Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

[5.44]. Địa danh (4): Ký hiệu các xã của ba Khu 4, 5, 7 (Tỉnh Gia Lai) thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, có so với địa danh hiện nay

20170828

Ký hiệu các xã của ba Khu 4, 5, 7 (Tỉnh Gia Lai) thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, có so với địa danh hiện nay


Khu
Ký hiệu
Nay thuộc xã
Tỉnh Gia Lai
(huyện)
Khu 4
B1
Xã Ia Khươl, huyện Chư Pah
T. Gia Lai

B2
Xã Ia Phi, huyện Chư Pah
//

B3
Xã Ia Mơnông, huyện Chư Pah
//

B4
Xã Ia Ka, huyện Chư Pah
//

B5
Xã Ia Sao, Ia Yok, huyện Ia Grai
//

B6
Xã Ia Hrung, huyện Ia Grai
//

B7
Xã Ia Pếch, Ia Kênh huyện Ia Grai
//

B8
Xã Ia Din, huyện Đức Cơ
//

B9
Xã Ia Krêt, huyện Đức Cơ
//

B10
Xã Ia Dom, Ia Dơk, huyện Đức Cơ
//

B11
Xã Ia Chia, huyện Ia Grai
//

B12
Xã Ia O, huyện Ia Grai
//

B13
Xã Ia Krãi và Ia Khai, huyện Ia Grai
//

B14
Xã Ia Tô, huyện Ia Grai
//

B15
Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai
//
Khu 5
E1
Xã Ia Pnôn và Ia Nan, huyện Đức Cơ
//

E2
Xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ
//

E3
Xã Ia Lang và Ia Krông, huyện Đức Cơ
//

E4
Xã Thăng Hưng, Bình Giáo, huyện Chư Prông
//

E5
Xã Ia Phin, Thị Trấn Chư Prông, Bàu Cạn, huyện Chư Prông
//

E6
Xã Ia Puch, Ia Ó, huyện Chư Prông
//

E7
Xã Ia Boòng, Ia Drang, huyện Chư Prông
//

E8
Xã Ia Mơ, Ia Lâu, Ia Piơr, huyện Chư Prông
//

E9
Xã Ia Pia, Ia Me, Ia Ga, huyện Chư Prông, Ia Ko, huyện Chư Sê
//

E10
Xã Ia Tôr, Ia Ky, huyện Chư Prông
//

E11
Xã Ia Glai, huyện Chư Sê và xã Ia Băng, huyện Chư Prông
//

E12
Xã Ia Vê, Ia Bang, huyện Chư Prông
//

E13
Xã Ia Le, huyện Chư Sê
//

E14
Xã Chư Don, Thị Trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Sê (xã E14(khu 5, nay là xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê)
//

E15
Xã Ia Hlốp, Ia Blang, Ia Hru, Thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê (xã E15 là chị HYăp làng Tel, chị Siu Meh làng Bôch Ă)
//
Khu 7
A1
Xã Yang Bắc, huyện Đắk Pơ
//

A2
Một phần xã An Trung và xã Kông Yang, huyện Kông Chro
//

A3
Xã Chư Krêy, huyện Kông Chro
//

A4
Một phần xã Yang Trung, và Yang Nam, huyện Kông Chro
//

A5
Một phần xã Yang Trung và thị trấn Kông Chro, Đăk Pơ Pho huyện Kông Chro
//

A6
Xã Yang Nam, huyện Kông Chro
//

A7
Xã Chơ long, huyện Kông Chro
//

A8
Xã ....(làng Bă chớ), huyện Kông Chro
//

A9
Xã Đăk Tơ Pang và một phần xã Kông Yang, huyện Kông Chro
//

A10
Xã Yama, huyện Kông Chro
//

A13
Xã Sró, Xã Đăk Kơ Ning, huyện Kông Chro
//

A14
Xã Đăk Sông, Đăk Pling, huyện Kông Chro
//

A15
Xã PơTó, Huyện Ia Pa
//

[4.21] Danh sách các chiến sỹ thuộc Trung đội đặc công (tháng 10/1967), Tiểu đoàn 267 Phân khu 2, do phía Mỹ thu được tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 31/1/1968 (Tết Mậu Thân 1968)

2017082854057

Danh sách 25 cán bộ chiến sỹ thuộc Trung đội đặc công của Tiểu đoàn 267, thời điểm tháng 10/1967, là tiểu đoàn tham gia tấn công sân bay Tân Sơn Nhất trong đợt Tổng tấn công Mậu Thân 1968


1. Trần Văn Dung tức Sáu Dần – Đại đội phó
2. Hồ Văn Chà tức Sáu Thành, Trung đội trưởng
3. Dương Thanh Phong tức Bảy Thắng, Trung đội phó
4. Lê Văn Bi tức Lê Ri, tiểu đội trưởng
5. Nguyễn Văn Gò tức Chiến Thắng, tiểu đội trưởng
6. Nguyễn Văn Hiến tức Chiến, tiểu đội trưởng
7. Nguyễn Văn Sang tức Nguyễn Thanh, tiểu đội phó
8. Nguyễn Văn Tư tức Thành Tiến, tiểu đội phó
9. Đòan Văn Luân tức Thành Đồng, tiểu đội phó
10. Hùynh Phát Nghiệp tức Nghiệp, tiểu đội phó
11. Nguyễn Văn Triều tức Minh Chánh, tiểu đội trưởng
12. Phạm Hồng Chương tức Chính Thành, tiểu đội trưởng
13. Nguyễn Văn Gâm tức Thanh Tùng, tiểu đội trưởng
14. Nguyễn Văn Chiến tức Thanh Bình, tiểu đội trưởng
15. Cấn Văn Dế (?) tức Thanh Bình, tiểu đội phó
16. Lê Thanh Vũ tức Lê Tiến, tiểu đội phó
17. Lê Văn Hồng tức Mười Hồng, tiểu đội trưởng
18. Nguyễn Văn Ron tức Ron, tiểu đội phó
19. Nguyễn Văn Năm, tức Năm, tiểu đội phó
20. Nguyễn Văn Bé, tức Bé, tiểu đội phó
21. Trương Tấn Nhứt tức Quốc Việt, tiểu đội phó
22. Nguyễn Văn Hùng, tức Hùng
23. Võ Văn Bê (?) tức Hai Thắng
24. Hồ Văn Chúc tức Hùng

25. Võ Văn Nhơn, tức Trần Thanh

Ảnh chụp bản danh sách lĩnh tiền sinh hoạt phí, có tên 25 cán bộ chiến sỹ:




Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

[3.46] Thư của bác Phạm Quang Ảnh, quê xã Trường Thành, huyện An Lão, tp Hải Phòng, chiến sỹ Tiểu đoàn 16 Phân khu 2, do phía Mỹ thu ngày 31/1/1968 (Tết Mậu Thân) ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất

2017082753055 - Những bức thư thời chiến


Giấy khen và những bức thư gửi về gia đình của bác Phạm Quang Ảnh, quê xã Trường Thành, huyện An Lão, tp Hải Phòng, chiến sỹ Tiểu đoàn 16 Phân khu 2, do phía Mỹ thu ngày 31/1/1968 (Tết Mậu Thân) ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.

- 02 Giấy khen đề ngày đề ngày 9/12/1967 tặng vì thành tích trong đợt hành quân vào Nam và tấn công đồn Mộc Bài tháng 11/1967:



- Bức thư gửi về cho cha mẹ, đề ngày 25/1/1968:




- 02 Bức thư đề ngày 26/1/1968, trước chiến dịch Tết Mậu Thân vài ngày, và phong bì thư đề gửi về cho người vợ tên là Đỗ Thị Căn địa chỉ ở thôn Chi Lai xã Trường Thành, huyện An Lão, tp Hải Phòng. Bác Ánh có hướng dẫn cách gửi thư, số hòm thư ở phong bì ngoài là 81541ZCB12B, phong bì trong đề người nhận là Xuân Ảnh, số hòm thư 86100 YKBI:










Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

[3.45] Thư của đ/c Huỳnh Phát Nghiệp, đơn vị Trung đội đặc công - Tiểu đoàn 267 - Phân khu 2, phía Mỹ thu được ngày 31/1/1968 ở Tây Nam đường băng sân bay Tân Sơn Nhất (Tết Mậu Thân 1968)

2017082551052 - Những bức thư thời chiến


Hai bức thư của chiến sỹ Huỳnh Phát Nghiệp/ Huỳnh Văn Nghiệp thuộc Trung đội đặc công - Tiểu đoàn 267 [Trung đoàn 2 Đồng Tháp] có địa chỉ hòm thư 15232 X, tên là Huỳnh Phát Nghiệp, 



- Bức thư của người mẹ gửi cho chiến sỹ Huỳnh Phát Nghiệp, đề ngày 13/9/1967. Người mẹ tên là Nguyễn Thị Sáu. Tiêu đề lá thư có dòng chữ Nhận: Huỳnh Văn Nghiệp, em trai Huỳnh Thu Trang.

- Bức thư gửi về cho gia đình, đề ngày 10/12/1967, bìa thư có đề địa chỉ bác Trần Văn La, ở Đồn điền cao su Sanua, Cần Ché [Tỉnh Kratie] Cao Miên [Campuchia]. 

Điều đặc biệt là những lá thư này, lính Mỹ thu được ở phía Tây Nam đường băng sân bay Tân Sơn Nhất ngày 31/1/1968, là ngày diễn ra trận tấn công của các đơn vị bộ đội Việt Nam vào sân bay Tân Sơn Nhất trong dịp Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Như vậy, có thể chiến sỹ đặc công Huỳnh Văn Nghiệp/ Huỳnh Phát Nghiệp là một trong số những chiến sỹ đã hy sinh tại đây, ngày 31/1/1968.

Ảnh chụp các bức thư của người mẹ:



Ảnh chụp bức thư gửi về gia đình:







Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

[5.43] Địa danh (3): Trạm K6 Bình Long

20170820

Tổng hợp thông tin từ phía Mỹ, từ quá trình tìm kiếm thông tin về LS của một số thân nhân LS, Rongxanh xác định khu vực trạm K6 Bình Long trên hệ thống các trạm giao liên trên tuyến hành lang chi viện từ miền Bắc vào miền Nam của các đơn vị bộ đôi Việt Nam.


Đêm ngày 29/6/1969, không quân Mỹ sử dụng nhiều lần chiếc máy bay ném bom chiến lược B52 thả khoảng hơn 1000 tấn bom xuống khu vực trạm K6 Bình Long, trên diện tích khoảng 50km2. Mục tiêu ném bom là khu vực tập kết bộ đội, kho hàng hóa...

Khu vực này hiện nay là xã Lộc Thiện - huyện Lộc Ninh - tỉnh Bình Phước.

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

[2.33] Sơ lược về lịch sử Trung đoàn 568 Sư đoàn 330 - Trung đoàn 4 Gia Định, trong khánh chiến chống Mỹ

2017081945029

Dưới đây là một số trang tài liệu của phía Việt Nam phía Mỹ thu được về sơ lược lịch sử Trung đoàn 568 - Sư đoàn 330, được thành lập từ năm 1955, tiền thân của Trung đoàn 4 Đồng Nai/ Phân khu 5.

Ảnh chụp các trang tài liệu
 






Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

[5.42] Địa danh (2): Bản Măng tôn cà chua, trong kháng chiến chống Mỹ

20170810

Bản Măng tôn cà chua, cái tên kỳ lạ, khó hiểu, chưa rõ có gắn với sự tích gì không. Những tưởng cái tên này do bộ đội ta đặt thì không có tên trên bản đồ, tuy nhiên bất ngờ lại có tên trên bản đồ.




Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

[5.41] Danh sách cán bộ chiến sỹ Tiểu đội 11 - Đại đội 3 - Tiểu đoàn 439 - Trung đoàn 5 Quân khu Trị Thiên, 12/1968

2017080228030

Dưới đây là bản danh sách cán bộ chiến sỹ Tiểu đội 11 - Đại đội 3 - Tiểu đoàn 439 - Trung đoàn 5 Quân khu Trị Thiên, gồm có 14 đồng chí, tính đến tháng 12/1968. 

 
Thông tin gồm có họ tên, tuổi, quê quán, trích từ 1 cuốn sổ ghi chép lính Mỹ thu được tháng 8/1968 tại phía Bắc Ashau




1. Tạ Xuân Tình - 30 tuổi – Đảng viên – xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, [tỉnh Phú Thọ] – A trưởng
2. Nguyễn Xuân Trinh – 33 tuổi – xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, [tỉnh Phú Thọ]
3. Bùi Văn Ân – 37 tuổi – xã Phú Minh (Hoặc Phù Ninh), huyện Phù Ninh, [tỉnh Phú Thọ]
4. Hà Tiến Yên - 21 tuổi – Sơn Trình [hoặc Sơn Tình], Cẩm Khê, [Phú Thọ]
5. Hoàng Khắc Đáy (?) - 25 tuổi – Quang Yên (?) – Lập Thạch, [Vĩnh Phúc]
6. Trần Văn Phái – 32 tuổi – Sơn Động – Lập Thạch – [Vĩnh Phúc]
7. Lê Đăng Thoan – 22 tuổi – Minh Khai – Hạc Trì [Phú thọ]
8. Lê Văn Lung – 18 tuổi – Vân Phú – Phù Ninh [Phú thọ]
9. Nguyễn Văn Thiết – 37 tuổi - Vân Phú – Phù Ninh [Phú thọ]
10. Hà Đình An – 21 tuổi – Tíc Lương – Đồng Hỷ - Bắc Thái
11. Mê (?) Văn Dĩnh – 22 tuổi – Mạn Lạn - Thanh Ba – [Phú Thọ]
12. Phan Viết Thu – 35 tuổi – Trị Quân – Phù Ninh [Phú Thọ]
13. Trần Đình Lương – 37 tuổi – Tử Du – Lập Thạch – [Vĩnh Phúc]
14. Vũ Thức – 31 tuổi – Cù Vân – Đại Từ - Bắc Thái – A phó/ tái ngũ


Ảnh chụp bản danh sách:



Thông tin ghi chép ngày 30/3/1969 đã có tên 1 chiến sỹ là Nguyễn Công Duyệt. Ảnh chụp phần ghi chép:



Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

[7.14] Thông tin từ phía quân đội Úc về trận Trung đoàn 274 sư đoàn 5 tấn công vị trí tiểu đoàn quân Thái Lan ở Long Thành, Đồng Nai ngày 16/6/1969

20170721

Dưới đây là thông tin sơ lược về trận Trung đoàn 274 sư đoàn 5 tấn công vị trí đóng quân của Tiểu đoàn 2 - Lữ đoàn 1 - Sư đoàn Báo đen quân đội Thái Lan, ở khu vực Lộc An  - Long Thành - Đồng Nai.

Thông tin được dịch từ website: http://pronto.au104.org/547Sigs/547story3.html
 

1. Thông tin chung trước trận đánh


- Giữa tháng 6/1969, qua các hoạt động tầm soát tần số điện đài, 2 kỹ thuật viên có kinh nghiệm của Trung đội thông tin 547 quân đội Úc ở Việt Nam (Trung đội 547), là Roy Dean và Barry Nesbit, đã nhận ra thông qua đặc tính âm, điện đài của Ban chỉ huy Trung đoàn 274 – Sư đoàn 5 Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ngừng thu phát tin trong vài ngày. Khi Dean và Nesbitt sao chép các bức điện có tần số điện đài cũng được theo dõi bởi thành viên khác của Trung đội 547, Jeff Payne, người đã thực hiện nhiệm vụ ARDF trên máy bay Cessna 180 của Phi đội thám sát 161, do phi công Tony Sedgers lái. Payne đã tiến hành các thao tác theo dõi và ngay lập tức chuyển dữ liệu này (qua hệ thống kết nối an toàn)  đến Bob Hartley, người thực hiện các phép tính toán và xác định vị trí của máy phát nguồn tín hiệu. Kết quả đây là đài phát phục vụ Ban chỉ huy Trung đoàn 274 đóng gần căn cứ tiền phương quân đội Thái Lan ở khu vực Long Thành tỉnh Biên Hòa, 38km phía Tây Bắc khu vực trách nhiệm hoạt động của quân đội Úc, nhưng trong khu vực thám sát tình báo của quân đội Úc.


- Một trong những nhân viên thám mã của Trung đội, Adrian Bishop, đã có thể giải mã và dịch các bức điện thu được từ phía quân đội nhân dân Việt Nam. Thông điệp viết, “Khi trận chiến kết thúc sẽ vận chuyển thương binh đến bệnh viện ở núi Mây Tào như thống nhất tại buổi họp kế hoạch”. Mẩu thông tin tình báo đơn giản này cho thấy dấu hiệu tấn công sắp diễn ra trong khi thương binh của Trung đoàn thường được vận chuyển về gần mật khu Hát Dịch.


- Thông tin này nhanh chóng được chuyển qua mạng lưới đến Biên Hòa, sau đó đến Văn phòng an ninh đặc biệt của Dã chiến quân II (IIFFV). Sau vài cuộc trao đổi gấp giữa các chuyên viên tình báo, đã thống nhất rằng mục tiêu rất có thể là căn cứ tiểu đoàn 2/Lữ đoàn 1/ Sư đoàn Báo đen của quân đội Thái Lan (RTAVF), đóng tại Lộc An, khoảng 3.5km phía Đông Nam huyện lỵ Long Thành. Vị trí này được bố trí 2 đại đội quân số 245 lính, bao gồm quân nhân Mỹ là sỹ quan liên lạc. Công việc chuẩn bị nhanh chóng triển khai để phòng thủ vị trí trước đợt tấn công.


2. Diễn biến


- Khoảng 1h sáng ngày 16/6/1969, chỉ huy bộ đội Việt Nam phát lệnh tấn công vào vị trí quân đội Thái Lan bằng 2 tiểu đoàn bộ binh và công thêm lực lượng đặc công, với 1 tiẻu đoàn dự bị. Sau khi bắn pháo cối và súng phóng lựu chống tăng, có 3 đợt tấn công bộ binh vào vị trí quân Thái Lan. Tuy nhiên các cuộc tấn công đã bị đẩy lùi sau những đợt tấn công yểm trợ của pháo binh, trực thăng vũ trang, máy bay ném bom. Trận chiến diễn ra trong vài giờ và chỉ huy bộ đội Việt Nam đã quyết định rút quân.


Các giấy tờ thu được sau trận đánh cho thấy lực lượng tham gia trận đánh gồm 3 tiểu đoàn của Trung đoàn 274, đại đội K21 đặc công trinh sát và bộ phận phía sau của Trung đoàn 274 – Sư đoàn 5. Con số thương vong về phía bộ đội Việt Nam do phía Thái Lan đưa ra là 212 hy sinh.


- Dựa trên thông tin của Trung đội thông tin 547, chỉ huy lực lượng Úc đã bố trí lực lượng phục kích tuyến rút lui của Trung đoàn 274 về huớng căn cứ núi Mây Tào. Sáng sớm ngày 20/6/1969, bộ phận quân Úc đã phục kích toán khoảng 50 bộ đội Việt Nam di chuyển từ phía Tây về phía Đông, tấn công làm 22 bộ đội VN hy sinh (Cuối đường 2 trong tỉnh Phước Tuy). Giấy tờ thu giữ cho thấy đơn vị bộ đội Việt Nam là Đại đội 2 tiểu đoàn 1 Trung đoàn 274 Sư đoàn 5.