Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

[3.83] Sổ ghi chép cá nhân của bác Cường, đơn vị Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 274, tại khu vực Biên Hòa Tết Mậu thân 1968

2018022545109

Sổ ghi chép cá nhân của 1 chiến sỹ tên là Cường (Không có quê quán), thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 274 Sư đoàn 5, do phía Mỹ thu giữ tại khu vực Biên Hòa dịp Tết Mậu thân 1968.

Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 274 là đơn vị chủ công tấn công sân bay Biên Hòa dịp Tết Mậu thân 1968.

Theo ghi chép trong sổ thì chiến sỹ Cường xuất phát vào Nam chi viện ngày 17/11/1966 từ Tam Đảo, đến Quảng Bình ngày 26/12/1966. 
Chiến sỹ Cường bị thương ngày 29/7/1967 trong 1 trận chiến không xác định, và phải đi nằm viện.

Trong cuốn sổ có ghi chép một số tên và địa chỉ ở miền Bắc Việt Nam gồm: 

- Bùi Công Khai - xã Kinh Kệ huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ.

- Vũ Đình Phụng hòm thư 53563 XP quê thôn Lê Lợi xã Minh Tân Thủy Nguyên Hải Phòng

- Mai Xuân Thái thôn Nhật Lệ xã Nhật Quang huyện Phủ Cừ tỉnh Hưng Yên. 

- Cha của chiến sỹ Cường tên là Vũ Văn Bắc, và người vợ tên là Văn Thị Đồng.

Ảnh chụp một số trang trong cuốn sổ ghi chép









[3.82] Quyết định đề bạt chức vụ Tiểu đoàn phó của bác Vũ Văn Đèo, tiểu đoàn 24 súng máy phòng không - Sư đoàn 5, tháng 12/1967

2018022545108

Quyết định đề bạt từ Đại đội trưởng lên Tiểu đoàn phó của bác Vũ Văn Đèo, thuộc tiểu đoàn 24 súng máy phòng không - Sư đoàn 5.

Quyết định ký ngày 22/12/1967, do 1 người tên An , thay mặt Thủ trưởng Đoàn 41 (Là mật danh của Sư đoàn 5). Tiểu đoàn 24 có tham gia chiến đấu tại Biên Hòa dịp Tết Mậu thân 1968.

Giấy tờ này phía Mỹ thu giữ tại khu vực Biên Hòa dịp Tết Mậu thân 1968.

Ảnh chụp Quyết định:


Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

[5.72] 3 mảnh tôn kẽm được đục tên Liệt sỹ Nguyễn CHí Cường, Nguyễn Văn Học, Trần Hữu Chi thuộc Sư đoàn 304 và Sư đoàn 325, hy sinh tại Khe Sanh năm 1968

2018022040103

Có 3 mảnh tôn kẽm được đục tên và quê quán của 3 liệt sỹ:

- Liệt sỹ Nguyễn Học sinh 1943 tại thôn Đức Tiến xã Thạch Tiến huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ 2/1965, thuộc đơn vị C78 F325, hy sinh 15/2/1968.

- Liệt sỹ Nguyễn Chí Cường, sinh 1949 tại thôn Mậu Long xã Liên Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An, nhập ngũ 3/1967, thuộc đơn vị C78 F325, hy sinh 15/2/1968.

- Liệt sỹ Trần Hữu Chi, quê Chánh Giang huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, thuộc đơn vị C6 T2 U3 F304 (Phía Mỹ chú thích là Đại đội 6 tiểu đoàn 2 trung đoàn 3 Sư đoàn 304), hy sinh 16/4/1968.

Các mảnh tôn kẽm này do phía Mỹ thu giữ tại khu vực Khe Sanh, khoảng tháng 5/1968.


Ảnh chụp các mảnh tôn kẽm (Ảnh nguyên đã bị đen mờ):




Thông tin liên quan về Đại đội 78, là đại đội pháo binh:

http://baoquangninh.com.vn/xa-hoi/201801/nghe-linh-binh-doan-than-ke-chuyen-xuan-mau-than-1968-2371751/

CCB Bùi Duy Thinh đưa cho tôi xem cuốn nhật ký ố màu thời gian của mình. Tôi lật qua vài trang thấy có đoạn ghi: “Hôm nay (15/2/1968), Binh đoàn Than không còn ngồi trên mảnh đất Khe Sanh - Đường số 9. Đại đội trưởng chia mỗi anh em một điếu thuốc lào rồi bắt tay từ biệt mỗi người về một đơn vị. Riêng tôi cùng 49 đồng chí nữa được chọn về Đại đội 78 pháo binh”.

Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2018

[3.81] Tờ báo Đông Biên số Tết Nhâm Tý 1972 của Trung đoàn 44 Sư đoàn 1 Phước Long (Trên đất Campuchia)

2018021636098

Tờ báo Đông Biên số Tết Nhâm Tý 1972 của Trung đoàn 44 - Sư đoàn 1 Phước Long (Đoàn Đông Biên), do phía Mỹ thu giữ tại tỉnh Kampot - Campuchia, là địa bàn hoạt động của Sư đoàn 1 Phước Long tháng 4/1972.

Trong trang 1 có Thư chúc mừng năm mới [1972] của Đảng ủy và Thủ trưởng Đoàn Đông Biên

Ảnh chụp trang 1 của số báo:


Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

[3.80] Lý lịch của bác Hà Văn Khả, thiếu úy Đại đội trưởng C16 (Súng cối) - Trung đoàn 209 - Sư đoàn 7

2018021131092

Sơ yếu lý lịch của bác Hà Văn Khả, sinh 1942, thiếu úy Đại đội trưởng C16 (Súng cối) - Trung đoàn 209 - Sư đoàn 7. Bác Khả quê ở thôn Thu Trường xã Vực Trường huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.

Giấy tờ này phía Mỹ thu giữ tháng 3/1969.

Ảnh chụp các giấy tờ







[3.79.1] Giấy khen và thông tin về sự hy sinh của bác Hồ Văn Giàu, Đại đội trưởng Đại đội 1 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 274, tháng 6/1967

2018021131091

- Giấy khen đề ngày 30/8/1965 khen tặng thành tích trong trận đánh giao thông trên đường 15 ngày 10/7/1965.

- Thư của đ/c tên là Phải, gửi tới các đ/c Mười Khoan - Út Thu - Út Minh các thông tin về sự hy sinh của bác Hồ Văn Giàu, Đại đội trưởng Đại đội 1 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 274 vào lúc 13h55 ngày 10/6/1967 do bị thương nặng, được mai táng tại [đơn vị] 1500 [Có thể là 1 đơn vị hậu cần - RX chú thích thêm]. Thư cũng nói đ/c Giàu có 1 người em trai tên Bảy, 1 người em vợ cũng tên là Bảy, đều cùng ở Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 274.

Các giấy tờ này phía Mỹ thu giữ ở khu vực Biên Hòa dịp Tết Mậu Thân 1968.

Ảnh chụp các giấy tờ





[3.79] Giấy khen, Bản tự kiểm điểm để chuyển Đảng viên chính thức của bác Nguyễn Văn Hải, quê quán tại Thạnh Đông - huyện Gò Vấp - tỉnh Gia Định, đơn vị thông tin thuộc Trung đoàn 274, năm 1968

2018021131091

Giấy khen và Bản tự kiểm điểm để chuyển Đảng viên chính thức của bác Nguyễn Văn Hải, quê quán tại Thạnh Đông - huyện Gò Vấp - tỉnh Gia Định, đơn vị thông tin thuộc Trung đoàn 274.

Trung đoàn 274 là đơn vị chủ công tấn công vào sân bay Biên Hòa dịp Tết Mậu Thân năm 1968. 

Các giấy tờ này do phía Mỹ thu giữ Tết Mậu Thân năm 1968 tại khu vực Biên Hòa. 

Ảnh chụp các Giấy tờ










Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

[3.78] Giấy khen của chiến sỹ Phạm Văn Thoa, đơn vị C504 đặc công Phân khu 5, do phía Mỹ thu giữ tháng 9/1969

2018020525084

Giấy khen đề ngày 2/2/1969 cấp cho chiến sỹ Phạm Văn Thoa, đơn vị C504 đặc công Phân khu 5, do phía Mỹ thu giữ tháng 9/1969. 

Không có thông tin về quê quán chiến sỹ Thoa. Phía Mỹ có chú thích thu giữ tài liệu này từ thi thể bộ đội Việt Nam.

Ảnh chụp Giấy khen và bản đồ khu vực thu giữ (khu vực ấp Đồng Sạc tỉnh Bình Dương xưa)







Cập nhật 11/2/2018:

Trong website Chinhsachquandoi.gov.vn có thông tin LS Phạm Hồng Thoa/Thao, quê tại Xuân Thiện - Xuân TRường - Nam Hà, đơn vị C504 PK5, hy sinh 17/9/1969 tại Bình Mỹ - Thủ Dầu Một, do lọt ổ phục kích. So sánh với các dữ liệu ở trên, Rongxanh cho rằng Giấy khen chính là của LS Phạm Hồng Thoa/ Thao.

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/119214
http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/117841
http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/117842

Họ và tên:Phạm Hồng Thao
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:1950
Nguyên quán:Xuân Thiện, Xuân Trường, Nam Hà
Trú quán:Xuân Thiện, Xuân Trường, Nam Hà
Nhập ngũ:2/1962
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:C504 PK5
Cấp bậc:Hạ sỹ
Chức vụ:
Ngày hi sinh:17/9/1969
Trường hợp hi sinh:Lọt vòng kích
Nơi hi sinh:Bình Mỹ, Thủ Dầu Một

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

[3.77] Các Giấy khen của bác Tô Văn Hoàng, Tiểu đội trưởng trinh sát thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 274 Sư đoàn 5, quê tại xã Mỹ Phước huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương, do phía Mỹ thu dịp Tết Mậu thân 1968 tại Biên Hòa

2018013150108

Các Giấy khen của bác Tô Văn Hoàng, Tiểu đội trưởng trinh sát thuộc Tiểu đoàn 1 (Tiểu đoàn 800) Trung đoàn 274 Sư đoàn 5, quê tại xã Mỹ Phước huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương, do phía Mỹ thu dịp Tết Mậu thân 1968 tại Biên Hòa.

Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 274 là đơn vị chủ công tấn công sân bay Biên Hòa dịp Tết Mậu Thân năm 1968.

Ảnh chụp các Giấy khen:




Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

[2.41] Danh sách 340 cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 274, do phía Mỹ thu giữ tại khu vực Biên Hòa Tết Mậu thân 1968

2018012746103

Danh sách 340 cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 274, do phía Mỹ thu giữ tại khu vực Biên Hòa Tết Mậu thân 1968. 

Tiểu đoàn 3 là một trong những đơn vị tham gia tấn công sân bay Biên Hòa rạng sáng 31/1/1968 Tết Mậu Thân 1968, và thiệt hại nặng về nhân lực.

Ảnh chụp danh sách


[5.71] Tiểu đoàn 8 pháo binh Phân khu 1 (3) - Danh sách báo tử 4 liệt sỹ thuộc Tiểu đoàn 8 pháo binh Phân khu 1, hy sinh ngày 24/9/1969, được chôn cất tại Củ Chi - Sài Gòn Gia Định

2018012746102

Danh sách báo tử 4 liệt sỹ thuộc Tiểu đoàn 8 pháo binh Phân khu 1, hy sinh ngày 24/9/1969, được chôn cất tại Củ Chi - Sài Gòn Gia Định, gồm:

1. Nguyễn Văn Giàu, sinh 1944, quê quán tại ấp Ba Xa xã Phước Hiệp huyện Củ Chi - Gia Định
2. Lê Văn Lẹ, sinh 1946, quê tại ấp 3 xã Tân Nhật huyện Bình Tân - Gia Định
3. Nguyễn Văn Sô sinh 1951, quê xóm Trại xã Phú Mỹ HƯng huyện Củ Chi  - Gia Định
4. Nguyễn Văn Vấn sinh 1948, quê thôn An Thắng xã Yên Đồ huyện Phú Lương tỉnh Bắc Thái.

Các LS này đều được an táng tại gò Đinh xã Nhuận Đức huyện Củ Chi - Gia Định

Ảnh chụp trang danh sách



Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

[2.40] Danh sách cán bộ chiến sỹ Đại đội 2 Tiểu đoàn 16, là đơn vị tấn công sân bay Tân Sơn Nhất Tết Mậu Thân 1968

2018012241096

Danh sách cán bộ chiến sỹ Đại đội 2 Tiểu đoàn 16, là đơn vị tấn công sân bay Tân Sơn Nhất Tết Mậu Thân 1968, không có thời gian lập, do phía Mỹ thu giữ tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất sau trận đánh, gồm:

1. Biểu đồ Biên chế K2, là Đại đội 2 - Tiểu đoàn 16 Phân khu 2. Phía Mỹ xác định biểu đồ này có 101 tên cán bộ chiến sỹ, từ Ban chỉ huy Đại đội cho đến chiến sỹ thuộc Đại đội.

2. Danh sách bồi dưỡng chiến đấu của Đại đội 2 - Tiểu đoàn 16, có chữ ký xác nhận của Thủ trưởng C2, thủ trưởng d16. Danh sách gồm có tên 67 cán bộ chiến sỹ.

Ảnh chụp các giấy tờ



Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

[3.76] Sổ Công tác Đảng viên của bác Lương Kim Thiêm, chiến sỹ thuộc Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 148 Sư đoàn 316 do Mỹ thu giữ tại Xiêng Khoảng, Lào, năm 1970

2018012140

Sổ Công tác Đảng viên của bác Lương Kim Thiêm, chiến sỹ thuộc Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 148 Sư đoàn 316 do Mỹ thu giữ tại Xiêng Khoảng, Lào, năm 1970

Ảnh chụp 1 trang đầu cuốn sổ


[3.75] Các giấy tờ về nhân lực và trang bị của Đại đội 2 - Tiểu đoàn 66 bộ binh cơ giới - Trung đoàn 202 tăng thiết giáp, tháng 5/1972

2018012140093

Giấy giấy tờ về nhân lực và trang bị của Đại đội 2 - Tiểu đoàn 66 bộ binh cơ giới - Trung đoàn 202 tăng thiết giáp, tháng 5/1972, gồm danh sách có tên tuổi, quê quán các chiến sỹ trong đại đội, danh mục lương thực thực phẩm, sổ ghi chép cá nhân.

Có 1 trang sổ ghi chép có nói xe thiết giáp số 602 bị trúng đạn, cháy, ngày 2/4/1972. Các chiến sỹ bị hy sinh gồm: Để - Long - Cường - ĐỈnh. Bị thương: Chuyên. Ngày 5/5 đơn vị hành quân ra Vĩnh Linh hậu cứ.

Ảnh chụp các giấy tờ



Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

[5.70] Danh sách 4 liệt sỹ thuộc Đại đội 7 tiểu đoàn 2 Trung đoàn 272 sư đoàn 9, hy sinh tháng 2/1968

2018012039091

Danh sách 4 liệt sỹ thuộc Đại đội 7 tiểu đoàn 2 Trung đoàn 272 sư đoàn 9, hy sinh tháng 2/1968, gồm:

1. Bùi Văn Kiểm, sinh 1932, quê quán tại Bình Tây - Ba Tri - Bến Tre, hy sinh 7/2/1968, mai táng tại Tân Thạnh Đông - Củ Chi - Sài Gòn Gia Định
2. Đoàn Văn Dương, sinh 1948, quê quán tại Thanh Thủy, Thanh Hà, Hải Dương, hy sinh 8/2/1968, mai táng tại Tân Thạnh Tây - Củ Chi - Sài Gòn Gia Định
3. Hà Văn Ất, 1940, quê quán tại Xuân Thới Thượng Bình  Tân Gia Định, hy sinh 17/2/1968
4. Nguyễn Văn Thọ, sinh 1937, quê quán tại Đông Thái - Đan Phượng - Hà Tây, hy sinh 18/2/1968

Ảnh chụp tờ danh sách


Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

[2.39] Vài thông tin sơ lược về Đoàn chi viện 153, năm 1967 và 1968. qua Sổ ghi chép cá nhân của bác Nguyễn Xuân Ái, chiến sỹ thuộc Đoàn chi viện 153

2018011433084


Đoàn chi viện 153/ Đoàn 153 xuất phát từ Bắc Thái vào tối 20/11/1967. Các mốc thời gian – địa điểm chính trên đường hành quân vào Nam được 1 chiến sỹ trong Đoàn ghi chép tại Sổ ghi chép cá nhân của bác Nguyễn Xuân Ái, quê ở thôn Lưu Quang xã Minh Tiến huyện Đại Từ tỉnh Bắc Thái, như sau:

1. Ngày 21/11/1967 đến Vĩnh Phúc
2. Ngày 22/11/1967 đến Nam Hà
3. Ngày 26/11/1967 đến Ninh Bình
4. Ngày 28/11/1967 đến Thanh Hóa
5. Ngày 8/12/1967 đến Nghệ An
6. Ngày 16/12/1967 đến Hà Tĩnh
7. Ngày 22/12/1967 đến Quảng Bình
8. Ngày 2/1/1968 đến làng Phúc Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình
9. Ngày 9/1/1968 đến Lào
10. Ngày 10/1/1968 ngủ rừng Quảng Trị - Thừa Thiên.

Qua một số thông tin khác do phía Mỹ tổng hợp, thì sau khi đến địa bàn Quân khu 5 có nhiều chiến sỹ thuộc đoàn chi viện 153 được biên chế về Trung đoàn 1 Sư đoàn 2 Quân khu 5.

[3.74] Thư của bác Nguyễn Thanh Xuân, y tá thuộc 1 đại đội của Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 1 Sư đoàn 2 Quân khu 5, gửi về cho cha công tác tại Phòng kế hoạch Viện thiết kế Bộ Giao thông vận tải, tháng 7/1968

2018011433083 Kỷ vật kháng chiến

Thư của bác Nguyễn Thanh Xuân, y tá thuộc 1 đại đội của Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 1 Sư đoàn 2 Quân khu 5 (Có số hòm thư 5171 Ấp Nam 1), đề ngày 10/7/1968, gửi về cho cha tên là Nguyễn Bửu, hiện đang công tác tại Phòng kế hoạch Viện thiết kế Bộ Giao thông vận tải. Trong thư, bác Xuân có nói nhân dịp có thương binh ra ngoài Bắc nên viết thư về gia đình, có kể chi tiết gặp anh Khôi con cô NGuyên ở Ban Quân nhu, mới được kết nạp Đảng vào ngày 29/1/1968.  Cuối thư bác Xuân có xưng là "con trai duy nhất của ba". Qua cách xưng hô thì có lẽ cha bác Xuân là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc.


Ảnh chụp bức thư:




Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

[7.19] Sơ lược diễn biến Trận Trung đoàn 274 tấn công vào căn cứ Lộc An (Long Thành - Biên Hòa) do quân Thái Lan đóng giữ, ngày 16/6/1969

20180113

Sơ lược diễn biến Trận Trung đoàn 274 Phân khu 4 tấn công vào căn cứ Lộc An (phía Đông Long Thành - Biên Hòa) ngày 16/6/1969, do quân đội Thái Lan đóng giữ. Rongxanh dịch từ tài liệu của phía Mỹ.

Một số tài liệu của phía Việt Nam gọi đây là trận Helena/ Hêlina (Là tên đồn điền cao su, có từ thời Pháp).

Cám ơn anh Ernie về tài liệu!



























Bản đồ khu vực Long Thành - Lộc An



Link bài liên quan: Tổng hợp sơ lược các trận quân Thái Lan ở Việt Nam bị bộ đội Việt Nam tấn công, năm 1969

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

[3.73] Tiểu đoàn 8 pháo binh Phân khu 1 (2) - Các giấy khen của bác Trần Văn Út, đơn vị pháo binh Phân khu 1, về thành tích trong trận pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất ngày 12/4/1966

2018011231080

Các giấy khen của bác Trần Văn Út, đơn vị Tiểu đoàn 8 pháo binh Phân khu 1, về thành tích trong trận pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 12/4/1966 và trận bắn máy bay địch ngày 17/12/1966. Bác Trần Văn Út quê quán tại Tân Sơn Nhì huyện Bình Tân tỉnh Gia Định (Sài Gòn).

Ảnh chụp các giấy tờ



Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

[3.72] Các giấy khen của chiến sỹ Trung đoàn 274 sư đoàn 5, do phía Mỹ thu giữ dịp Tết Mậu thân 1968 tại khu vực Biên Hòa

2018011029077

Các giấy khen của chiến sỹ Trung đoàn 274 sư đoàn 5, do phía Mỹ thu giữ dịp Tết Mậu thân 1968 tại khu vực Biên Hòa, gồm:

1. Giấy khen do đ/c Khoan thủ trưởng Đoàn 49 ký ngày 30/5/1967 , cấp cho bác Nguyễn Trọng Ta, tiểu đội phó thuộc C16 Trung đoàn 274, quê tại xã Quảng Phú huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Giấy về thành tích pháo kích núi Đất đêm 23/3/1967 (Có thể mục tiêu do quân đội Úc đóng giữ).

2. Hai giấy khen do đ/c thủ trưởng Đoàn 49 (Trung đoàn 274) ký ngày 21/3/1967 và 2/9/1967, cấp cho bác Nguyễn Văn Bảy, quê quán tại Thanh Đông - Gò Vấp - tỉnh Gia Định, là tiểu đội phó Đại đội thông tin Trung đoàn 274, về thành tích trong trận đường 1 và trận Kim Long tối 18/6/1967.

Ảnh chụp các giấy khen:


Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

[3.71] Các Giấy khen và Quyết định đề bạt của bác Nguyễn Tấn Muôn, quê quán tại xã Tân Túc huyện Bình Tân tỉnh Gia Định

2018010928075

Các giấy tờ của bác Nguyễn Tấn Muôn, quê quán tại xã Tân Túc huyện Bình Tân tỉnh Gia Định (Nay là thị trấn Tân Túc huyện Bình Chánh tp Hồ Chí Minh), thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 268 Quyết Thắng Phân khu 1.

Các giấy tờ gồm:

1. Giấy chứng nhận Chiến sỹ thi đua năm 1965

2. Giấy chứng nhận Huân chương Chiến sỹ Giải phóng, cấp ngày 26/2/1967

3. Quyết định ký ngày 2/9/1968 do Phó Chính ủy Phân khu 1 ký, đề bạt bác Nguyễn Tấn Muôn từ Đại đội chính trị bậc phó lên cấp Đại đội chính trị bậc trưởng (Chính  trị viên trưởng).

4. Quyết định ký ngày 9/4/1969 do Phó Chính ủy Phân khu 1 ký, đề bạt bác Nguyễn Tấn Muôn từ Đại đội Chính trị bậc trưởng lên cấp Tiểu đoàn chính trị bậc phó của đơn vị Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 268 Quyết Thắng.

Ảnh chụp các giấy tờ


[3.70] Bằng khen và Quyết định kết nạp Đảng của bác Nguyễn Văn Liên, quê xã Thanh Cường huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương, năm 1968

2018010928074 - Kỷ vật kháng chiến

Các giấy tờ cá nhân của bác Nguyễn Văn Liên, quê xã Thanh Cường huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương, thuộc đơn vị Trung đoàn 28 pháo binh Miền (Hay Trung đoàn 208 pháo binh), do phía Mỹ thu giữ năm 1969 (Phía Mỹ ghi chú là thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam), gồm:

1. Bằng khen ký ngày 11/7/1968 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tặng bác Nguyễn Văn Liên - tiểu đội phó, vì thành tích công tác và chiến đấu.

2. Quyết định kết nạp Đảng của bác Nguyễn Văn Liên, do thủ trưởng Liên Chi bộ là đ/c Trần Ngọc Dư ký ngày 6/12/1968

Ảnh chụp các giấy tờ


Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

[7.18] Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại Cần Thơ: Sân bay nào bị tấn công? Diễn biến sơ lược trận tấn công sân bay

2018010758034 - Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại Cần Thơ


Thành phố Cần Thơ, thủ phủ về kinh tế - văn hóa - chính trị của khu vực miền Tây Nam Bộ, là nơi tập trung nhiều mục tiêu quân sự lớn của VNCH, bao gồm Bộ Tư lệnh QK4 - Quân đoàn 4 VNCH, trụ sở một số cơ quan, đơn vị lớn của phía Mỹ. Do tính chất quan trọng của thành phố Cần Thơ, nên nơi đây cũng là mục tiêu lớn của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong đợt Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Sân bay Cần Thơ cũng là một trong những mục tiêu tấn công dịp Tết Mậu Thân 1968 tại Cần Thơ. Tại thành phố Cần Thơ, năm 1968 có 3 vị trí sân bay. Lần lượt là (1) - Sân bay Cần Thơ, vị trí ngay sát thành phố Cần Thơ; (2) - Sân bay Bình Thủy Navy, vị trí ở khu vực cảng Cần Thơ; (3) - Sân bay Bình Thủy, vị trí ở khu vực sân bay quốc tế Cần Thơ hiện nay.

Sân bay Cần THơ là mục tiêu của đợt tấn công này.

Tài liệu phía Mỹ thu nhận được thì đơn vị chủ lực tấn công sân bay Cần Thơ là Tiểu đoàn 303 bộ đội địa phương Quân khu 9.

1. Bản đồ vị trí sân bay Cần Thơ





2. Diễn biến sơ lược, từ phía Việt Nam







3. Diễn biến sơ lược trận tấn công, Rongxanh dịch từ tài liệu của phía Mỹ






Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

[3.69] Giấy chứng minh quân nhân của bác Trần Xuân Trường, sinh 1943, quê quán ở thôn Đồng Phúc xã Độc Lập huyện Duyên Hà tỉnh Thái Bình, thuộc đơn vị: Đại đội 24 - Tiểu đoàn 14 - Sư đoàn 320

2018010322067 - Giấy chưng minh quân nhân

Giấy chứng minh quân nhân của bác Trần Xuân Trường, sinh 1943, quê quán ở thôn Đồng Phúc xã Độc Lập huyện Duyên Hà (nay là huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình. 

Bác Trường biên chế thuộc đơn vị: Đại đội 24 - Tiểu đoàn 14 - Sư đoàn 320. Giấy chứng minh này do Sư đoàn 320 cấp năm 1963.

Ảnh chụp Giấy chứng minh


Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

[5.69] Địa danh (13): Các phum Soay Mô, Tà Sơ, Tà Kốc, Si kun - Trung đoàn 207 trên chiến trường Campuchia tháng 11-12/1970

20180102 - Địa danh

Thông tin của thân nhân LS và trong web Chinhsachquandoi.gov.vn có thông tin về 1 số liệt sỹ như sau:

LS: Trần Nhật Chiêu. Sinh năm: 1947. Quê quán: Xã Tây tiến-Tiền hải-Thái bình. Ngày nhập ngũ:06/1968. HS ngày:29/11/1970. Đvhs: D3-207,C40,B2. Nơi AN táng ban đầu: Phum Soay Mô


http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/92664 Đơn vị khi hi sinh: K8 D71 E207
Cấp bậc: Trung sỹ
Chức vụ: A trưởng
Ngày hi sinh: 08/11/1970
Trường hợp hi sinh: Chiến đấu
Nơi hi sinh: Bắc Si Cun
Nơi an táng ban đầu: Bắc Si Cun 


http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/133013Đơn vị khi hi sinh: K5 D71 E207 C40Cấp bậc: A bậc phóChức vụ: A trưởngNgày hi sinh: 04/12/1970
Trường hợp hi sinh: Chiến đấu
Nơi hi sinh: Tà SoNơi an táng ban đầu: cách nam Tà So 1km 

Rà soát các thông tin liên quan, Rongxanh thấy các điểm có thông tin phù hợp nhất, được khoanh đỏ và đánh tên trên 2 mảnh bản đồ, cụ thể như sau:

Srâmâr = Soay mô
Si kun = Skon
Ta Koch = Tà Kốc
Ta Sâr = Tà Sơ

Các phum này nằm dọc theo QL7 từ Kompong Cham về Skon, thuộc Campuchia.




Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

[5.68] Địa danh (12): C131 V1 Đoàn 86 Hậu cần Miền, năm 1969

2018010120064 - Địa danh

Có Liệt sỹ hy sinh 15/9/1969, thông tin về đơn vị và nơi an táng như sau:

Đơn vị khi hi sinh:Phòng bảo vệ cục chính trị Miền
Cấp bậc:Trung sỹ
Chức vụ:B trưởng
Ngày hi sinh:15/9/1964
Trường hợp hi sinh:Công tác bị tai nạn
Nơi hi sinh:
Nơi an táng ban đầu:Nghĩa trang C131 V1, Đoàn 86


Rà soát các thông tin liên quan, Rongxanh nhận thấy 1 khu vực có các thông tin phù hợp nhất, được khoanh trên bản đồ dưới đây. Khu vực này hiện nay nằm trên đất Campuchia, gần biên giới với huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước.