mét. Chiếc tàu gần như bị phá hủy hoàn toàn, không còn nhận ra được. Không một loại vũ khí nào trên chiếc tàu này còn có thể sử dụng được, do vụ nổ gây ra. Vì vậy, với chiếc tàu đánh cá mà các lực lượng Mỹ và VNCH đang theo dõi, chiếc tàu có thể tự phá hủy nếu như không bắt giữ được tàu trước khi thủy thủ đoàn phá hủy nó.

Các nhân viên của Hải đoàn giám sát hàng hải phía Bắc tập hợp vào tối 13/7 khi họ chắc chắn rằng chiếc tàu đánh cá này đã quay trở lại khu vực mũi Ba Làng An và bắt đầu lập kế hoạch hành động cho đêm tiếp theo. Với tốc độ của chiếc tàu đánh cá, thời gian nó có thể cập bờ vào lúc 20 giờ ngày 14/4, nhưng thời điểm này có thể không khả thi do lúc đó trăng vẫn còn sáng. Do vậy phán đoán chiếc tàu sẽ đi chậm trong buổi chiều và cố gắng tiếp cận bờ biển vào nửa đêm.

Trong suốt đêm 14/7, mệnh lệnh từ Sở chỉ huy lực lượng đặc nhiệm là bắt đầu thực hiện kế hoạch khi chiếc tàu đánh cá còn cách bờ 5 dặm. Một lúc sau Sở chỉ huy gửi điện xác nhận rằng chiếc tàu đánh cá được xác định là tàu chở hàng chi viện của Bắc Việt Nam.

Sở chỉ huy ra lệnh cho 2 tàu chiến Mỹ (USCGC Point Orient WPB 82319 và USS Gallup PG-85) đang đóng tại Đà Nẵng gia nhập lực lượng đặc nhiệm chặn bắt chiếc tàu đánh cá này, và tham gia vào kế hoạch hành động khi tàu đánh cá Bắc Việt tiếp cận bờ biển. Hai chiếc tàu rời Đà Nẵng vào chiều muộn ngày 14/7, để đến điểm hẹn với lực lượng đặc nhiệm. Cả ba tàu của lực lượng đặc nhiệm (tàu Wilhoite, Gallup và Point Orient) đến đảo Cù Lao Ré, cách mũi Ba Làng An một vài dặm vào buổi tối ngày 14/7.

Kế hoạch của lực lượng đặc nhiệm là tiếp cận tàu đánh cá ở khoảng cách vừa đủ để tàu không thể rẽ trái hoặc rẽ phải để trốn thoát, nhưng chỉ có thể tiếp tục đi về huớng bờ biển.

[7.18.1] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (1): Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 (1)

2019122991075

Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 (1)


Có một bài báo, với chút ít thông tin về sự kiện ngày 15/7/1967, diễn ra tại cửa sông Sa Kỳ - tỉnh Quảng Ngãi, về đoàn tàu không số huyền thoại trên Biển Đông trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Con đường tiếp viện cho miền Nam qua những con tàu không số còn được gọi là đường Hồ Chí Minh trên biển.


Đêm 15/7/1967, ông Cầu được chỉ huy giao nhiệm vụ đặc biệt - chạy thuyền ra hướng đảo Lý Sơn đón tàu không số. Tất cả 6 chiến sĩ trên thuyền không biết tên nhau, chỉ gọi bằng số từ 1 đến 6. Ông Cầu mang số 4. Trước khi xuất phát, người chỉ huy phát cho mỗi chiến sĩ một khẩu súng K 59, vài quả lựu đạn và căn dặn: "Không được rơi vào tay địch. Nếu bị địch bắt thì phải tự sát".
 Lúc 21giờ, thuyền xuất phát từ cửa Sa Kỳ và hướng ra phía đảo Lý Sơn. Tất cả các chiến sĩ trên thuyền đều căng mắt về phía trước. Nếu có tín hiệu bằng đèn pin từ tàu không số thì đáp trả và quay vòng đèn pin về phía cửa Sa Kỳ. Một đêm căng thẳng trên biển, tín hiệu của tàu không số vẫn bặt tăm. Đến gần sáng, phía trước mũi tàu hiện lên một quầng sáng và tiếng súng ì ầm. Tàu không số bị nhiều tàu chiến của địch bao vây.
Các chiến sĩ trên tàu không số đã lao tàu về phía cảng Sa Kỳ và bơi thoát vào bờ. Lực lượng đón lõng trong đất liền đã đưa các chiến sĩ trên tàu không số vào vùng an toàn ở xã Tịnh Khê. Còn trên biển, chiếc thuyền của ông Cầu âm thầm hướng mũi về vùng biển phía nam và vào chốt Đức Lợi.


Thông tin chi tiết hơn:

Tàu 198 do thuyền trưởng Vũ Tấn Ích và chính trị viên Huỳnh Ngọc Trạch chỉ huy. Tàu xuất phát ngày 6 tháng 7 năm 1967. Đêm 14 tháng 7, tàu 198 gặp máy bay và tàu chiến địch bao vây. Tàu 198 đánh trả và cơ động vào bến Ba Làng An (Quảng Ngãi).

Song do không tổ chức hủy tàu được nên bị địch lấy nguyên tàu. Anh em lên bờ, đi bộ ra miền Bắc. Trong trận này, chính trị viên Huỳnh Ngọc Trạch và phó thuyền trưởng Phạm Chuyên Nghiệp hy sinh. Đây là nỗi đau nhức nhối của Đoàn 125 trên con đường vận chuyển vũ khí vào Nam. Sau này, Đảng ủy đoàn và cán bộ tàu 198 đã kiểm điểm sâu sắc sự việc này.

[3.192] Đơn xin chuyển Đảng chính thức của đồng chí BÙi Khắc Tạo, quê thôn Thanh Phong xã Minh Sơn huyện Ngọc Lặc - Thanh Hóa

2019122959296

Đơn xin chuyển Đảng chính thức của đồng chí BÙi Khắc Tạo, quê thôn Thanh Phong xã Minh Sơn huyện Ngọc Lặc - Thanh Hóa. Đơn đề ngày 30/7/1970, gửi Chi bộ C5 Đảng ủy K8.


Ảnh chụp lá đơn:



Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

[5.161] Giấy chứng minh của đồng chí Nguyễn Văn Hào, đơn vị I8 Z5 Sông Dinh

2019121949285

Giấy chứng minh của đồng chí Nguyễn Văn Hào, đơn vị I8 Z5 Sông Dinh

Ảnh chụp Giấy chứng minh:


[5.160] Giấy chứng minh và vỏ phong bì thư gửi về quê của Liệt sỹ Đỗ Xuân Hào/ Đỗ Văn Hào, quê xã Trung Châu huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây

2019121949284

Giấy chứng minh và vỏ phong bì thư gửi về quê của Liệt sỹ Đỗ Xuân Hào/ Đỗ Văn Hào, quê xã Trung Châu huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây

1. Giấy chứng minh cấp cho đồng chí Đỗ Xuân Hào, đơn vị B Z5 Sông Dinh (Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 52 Sư đoàn 320A).

2. Vỏ phong bì thư có đề người gửi là Đỗ Xuân Hào, người nhận là Đỗ Văn Thóc thôn Yên Phan xã Trung Châu huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây.

Ảnh chụp các giấy tờ:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ LIỆT SĨ, MỘ LIỆT SĨ VÀ NGHĨA TRANG LIỆT SĨ có thông tin về Liệt sỹ Đỗ Xuân Hào như sau:

[Bia mộ ghi đơn vị là Sư đoàn 320 P4 nên Rongxanh phán đoán có thể báo tử sau năm 1975. Ngày hy sinh ghi trên bia mộ là 17/4/1968]





[3.191] Danh sách Đoàn viên của 1 đơn vị thuộc Trung đoàn 52 Sư đoàn 320A, năm 1967

2019121949283

Danh sách Đoàn viên của 1 đơn vị thuộc Trung đoàn 52 Sư đoàn 320A, năm 1967, trích từ cuốn sổ ghi chép của đồng chí Nguyễn Văn Đàm thuộc Đại đội 5 Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 52 Sư đoàn 320A, gồm:

1. Đàm Thay Hiền - Bí Thư
2. Đào Như Hải - Bí thư Chi 1
3. Trần Ngọc Phấn - Bí thư chi 2
4. Ngọ Đức Toán - Phó Bí thư Liên chi
5. Nguyễn Văn Biên
6. Đỗ Ngọc Đắc
7. Nguyễn Đình Đoan


Ảnh chụp trang danh sách


[3.190] Giấy khen của đồng chí Võ Văn Ry, lái máy kéo thuộc Đoàn 559, quê ở huyện Trần Văn Thời tỉnh Bạc Liêu

2019121949282

Giấy khen đề ngày 15/1/1967, do đồng chí Nguyễn Việt Phương ký, cấp cho đồng chí Võ Văn Ry, lái máy kéo thuộc Đoàn 559, quê ở xã Lương Thế Trân huyện Trần Văn Thời tỉnh Bạc Liêu, về thành tích phục vụ đảm bảo giao thông trên cao điểm 499 tháng 12/1966.

(Nay là xã Thạnh Phú huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau).

Trước khi chuyển sang Đoàn 559, đồng chí Ry công tác tại Nông trường Cửu Long.

Ảnh chụp Giấy khen:



Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019

[3.189] Bằng khen của đ/c Dương Ngô Sửu,quê xã Ngọc Vân - Tân Yên - Hà Bắc

2019121545277


Bằng khen cấp cho đc Dương Ngô Sửu, quê xã Ngọc Vân huyện Tân Yên tỉnh Hà Bắc. Đc Sửu có cấp bậc Tiểu độ phó, đơn vị H18 [Đại đội Súng máy phòng không], về thành tích trong trận Trà Cao ngày 4/1/1969. 

Bằng khen do đc Vĩ Võ Văn Nhâm ký ngày 4/5/1969.


Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2019

[3.188] Các giấy tờ của Liệt sỹ Lê Huy Hậu, quê xã Đại Phạm - Hạ Hòa - Phú Thọ, đơn vị C5/d2/E88 và Liệt sỹ Vũ Văn Tước quê xã Giai Sơn - Gia Viễn - Ninh Bình

2019120737268


- Giấy khen, đề 2/9/1966, cấp cho LS Lê Huy Hậu, đơn vị H16 về thành tích hoàn thành nhiệm vụ. Đc Hậu quê xã Đại Phạm huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ.

- Giấy khen đề 8/5/1967, do đc Quách Thạch, Thủ trưởng đơn vị, cấp cho đc Lê Huy Hậu đơn vị C5 K2 Công trường 88 về thành tích chiến đấu trận chiến C1 ngày 12/11/1966 [Tại Kontum - Rongxanh chú thích thêm].

- Giấy chứng nhận khen thưởng, đề 11/7/1967, do đc Nguyễn Lan ký, tặng đc Lê Huy Hậu về thành tích tiêu diệt 3 lính Mỹ và thu chiến lợi phẩm.

- Giấy chứng minh cấp cho LS Vũ Văn Tước, được đi đến Hải Yến.

- Giấy xác nhận Đảng viên, đề ngày 17/9/1967, do đc Bùi Văn Nhiên, Phó chính trị viên Đoàn 226, xác nhận đc Tước 31 tuổi, quê xã Giai Sơn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình, nhập ngũ 3/6/1953, giải ngũ 7/1960, tái ngũ 10/10/1966, là Đảng viên, giới thiệu đến Đảng ủy mới.

Ảnh chụp các giấy tờ này rất khó đọc (Đen kịt và mờ).

Ảnh chụp Giấy khen của LS Lê Huy Hậu và giấy tờ của LS Vũ Văn Tước






Trong Web Chính sách quân đội có thông tin về LS Lê Huy Hậu và LS Vũ Văn Tước như sau:

Lê Huy Hậu 08/01/1968 C7 D5 E88 F3 1945 Đại Phạm, Hạ Hòa, Phú Thọ, Vĩnh Phú Đại Phạm, Hạ Hòa, Phú Thọ, Vĩnh Phú Chống càn Lộ 17





Vũ Văn Tước 08/01/1968 C5 D8 E88 F3 Gia Mỹ, Gia Lân, Gia Viên, Ninh Bình Gia Mỹ, Gia Lân, Gia Viên, Ninh Bình Chống càn Lộ 17

[5.159] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (17): Giấy chứng minh Đoàn chi viện của Liệt sỹ Nguyễn Trung Tuyến

2019120737263

Giấy chứng minh Đoàn chi viện do đc Lê Đình Bân ký ngày 20/12/1971, cấp cho Liệt sỹ Nguyễn Trung Tuyến, đơn vị D1008 được đến B1. Mặt sau Giấy chứng minh có dấu vân tay.

Ảnh chụp Giấy chứng minh:




Thông tin có thể liên quan:


[5.158] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (16): Giấy giới thiệu cấp cho Liệt sỹ Phạm Duy Sửu

2019120737267

Giấy giới thiệu số 28, đề ngày 24/11/1965, do đại úy Phạm Hữu Long, thủ trưởng đơn vị 5333 ký, giới thiệu đc Phạm Duy Sửu, Tiểu đội trưởng của đơn vị 5333 đến liên hệ công tác với đơn vị pháo binh QK4.

Ảnh chụp Giấy giới thiệu


Trong Web Chính sách quân đội có thông tin về Liệt sỹ Phạm Duy Sửu như sau:


Phạm Duy Sửu 13/03/1967 C8 D2 E95 1937 Phong Danh, Bình Dương, Vĩnh Tường, Vĩnh Phú Phong Danh, Bình Dương, Vĩnh Tường, Vĩnh Phú Bị phục Khu 5 Gia Lai Suối đá Ba Lộ E5 K5 Gia Lai

[5.157] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (15): Giấy chứng nhận học lớp quân y Trung đoàn 95 của Liệt sỹ Trần Gia Tư đơn vị H2 - K2

2019120737267

Giấy chứng nhận học lớp quân y Trung đoàn 95 đề ngày 10/3/1967 của Liệt sỹ Trần Gia Tư, đơn vị H2 - K2, do đc Nguyễn Duy Xưởng là Đại đội trưởng H18 quân y [Trung đoàn 95B] ký. Đồng chí Tư học từ 10/2 đến 10/3/1967.

Liệt sỹ Trần Gia Tư cấp bậc binh nhất - chiến sỹ thuộc H2 - K2, có thể là C2/d2.

Ảnh chụp Giấy chứng nhận


Trong web Chính sách quân đội có thông tin về Liệt sỹ Trần Gia Tư như sau:


Trần Gia Tư 17/03/1967 C6 D2 E95 1944 Bắc Sơn, Đông Văn, Đông Sơn, Thanh Hóa Bắc Sơn, Đông Văn, Đông Sơn, Thanh Hóa Bị phục kích Khu 5, Gia Lai Suối đá Ba Bị, E7, Khu 5, Gia Lai

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

[3.187] Giấy chứng nhận tốt nghiệp cấp 3 của đồng chí Nguyễn Đình Phú quê xã Nghi Khánh huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An

2019112853286

Giấy chứng nhận tốt nghiệp cấp 3 do Hiệu trưởng trường Phổ thông cấp 3 Nghi Lộc 2 đề tháng 6/1968, chứng nhận đồng chí Nguyễn Đình Phú sinh 20/10/1950 tại xã Nghi Khánh huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An, đã tốt nghiệp 10 năm phổ thông khóa ngày 11/6/1967 tại Hội đồng thi Yên Thành.

Ngoài ra còn có 1 cuốn sổ ghi chép cá nhân của đồng chí Hoàng Kim Đính sinh 11/10/1948, quê Cẩm Quan - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh.

Ảnh chụp Giấy chứng nhận tốt nghiệp của đc Nguyễn Đình Phú:



[3.186] Giấy chứng nhận khen thưởng của đồng chí Đinh Xuân Ngọc quê xã Khả Cửu huyện Thanh Sơn tỉnh Vĩnh Phú

2019112853285

Giấy chứng nhận khen thưởng của đồng chí Đinh Xuân Ngọc quê xã Khả Cửu huyện Thanh Sơn tỉnh Vĩnh Phú về thành tích trong năm 1968.

Ngoài ra còn có Thẻ Đoàn viên của đồng chí Đinh Xuân Ngọc và 1 phong bì thư cá nhân gửi về cho người em là Minh Thị Dương thôn Hoán xã Khả Cửu huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.

Ảnh chụp Giấy chứng nhận khen thưởng và vỏ phong bì thư


[4.32] Quyết định tặng thưởng Huân chương chiến công Giải phóng hạng 3 cho Trung đội 3 - Đại đội 3 - Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 27 Mặt trận B5 QK Trị Thiên

2019112853284

Quyết định số 97/QĐ ngày 27/12/1968 của Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 Quân khu Trị Thiên tặng thưởng Huân chương chiến công Giải phóng hạng 3 cho Trung đội 3 - Đại đội 3 - Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 27 Mặt trận B5. Quyết định do đồng chí Nguyễn Xuân Hoàng thay mặt Bộ Tư lệnh B5, được sao lục bởi Đại úy Trần Nghệ - Phó Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 27.

Ảnh chụp bản sao Quyết định



[3.185] Giấy chứng nhận thời gian công tác XYZ của đồng chí Phạm QUang Ngụ, quê Thọ Lộc (?) - Can Lộc - Hà Tĩnh

2019112853284

Giấy chứng nhận đề ngày 20/11/1968, do Phó Chính ủy Đoàn 200 Quân khu 4, xác nhận thời gian công tác XYZ của đồng chí Phạm QUang Ngụ, sinh năm 1945, quê Thọ Lộc (?) - Can Lộc - Hà Tĩnh, từ tháng 4 đến tháng 9/1968.

Ảnh chụp Giấy chứng nhận:


[3.184] Quyết định trao quân hàm Thiếu úy cho đc Phạm Xuân Sâm, cán bộ Trường sỹ quan lục quân, năm 1967

2019112857283

Bản sao Quyết định số 2442/QDĐ7 ngày 15/6/1967, do Thứ trưởng Bộ QP - Trung tướng Song Hào ký, do đc Thiếu tá Phạm Đại - Chủ nhiệm chính trị Trường sỹ quan lục quân ký sao y, trao quân hàm Thiếu úy cho đc Phạm Xuân Sâm, số hiệu quân nhân 0126084, là cán bộ Trường sỹ quan lục quân.

Ngoài ra còn có 1 Giấy chứng minh Đoàn chi viện, cấp cho đc Phạm Xuân Sâm, 1 giấy chứng minh Đoàn chi viện cấp cho đc Nguyễn Trung Tuyến.

Các Giấy tờ này không thể hiện quê quán đc Phạm Xuân Sâm.

Ảnh chụp Quyết định




Cổng thông tin điện tử quốc gia về dữ liệu mộ LS, LS không có tên bác Phạm Xuân Sâm.

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

[5.156] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (14): Biên lai chuyển tiền của Liệt sỹ Nguyễn Quang Tài gửi bà Nguyễn Thị Chút ở Tân Việt - Thanh Hà - Hải Dương

2019111645270

Biên lai chuyển tiền của Liệt sỹ Nguyễn Quang Tài, đề ngày 21/5/1966, qua Bưu điện, gửi bà Nguyễn Thị Chút ở Tân Việt - Thanh Hà - Hải Dương, số tiền là 100 đồng.


Ảnh chụp Biên lai:



Trong CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ LIỆT SĨ, MỘ LIỆT SĨ VÀ NGHĨA TRANG LIỆT SĨ có thông tin về Liệt sỹ Nguyễn Quang Tài như sau:

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

[5.155] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (13): Giấy chứng minh và Giấy chứng nhận của đc Lê Sỹ Dũng, quê Nguyệt Hồ - Thuận Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh

2019110736260

Giấy chứng minh cấp ngày 30/12/1966 và Giấy chứng nhận của đc Lê Sỹ Dũng, quê Nguyệt Hồ - Thuận Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh.

Ngoài ra còn có 1 cuốn sổ ghi chép cá nhân đề tên Lê Sỹ Dũng. Đc Dũng thuộc quân số Trung đoàn 29 Sư đoàn 325C

Ảnh chụp Giấy chứng minh và Giấy chứng nhận:


Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2019

[5.154] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (12): Giấy khen của Liệt sỹ Trà Văn Dư/ Trà Đình Dư, đơn vị Đại đội 12 tiểu đoàn 6 trung đoàn 2 Sư đoàn 9, quê Phước Thịnh - Bình Đại - Bến Tre

2019110231253

Giấy khen đề ngày 3/3/1969, do đồng chí Lê Hiền Long, thay mặt chỉ huy đơn vị ký, cấp cho đc Trà Văn Dư/ Trà Đình Dư, đơn vị Đại đội 12 tiểu đoàn 6 trung đoàn 2 Sư đoàn 9, quê Phước Thịnh - Bình Đại - Bến Tre, về thành tích trong trận đánh Trà Cao ngày 25/1/1969.

Ngoài ra còn có quyết định đề bạt Tiểu đội phó, Giấy chứng nhận Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng 2 và hạng 3 của đc Trà Văn Dư.

Ảnh chụp Giấy khen của đc Trà Văn Dư:



Trong web Chính sách quân đội có thông tin về LS Trà Văn Dư như sau:

Họ và tên:Trà Văn Dư
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:
Nguyên quán:Phước Thịnh, Bình Đại, Bến Tre
Trú quán:, ,
Nhập ngũ:2/1967
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:, e2/f9
Cấp bậc:H2 - AT
Chức vụ:
Ngày hi sinh:19/10/1969
Trường hợp hi sinh:Suối Tha La
Nơi hi sinh:
Nơi an táng ban đầu:,
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Thân nhân khác:Trà Văn Tấn

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

[3.183] Thư cá nhân của đồng chí Phùng Bá Long từ người em tên Lê Thị Liên, Hợp tác xã Đại Long xã Xuân Quang huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa

2019102755268

Lá thư của người em tên Lê Thị Liên đề ngày 18/12/1967, địa chỉ Hợp tác xã Đại Long xã Xuân Quan huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.

Ảnh chụp bức thư:


Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

[3.182] Giấy chứng nhận đào tạo cứu thương của đồng chí Đinh Văn Tư, đơn vị Trung đoàn 90, năm 1965

2019101947268

Giấy chứng nhận đào tạo cứu thương, đề ngày 13/10/1965, do Ban Quân y Trung đoàn 90 cấp cho đồng chí Đinh Văn Tư, đơn vị Tiểu đoàn 7 Đại đội 3. Giấy do đc Chủ nhiệm hậu cần Trung đoàn Hồ Sỹ Đại ký.

Ảnh chụp Giấy chứng nhận


Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

[3.181] Quyết định công nhận Trung đội phó tự vệ cơ quan của đc Khổng Minh Thìn, do huyện đội Hoành Bồ cấp

2019101634264

Quyết định của Huyện đội Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh, đề ngày 12/4/1966 do đc Đoàn Văn Tòng, chính trị viên Huyện đội ký, công nhận Trung đội phó tự vệ cơ quan của đc Khổng Minh Thìn.

Ảnh chụp 1 phần tờ quyết định


Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2019

[3.180] Đơn xin vào Đảng của đc Nguyễn Ngọc Đỉnh, quê thôn Ngọc Than xã Ngọc Mỹ huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây

2019100432251

Đơn xin vào Đảng của đc Nguyễn Ngọc Đỉnh, quê thôn Ngọc Than xã Ngọc Mỹ huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây.

Phía Mỹ chú thích thu giữ được lá đơn này cùng 1 số giấy tờ khác từ thi thể bộ đội Việt Nam trong hệ thống hầm giống với hầm chỉ huy cấp Tiểu đoàn. Rongxanh phán đoán có thể là cán bộ cấp Tiểu đoàn hoặc trợ lý cấp tiểu đoàn.

Trong cơ sở dữ liệu quốc gia mộ Liệt sỹ không có tên LS Đỉnh, như vậy khả năng cao là bác Đỉnh còn sống qua cuộc chiến tranh.

Ảnh chụp một phần lá đơn: