Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

[2.21.3] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 4 - Năm 1969)

Link phần trước:

[2.21.2] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 3 - Năm 1968)

[2.21.1] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 2 - Năm 1967)

[2.21] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 1 - Năm 1960 > 1966)



10.         Năm 1969
-              Tháng 12/1969, sát nhập Trung đoàn 16A và 16B thành Trung đoàn 16 pháo binh, sang Lào hoạt động mở chiến dịch phản công Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng.
-              Trung đoàn 84B được chuyển cho Quân khu 4, sau đó giao tiếp vào Mặt trận B5.
-              Trung đoàn 368 (Tức 675B) sau khi củng cố ở miền Bắc lại tiếp tục bổ sung cho mặt trận Trị - Thiên (B4)
-              Ngày 2/1/1969, Bộ Tư lệnh Miền quyết định đổi tên Đoàn 69 pháo binh thành Đoàn 75 pháo binh Miền (Đoàn pháo binh Biên Hòa), tổ chức biên chế vẫn như năm 1968, nhưng lực lượng phân tán cấp tiểu đoàn – đại đội.
-              Tại Quân khu 5 (B1), thu gọn 2 trung đoàn pháo binh 575 và 577 thành 3 tiểu đoàn pháo binh là 575, 577, 573.
-              Mặt trận Tây Nguyên B3 giải thể 5 tiểu đoàn pháo binh. Trung đoàn 40 pháo binh có 8 tiểu đoàn pháo binh (Cả pháo xe kéo và pháo mang vác).
-              Mặt trận Trị - Thiên được tăng cường 4 tiểu đoàn pháo DKB cho 4 huyện: Phú Lộc, Phú Vang - Hương Trà, Hương Thủy - Hương ĐIền, Quảng Điền – Hải Lăng.
-              Trung đoàn pháo binh 16B bổ sung cho B2, vào tới Tà Xẻng (lào) thì dừng lại giao 1 tiểu đoàn cho Quân khu 5, 1 tiểu đoàn cho Mặt trận B3, 1 tiểu đoàn còn lại thì giao pháo cho Mặt trận B3, giao xe cho Đoàn 559, một số cán bộ chiến sỹ bổ sung cho Trung đoàn pháo binh 178 Quân khu 3, số cán bộ chiến sỹ còn lại thì hành quân trở về miền Bắc, sau đó sát nhập vào Trung đoàn 16A.
-              Trung đoàn 178 Quân khu 3 bổ sung cho Quân khu 5, sau khi nhận thêm cán bộ chiến sỹ từ Trung đoàn 16B, cũng giao lại vũ khí trang bị cho Mặt trận B4 Trị Thiên, còn lại hành quân ra Bắc.
-              2 tiểu đoàn của Trung đoàn pháo binh 38 bổ sung cho Quân khu 5 thì đến Thừa Thiên dừng lại.
-              Trung đoàn 675A ở Tây Quảng Trị rút ra miền Bắc.
-              Trung đoàn 675B ở tây Thừa Thiên rút ra miền Bắc. Tháng 10/1969 đổi tên thành Trung đoàn pháo binh 368.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

[5.27] Danh tính một số Liệt sỹ hy sinh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, do quân Úc xác định, đầu năm 1970

2015122972047

Đầu năm 1970, một số cán bộ, chiến sỹ Quân Giải phóng đã được quân Úc xác định tên – đơn vị thông qua giấy tờ thu được từ một số trận phục kích/ giao chiến với phía Quân Giải phóng, tóm tắt như sau:
[Thông tin có cả tọa độ/địa điểm nơi thu giữ giấy tờ, Rongxanh đưa trước thông tin về tên cán bộ/ chiến sỹ Quân Giải phóng]

1.            Quân Úc đã thu được giấy tờ từ thi thể 1 sỹ quan Quân Giải phóng, được xác định là TRAN NHUAN [Trần Nhuận?] – Phó Chính ủy Trung đoàn 74 pháo binh Quân Giải phóng miền Nam VN. Cùng khu vực, quân Úc cũng thu được giấy tờ từ thi thể một sỹ quan Quân Giải phóng khác, được xác định là PHAM VAN DONG – Cán bộ Ban tác chiến – Trung đoàn 74 pháo binh Quân Giải phóng [17]
2.            Giấy tờ thu được từ thi thể 3 cán bộ Quân Giải phóng, được xác định là: Dao Ngoc THU – Can bộ Ban 2 – Phòng tác chiến/ Phân khu 4; Nguyen Van Du – Cán bộ Phòng Hậu cần Phân khu 4; Le Van Phuoc – Ban chỉ huy Phân khu 4 [28]
3.            Giấy tờ thu được từ thi thể cán bộ QGP, được xác định là Nguyen Van Chien [Nguyễn Văn Chiến?] thuộc đơn vị Ban bảo vệ - Tỉnh đội Ba Lòng [39]
4.            Giấy tờ thu được từ thi thể cán bộ QGP, được xác định là Pham Van Canhthuộc đơn vị Ban quân báo - Tỉnh đội Ba Lòng [46]
5.            Giấy tờ thu được từ thi thể 10 cán bộ chiến sỹ QGP sau trận phục kích, một số cán bộ, chiến sỹ được xác định là:
- Ho Thanh Phong – Chỉ huy đại đội 1 Tiểu đoàn 445 tỉnh đội Ba Lòng [46]
- Le Minh Hoang – Có thể là chiến sỹ bảo vệ huyện đội Long Điền
- Le Van Thien – Trường tiểu học Long Điền
- Tran Van Nhan – Tiểu đội trưởng – Ban Hậu cần tỉnh đội
- Duong Quang Nghia – Huyện ủy viên Long Đât, Ban Tuyên huấn huyện ủy

[Chú thích thêm về Trung đoàn 74 pháo binh]

Phiên hiệu Trung đoàn 74 pháo binh Rx chưa tìm thấy từ phía Việt Nam, tuy nhiên qua trao đổi có 1 bạn trên facebook [Sơn Hà] cho rằng đây là có thể là phiên hiệu khác của Trung đoàn 724 pháo binh/ Đoàn 69 pháo binh Miền, căn cứ vào:Thông tin Liệt sỹ Trần Văn Đáo, Trung đoàn trưởng trung đoàn 724/ Trung đoàn 84A DKB hy sinh trên đường vào nam gần trạm T10
http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/118460

Họ và tên: Trần Văn Đáo
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh: 1925
Nguyên quán: Tân Mỹ, Mỹ Lộc, Nam Hà
Trú quán: Tân Mỹ, Mỹ Lộc, Nam Hà
Nhập ngũ: 2/1946
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh: E74 Đoàn 75
Cấp bậc:
Chức vụ: E trưởng
Ngày hi sinh: 07/8/1966
Trường hợp hi sinh: Bị oanh tạc
Nơi hi sinh: T10
Nơi an táng ban đầu: ,
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Thân nhân khác: Đỗ Viết Rong
Địa chỉ: Cùng quê

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

[2.23] Sơ lược lịch sử Trung đoàn 29 [Trung đoàn 18C - Sư đoàn 325C], tổng hợp thông tin của phía Mỹ

2015122891049

1.            Năm 1959, tiểu đoàn 929 được thành lập tại tỉnh Quảng Bình, sau đó sang chiến đấu tại chiến trường Lào. Tháng 7/1965, tiểu đoàn quay trở lại Quảng Bình. Tiểu đoàn được bổ sung thêm quân số, cán bộ để lập nên Trung đoàn bộ binh trực thuộc Sư đoàn 325C, với phiên hiệu là Trung đoàn 29. Trung đoàn 29 có một số đơn vị trợ chiến và có 3 tiểu đoàn bộ binh mang phiên hiệu là 7, 8, 9. Mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội bộ binh và 1 đại đội trợ chiến. Sau khi thành lập, Trung đoàn 29 lại quay sang Lào chiến đấu, và quay trở về Việt Nam vào tháng 6/1966, và nhận được lệnh di chuyển đến Hương Khê – Quảng Bình, để huấn luyện chính trị và quân sự cũng như bổ sung quân số.
2.            Tháng 8/1966, Trung đoàn 29 bắt đầu 8 tháng huấn luyện, bao gồm huấn luyện chính trị, chiến thuật và các huấn luyện quân sự cơ bản. Ngày 12/3/1967, Trung đoàn bắt đầu lên đường chi viện vào Nam từ tỉnh Quảng Bình. Trung đoàn vượt qua sông Bến Hải khoảng ngày 22/4/1967. Khoảng ngày 23/4, Trung đoàn bị B52 ném bom, làm 2 người chết.
3.            Sau khi đến miền Nam (Quảng Trị) tháng 4/1967, Trung đoàn 29 có nhiệm vụ tăng cường cho các lực lượng Bắc Việt trong khu vực biên giới [DMZ – Khu phi quân sự] 2 miền chống lại các lực lượng Mỹ và đồng minh, tấn công các căn cứ tại Cam Lộ - Cồn Thiên – Gio Linh. Trung đoàn 29 tiếp tục họat động ở đông bắc Quảng Trị cho đến tận tháng 6/1967, trong khi tiểu đoàn 8 di chuyển đến Tây Quảng Trị, còn tiểu đoàn 7 và 9 vượt sông Bến Hải về bờ bắc để củng cố.
4.            Trong khoảng giữa tháng 8 và tháng 10/1967, tiểu đoàn 7 và 9 quay trở lịa miền Nam VN hoạt động. Khoảng thời gian này, có thể các đơn vị này chỉ làm nhiệm vụ vận tải hậu cần hỗ trợ các đơn vị khác hoạt động trong khu vực.
5.            Mùa thu năm 1967, Quân khu Trị Thiên – Huế có sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức.
6.            Sau khi trở lại Nam Việt Nam, tiểu đoàn 7 và 9 nhập với tiểu đoàn 8 đang hoạt động ở khu vực Khe Sanh, trở thành Trung đoàn đủ, hoạt động dưới sự chỉ huy của Quân khu Trị Thiên. Trung đoàn được đổi tên thành Đoàn 8 và trực thuộc Quân khu Trị Thiên, tuy nhiên có thể tin rằng trung đoàn vẫn còn hoạt động dưới sự chỉ huy của Sư đoàn 325C tại khu vực Khe Sanh, cho đến khi tiểu đoàn 7 và 9 được lệnh đến Huế để tăng cường cho các đơn vị Bắc Việt trong đợt tấn công Tết Mậu Thân 1968.
7.            Bộ phận của Trung đoàn 29 được ghi nhận là có mặt tại Khe Sanh vào tháng 6/1967. Cho đến tháng 1/1968, vẫn còn dấu hiệu hiện diện của tiểu đoàn 7 tại khu vực Khe Sanh.
8.            Ngày 6/2/1968, tiểu đoàn 7 và 9 của Trung đoàn 29 nhận được lệnh di chuyển đến thành phố Huế, trong khi tiểu đoàn 8 vẫn ở lại khu vực Khe Sanh. Ngày 21 và 22/2/1968, phát hiện sự có mặt của tiểu đoàn 9 và bộ phận của Trung đoàn 6 Bắc Việt ở ngoại vi thành phố Huế. Khoảng 22/2/1968 tiểu đoàn di chuyển về Tây Nam thành Huế, và ở lại đây đến ngày 24/2/1968.
9.            Nhiệm vụ của tiểu đoàn 9 khi ở Huế là yểm trợ để các đơn vị khác rút quân ra khỏi thành phố Huế.
10.         Trong khi đó không có dấu hiệu giao chiến với tiểu đoàn 7 trong đợt tấn công Mậu Thân 1968 tại Huế, có thể tiểu đoàn này thực hiện việc yểm trợ hậu cần và bảo vệ tuyến đường cho các đơn vị Bắc Việt ra và vào thành phố Huế.
11.         Sau chiến dịch Mậu Thân 68 tại Huế, tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 29 di chuyển về phía Tây Huế trong tình trạng thiếu lương thực và bị tổn thất nặng. Thời gian này thì tiểu đoàn 8 vẫn hoạt động ở khu vực Khe Sanh, như là đơn vị vận tải. Nhiệm vụ của tiểu đoàn 7 và 9 vào tháng 4 và 5/1968 ở Tây Huế là bảo vệ tuyến đường 547 (Chạy dọc thung lũng A Lưới), là tuyến đường hậu cần chính của phía Bắc Việt. Có thể tin được rằng tiểu đoàn 7 và 9 tiếp tục hoạt động ở khu vực Tây Huế [Thung lũng A Shau – A Lưới] và tiểu đoàn 8 hoạt động ở khu vực Khe Sanh, cho đến cuối tháng 9/1968.
12.         Do tổn thất nặng và  thiếu lương thực và y tế, Trung đoàn 29 rút về phía Bắc giới tuyến (DMZ) vào tháng 9/1968 để củng cố. Khi ở miền Bắc, trung đoàn nhận được tân binh từ tiểu đoàn 98(?) tỉnh đội Nghệ An, từ 1 trung đoàn của sư đoàn 304 .
13.         Trung đoàn 29 lại quay lại miền Nam VN vào tháng 2/1969, tại chiến trường Trị Thiên. Giữa tháng 4/1969, trung đoàn di chuyển đến Bắc thung lũng A shau, thay thế cho trung đoàn 9, và có thể đổi phiên hiệu, tham gia tấn công vào Dong Ap Bia (Humbeger hill)

Trung đoàn 29 được biên chế vào Sư đoàn 324B, với phiên hiệu là Trung đoàn 8

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

[2.22] Vài nét sơ lược về Bệnh viện K76A – thuộc Đoàn Hậu cần 84 – Quân khu 7, năm 1969

2015122770044

1.            Bệnh viện K76A – QK7 được hình thành từ lâu (Tin tình báo cho biết thành lập từ năm 1965), có quy mô nhỏ hơn Bệnh viện K76B và K76C. Bên cạnh nhiệm vụ cứu chữa thương bệnh binh, Bệnh viện K76A còn là nơi cung cấp đồ dùng y tế cho các đơn vị điều trị khác, như Bệnh viện K10 thuộc Phân khu 4 [Quân khu Sài gòn – Gia ĐỊnh] và C24[Đại đội 24 quân y]/ Trung đoàn 274/ Sư đoàn 5 Quân Giải phóng.
2.            Tổ chức của Bệnh viện K76A gồm có: 110 người
-              Ban Chỉ huy: 3 Chỉ huy bệnh viện (1 trưởng và 2 phó), Chính trị viên bệnh viện và Chính trị viên phó, tất cả là 5 người.  Bộ phận quản trị (Hậu cần, quản trị, tài chính…)
-              Bộ phận 1: Là khu vực cho bệnh nhân ngoại, cứu chữa thương binh nhẹ và bị ốm, có 18 bác sỹ và nhân viên.
-              Bộ phận 3: Là khu vực điều trị, phẫu thuật. Có 21 bác sỹ và nhân viên
-              Đơn vị bảo vệ: Có 15 người
-              Bộ phận dược phẩm: Có 3 người
-              Bộ phận nha khoa: Có 3 người
-              Bộ phận vận tải: Vận chuyển thương bệnh binh, bao gồm cả cứu chữa trên đường vận chuyển, có 22 người.
3.            Bệnh viện K76A được chia thành 3 khu vực là Khu vực 1 (Cứu chữa bệnh nhân ngoại và thương binh nhẹ), Khu vực 2 (Khu hành chính của bệnh viện và điều trị bệnh nhân ốm nhẹ) và Khu vực 3 (Chuyên để cứu chữa bệnh nhân nội/ thương binh nặng hoặc thân nhân cán bộ chiến sỹ QGP ở quanh vùng). Mỗi khu vực cách nhau đến một vài km. Bệnh viện nằm trong khu vực rừng rậm, có con suối chảy qua khu vực 3. 
4.            Bệnh viện K76A phục vụ cho địa bàn các tỉnh Phước Tuy, Tây tỉnh Bình Tuy, Nam tỉnh Long Khánh và có thể cả phía Nam Biên Hòa. Khu vực như vậy có khoảng 6500 người, bao gồm 5 huyện của tỉnh Ba Lòng và tỉnh đội Ba Lòng. Ngoài ra còn có các đơn vị chủ lực khác, gồm: Trung đoàn 574 – Sư đoàn 5, Tiểu đoàn 440 bộ đội địa phương, Tiểu đoàn 445 bộ đội địa phương, Ban chỉ huy Quân khu 7, các đơn vị du kích Phước Tuy là C25, C41, C70.
5.            Con số bệnh nhân cao nhất được điều trị tại Bệnh viện K76A trong năm 1969 là 300 người. Tuy nhiên bệnh viện K76A có quy mô khoảng 200 giường bệnh.

[2.21.2] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 3)

Link phần trước:

[2.21.1] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 2)

[2.21] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 1)


 9.            Năm 1968
-              Bổ sung cho các chiến trường những đơn vị:
               + Ngày 7/1/1968 Đại đội chỉ huy pháo binh bổ sung cho Đoàn 69 pháo 
                   binh Miền (B2),
               + 10/2/1968 tiểu đoàn 3 cho Trung đoàn 164 pháo binh Quân khu 4 ở
                   Mặt trận B5,
               + 6/3/1968 tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 16 pháo binh bổ sung cho Trung
                  đoàn 40 pháo binh Mặt trận B3 Tây Nguyên
               + 29/3/1968 Trung đoàn 16B pháo binh bổ sung cho mặt trận B2, tới
                  Atopơ (Lào) thì được lệnh dừng lại
               + 26/2/1968 tiểu đoàn 38 bổ sung cho mặt trận B4
-              Ngày 29/3/1968 thành lập Trung đoàn pháo binh 675 của Mặt trận B4 Trị - Thiên, có 6 tiểu đoàn pháo binh. Sau này đổi tên thành Trung đoàn pháo binh 368.
-              Tháng 3/1968, tiểu đoàn pháo binh 214/Trung đoàn pháo binh 154/QK3 bổ sung cho Trung đoàn pháo binh 675A ở chiến trường B4, tháng 4/1968 đến Trung đoàn 675A.
-              Tháng 10/1968 Trung đoàn pháo binh 38 vào mặt trận B5 thay thế cho Trung đoàn 204 pháo binh ra miền Bắc củng cố.
-              Đoàn 69 pháo binh Miền có 3 trung đoàn là 724, 28, 96, 2 tiểu đoàn pháo mặt đất, 2 tiểu đoàn pháo cao xạ, trường sỹ quan H10
-              Quân khu 9 có Trung đoàn pháo binh 6, Các quân khu 6,7,8 mỗi quân khu có 1 tiểu đoàn pháo binh trang bị súng cối và DKZ.
-              Tháng 9/1968, Bộ Tư lệnh Miền giải thể Trung đoàn pháo binh 724/Đoàn 69 pháo binh Miền để đưa 3 tiểu đoàn sang thành các tiểu đoàn độc lập của Trung đoàn 429 đặc công Miền.
-              Mặt trận B1 (Khu 5) có Trung đoàn pháo binh 575 và 577 trang bị DKB.
-              Mặt trận B3 có Trung đoàn pháo binh 40 gồm 8 tiểu đoàn pháo binh: 41, 41, 31, 32, 33, 34, 46 và 47 là SMPK 12.7mm và xe tăng.
-              Mặt trận B4 được bổ sung thêm 2 tiểu đoàn DKB
-              Mặt trận B5 tham gia chiến dịch Khe Sang có 5 trung đoàn pháo binh gồm các trung đoàn: 164, 204, 675A, 45, 84B, và tiểu đoàn pháo BM14 thuộc Trung đoàn 16 pháo binh

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

[2.21.1] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 2)

Link phần trước:

[2.21] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 1)



8.            Năm 1967
-              Trung đoàn pháo binh 208B, có 3 tiểu đoàn, bổ sung cho Chiến trường B2, xuất phát 19/1/1967, đến Đông Nam Bộ tháng 6/1967.  Được Miền đổi tên thành Trung đoàn pháo binh 28 thuộc Đoàn 69 pháo binh Miền.
-              Trung đoàn pháo binh 368B, có 2 tiểu đoàn (Tiểu đoàn 2 và 3), bổ sung cho mặt trận B1 (Quân khu 5)  ngày 11/3/1967, đến chiến trường 14/5/1967, được bổ sung thêm tiểu đoàn 99 pháo binh, đổi tên thành Trung đoàn pháo binh 575.
-              Trung đoàn pháo binh 204, có 2 tiểu đoàn, bổ sung cho mặt trận B5 ngày 18/4/1967.
-              Trung đoàn pháo binh 68B, có 2 tiểu đoàn (Tiểu đoàn 1 và 3), bổ sung cho Quân khu 5 (B1) vào ngày 9/5/1967, đến chiến trường được tổ chức thêm 1 tiểu đoàn pháo binh nữa và ngày 19/8/1967 đổi tên thành Trung đoàn pháo binh 577.
-              Trung đoàn pháo binh 45, có 3 tiểu đoàn, bổ sung cho mặt trận B5 ngày 14/6/1967, tới chiến trường ngày 4/8/1967 để tham gia chiến dịch Khe Sanh.
-              Tiểu đoàn 2/ Trung đoàn pháo binh 68B bổ sung tiếp vào Quân khu 5 (B1), ngày 20/8/1967 vào đến khu 5 sát nhập vào Trung đoàn pháo binh 577 (E68B).
-              Tiểu đoàn 4/ Trung đoàn pháo binh 68B, bổ sung cho Mặt trận B2 ngày 18/6/1967.
-              Có 5 đại đội súng cối (Do Trung đoàn 368 pháo binh tổ chức) bổ sung cho mặt trận B3 và B1, lên đường vào ngày 18/6/1967 (Đi B3) và ngày 22/6/1967 (đi B1).
-              Tiểu đoàn pháo binh 12/Trung đoàn 208A pháo binh bổ sung cho mặt trận B5, xuất phát 30/5/1967.
-              Trung đoàn 208A pháo binh, có 2 tiểu đoàn, bổ sung cho mặt trận Tây Nguyên ngày 21/10/1967. Vào đến B3 lại tiếp tục đi vào Chiến trường B2. Vào đến B2, Bộ Tư lệnh Miền đổi tên thành Trung đoàn 96 pháo binh thuộc Đoàn 69 pháo binh Miền.
-              Ngày 5/2/1967, Mặt trận B3 thành lập Trung đoàn 40 pháo binh, có 4 tiểu đoàn.
-              Đoàn 69 pháo binh Miền (cấp Sư đoàn) có 3 trung đoàn là Trung đoàn 724, trung đoàn 28, trung đoàn 96 và 2 tiểu đoàn pháo binh.

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

[2.21] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 1)

Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

1.            Năm 1960
-              Sau chiến thắng Tua Hai, tháng 1/1960, Ban Quân sự Miền (R) thành lập Đại đội trợ chiến, lấy phiên hiệu là C315, tổ chức gồm 3 trung đội, trang bị DKZ 57, cối 81mm và súng 12,7mm thu được của địch. Đây là đại đội pháo đầu tiên ở chiến trường Nam Bộ.

2.            Năm 1961
-              Tiểu đoàn pháo 200 (X200) trang bị 8 khẩu sơn pháo 75mm bổ sung cho chiến trường Tây Nguyên, xây dựng cơ sở ở huyện 40 tỉnh Kontum.
-              Thành lập 3 tiểu đoàn pháo binh mang phiên hiệu 95, 300, 400 trang bị sơn pháo 75mm để chuẩn bị bổ sung cho chiến trường Quân khu 5. Năm 1963 vào đến Khu 5.
-              Tiểu đoàn 1 – Lữ đoàn 368 pháo binh được bổ sung cho Mặt trận Tây Nguyên B3 và Tiểu đoàn 1 pháo binh của Sư đoàn 338 sang Lào.

3.            Năm 1962
-              3 tiểu đoàn pháo binh bổ sung cho mặt trận B2 là tiểu đoàn 17, tiểu đoàn 19, tiểu đoàn 13.
-              Bộ Tư lệnh miền thành lập tiểu đoàn pháo binh 35 (Mật danh là Z35) lấy nòng cốt là Đại đội pháo binh 15 của Miền và Đại đội pháo binh 5 của Trung đoàn bộ binh 2.

4.            Năm 1963
-              Khu 9 thành lập các tiểu đoàn pháo binh mang phiên hiệu: 10, 18, 207, 198, 700 trang bị DKZ57, cối 82mm và 12,7mm
-              Ngày 30/10/1963, Bộ chỉ huy Miền quyết định thành lập Đoàn pháo binh chủ lực đầu tiên (Cấp Trung đoàn), gọi tắt là U80. Tổ chức gồm có 6 tiểu đoàn pháo binh (Z) là Z35, Z39, Z41, Z37, Z43, Z52; 2 đại đội pháo binh là Đại đội 18 và Đại đội chỉ huy.

5.            Năm 1964
-              Ngày 19/8/1964 Bộ Tư lệnh Miền đổi tên Đoàn pháo binh Miền U80 thành Đoàn 563 pháo binh.
-              Ngày 20/7/1964 ở Khu 9 (miền Tây Nam Bộ) thành lập Đoàn 480 (Trung đoàn 4 pháo binh) gồm các tiểu đoàn 198, 217, 700
-              Bổ sung cho Mặt trận Tây Nguyên 2 tiểu đoàn pháo binh là Tiểu đoàn 32 và Tiểu đoàn 30

6.            Năm 1965
-              Đoàn 563 pháo binh đổi tên thành Đoàn 69 pháo binh Miền, tổ chức tương đương cấp Sư đoàn, có 5 tiểu đoàn pháo binh.
-              Các mặt trận khác tổ chức tiểu đoàn pháo binh, ở Trị Thiên – Quảng Đà – Tây Nguyên (Tiểu đoàn 200)

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

[5.26] Thông tin về Trung đoàn 88 tháng 11/1970

Rongxanh có nhận được comment của 1 bạn, hỏi về thông tin LS thuộc E88B2 hy sinh trong năm 1970.

kyvatkhangchien.vnweblogs.com/post/36742/426467#2158229
Viết bởi huân TÌM LIỆT SỸ [ Trả lời ]
cháu nhờ bác tìm dùm cháu ký hiệu E88B2 an táng tại rạch ông cũng nhưng không nói là thuộc tỉnh nào cả và E88 là trung đoàn 88 trong năm 1970 thuộc quân khu nào ạcháu cảm ơn bác đây là sđt của cháu 0989590004 cháu huân

Sau khi nhận được ảnh chụp trích lục thông tin Liệt sỹ, thông tin trên trích lục cho thấy Liệt sỹ thuộc đơn vị E88, hy sinh ngày 4/11/1970, bị máy bay bắn, nơi an táng ban đầu là Rạch ông Củng.

Khu vực này bây giờ thuộc khu vực xã Bình Hàng Tây - huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang.

Bản đồ rạch ông Củng

alt



http://wikimapia.org/#lang=vi&lat=10.378668&lon=105.793104&z=14&m=b


Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

[7.8] Thông tin về trận Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 18C hay Trung đoàn 29 - Sư đoàn 325B QK Trị Thiên phục kích đoàn xe Mỹ trên QL9 ngày 21/8/1967

2015102549049015

Rx có nhận được ở phần comment của 1 bác hỏi thông tin về Trung đoàn 29

Viết bởi Hoàng Thị Thân thông tin phiên hiệu đơn vị [ Trả lời ]
các bác CCB ạ cho tôi hỏi . Năm 1967 tại khe sanh trung đoàn 29 thuộc đơn vị nào . Trận đánh ngày 21 tháng 8 năm 1967 tại khe sanh , có bác nào biết không ? mà sao lâu nay tôi tìm mãi trên mạng mà không thấy ai nhắc gì tới trung đoàn 29 cả . Vì bố tôi là Liệt Sỹ : Hoàng Trung Bôn . Sinh ngày 11 tháng 12 năm 1930 , nhập ngũ : 5 tháng 5 năm 1950 . Hy sinh ngày 21 tháng 8 năm 1967 .Tại mặt trận phía nam . An táng tại mặt trận phía nam theo giấy báo tử đề : Trung đoàn 29 . Thủ trưởng ký giấy BT : Nguyễn Văn Cảnh . Vậy ai biết thông tin gì về phần mộ của bố tôi . hoặc thông tin liên quan đến trung đoàn 29 cho tôi biết với . Xin cảm ơn mọi người trước .

Phía Mỹ có ghi nhận thông tin về hoạt động của 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 29 hay Trung đoàn 18C vào ngày 21/8/1967 (Tuy nhiên chưa có thông tin Liệt sỹ thuộc tiểu đoàn nào trong Trung đoàn 29), tóm tắt như sau:

Ngày 21/8/1967, vào lúc 13 giờ 30, ước tính 1 tiểu đoàn Bắc Việt phục kích đoàn xe của lực lượng Mỹ  đi trên Quốc lộ 9 (Nay thuộc xã Hướng Hiệp - huyện Krong Klang - tỉnh Quảng Trị).
Lực lượng tăng viện của Mỹ gồm 1 trung đội và 2 xe tăng tiến đến khu vực giao tranh và lập tức bị phía Bắc Việt tấn công, 2 xe tăng bị phía Bắc Việt dùng súng B40 bắn hạ.
Phía Mỹ tiếp tục tăng viện thêm 2 trung đội cùng với 4 xe tăng ở gần khu vực đó tiến đến khu vực giao tranh, cùng với sự yểm trợ của pháo binh và không quân Mỹ, đã tiến đến được khu vực đoàn xe bị phục kích, và rút lui về căn cứ Ca Lư.
Lực lượng Bắc Việt phục kích đoàn xe Mỹ được xác định là Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 18C hay Trung đoàn 29 – Sư đoàn 325B.

Bản đồ khu vực diễn ra trận đánh:

alt

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

[3.31.11] Thư của bác Hồ Sỹ Yên, đơn vị không xác định thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên, gửi về cho ông Nguyễn Văn Nhuận, địa chỉ tại Bắc Sơn - Quang Thành - Yên Thành - Nghệ An, năm 1966

2015012829049.47 - Những bức thư thời chiến

Bức thư đề tháng 11/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966. Bác Yên cùng đơn vị với bác Thỏa và bác Quang Phúc [Rx đã đưa lên ở các post trước].

Ảnh chụp các bức thư gửi về:

alt

alt

alt

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

[7.6.3] Đường Trường Sơn/ đường 559/đường Hồ Chí Minh - Đợt đánh phá trọng điểm bản Bạc cuối tháng 12/1970 - tiếp [Phần 4]

Link phần trước:

[7.6.2] Đường Trường Sơn/ đường 559/đường Hồ Chí Minh - Đợt đánh phá trọng điểm bản Bạc cuối tháng 12/1970 - tiếp [Phần 3]



5. Sau ngày 19/12/1970

            Chiến dịch tiếp diễn với mục tiêu là phá hủy hàng hóa hậu cần và cản trở các hoạt động khắc phục hậu quả của quân đội Bắc Việt.

Ngày 20/12/1970, số vụ cháy và nổ phát sinh lần lượt là 53 và 3318 vụ. 2 máy bay F4 và 4 máy bay F100 thực hiện các phi vụ oanh tạc.

Ngày 21/12/1970, 25 phi vụ oanh tạc được thực hiện, tuy nhiên con số vụ nổ/ cháy phát sinh giảm còn lần lượt là 174 và 40 vụ.

Các phi vụ oanh tạc ngày 22/12 đến ngày 25/12 giảm dần mỗi ngày, tuy nhiên đến ngày 26/12/1970 tăng vọt về số lượng vụ nổ/ cháy phát sinh quan sát được, lần lượt là 2520 và 33 vụ. Số phi vụ trong ngày 26/12 gồm: 27 F4 – 6 F100 – 10 A7, tổng cộng 43 phi vụ.

Hai mươi tám phi vụ, gồm 3 phi vụ do B52 thực hiện, oanh tạc khu vực mục tiêu ngày 28/12/1970, gây ra 326 vụ nổ phát sinh và 16 vụ cháy phát sinh.

Ngày 2/1/1971, tiến hành 43 phi vụ oanh tạc, kết quả là có 2273 vụ nổ phát sinh, trong đó có 1 vụ nổ được cho là nổ kho đạn pháo.

Bất chấp các vụ oanh tạc, xe vận tải của quân đội Bắc Việt tiếp tục sử dụng khu đỗ xe và kho hàng. Cho đến ngày 5/1/1971, ước tính có 10.097 vụ nổ phát sinh và 435 vụ cháy phát sinh, 43 xe vận tải bị phá hủy, và 11 xe bị hỏng.

Nhìn chung khó để xác định con số thật về thiệt hại hàng hóa… do các vụ oanh tạc gây ra. Con số thiệt hại được xác định bằng cách quan sát và đếm các vụ cháy/ nổ phát sinh, số xe vận tải bị hỏng hoặc phá hủy, số phi xăng/ dầu cháy/ nổ… Khi có số lượng lớn các vụ nổ diễn ra, các phi công ước tính số vụ nổ trong 1 phút và sau đó nhân với thời gian (phút) diễn ra vụ nổ. Cả phi công máy bay trinh sát lẫn phi công máy bay chiến đấu đều ghi chép các số liệu này. Sở chỉ huy sẽ so sánh, kiểm tra và hiệu chỉnh số liệu thiệt hại cuối cùng. Các vụ cháy phát sinh được chia thành cháy cực lớn, cháy lớn, cháy vừa, và cháy nhỏ; tuy nhiên nhìn chung đều quy là đám cháy, bất kể quy mô.

Phương pháp ước tính hàng hóa bị phá hủy trong các vụ nổ phát sinh là nhân số lần nổ với 1000 pound (453 kg) để ra tổng trọng lượng hàng hóa bị phá hủy. Với tổng số hàng hóa bị cháy, thì nhân số vụ cháy phát sinh với con số 400 pound.

Với xe tải bị phá hủy sẽ tính là 1.65 tấn hàng hóa bị phá hủy. Sở chỉ huy tính rằng 55% đi trên đường Hồ Chí Minh sẽ chở hàng về phía Nam, đi về phía Bắc thì không. Tải trọng trung bình của xe là 4 tấn. Khi có bằng chứng về việc quân đội Bắc Việt có thể tái sử dụng 1 số lượng hàng hóa từ các xe tải bị phá hủy, Sở chỉ huy đã giảm tải trọng ước tính của xe tải xuống còn 3 tấn. Và vì vậy, mỗi xe vận tải bị phá hủy sẽ tính là kèm theo có 1.65 tấn hàng hóa bị phá hủy. Đối với xe tải bị hư hỏng, tính toán sẽ có 0.55 tấn hàng hóa bị phá hủy.

Ngày 26/1/1971, trận chiến đánh phá căn cứ hậu cần tại trọng điểm Bạc lại tiếp tục trở lại, theo lệnh của tướng Westmoreland./.

[3.31.10] Thư của bác Nhan Hữu Sứng, đơn vị không xác định thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên, gửi về cho bà Nguyễn Thị Phách, địa chỉ tại phố Huyện Quốc Oai - huyện Quốc Oai - Hà Tây, năm 1966

2015012829049.45 - Những bức thư thời chiến

Bức thư đề ngày 6/12/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966. Bác Sứng cùng đơn vị với bác Thỏa và bác Quang Phúc [Rx đã đưa lên ở các post trước].

Ảnh chụp các bức thư gửi về cho người vợ ở quê:

alt

alt

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

[7.7.1] Sơ đồ các hố bom B52 và khu vục phát hiện thi thể bộ đội Việt Nam - Trận tấn công quân Úc tại căn cứ (FSB) Balmoral của tiểu đoàn 2 và 3 - Trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam rạng sáng 28/5/1968

2015072664037

Link phần trước:

[7.7] Trận tấn công quân Úc tại căn cứ (FSB) Balmoral của tiểu đoàn 2 và 3 - Trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, rạng sáng ngày 28/5/1968



Dưới đây là sơ họa vị trí các hố bom B52, khu vực phát hiện các thi thể bộ đội Việt Nam sau trận đánh, và đường di chuyển của các xe tăng của quân Úc bên ngoài vị trí phòng thủ, vào sáng 28/5/1968.

Khu vực hố bom B52 bên trái phía Úc phá hiện 27 thi thể bộ đội Việt nam [Rx bổ sung thêm 1/8/2015]
 
alt

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

[3.31.10] Thư của bác Nguyễn Văn Đương, đơn vị không xác định thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên, gửi về cho bác Nguyễn Văn Nhuận hoặc bà Dần, thôn Phú Đa - xã Đức Thượng - huyện Hoài Đức - Hà Tây, năm 1966 (tiếp...)

2015012829049.37 - Những bức thư thời chiến

Các bức thư đề ngày 4/12/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966. Bác Duơng cùng đơn vị với bác Thỏa và bác Quang Phúc [Rx đã đưa lên ở các post trước].

Ảnh chụp các bức thư gửi về cho người vợ và các con:

alt

alt

altalt

alt

alt

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

[5.25] Thông tin phía Mỹ ghi nhận về Trung đoàn 29 - Quân khu 4 tháng 8/1967

2015061636036

Rongxanh có nhận được 1 comment về Liệt sỹ hy sinh ngày 21/8/1967 thuộc Trung đoàn 29 quân khu 4, như sau:

http://kyvatkhangchien.vnweblogs.com/post/36742/461957#2139353

Viết bởi Hoàng Thị Thân thông tin phiên hiệu đơn vị [ Trả lời ] 19/05/2015, 10:44 các bác CCB ạ cho tôi hỏi . Năm 1967 tại khe sanh trung đoàn 29 thuộc đơn vị nào . Trận đánh ngày 21 tháng 8 năm 1967 tại khe sanh , có bác nào biết không ? mà sao lâu nay tôi tìm mãi trên mạng mà không thấy ai nhắc gì tới trung đoàn 29 cả . Vì bố tôi là Liệt Sỹ : Hoàng Trung Bôn . Sinh ngày 11 tháng 12 năm 1930 , nhập ngũ : 5 tháng 5 năm 1950 . Hy sinh ngày 21 tháng 8 năm 1967 .Tại mặt trận phía nam . An táng tại mặt trận phía nam theo giấy báo tử đề : Trung đoàn 29 . Thủ trưởng ký giấy BT : Nguyễn Văn Cảnh . Vậy ai biết thông tin gì về phần mộ của bố tôi . hoặc thông tin liên quan đến trung đoàn 29 cho tôi biết với . Xin cảm ơn mọi người trước .

Qua tìm hiểu, phía Mỹ có ghi nhận thông tin về 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 29 hay là Trung đoàn 18C/ Sư đoàn 325C - Quân khu Trị Thiên, hoạt động vào ngày 21/8/1967 tại khu vực gần Khe Sanh. Do bác Hoàng Thị Thân không để lại địa chỉ liên lạc (email), nên nếu bác có đọc được bài này, bác hãy gửi ảnh chụp Giấy báo tử/ hoặc ảnh chụp trích lục thông tin về Liệt sỹ vào mail Kyvatkhangchien@gmail.com, Rongxanh sẽ gửi lại gia đình thông tin về tiểu đoàn đó, nếu đúng là đơn vị của Liệt sỹ.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

[5.24] Thông tin phía Mỹ ghi nhận về Trung đoàn 29- Quân khu 4 năm 1967

2015061535034
Rongxanh có nhận được 1 comment về Liệt sỹ hy sinh 24/5/1967 thuộc Trung đoàn 29 quân khu 4.

http://kyvatkhangchien.vnweblogs.com/post/36742/464355#2141948
Viết bởi trương thanh huynh,quảng sơn,quảng bình TÌM MỘ LIỆT SỶ [ Trả lời ]
TÌM MỘ LIỆT SỶ.Trương quang giỏng
quê quán.thọ hạ,quảng sơn,quảng trạch ,quảng bình
sinh.7/1942
nhập ngủ.4/1963
hy sinh.8h ngày 24/5/1967,tại mặt trận phía nam
Đơn vị.trung đoàn 29,khu 4,giấy báo tử do ông Thân hoạt ký ngày 31/8/1967,ai biết phần mộ nằm ở đâu xin báo.trương thanh huỹnh.đt,01257558559


Qua tìm hiểu, phía Mỹ có ghi nhận về Trung đoàn 29 mang mật danh là Kien Giang (Kiên Giang hoặc Kiến Giang), thuộc Sư đoàn 325C. Trên thực tế, đây là Trung đoàn 18C thuộc Sư đoàn 325C, thời điểm đầu tháng 5/1967 được phía Mỹ ghi nhận hoạt động ở huyện Gio Linh - tỉnh Quảng Trị (phía Tây Cồn Tiên).

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

[2.20] Vài nét tóm tắt về lịch sử Trung đoàn 320

20150614 - Vài nét tóm tắt về lịch sử Trung đoàn 320
- Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Trung đoàn bộ binh 320. Trung đoàn trưởng đầu tiên là thiếu tá Đồng Sĩ Phiên, nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36 – Sư đoàn 308. Chính ủy là Trung tá Bùi Dư, quê Quảng Ngãi. Bộ Tổng tham mưu giao cho các Sư đoàn 308, 304, Lữ đoàn 350, mỗi đơn vị chọn lựa cán bộ và chiến sỹ trong sư đoàn, lữ đoàn tổ chức thành 1 tiểu đoàn bộ binh chuyển giao cho Trung đoàn 320.
   + Tiểu đoàn 334, do Sư đoàn 308 thành lập. Tiểu đoàn được mang truyền thống Đại đoàn Quân tiên phong 308.
   + Tiểu đoàn 966, do Sư đoàn 304 thành lập. Tiểu đoàn được lựa chọn cán bộ và chiến sỹ từ Trung đoàn 9 Quang Trung, và Trung đoàn 66, nên tên của Tiểu đoàn này được ghép từ 2 trung đoàn này, gọi là tiểu đoàn 966. Tiểu đoàn 966 được mang truyền thống của Đại đoàn 304 anh hùng. Sau này khi Trung đoàn 320 hành quân vào Nam bộ chiến đấu, thì tiểu đoàn 966 ở lại Tây Nguyên, tiếp tục chiến đấu ở vùng Pleiku. Sau này tiểu đoàn sát nhập với Tiểu đoàn 31 và lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 631.
      + Tiểu đoàn 635 do Lữ đoàn 350 thành lập, lấy tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn làm nòng cốt. Tiểu đoàn 635 được mang truyền thống vinh quang của Đại đoàn 350.
     + Các đơn vị trực thuộc của Trung đoàn 320 gồm các đại đội: Trinh sát, công binh, thông tin, súng cối, DKZ được điều động từ các đơn vị của Bộ quốc phòng. Khi trung đoàn vào đến Tây Nguyên thì được bổ sung thêm 1 đại đội súng máy cao xạ 12.7mm từ Tiểu đoàn 33 súng máy cao xạ.

- Sau 4 tháng học tập và rèn luyện ở khu vực doanh trại của Lữ đoàn 338 ở Xuân Mai, Trung đoàn được chia thành 3 khối hành quân vào Tây Nguyên. Khối thứ nhất gồm có các cơ quan Trung đoàn, các đại đội trực thuộc và Tiểu đoàn 334. Khối thứ 2 là Tiểu đoàn 635, khối thứ 3 là Tiểu đoàn 966. Mỗi khối hành quân cách nhau 3 ngày. Khối thứ nhất rời Xuân Mai vào ngày 16/8/1964.

- Sau gần 3 tháng hành quân, đến tháng 11/1964 toàn Trung đoàn đã đến huyện 40 Daklây tỉnh Kontum. Khi thành lập Sư đoàn 1, thì Trung đoàn 320 được đứng chân trong đội hình Sư đoàn 1 – Mặt trận B3 Tây Nguyên.

- Sau một thời gian hoạt động ở khu vực bắc Tây Nguyên, tiếp tục cho đợt 2 tổng công kích và tổng khởi nghĩa, trong đợt 2 Sư đoàn 1 hành quân vào Đắc Lắc. Trung đoàn 320 vào triển khai chuẩn bị cho vận động tiến công ở khu vực Đức Lập. Lúc này Tiểu đoàn 6 (Tiểu đoàn 966) đã tách ra khỏi đội hình Trung đoàn và về hoạt động ở vùng Tây Gia Lai. Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 33 về Trung đoàn 320 thay cho tiểu đoàn 6. Trong khi Trung đoàn 320 đang triển khai trận địa phục kích ở Đức Lập, thì tháng 5/1968, Sư đoàn 1 nhận được mệnh lệnh điều động Trung đoàn vào chiến trường miền Đông Nam bộ.

- Sau một thời gian hoạt động ở chiến trường miền Đông Nam bộ, đầu năm 1969, do tình hình khó khăn của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Long An, Bộ tư lệnh miền đã quyết định điều Trung đoàn 320 về hoạt động tại địa bàn tỉnh Long An. Từ khu vực Katum (Tây Ninh), Trung đoàn hành quân đến căn cứ Ba Thu của Phân khu 2 vào dịp tết nguyên đán, sau đó hành quân tiếp về Long An.

- Theo kế hoạch, Trung đoàn bộ, các đại đội trực thuộc (đặc công, trinh sát, quân y, thông tin, vận tải...) và tiểu đoàn 6 (Tiểu đoàn 966) đứng chân và hoạt động ở huyện Châu Thành. Tiểu đoàn 5 (tiểu đoàn 635) đứng chân và hoạt động ở huyện Tân Trụ. Tiểu đoàn 4 (Tiểu đoàn 334) đứng chân và hoạt động ở khu vực huyện Cần Đước. Sau hơn 1 năm hoạt động ở địa bàn tỉnh Long An, toàn Trung đoàn có 1027 người hy sinh, trong đó có 5 cán bộ Trung đoàn, 593 người bị thương (Sau này tìm sơ bộ thì số cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 320 hy sinh trên địa bàn tỉnh Long An là khoảng 1700 người).

- Đầu năm 1970, Trung đoàn 320 nhận được lệnh để lại các Tiểu đoàn 4 ở Cần Đước, tiểu đoàn 5 ở lại Tân TRụ, tiểu đoàn 6 ở lại Châu Thành tiếp tục hoạt động. Các lực lượng khác của Trung đoàn rút về Ba thu. Các tiểu đoàn 4-5-6 ở lại hoạt động trong hoàn cảnh điều kiện cực kỳ khó khăn, có những lúc các tiểu đoàn mất liên lạc với ban chỉ huy Trung đoàn và Bộ tư lệnh Phân khu 3 nên không còn nguồn cungc cấp hậu cần. Đến cuối năm 1970, Trung đoàn bàn giao tiểu đoàn 4 – 5 – 6 cho tỉnh Long An (Mỗi tiểu đoàn thực tế quân số chỉ còn hơn 90 người).

- Ngày 4/5/1970 lực lượng Mỹ và VNCH tổ chức trận càn đánh trúng vào khu vực Trung đoàn 320 vừa tạm dừng chân, đã làm Trung đoàn bị thiệt hại nặng, trong đó có cả Ban chỉ huy Trung đoàn.

- Sau khi bàn giao tiểu đoàn 4 – 5 – 6 cho tỉnh Long An, khi về căn cứ, Trung đoàn 320 được Bộ Tư lệnh Miền bổ sung cho 2 tiểu đoàn của C30 , đại đội huấn luyện và số cán bộ chiến sỹ khác dồn lại tổ chức thành 1 tiểu đoàn. Từ tháng 9/1971 đến tháng 12/1971, Trung đoàn tập trung củng cố về tổ chức, huấn luyện quân sự và học tập chính trị. Trung đoàn đã được biên chế đủ 3 tiểu đoàn bộ binh và các đại đội trực thuộc.

- Tháng 2/1972, Trung đoàn 320 chính thức nhận nhiệm vụ về Quân khu 8 chuẩn bị bước vào hoạt động chiến dịch trên chiến trường Đồng Tháp Mười. Trung đoàn có tham gia vào các đợt hoạt động của Quân khu và tham gia vào chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

- Tháng 7/1977, theo mệnh lệnh của Quân khu, Trung đoàn chia làm 2, một nửa ở lại Sư đoàn 8 làm nòng cốt xây dựng Trung đoàn 2, Sư đoàn 8. Một nửa chuyển về tỉnh Đồng Tháp xây dựng Trung đoàn 320 làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới (gồm các Tiểu đoàn 1, 2, 3, tổng quân số khoảng 600 người).

- Sau một thời gian hoạt động chiến đấu bảo vệ biên giới, ngày 6/1979, Trung đoàn 320 được giao nhiệm vụ phối hợp với cánh trái Sư đoàn 9 Quân đoàn 4 đánh chiếm huyện lỵ Piemcho, sau đó phát triển về bến phà Niek Lương, hội quân với Sư đoàn 9 và chốt giữ bến phà để Sư đoàn 9 tiến về thủ đô Phnompenh.

- Tại Campuchia, Trung đoàn đã đứng chân hoạt động chính trên địa bàn tỉnh Preyveng. Năm 1982, Quân khu 7 quyết định giải thể Trung đoàn 320, chia các cán bộ Tiểu đoàn về địa bàn huyện – xã hoạt động. Quân khu thành lập Tiểu đoàn 320, và đưa đi hoạt động ở tỉnh Cong pong Chàm.

- Tháng 6/1984, Quân khu 7 quyết định thành lập lại Trung đoàn 320, gồm các tiểu đoàn 502 – 504 – 506 (Tiểu đoàn 320 đổi tên thành tiểu đoàn 504), địa bàn hoạt động ở tỉnh Cong Pong Thom.

- Những năm tiếp sau, Trung đoàn thay Trung đoàn Gia Định hoạt động ở khu vực từ Bắc tỉnh Cong pong Chàm kéo dài đến sát Siem Riệp và Preah Vihia.
- Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, về nước, Trung đoàn nhận mệnh lệnh giải thể. Dù Trung đoàn 320 không còn, nhưng tỉnh Đồng Tháp vẫn khôi phục lại tên Trung đoàn 320, các tên song trùng của Trung đoàn 891 quân dự bị.

[2.19] Diễn biến về cơ cấu tổ chức một số đơn vị thuộc Mặt trận Tây Nguyên B3 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

20150607


1.            Tháng 11/1964, thành lập Viện quân y 1 trên cơ sở khung tiểu đoàn quân y của Sư đoàn bộ binh 325 mới vào chiến trường Tây Nguyên.

2.            Ngày 20/12/1965, thành lập Sư đoàn bộ binh 1 chủ lực của Mặt trận Tây Nguyên B3. Trong biên chế Sư đoàn có 3 trung đoàn bộ binh là trung đoàn 320, trung đoàn 33 [Là trung đoàn 101B của Sư đoàn 325B], trung đoàn 66 và một số phân đội hỏa lực, bảo đảm. Sư đoàn trưởng: Đồng chí Nguyễn Hữu An, Chính ủy: Đồng chí Hoàng Thế Thiện.

3.            Ngày 20/12/1965, thành lập Sư đoàn bộ binh 6 chủ lực của Mặt trận Tây Nguyên. Biên chế có 2 Trung đoàn là Trung đoàn 24A và Trung đoàn 88, tiểu đoàn pháo binh 200, 1 tiểu đoàn súng máy cao xạ, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 đại đội công binh. Do các Trung đoàn 24 và 88 đang trên đường hành quân vào chiến trường nên Sư đoàn 6 mới hình thành bộ tư lệnh, cơ quan sư đoàn và 1 số đơn vị trực thuộc.

4.            Tổng Cục Hậu cần quyết định thành lập Bệnh viện [Quân y viện] 211 có từ 400 đến 500 giường bệnh, tăng cường cho chiến trường Tây Nguyên. Đây là bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối để thu nhận thương bệnh binh ở Tây Nguyên, Hạ Lào và bộ phận phía Nam của Đoàn 559 Trường Sơn. Chỉ huy bệnh viện có bác sỹ Võ Văn Vinh – Cục phó Cục Quân y làm viện trưởng. Đội ngũ cán bộ của bệnh viện được chọn trong các chuyên viên của 2 bệnh viện tuyến cuối của quân đội là Viện quân y 108 và Viện quân y 103. [Số 211 trong tên bệnh viện là phép cộng của 108 và 103, là số hiệu 2 bệnh viện lớn của Quân đội, có ý nghĩa là Viện 211 từ 2 bộ phận của 2 quân y viện lớn của quân đội lập nên – Rx chú thích thêm]
5.            Đầu tháng 4/1966, Sư đoàn bộ binh 325B được tăng cường vào đến chiến trường Tây Nguyên. Đến Tây Nguyên, Sư đoàn được mang phiên hiệu Nông trường 10 –NT10 tức Sư đoàn 10.

6.            Tháng 9/1966, Bộ Tư lệnh chiến trường Tây Nguyên B3 quyết định giải thể Sư đoàn bộ binh 6 và Sư đoàn bộ binh 10. Cán bộ 2 Sư đoàn này tăng cường cho cơ quan Mặt trận. Nguyên nhân giải thể là do việc đảm bảo hậu cần cho các đơn vị chủ lực lớn có nhiều khó khăn, điều kiện tập trung đánh lớn và thiết bị chiến trường còn nhiều hạn chế.

7.            Tháng 9/1966, thành lập Tiểu đoàn 101 độc lập của Mặt trận trên cơ sở chọn những đồng chí quê ở Việt Bắc, Tây Bắc trong Trung đoàn 101B.

8.            Giữa tháng 4/1968, Sư đoàn 325C vào đến chiến trường Tây Nguyên. Vào đến nơi Sư đoàn được gọi là Sư đoàn 6, gồm các trung đoàn bộ binh 95C và 101D.

9.            Tháng 5/1968, các Trung đoàn bộ binh 320, 33 và 174 lần lượt rời Tây Nguyên vào miền Đông Nam Bộ theo mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh.

10.         Tháng 10/1968, Sư đoàn bộ binh 6 (Sư đoàn 325C) gồm các trung đoàn bộ binh 95C và 101D và các phân đội hỏa lực đảm bảo được Bộ Tổng tư lệnh điều vào miền Đông Nam bộ.

11.         Cuối năm 1968, Bộ Tư lệnh chiến trường Tây Nguyên tổ chức Lữ đoàn 66 gồm Trung đoàn bộ binh 66, 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo cối. Nhưng sau một thời gian ngắn lại giải thể.

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

[3.31.9] Thư của bác Nguyễn Văn Đương, đơn vị không xác định thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên, gửi về cho bác Nguyễn Văn Nhuận hoặc bà Dần, thôn Phú Đa - xã Đức Thượng - huyện Hoài Đức - Hà Tây, năm 1966 (tiếp...)

2015012829049.37 - Những bức thư thời chiến

Các bức thư đề ngày 4/12/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966. Bác Duơng cùng đơn vị với bác Thỏa và bác Quang Phúc [Rx đã đưa lên ở các post trước].

Ảnh chụp các bức thư gửi về cho mẹ:
alt

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

[7.7] Trận tấn công quân Úc tại căn cứ (FSB) Balmoral của tiểu đoàn 2 và 3 - Trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, rạng sáng ngày 28/5/1968

2015051753025

Dưới đây là tóm tắt diễn biến trận tấn công quân Úc tại căn cứ (FSB) Balmoral của tiểu đoàn 2 và 3 - Trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, rạng sáng ngày 28/5/1968.

Căn cứ Balmoral hiện nay nằm tại xã Bình Mỹ - huyện Tân Uyên - tỉnh Bình Dương.

------
Lúc 2 giờ 30 ngày 28/5/1968, căn cứ Balmoral [Phía Nam bàu Hàm/Hàng – Rx chú thích] bị phía Bắc Việt tấn công bằng súng cối và súng phóng lựu, theo sau là đợt tấn bằng bộ binh vào căn cứ từ phía Nam. Cuộc tấn công này ngừng lại lúc 3 giờ 10, sau đó đó chuyển hướng và lực lượng phía Bắc Việt cố gắng cắt hàng rào căn cứ phía Đông Bắc. Lúc 3 giờ 40, có một lực lượng nhỏ ở hướng Đông căn cứ. Tất cả các hoạt động [của phía Bắc Việt] ngừng lại vào lúc 5giờ.
Máy bay, pháo binh tấn công bắn phá phía Bắc Việt liên tục. Pháo sáng liên tục được bắn lên bởi pháo binh Mỹ cho đến 5 giờ, khi ánh sáng mặt trời bắt đầu gây khó cho phía Bắc Viêt di chuyển và thu thập thương binh - tử sỹ.
Lúc 10 giờ 20, toán tuần tra đi về phía Đông Bắc phát hiện hàng loạt vệt máu.
Kết quả trận chiến: Có 42 lính Bắc Việt hy sinh.
Phía Úc xác định tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3 – Trung đoàn 165 – Sư đoàn 7 tham gia tấn công.

Bản đồ khu vực:

alt

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

[3.31.8] Thư của bác Nguyễn Văn Đương, đơn vị không xác định thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên, gửi về cho bác Nguyễn Văn Đoàn, thôn Phú Đa - xã Đức Thượng - huyện Hoài Đức - Hà Tây, năm 1966

2015012829049.32 - Những bức thư thời chiến

Các bức thư đề ngày 4/12/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966. Bác Duơng cùng đơn vị với bác Thỏa và bác Quang Phúc [Rx đã đưa lên ở các post trước].

Ảnh chụp các bức thư:

alt

alt

alt


alt

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

[7.6.2] Đường Trường Sơn/ đường 559/đường Hồ Chí Minh - Đợt đánh phá trọng điểm bản Bạc cuối tháng 12/1970 - tiếp [Phần 3]

Link phần trước:[7.6.1] Đường Trường Sơn/ đường 559/đường Hồ Chí Minh - Đợt đánh phá trọng điểm bản Bạc cuối tháng 12/1970 - tiếp


4. Ban ngày, ngày 19/12/1970

Một máy bay trinh sát OV10 được phái đến khu vực, phi công chỉ sử dụng ống nhòm thay cho thiết bị quan sát. Nhiệm vụ đầu tiên của phi công là kiểm chứng khu vực đỗ xe tải đã phát hiện buổi đêm (sáng sớm 19/12 – RX chú thích), đoạn kéo dài của con đường cụt, và đánh giá thiệt hại do ném bom.

Phi công xác nhận 2 xe tải bị phá hủy và các dấu hiệu cho thấy khu đỗ xe tải, kho nhiên liệu và vũ khí. Ngoài ra phi công còn thấy dấu hiệu của con đường kín. Những chỗ rừng cây bị bom oanh tạc buổi đêm nên phi công có thể nhìn thấy các phi xăng dầu và dấu vết xe tải. Phi công còn phát hiện thấy suối cạn chạy ra từ khu kho/ đỗ xe và nhìn thấy các dấu hiệu được che phủ bởi tán cây tre, thêm vào với tán lá rừng, cho phép xe tải chạy kín đáo và không thể phát hiện bởi máy bay trinh sát.

Các dấu hiệu khác khẳng định tầm quan trọng của trọng điểm này đối với quân đội bắc Việt, là mật độ pháo phòng không bắn lên. Kể từ lúc pháo phòng không bắn vào phi đội F4 rạng sáng 19/12 cho đến khi nó ngừng bắn vào 36 giờ sau, hệ thống phòng không này bắn vào bất cứ mục tiêu trên không nào.

Phi công có thể thấy các xe tải di chuyển và các hoạt động duới mặt đất, dấu hiệu của quân đội Bắc Việt đang cố gắng di chuyển hàng hóa hậu cần ra khỏi khu vực. Lập tức, phi công báo về Sở chỉ huy và yêu cầu oanh tạc thêm.

Hai máy bay F4 đến, và oanh tạc vào khu vực được phi công máy bay OV10 chỉ điểm bằng đạn khói Phốt pho trắng. Các máy bay F4 mang theo bom Mark 82 và CBU 24. Khu vực ném bom được mở rộng liên tục theo phương pháp “thử dần” cho đến khi phạm vi ném bom vượt quá 1000m chiều rộng và 1500 m chiều dài. Máy bay xuất phát từ sân bay Ubon (Thái Lan), Đà nẵng, Phan Rang, Kò rạt (Thái Lan), và tàu sân bay của hạm đội 7.

Sau khi oanh tạc các mục tiêu khác, máy bay quay lại khu vực ném bom và bắn phá hàng hóa quân sự bằng súng 20mm. Sau đó bay vòng trên khu vực để quan sát các vụ nổ/ cháy phát sinh. Cả khu vực chìm trong các đám cháy và nổ. Phi công báo cáo, có thể thấy các quả cầu lửa cao đến hàng trăm mét trên trời.

Sau 36 giờ, hệ thống phòng không bắt đầu giảm bắn và sau đó ngừng hẳn. Các cuộc oanh tạc tiếp diễn trong các ngày sau. Khi 1 máy bay hoàn thành các đợt oanh tạc và “làm sạch” khu vực, thì các máy bay khác đến và chuẩn bị oanh tạc tiếp tục. Lửa và khói có thể nhìn thấy ở khoảng cách 20 dặm (khoảng 36km). Xuất hiện hàng loạt các quả cầu lửa do nổ các phi xăng/ dầu loại 200 lít ở độ cao 100 – 150m, do các vụ nổ dưới đất bắn tung các phi xăng/ dầu này lên không trung.

Dưới mặt đất các xe vận tải cố gắng chạy thoát khỏi khu vực. Máy bay trinh sát bắn pháo khói vào các xe tải, chỉ thị mục tiêu cho máy bay ném bom oanh tạc.

Không ảnh ngày 19/12 cho thấy có 14 xe vận tải bị phá hủy. Có 1227 vụ nổ phát sinh và 64 vụ cháy phát sinh. Tổng cộng có 41 phi vụ oanh tạc, gồm 19 F4 – 18 F100 – 2 A7 – 2 B57 thực hiện.

[3.31.7] Thư của bác Quang Phúc, đơn vị không xác định thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên, gửi về cho vợ là Đặng Thị Hớn, Hội liên hiệp phụ nữ huyện Nghi Lộc - Nghệ An, năm 1966

2015012829049.30 - Những bức thư thời chiến

Bức thư đề ngày 15/12/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966, gửi về thăm vợ và các con. Bác này có thể ở 1 đơn vị chủ lực thuộc mặt trận B3 Tây Nguyên (Có thể ở Trung đoàn 66), cùng đơn vị với bác Thỏa (?), đã được đưa lên tại link: [3.31.6] Thư của bác Thỏa (?) đơn vị không xác định thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên, gửi về cho bác Phạm Văn Vương, thôn Tân Giáp - xã Liên Minh - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định, năm 1966

Nội dung bức thư cho biết, đây là bức thư thứ 7 viết về kể từ ngày xa nhà 26/8/1965, nhưng bác vẫn chưa nhận được bức thư nào của nhà gửi vào. Sau phần hỏi thăm cha mẹ, người vợ ở miền Bắc, bác Phúc hỏi thăm tới người con tên là Thu (Chắc là con gái), học lớp 3. Ngoài ra thư cũng nhắc đến 2 anh là Quang Thái, Quang Duơng, là 2 ngừoi con trai bác Phúc. Bác Phúc có dặn con trai xuống hầm mỗi khi có pháo cao xạ bắn máy bay Mỹ.

Ảnh chụp bức thư

alt

alt

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

[3.31.6] Thư của bác Thỏa (?) đơn vị không xác định thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên, gửi về cho bác Phạm Văn Vương, thôn Tân Giáp - xã Liên Minh - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định, năm 1966

2015012829049.26 - Những bức thư thời chiến

Bức thư đề Gia Rai ngày 22/12/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966, gửi về thăm bố ở quê. Bác này có thể ở 1 đơn vị chủ lực thuộc mặt trận B3 Tây Nguyên (Có thể ở Trung đoàn 66)

Ảnh chụp bức thư

alt

alt

alt


alt

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

[3.31.5] Thư của bác Đỗ Thuyên, đơn vị thuộc Cục hậu cần B3 Tây Nguyên, gửi về địa chỉ là Đỗ Thị Vân - xưởng bánh kẹo thành phố Vinh - Nghệ An, năm 1966

2015012829049.20 - Những bức thư thời chiến

Hai bức thư đề ngày 10/11/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966, gửi tới người em tên là Vân và Khiêu.

Ảnh chụp bức thư

alt

alt


alt



alt

Bức thư thứ 2:


alt



alt

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

[7.6.1] Đường Trường Sơn/ đường 559/đường Hồ Chí Minh - Đợt đánh phá trọng điểm bản Bạc cuối tháng 12/1970 - tiếp

Link phần trước:[7.6] Đường Trường Sơn/ đường 559/đường Hồ Chí Minh - Đợt đánh phá trọng điểm bản Bạc cuối tháng 12/1970 

3. Buổi đêm, ngày 19/12/1970
Đêm 18/12/1970, máy bay trinh sát O2 từ sân bay Đà Nẵng, bay vượt qua dãy núi trên biên giới Lào – Việt. Phi công đều đã có kinh nghiệm trong các nhiệm vụ bay đêm. Khoảng 1h00 ngày 19/12, máy bay vượt qua khu vực trọng điểm. Đêm trước, cũng chính phi công này, đã phát hiện và chỉ dẫn cho các phi vụ ném bom vào các chuyến phà hoạt động ở phía Bắc trọng điểm. Ngày 18, không ghi nhận hoạt động nào tại khu vực. Sau khi quay lên phía Bắc, phi công đã nhìn thấy từ 9 đến 12 xe vận tải đang di chuyển về phía nam. KHó xác định được số lượng chính xác xe vận tải, bởi các xe đều không bật đèn.


 alt

alt
Ảnh máy bay trinh sát chụp cho thấy các vụ nổ dây chuyền và đám cháy tại khu vực kho/ bãi đỗ xe vận tải tại trọng điểm Bạc, ngày 19/12/1970

Phi công báo về Sở chỉ huy, đã phát hiện mục tiêu và yêu cầu oanh tạc. Lập tức Sở chỉ huy thông báo lại, đã có máy bay F4 ở gần khu vực.

Phi công tiếp tục theo dõi xe vận tải với thiết bị nhìn đêm. Thiết bị nhìn đêm có thể khuếch đại ánh sáng lên gấp 400.000 lần. Hệ thống thiết bị mới, có khả năng khuếch đại ánh sáng lên tới 1 triệu lần.

TRước khi máy bay F4 đến, các xe tải đã đi vào khu vực rừng rậm. Phi công tăng độ khuếch đại lên lớn nhất và tiếp tục bám sát, bất chấp hệ thống phòng không đang khai hỏa. Các xe vận tải tiếp tục xuyên qua rừng rậm và di chuyển lên phía Bắc khu vực. Lúc này, 2 F4 xuất phát từ sân bay Ubon đã bay đến. Phi công O2 bắn pháo khói/sáng chỉ điểm mục tiêu. Các F4 mang bom Mark 82 và CBU24. Loạt bom thứ nhất, không có kết quả. Phi công máy bay O2 chỉ điểm F4 dịch về phía Đông Nam.  Lập tức các khẩu đội phòng không duới đất phát hỏa dữ dội. Loạt bom thứ 3 đã gây ra các quả cầu lửa lớn, kèm theo khói đen bốc lên cao hàng trăm mét.

Đánh giá thiệt hại do phi vụ gây ra là 4 xe tải bị phá hủy, và 2 chiếc hư hại nặng. Ngoài ra còn có 8 điểm nổ phát sinh nhỏ, 9 điểm nổ phát sinh trung bình, 11 điểm nổ phát sinh lớn (Nguyên chữ tiếng Anh: secondary explosion, dịch thành “điểm nổ phát sinh” do bom gây ra, có thể do cháy nổ xăng dầu, hàng hóa… - Rx chú thích.); 4 xe tải bị cháy, và 3 đám cháy liên tục cực lớn cao tới hàng trăm mét với khói đen, có thể là cháy dầu, xăng. Các đám cháy khác có thể là khu chứa vũ khí hoặc kho xăng dầu. Các đám cháy còn tiếp tục hơn 1 giờ sau, khi máy bay O2 bay vòng trên khu vực.

Khu vực trọng điểm tiếp tục bị oanh tạc trở lại vào lúc 4h00. Trong những ngày tiếp theo, sau khi bom đã làm “tan” hết lớp rừng rậm che phủ, thì phần lớn các đám cháy và nổ mới bắt đầu.

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

[3.31.4] Thư của bác Trương Hiền Nhu, đơn vị thuộc Cục Hậu cần B3 Tây Nguyên, gửi cho bà Lưu Thị Trinh, thôn Cung Gôi- xã Đại Xuân - huyện Quế Võ - Hà Bắc, năm 1966

2015012829049.15 - Những bức thư thời chiến

Các bức thư đề ngày 28/11/1966, bị lính Mỹ thu tháng 12/1966, gửi tới cha mẹ, ông, và vợ con tại quê nhà. Bức thư gửi vợ con, bác Nhu viết lúc 12 giờ đêm.

Ảnh chụp bức thư
alt


alt

alt



alt

alt