Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

[5.40] Tổng hợp của phía Mỹ về diễn biến chiến đấu ở khu vực Lộc Ninh của Sư đoàn 9 Quân đội Nhân dân Việt Nam, từ 29/10 đến 7/11/1967

2017061874048


Tổng hợp của phía Mỹ về chiến sự tại khu vực Lộc Ninh, từ 29/10/1967 đến 7/11/1967


I. Lực lượng bộ đội Việt Nam

- Phía Mỹ đã phát hiện các dấu hiệu về đợt tấn công lớn của bộ đội Việt Nam vào quận Lộc Ninh kể từ giữa tháng 9/1967. Đầu tháng 10/1967, thời điểm nghi ngờ diễn ra tấn công là khoảng giữa 22 đến 30/11/1967 [Có lẽ là 22 – 30/10/1967 – RX chú thích]. Các thông tin này phần lớn được cung cấp bởi do lực lượng Mỹ và đồng minh tại Việt Nam, trinh sát máy bay, các hoạt động trinh sát của lực lượng biệt kích… 

- Trung đoàn 272 [Trung đoàn 2 – Sư đoàn 9 bộ đội Việt Nam – Rx chú thích] tham gia tấn công Lộc Ninh, trú quân tại Mật khu Bu Dinh kể từ đầu tháng 7/1967. Lực lượng có thể từ 2 đến 3 tiểu đoàn.

- Trung đoàn 273 [Trung đoàn 3 – Sư đoàn 9 bộ đội Việt Nam – Rx chú thích] di chuyển lên hướng Bắc từ vị trí trước đó ở Chiến khu C, đến vị trí gần Đồng Xoài vào giữa tháng 8/1967. Một tuần trước khi diễn ra trận tấn công vào Lộc Ninh, Trung đoàn 273 vượt sông Bé và di chuyển đến vị trí ở Tây Bắc Lộc Ninh và trở thành đơn vị chính mở đầu tấn công tại Lộc Ninh. Lực lượng gồm 3 tiểu đoàn.

- Trung đoàn 165 – Sư đoàn 7 Việt Nam ở vùng lưỡi câu kể từ 7/8/1967 khi tấn công Trại biệt kích Tống Lê Chân, được tinh rằng di chuyển về Đông Bắc quận Lộc Ninh vào đầu tháng 11/1967. Một, hoặc có thể là 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 165 tham gia tấn công Lộc Ninh sau hôm khởi đầu 29/10/1967.

- Trung đoàn 84A pháo binh được tin rằng di chuyển các bộ phận tham gia chiến dịch đến Tây Bắc Lộc Ninh vào giữa tháng 10/1967.

- Trung đoàn 141 được tin rằng không di chuyển các đơn vị đáng kể nào vào khu chiến, nhưng binh lính từ Trung đoàn 141 có thể được biên chế vào các đơn vị khác tham gia tấn công Lộc Ninh (Thu giữ tài liệu đã cho thấy một số binh lính hy sinh là từ Trung đoàn 141). Lực lượng có thể là 1 tiểu đoàn thiếu.

- Một tiểu đoàn trợ chiến của sư đoàn 9 (pháo cối và sung máy phòng không) tham gia chiến dịch.

- Đơn vị chỉ huy chiến dịch tấn công này là Bộ Tư lệnh Sư đoàn 9 bộ đội Việt Nam di chuyển từ chiến khu D, khi Trung đoàn 273 di chuyển đến phía Bắc và tiến vào Lộc Ninh cuối tháng 9/1967, khi các thông tin tình báo cho thấy sự liên hệ mật thiết giữa các đơn vị của các Trung đoàn tại vị trí Sư đoàn 9. Các thông tin tình báo trên được biết trước khi diễn ra trận chiến.

II. Lực lượng Mỹ và VNCH

- Tại quận lỵ Lộc Ninh gồm có 2 đại đội địa phương quân VNCH + 1 trung đội địa phương quân và 2 cố vấn Mỹ.

- Phía Nam 1 km là trại biệt kích Lộc Ninh có 3 đại đội biệt kích gồm 350 lính và 6 cố vấn.

- Sư đoàn 5 VNCH.

- Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ.

III. Diễn biến sơ lược
1. Ngày 29/10/1967

* Diễn biến ở khu vực căn cứ Tiểu khu Lộc Ninh và Trại biệt kích

- Khoảng 1h15 ngày 29/10/1967, Doanh trại Tiểu khu Lộc Ninh bắt đầu bị bắn đạn cối 82mm và súng bộ binh từ huớng Tây Bắc. Đến 02h20 có thông tin là bộ đội Việt Nam đã vào trong căn cứ, nhưng chưa có xác nhận thông tin của cố vấn Mỹ, cho đến khi 05h20 thì 1 cố vấn Mỹ và quận trưởng VNCH ở hầm chỉ huy trong căn cứ xác nhận thông tin trên. Trận chiến ở doanh trại Tiểu khu diễn ra cho đến tận 11h00 khi lực lượng bộ đội Việt Nam bị đẩy lui. Doanh trại Tiểu khu Lộc Ninh được tái chiếm lúc 13h05.

- Lúc 01h25 thì trại biệt kích Lộc Ninh và Hớn Quản bắt đầu bị bắn súng cối vào doanh trại. Lộc Ninh bị bắn súng cối cho đến tận 02h50, sau đó bị bắn lẻ tẻ cho đến tận 05h35. Ban đầu, trại biệt kích Lộc Ninh bị bắn 12 đạn súng cối và có 5 viên bắn vào khu vực cổng trại. HỚn Quản bị bắn khoảng 60 đạn cối 82mm, và lúc 02h20 tòa nhà tỉnh trưởng là mục tiêu bị bắn 8 đến 12 đạn DKZ 57.

- Từ 01h15 đến 05h30 ước tính 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 273 có 1 tiểu đoàn của Trung đoàn pháo binh 84A (Trung đoàn pháo binh 724) yểm trợ tấn công trại Lộc Ninh bằng súng cối, đạn pháo phản lực, súng máy và tiểu liên. Ước tính trại bị bắn khoảng 180 đạn cối 82mm và 120mm và 15 đạn B40. Trại đã ở trạng thái báo động toàn trại lúc 01h15, và các lực lượng không quân yểm trợ đã đến khu vực trong vòng 15 phút, yểm trợ Lộc Ninh suốt đêm cho đến khi lực lượng bộ đội Việt Nam dừng tấn công lúc 05h20. Thời gian này, Trại biệt kích Lộc Ninh đã tung ra 2 đại đội biệt kích tấn công giải tỏa cho doanh trại của lực lượng địa phương quân VNCH. Lúc 16h00, doanh trại của lực lượng địa phương quân VNCH đã được bảo vệ và lực lượng bộ đội Việt Nam đã rút khỏi.

- Lộc Ninh đã thống kê có 23 bộ đội Việt Nam hy sinh.

- Sư đoàn 5 VNCH đã có phản ứng ngay sau khi phía bộ đội Việt Nam tấn công Lộc Ninh. Ít phút sau, Đại đội trinh sát và đại đội viễn thám (thuộc Phòng quân báo) của Sư đoàn 5 VNCH tại Phú Lợi được báo động để tung vào khu chiến khi trời sang. Đến 9h00, 2 đại đội này cùng với 2 đại đội biệt kích ở Trại biệt kích Lộc Ninh (đã giao chiến từ lúc 07h00) nhanh chóng tổ chức đội hình và tiến hành phản kích chiếm lại phần phía Bắc của doanh trại Tiểu khu.

- Trong quá trình tấn công tái chiếm doanh trại Tiểu khu, lực lượng VNCH phát hiện lực lượng bộ đội Việt Nam cố thủ trong một số hầm ở đầu phía Bắc. Chỉ huy Sư đoàn 5 VNCH, mới đến Doanh trại Tiểu khu vào buổi sáng, đã ra lệnh cho 3 toán lính kiểm tra từng hầm, đánh dấu các hầm trống hoặc có lực lượng VNCH. Sau đó lực lượng này sử dụng DKZ 90mm bắn phá hủy 4 đến 5 hầm có lực lượng bộ đội Việt Nam trong đó. Sau khi tái chiếm doanh trại Tiểu khu, quá trình lục soát các khu vực xung quanh chủ yếu do lực lượng VNCH thực hiện. Đến 15h15, lực lượng VNCH đã kiểm sóat các khu vực xung quanh [doanh trại Tiểu khu], không có giao tranh ở làng [xung quanh].

- Lúc 08h55, đại đội biệt kích thiểu số, đang hoạt động ở Tây Bắc Lộc Ninh kể từ 27/10, đã có giao tranh 10 phút với lực lượng bộ đội Việt Nam đang rút lui về huớng Tây từ Lộc Ninh. Việc giao tranh này đã ép lực lượng bộ đội Việt Nam, ước tính khoảng 1 đại đội, tiến vào khu vực chốt chặn của tiểu đoàn quân Mỹ [Vị trí chốt chặn ở 4km Tây ngôi làng]. Lúc 12h08, tiểu đoàn Mỹ này đã giao tranh với lực lượng bộ đội Việt Nam trong khoảng 1 giờ. Trong khi đó, trong ngày lực lượng tăng viện khác gồm 2 đại đội bộ binh Mỹ và 2 pháo đội Mỹ được chuyển đến sân bay Lộc Ninh. 1 tiểu đoàn quân VNCH thuộc Sư đoàn 9 bộ binh đã đến khu vực lúc 18h35 và được bố trí xung quanh doanh trại Tiểu khu Lộc Ninh. Trong ngày, không quân chiến thuật thực hiện 7 lần oanh tạc, và 1 lần B52 (9 chiếc) oanh tạc, pháo binh bắn 611 viên đạn yểm trợ.

- Phía Mỹ và đồng minh có 8 bị chết và 52 bị thương. Phía bộ đội Việt Nam có 160 hy sinh.

* Diễn biến ở Tây bắc Lộc Ninh

- Tiểu đoàn 1-18 Mỹ di chuyển từ Lai Khê đến Quản Lợi bằng trực thăng Chinook và tiến hành đổ bộ đuờng không xuống khu vực Tây Lộc NInh lúc 09h50 mà không gặp kháng cự gì. Việc d1-18 đổ bộ xuống là hành động sau khi lực lượng bộ đội Việt Nam tấn công quận lỵ Lộc Ninh và Trại biệt kích ở sân bay Lộc Ninh. Lực lượng bộ đội Việt Nam tấn công được xác định là tiểu đoàn 1 và 2 thuộc Trung đoàn 273 sư đoàn 9.

- Khi bộ phận cuối cùng của tiểu đoàn 1-18 Mỹ đổ bộ, xuất hiện yêu cầu yểm trợ cho đại đội biệt kích Lộc NInh, lúc này đang ở cách điểm đổ bộ của d1-18 khoảng 1km về hứơng Bắc. Chỉ huy Sư đoàn 1 ra lệnh cho đại đội C tiến lên phía Bắc lúc 12h00. Khi đại đội tiến được khoảng 600m thì bắt đầu giao chiến với lực lượng bộ đội VIệt Nam. Lực lượng bộ đội Việt Nam ở trong các tuyến hào dài khoảng 200m trong rừng cao su ở huớng Bắc. Đại đội biệt kích thì ở phía Bắc cách 400m trên vùng trống trải. Mũi của đại đội C tiến cách lực lượng bộ đội Việt Nam từ 20 đến 30m rồi mới nổ súng vào cạnh sườn. Trung đội dẫn đầu đã tràn ngập vị trí lực lượng bộ đội Việt Nam và có 9 bộ đội VIệt Nam hy sinh. Đại đội đã triển khai và lùng sục khu vực. Đại đội biệt kích báo cáo có thêm lực lượng bộ đội Việt Nam ở 200m bắc đại đội C dọc theo mép rừng cao su. Lực lượng trực thăng vũ trang và pháo kích được gọi yểm trợ.

- Sau 30 phút tấn công, bộ đội Việt Nam tiến hành phản kích từ phía Đông với ít nhất 2 trung đội. Chỉ huy Đại đội C di chuyển lên 2 trung đội để đón mũi tấn công. Chỉ huy tiểu đoàn báo động cho đại đội D chuẩn bị tăng viện. Đại đội D tiến lên phía Bắc và vào cánh phải của đại đội C. Tiếng súng vừa kết thúc cách khoảng 15 phút. Bộ đội Việt Nam dừng giao tranh lúc 13h05 và đại đội D tiến vào chiến tuyến. Đại đội biệt kích di chuyển nhập vào cùng tiểu đoàn. Tiểu đoàn cùng với đại đội biệt kích lục soát khu vực về phía Đông khoảng 300m sau khi pháo kích oanh tạc vào mũi tiến công của bộ đội Việt Nam. Bộ đội Việt Nam rút quân về huớng Bắc và Nam, là mục tiêu oanh tạc của máy bay và pháo binh Mỹ. Các thi thể, vô số mảnh quân trang, quân dụng được tìm thấy sau khi khu vực này bị ném bom và bắn pháo.

- Lực lượng Mỹ chết 1 và bị thương 9. Có 24 bộ đội Việt Nam hy sinh. Thu giữ 9 vũ khí cá nhân và 3 vũ khí cộng đồng cùng với giấy tờ cho thấy đơn vị bộ đội Việt Nam thuộc Trung đoàn 165 Sư đoàn 7.

2. Ngày 30/10/1967
* Diễn biến ở khu vực Lộc Ninh

- Lúc 04h37, tiểu đoàn 1-18 Mỹ giao tranh lẻ tẻ ở 4km phía Tây ngôi làng. Lực lượng VNCH, biệt kích dân tộc thiểu số, địa phương quân VNCH tiếp tục sửa chữa gia cố công sự và tiếp tục các hoạt động tuần tra thường lệ.

- Lúc 18h15, toán trinh sát của tiểu đoàn 2-9 VNCH giao chiến với lực lượng bộ đội Việt Nam không xác định ở 300m tây đường băng. Sau đợt giao chiến ngắn, pháo binh và không quân được gọi đến yểm trợ. Giao chiến dừng lại và các toán tuần tra quay trở lại doanh trại Tiểu khu Lộc Ninh mà không bị tổn thất nhân mạng. Cùng lúc, doanh trại Lộc Ninh bị băn 6 đến 8 đạn cối 82mm.

* Diễn biến ở khu vực phía Tây Lộc Ninh

- Lúc 12h00 đại đội A di chuyển huớng Nam qua rừng cao su khoảng 700m, quặt huớng Tây Nam trên đường qua mũi Tây của cao điểm 203. Khi đại đội di chuyển lên sườn dốc, đại đội bị tấn công lúc 12h30 bởi khoảng tiểu đoàn bộ đội Việt Nam, sau này phát hiện là đơn vị thuộc Trung đoàn 165/Sư đoàn 7. Tiểu đoàn bộ đội Việt Nam đã chiếm lĩnh các tuyến hào và có thể kéo về huớng Đông. Các tuyến hào sâu 0.6 đến 1m, rộng 0.6m và chiều dài thay đổi.

- Lúc 12h30, Đại đội C/tiểu đoàn 1-18 bắt đầu bước vào cuộc giao tranh kéo dài 3.5 giờ đồng hồ với lực lượng bộ đội Việt Nam ước tính khoảng 1 đại đội, ở 4km phía Tây Lộc Ninh (Khu vực cao điểm 203). Đại đội A/tiểu đoàn 1-18 và 1 đại đội biệt kích thiểu số được tăng viện.

- Bộ phận đầu của đại đội A phát hiện 1 bộ đội Việt Nam đứng trên sườn đồi và tấn công anh ta bằng súng bộ binh. Phía tiểu đoàn bộ đội Việt Nam bắn trả từ những vị trí kín đáo. Chỉ huy đại đội tung các trung đội về hướng có súng bắn ra. Lực lượng bộ đội Việt Nam tấn công đại đội A 2 lần nhưng đều bị đẩy lùi do bị hỏa lực dữ dội. Bộ đội Việt Nam quay sang cố gắng tấn công cánh trái đại đội A. Trung đội 3 quay lại trở thành lực lượng bọc hậu.

- Tiếng súng giao tranh có thể nghe thấy từ vị trí của tiểu đoàn 1-18. Tiểu đoàn trưởng lập tức tổ chức đại đội D và đại đội biệt kích tăng viện cho đại đội A. Khi hàng quân di chuyển, chỉ huy tiểu đoàn nhận được báo cáo tình hình từ đại đội A. Khi lực lượng tăng viện cách đại đội A khoảng 200m, đã gặp và giao chiến với lực lượng bộ đội Việt Nam đang cố gắng bao vây đại đội A. Chỉ huy đại đội tung 2 trung đội vào chiến tuyến để tấn công lực lượng bộ đội Việt Nam. Hỏa lực pháo binh bắn vào lực lượng bộ đội Việt Nam đã di chuyển gần đến lực lượng Mỹ. Đại đội A rút lui 50 đến 100m khi pháo binh bắn phá gần dần và đại đội D hoạt động gần với đại đội A. Lực lượng Mỹ duy trì hỏa lực vượt tội trong thời gian này. Bộ đội Việt Nam, được trang bị đầy đủ bằng súng tự động, súng máy và súng phóng lựu, bắn trả dữ đội. PHáo binh chuyển làn dịch về phía Nam, sau cao điểm 203 để có thể tiến hành ném bom vào các tuyến hào chiến đấu của bộ đội Việt Nam. Các tuyến hào bị ném bom CBU, napalm, và trực thăng vũ trang tấn công trong 2.5 giờ đồng hồ. Lúc 15h30, chỉ huy tiểu đoàn Mỹ ra lệnh cho đại đội D tấn công, sử dụng đại đội A như chốt và đại đội biệt kích bảo vệ cánh trái đại đội D. Đại đội D đã tràn ngập 7 đoạn hào chiến đấu khi lực lượng bộ đội Việt Nam rút về huớng Tây Nam.

- Phía Mỹ có 4 chết và 5 bị thương. Phía bộ đội Việt Nam có 83 hy sinh, 27 vũ khí cá nhân và 5 vũ khí cộng đồng bị thu giữ. 16 phi vụ ném bom chiến thuật được yểm trợ.

- Trong ngày, có 12 phi vụ (26 lần chiếc) máy bay chiến thuật, 1 phi vụ B52 (6 chiếc) và 2326 viên đạn pháo được bắn yểm trợ.

- Thiệt hại nhân mạng phía Mỹ và đồng minh: 4 chết, 5 bị thương. PHía bộ đội VIệt Nam có 85 hy sinh.

3. Ngày 31/10/1967

* Diễn biến ở Lộc Ninh
- Sau khi đợt tấn công dừng lại lúc 05h30 ngày 29/10, trại biệt kích Lộc Ninh lập tức tăng cường phòng ngự và đến 0h50 ngày 31/10/1967 đã bị ước tính 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 273 bộ đội Việt Nam có 1 tiểu đoàn pháo binh của Trung đoàn 84 pháo binh tấn công. Ước tính có khoảng 200 đạn cối 82mm và 120mm và 18 đạn pháo phản lực 122mm, cùng đạn B40 và B41, súng DKZ.

- Lúc 0h57 máy bay C47 và lực lượng trực thăng vũ trang đến yểm trợ cho lực lượng phòng thủ. Máy bay C47 bay trên đầu trại biệt kích và trận địa pháo của Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ ở đầu phía nam đường băng, nơi đang bị tấn công.

- Lúc 01h15, đại đội C/ tiểu đoàn 2-28 báo cáo bị bắn dữ dội bằng súng bộ binh. Lúc 02h10 súng bộ binh bắn giảm dần.

- Lúc 02h20, sau khi bị bắn bằng dữ dội bằng súng bộ binh, các khẩu đội pháo binh của Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ đã bắn trực xạ đạn nổ mảnh vào đường băng sân bay Lộc Ninh là nơi mũi tấn công của bộ đội Việt Nam. Khi đó, máy bay chiến thuật đến khu vực và tấn công lực lượng bộ đội Việt Nam.

- Lúc 03h14, trại biệt kích bắt đầu bị bắn súng bộ binh.

- Lúc 04h07 quận lỵ Lộc Ninh, đóng ở phía Bắc trại biệt kích ở phía Tây đường bằng báo cáo bộ đội Việt Nam ở trên đường băng sân bay, phía Bắc vị trí đại đội C/d2-28, và đang vượt qua đường băng huớng từ phía Đông sang Tây. PHáo đội A/tiểu đoàn pháo binh 6-15 Mỹ bắt đầu bắn đạn nổ mảnh trực tiếp vào khu vực đường băng.

- Lúc 04h50 giao chiến dữ dội tại quận lỵ [Tiểu khu] ở đầu Bắc đường băng sân bay. Lực lượng bộ đội Việt Nam đã sử dụng DKZ75 và súng máy 12.7mm để tấn công.

- Lúc 05h05, bộ đội Việt Nam đã tổ chức đợt tấn công bộ binh mạng nhất trong ngày vào Sở chỉ huy Tiểu khu từ phía Tây, Bắc và nam, trong đó huớng tấn công chính là từ huớng Bắc. Lực lượng phòng thủ doanh trại Tiểu khu đã đẩy lùi các đợt tấn công này. Cho đến 05h30 lực lượng phòng thủ doanh trại tiểu khu đã chống lại 5 đợt tấn công riêng biệt từ phía bộ đội VIệt Nam. Tuy nhiên, giao tranh vẫn tiếp diễn và đến 06h30 lực lượng phòng thủ trong doanh trại [Tiểu khu] đã cạn đạn dược. Trực thăng tiếp tế đã đến, lực lượng bộ đội Việt Nam ngừng giao tranh và rút lui.

- Lúc 05h15 đại đội C/tiểu đoàn 2-28 báo cáo bị bắn súng bộ binh lẻ tẻ.

- Lúc 05h20 có báo cáo là bộ đội Việt Nam đã rút ra ngoài doanh trại Quận lỵ Lộc Ninh.

- Cho đến 07h00 thì không còn lực lượng bộ đội Việt Nam trong khu vực xung quanh Sở chỉ huy Tiểu khu và Trại biệt kích. Lực lượng bộ đội Việt Nam đã rút về phía Bắc, Đông Bắc, và Tây Bắc.

- Lúc 16h00, Tư lệnh Sư đoàn 5 VNCH di chuyển Sở chỉ huy tiền phương về An Lộc và chỉ định Sư đoàn phó chỉ huy toàn bộ lực lượng VNCH trong khu vực.

- Phía Mỹ thiệt hại 10 nguời bị thương, phía VNCH có 3 chết, 21 bị thương, địa phương quân có 2 chết và 1 bị thương, biệt kích có 4 chết và 18 bị thương. Bộ đội Việt Nam có 110 người hy sinh thuộc tiểu đoàn 1 và 2 trung đoàn 272 sư đoàn 9.

- Trong ngày, lực lượng không quân chiến thuật thực hiện 24 phi vụ (53 lần chiếc), 1 phi vụ B52 (9 chiếc), bắn 2220 viên đạn pháo yểm trợ.

4. Ngày 1/11/1967

- Lúc 02h00 ngày 1/11/1967, trại Lộc Ninh lại bị bắn khoảng 10 đạn cối 82mm, được cho là để lực lượng bộ đội Việt Nam vận chuyển thương binh tử sỹ ra khỏi chiến trường. Giao chiến diễn ra lẻ tẻ cho đến 0h30 ngày 2/11/1967, khi lực lượng bộ đội Việt Nam cố gắng lần nữa tấn công Lộc Ninh bằng đạn pháo phản lực 122mm vào trại, và bằng lực lượng bộ binh cỡ tiểu đoàn. Cuộc tấn công đã bị lực lượng phòng thủ với sự yểm trợ của không quân Mỹ đẩy lùi.

5. Ngày 2/11/1967

- Tiểu đoàn 1-18 ở vị trí phòng ngự ban đêm bị tấn công bằng súng cối, bắt đầu lúc 00h30 và kéo dài 20 phút. Các toán tuần tra phục kích của tiểu đoàn xác định 1 vị trí súng cối đặt ở hứong Nam, 1 vị trí khác ở huớng Tây Nam. Khoảng 5 phút sau, toán tuần tra phục kích của đại đội A báo cáo có di chuyển đến từ hướng Nam. Bộ đội Việt Nam ở trong rừng cao su huớng về phía Bắc dọc theo con đường dẫn đến vị trí phòng ngự ban đêm của tiểu đoàn. Toán phục kích điểm hỏa mìn claymore và quay về vị trí phòng ngự ban đêm. Một bộ đội Việt Nam bị giết khi cố gắng theo toán phục kích vào bên trong điểm phòng ngự ban đêm.

Về huớng đông, toán tuần tra phục kích của đại đội D báo cáo có nhiều di chuyển và toán tuần tra được lệnh quay lại vị trí phòng ngự ban đêm. Toán tuần tra đại đội C ở phía Bắc cũng báo cáo có di chuyển. Toán tuần tra điểm hỏa mìn claymore và quay về căn cứ. Bộ đội Việt Nam tấn công căn cứ ở 3 huớng là Đông Bắc, Đông và Nam. Pháo binh và súng cối của lực lượng phòng ngự bắn phá lực lượng tấn công. 2 bộ đội Việt Nam trang bị súng  phun lửa đã bị chết trước khi họ có thể khai hỏa súng phun lửa.

Khi pháo binh bắn phá gần sát dần vào căn cứ từ 1 hướng, hỏa lực của bộ đội Việt Nam giảm nhưng tăng lên ở hướng khác.

Khi trực thăng vũ trang đến khu vực, đã tập trung vào lực lượng tấn công chính ở huớng Nam. Trực thăng có hiệu quả như máy bay ném bom. 12 vị trí súng máy hạng nặng bị phát hiện và máy bay ném bom đã phá hủy các vị trí này. Các khẩu đội pháo trong căn cứ đã chuẩn bị đạn chống bộ binh để bắn trực tiếp, nhưng cuối cùng đã không phải sử dụng đến.

Cuộc tấn công kết thúc vào lúc 04h15.

Thương vong phía MỸ là 1 chết và 8 bị thương. PHía bộ đội Việt Nam có 220 nguời hy sinh. Trong 5 ngày tiếp theo, các toán tuần tra của lực lượng Mỹ đã tìm thêm thấy thi thể nhiều bộ đội Việt Nam, con số bộ đội Việt Nam hy sinh cuối cùng là 263 người và 6 tù binh. Phía Mỹ thu giữ 18 vũ khí cá nhân, 10 vũ khí cộng đồng, 3 súng phun lửa. Súng phun lửa sản xuất tại Liên Xô. Đơn vị thực hiện tấn công là Trung đoàn 273 sư đòan 9.

6. Ngày 3/11/1967
- Tiểu đoàn 2-12 bị bắn 40 đến 50 đạn súng cối 82mm vào căn cứ đóng quân từ hướng Bắc. Máy bay C47, máy bay ném bom và trực thăng vũ trang bay đến yểm trợ. Lúc 02h30 tiểu đoàn bị tấn công bằng bộ binh từ hướng Đông Bắc, Đông và Tây Bắc. Lúc 04h59 giao tranh kết thúc. Thiệt hại phía Mỹ là 3 chết, 34 bị thương. Phía bộ đội Việt Nam có 28 nguời hy sinh.

7. Ngày 7/11/1967
- Lúc 13h05 Tiểu đoàn 1-26 giao chiến với cỡ tiểu đoàn tăng cường bộ đội VIệt Nam. Ban chỉ huy tiểu đoàn và điện đài viên đã bị trúng đạn chống tăng B40 hoặc B41 ngay từ đầu, và 100% thương vong. Bộ đội Việt Nam cố gắng bao vây tiểu đoàn trên huớng Tây, Bắc và Nam. Pháo binh và máy bay ném bom đã làm cho bộ đội Việt Nam không thực hiện được mục tiêu và phải rút về hướng Đông Nam. Giao chiến kết thúc lúc 14h20.

- Thiệt hại phía Mỹ gồm 17 chết, 21 bị thương. Bộ đội VIệt Nam có 93 nguời hy sinh, thuộc tiểu đoàn 3 trung đoàn 272 sư đoàn 9.

IV. Thiệt hại của lực lượng bộ đội Việt Nam, tính từ 29/10/1967 đến 5/11/1967

- Trại biệt kích xác định có 184 bộ đội Việt Nam chết

- Lực lượng VNCH xác định có 285 bộ đội Việt Nam chết và 2 tù binh

- Lực lượng Mỹ xác định có 550 bộ đội Việt Nam chết và 14 tù binh

Bản đồ khu vực Lộc Ninh nơi diễn ra chiến sự


Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

[4.20] Thông báo thay đổi phiên hiệu đơn vị thuộc Cục Hậu cần Miền, tháng 5/1965

2017060814015

Thông báo thay đổi phiên hiệu của các cơ quan đơn vị trực thuộc Cục Hậu cần B2 (Mang mật danh Đơn vị C523 hay đơn vị C963) do đ/c Bùi Phùng, Cục Phó, ký ngày 15/7/1965, cụ thể như sau:

1. Cục Hậu cần Miền, bí danh cũ: C523, bí danh mới: C963

2. Phân khu Hậu cần A, bí danh cũ: Đoàn 30, bí danh mới: Đoàn hậu cần 81

3. Phân khu hậu cần B, bí danh cũ: Đoàn 40, bí danh mới: Đoàn hậu cần 82

4. Phân khu hậu cần C, bí danh cũ: Đoàn 50, bí danh mới: Đoàn hậu cần 83


5. Phân khu hậu cần D, bí danh cũ: Đoàn 60, bí danh mới: Đoàn hậu cần 84


6. Bệnh viện đa khoa, bí danh cũ: Đội 10, bí danh mới: Bệnh viện K71


7. Bệnh xá cán bộ Miền, bí danh cũ: Đội 18, bí danh mới: Bệnh viện K78

8. Bệnh xá chiến sỹ, bí danh cũ: Đội 12, bí danh mới: Bệnh viện K79


9. Bệnh xá Sóc Thiết, bí danh cũ: Đội 14, bí danh mới: Bệnh viện K77


10. Xưởng quân giới, bí danh cũ: Z26, bí danh mới: Z26


11. Kho quân giới, bí danh cũ: T22, bí danh mới: T22


12. Kho quân giới, bí danh cũ: T24, bí danh mới: T24

13. Trường Hậu cần, bí danh cũ: C414, bí danh mới: H21


14. Trường Quân giới, bí danh cũ: C412, bí danh mới: H24

15. Xưởng Dược, bí danh cũ: B26, bí danh mới: Z40

16. C bảo vệ hậu cần khu B, bí danh cũ: , bí danh mới: C57

17. d vận tải C963, bí danh cũ: d48, bí danh mới: Đoàn 48


Cách sử dụng phiên hiệu và bí danh:


a. Các giấy tờ thông thường giao dịch trong nội bộ cũng như với các cơ quan Dân Chính Đảng, với đơn vị bạn đều nhất thiết phải dùng bí danh, không dùng phiên hiệu.

b. Đề địch không cùng lúc biết nhiều phiên hiệu đơn vị ta, các công văn giấy tờ quy định:  Các cơ quan, d độc lập chỉ viết cấp mình.

Ảnh chụp Thông báo:


  

 

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

[7.13] Sơ lược diễn biến trận bộ đội đặc công Việt Nam tấn công căn cứ thông tin của Mỹ trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh) đêm 13/5/1968 - Phần 1

20170515 - Phần 1

Cách đây hơn 49 năm, đêm 13/5/1968 đã diễn ra 1 trận tập kích của lực lượng bộ đội đặc công Việt Nam vào căn cứ thông tin liên lạc của quân Mỹ trên đỉnh núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh), gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng và cơ sở hạ tầng máy móc cho quân Mỹ. 

Trận đánh này được phía Mỹ gọi là "thảm sát trên núi Bà Đen", để chỉ mức độ thiệt hại đối với phía Mỹ.

Rongxanh dịch từ bản tiếng Anh câu chuyện được viết bởi Ed Tatarnic, người thân của John A Anderson, một người lính đã chết trong trận tấn công núi Bà Đen ngày 13/5/1968 của bộ đội đặc công Việt Nam, để mọi người nắm được diễn biến sơ lược trận đánh.


---------------------------

Buổi tối hôm đó bầu trời quang đãng, nhiều sao. Các binh lính có 1 buổi tối yên tĩnh và xem tivi. Lúc 21h45 trại trên núi Bà Đen bắt đầu bị tấn công bằng súng cối 82mm và súng phóng lựu chống tăng (B40/B41).

Lúc này, như thường lệ của lực lượng phòng thủ, các hầm mang số lẻ làm nhiệm vụ canh gác từ chập tối đến đêm, và các hầm mang số chẵn sẽ làm nhiệm vụ từ nửa đêm cho đến sáng. Do vậy chỉ có mỗi hầm thứ 2 [trong 1 cặp hầm] là ở trạng thái hoạt động.


Lúc này, thành viên tại Trại biệt kích B32 ở Tây Ninh báo cáo là nghe thấy tiếng nổ và nhìn thấy ảnh lửa trên đỉnh núi Bà Đen.


Từ trên điện đài của trại biệt kích Tây Ninh, có nghe thấy yêu cầu” pháo binh bắn nhanh lên đây”, sau đó tiếng radio im bặt. Sự cố gắng tiếp cận bằng tần số khác của lực lượng biệt kích đều vô vọng. Thời điểm này, hệ thống anten liên lạc đã bị đánh sập do súng phóng lựu hoặc do chất nổ.

Khi súng cối bắn vào, các lực lượng phòng thủ từ trong các hầm bắn ra bằng súng tự động.


Người lính từ hầm 12 không có phiên gác và khi nhảy xuống hầm số 15 thì bị bắn bằng súng tiểu liên, anh ta lập tức bắn lại. Anh ta kiểm tra hầm số 13 và nhìn thấy 1 người lính bị thương và 1 người bị chết.

Anh ta báo cáo là nhìn thấy 15 Việt cộng đang tiến đến sân đỗ trực thăng và mang theo súng phóng lựu.

Sau khi có 5 hay 6 đạn cối bắn đến, hầm số 19 đã bị phá hủy do đạn súng phóng lựu hoặc đạn súng cối từ phía khe suối dưới hầm 18 và 19.

Hầm số 19 nằm giữa sân đỗ trực thăng và nhà hội họp.


Sau khi phá hủy hầm 19, bộ đội VIệt Nam di chuyển lên khe suối kín đáo từ hầm 18 và hầm 20. Khói độc tràn vào hầm 20 từ phía hầm 19 bị cháy.


Lính Mỹ di chuyển từ hầm 18 và 20, 2 lính Mỹ ở hầm 20 cố gắng vận hành radio.


Lực lượng chính bộ đội Việt Nam tiến qua chu vi căn cứ và chia thành 2 phần. Một số lính Mỹ di chuyển từ hầm 19 và ẩn nấp vào khu núi đá phía sau Câu lạc bộ của căn cứ.

Một lượng lớn bộ đội Việt Nam di chuyển sang phía Đông đến sân đỗ máy bay, và họ triển khai sở chỉ huy với 2 máy thông tin và 1 đội súng cối. Lượng ít hơn bộ đội Việt Nam di chuyển hướng đông đến hầm 17 và tiếp tục tiến về phía Nam, sau đó ngoặt hướng Tây đến hầm 13.

Các hầm bảo vệ này ở xung quanh sân đỗ máy bay.


Bộ đội Việt Nam gặp phải hỏa lực chống cự ở hầm 16 và sau đó lính Mỹ di chuyển về hướng Nam để ẩn nấp trong các tảng đá quanh hầm 15.


Binh lính Mỹ ở hầm 14, phía Tây hầm 5, cố gắng nổ sung về phía sân đỗ trực thăng nhưng không thể quay nóng súng 12.7mm về phía sau, hướng Bắc.


Binh lính Mỹ ở hầm 14 không có súng M79 và không đủ đạn súng tiểu liên M16 để bắn trả do các khẩu súng phóng lựu của bộ đội Viêt Nam đã phá hủy phần lớn đạn súng M16.
Lính Mỹ sau đó rời khỏi hầm 1 đi qua khu đặt súng và tìm chỗ an toàn ở quanh các tảng đá bên ngoài căn cứ.

Âm thanh tiếng Việt nói chuyện và la hét có thể nghe thấy được.
Cùng thời điểm, lực lượng từ 15 đến 20 bộ đội VIệt Nam đã xuyên qua sườn dốc phía Tây giữa hầm 7 và phần còn lại của hầm 8 đã bị cháy do đạn súng phóng lựu.

Các hình ảnh hầm số 8 do Donald Glen chụp tháng 4/1968, trước khi bị bắt vào 13/5/1968

Hướng tiến của bộ đội VIệt Nam và hầm số  8

Lính Mỹ ở hầm số 7 cố gắng chặn mũi tấn công này nhưng đã thất bại do bị lựu đạn của bộ đội Việt Nam.


Các binh lính sau đó đã bình tĩnh trở lại khi trời đổ mưa lúc 2h330 và gia nhập nhóm binh sỹ khác ở hầm số 8.


Donald Glen Smith ở hầm số 8, cùng với 2 binh lính khác, khi bắt đầu bị tấn công. Hầm đã bị nổ tung do đạn súng phóng lựu. Donald Glen Smith bị thương ở đầu và 2 đồng đội thì bị thiệt mạng do vụ nổ. Bộ đội Việt Nam đã bắt giữ anh ta, khi anh ta bị choáng, và mang anh ta đến cái hang ở trong núi, sau đó là trại tù binh lưu động. Anh ta đã được trả tự do vào ngày 19/1/1969 cùng với 2 tù binh khác. 









Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

[5.39.1] Sơ lược diễn biến trận đánh của d3/E75/F5 bộ đội Việt Nam tại khu vực Thái Hiệp - Biên Hòa, ngày 26/2/1969

2017050762025

Link liên quan:

[5.39] Vài thông tin về trận đánh của d3/E75/F5 bộ đội Việt Nam tại khu vực Hố Nai - Biên Hòa, ngày 26/2/1969



Tiếp theo là sơ lược diễn biến trận đánh của Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 275 - Sư đoàn 5 Quân Giải phóng tại làng Thái Hiệp, ngày 26/2/1969, thông tin của phía Mỹ.




Sáng sớm ngày thứ 4, 26/2/1969, lực lượng bộ đội Việt nam khoảng 400 người thuộc Trung đoàn 275 – Sư đoàn 5, đang trên đường tiến vào ngôi làng nhỏ ở khu vực Thái Hiệp, ngoại vi Biên Hòa, 20 dặm phía Đông Bắc Sài Gòn. Khoảng 85% của lực lượng này là người miền Bắc Việt Nam.

Lúc khoảng 3h00, bộ phận trinh sát của lực lượng bộ đội Việt Nam đã bị lực lượng cảnh vệ sân bay Biên Hòa phát hiện và tấn công tại vành đai sân bay Biên Hòa. 

Các dân làng bắt đầu chạy về nhà họ, chạy ra đường và thềm con suối. Dân làng gặp các bộ phận thuộc Tiểu đoàn 5 thủy quân lục chiến VNCH, tiểu đoàn 3 trung đoàn 48 VNCH, và thiết giáp Mỹ di chuyển trên đường cách Thái Hiệp độ nửa dặm đến khu vực giao chiến tại sân bay.

Dân làng nói với lực lượng VNCH về việc họ chạy ra khỏi nhà và hạn chế đến khu vực suối chạy dọc ven làng. Lúc này, cảnh vệ sân bay thông báo đã mất dấu vết lực lượng trinh sát của bộ đội Việt Nam đã rút về hướng Đông hướng làng Thái Hiệp. Các đơn vị VNCH nhanh chóng di chuyển vào các vị trí chốt chặn, và cho đến ban ngày thì lực lượng bộ đội Việt Nam đã bị bao vây.

Các lực lượng địa phương quân VNCH tăng cường di chuyển đến và lính VNCH tiếp tục bao vây bộ đội VIệt Nam cho đến 11h00 khi các lực lượng tấn công, gồm cả tiểu đoàn 36 biệt động quân VNCH tăng cường.

Lúc 15h00, tiểu đoàn 36 biệt động quân VNCH di chuyển vào làng để tấn công lực lượng bộ đội Việt Nam. Các cuộc tấn công đã gặp phải sự kháng cự dữ dội của tiểu đoàn bộ đội Việt Nam được trang bị tốt, đã sử dụng các hầm trú ẩn làm bằng bao cát của dân làng thành các điểm phòng ngự vững chắc.

Các đội tâm lý chiến VNCH liên tục phát loa cảnh báo, dân làng Thái Hiệp đã rời làng.
Lúc 16h00, máy bay F100 và F4 không quân Mỹ cùng máy bay A1 của VNCH ném bom vào các vị trí bộ đội Việt Nam trong làng.

Dưới sự yểm trợ của hỏa lực, tiểu đoàn 36 biệt động quân VNCH tiến vào làng, và chỉ gặp sự kháng cự nhỏ và không có tổ chức. Cho đến 1h00 sáng hôm sau, thi thể của 264 bộ đội Việt Nam nằm trong làng, và 87 tù binh bị bắt giữ. Hơn 100 vũ khí cá nhân và cộng đồng bị thu giữ.

Thông tin từ tù binh cho biết nhiệm vụ của đơn vị là tấn công thành phố Biên Hòa và căn cứ không quân Biên Hòa.

Sơ họa diễn biến trận đánh của phía Mỹ:






 

Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

[5.39] Vài thông tin về trận đánh của d3/E75/F5 bộ đội Việt Nam tại khu vực Hố Nai - Biên Hòa, ngày 26/2/1969

2017050156028

Trong đợt tấn công Tết 1969, diễn ra cuối tháng 2/1969, Trung đoàn 5 (E275) - Sư đoàn 5 Quân Giải phóng tấn công vào khu vực tổ hợp Long Bình - Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Thông tin tóm tắt của phía Mỹ như sau:

Từ đêm 22-23/2/1969, đợt tấn công thứ 4 bắt đầu ở địa bàn Quân khu 7 với các đợt tấn công bằng pháo phản lực DKB, súng cối và bộ binh vào các mục tiêu ở Biên Hòa, Long Bình. 

Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 274 tấn công khu vực phía Nam Long Bình, trong khi tiểu đoàn 3 tấn công căn cứ Bear Cat. Trung đoàn 33 cố gắng tấn công tổng kho Long Bình từ hướng Tây nhưng bị chặn lại bởi pháo binh quân đồng minh. 

Sáng 26/2/1968, khi tiểu đoàn 1 trung đoàn 275 và tiểu đoàn 4 (Trợ chiến) trung đoàn 275 tấn công sân bay Biên Hòa, thì Tiểu đoàn 3 trung đoàn 275 tấn công vào thôn Kẻ Sặt. Đại đội 12 của tiểu đoàn 3 tiến vào thôn Lộc Lâm, xã Hố Nai lúc 5h sáng để tấn công căn cứ Lữ đoàn 199 Mỹ ở khu vực Long Bình [Có lẽ tiến từ phía Bắc QL1 xuống - Rongxanh chú thích thêm]. 

Sau khi bị tấn công trên đường đi, phần còn lại của Đại đội 12 đã bị Trung đội trinh sát hỗn hợp của Lữ đoàn 199 tấn công. Lực lượng thủy quân lục chiến VNCH cũng đến yểm trợ.

Phần còn lại của Tiểu đoàn 3/Trung đoàn 275 đã bị bao vây ở ấp Kẻ Sặt, và bị tấn công dữ dội.

Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 275 đã bị tấn công trước khi tiếp cận đến sân bay Biên Hòa và cũng bị tổn thất nặng.

Hình ảnh khu vực nhà thờ Kẻ Sặt, nơi bộ đội Việt Nam rút vào cố thủ chiến đấu với quân Mỹ. Hình ảnh chụp ngày 6/3/1969, tên tác giả ảnh chụp ghi trong hình (Billy Hamblin). Trong bức ảnh có ghi có 70 bộ đội Việt Nam hy sinh. 





Khu vực này bây giờ là Nhà thờ Thái Hiệp - Tân Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai

http://wikimapia.org/#lang=vi&lat=10.968505&lon=106.850981&z=19&m=b

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

[4.19.1] Vị trí đồi Không tên, nơi Trung đoàn 64 tham gia chiến đấu trong chiến dịch phản công đường 9 Nam Lào 3/1971

20170501

 Bài liên quan:

[4.19] Địa danh Đồi không tên ở đâu trong chiến dịch phản công đường 9 Nam Lào/ Lam Sơn 719 năm 1971? 

 

Thông tin mô tả về khu vực đồi Không tên như sau:


 

Còn đây là bản đồ khu vực đồi Không tên


- Đồi không tên là cao điểm 435 ở về phía Tây đường số 16A, cách bản Đông khoảng 10km về phía bắc.
- Vị trí cao điểm 435/ đồi Không tên trên bản đồ, so với vị trí cao điểm 543 nơi đặt Sở chỉ huy Lữ đoàn dù 3.

alt