Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

[7.1.2] Về sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5 hy sinh ngày 5/12/1967, khi đi chuẩn bị chiến trường tại Quảng Nam

Thông tin chi tiết hơn về Sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2  - Quân khu 5 bị hy sinh do lính Mỹ tập kích ngày 5/12/1967, theo một cuốn sách viết về Thượng tướng Nguyễn Chơn - Nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2/ Quân khu 5 (Nguồn: facebook bác Hà Tam)
Trong sách về cụ Chơn, trích đoạn bài viết về trận 5/12/1967 này như sau: "Cuối năm 1967, một tổn thất lớn đến với sư đoàn 2. Để chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân 1968, đoàn cán bộ chủ chốt gồm Bộ chỉ huy sư đoàn, cán bộ đầu ngành của 3 cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần cùng ban chỉ huy 3 trung đoàn được triệu tập về để khảo sát thực địa. trên dải Động Mông- Đá Hàm dựa lưng vào núi Hòn Tàu, sư đoàn trưởng Lê Hữu Trữ ra lệnh cho mọi người phải về đúng vị trí của mình để có thể quan sát rõ cứ điểm Cấm Dơi và quận lỵ Quế Sơn, mục tiêu của sư đoàn cho chiến dịch tới. Đoàn cán bộ cùng các trợ lý, các trinh sát vừa nghiên cứu bản đồ, vừa quan sát thực địa suốt buổi sáng. Hai giờ chiều có một máy bay trinh sát Mỹ bay tới. Chiếc máy bay quần nhiều vòng quanh dải Động Mông – Đá Hàm, rồi nó thu hẹp vòng lượn lại. Vài phút sau từ phía đông 4 máy bay lên thẳng vũ trang HU1A ào tới. Chúng dàn hàng ngang bắn trung liên uy hiếp, có ý muốn đổ quân bắt sống cả đoàn cán bộ. Sư đoàn trưởng Trữ ra lệnh chiến đấu. Hỏa lực mạnh nhất của quân ta chỉ đến tiểu liên AK của các đồng chí vệ binh, còn nữa chỉ là súng ngắn. Trận chiến đấu không ngang sức đó kéo dài hai tiếng đồng hồ. Quân Mỹ dùng hỏa lực cày nát ngọn đồi. Quân ta chiến đấu đến viên đạn cuối cùng.Tổn thất đến với sư đoàn 2 thật to lớn. Sư đoàn trưởng Lê Hữu Trữ, chính ủy sư đoàn Nguyễn Minh Đức, cùng các cán bộ chủ chốt của 3 cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, các trung đoàn trưởng 31, 21 cùng ban chỉ huy trung đoàn hy sinh. Các chiến sĩ cảnh vệ (vệ binh?), trinh sát chiến đấu ngoan cường để bảo vệ các thủ trưởng thân yêu của mình phần lớn đã ngã xuống trên dải núi này. Ngày nay nhữn người đến Quế Sơn, một địa danh với những chiến công nổi tiếng, từ thị trấn huyện lỵ nhìn dãy Động Mông – Đá Hàm đã phủ cây xanh, ít tai biết được ở đó có một trận đánh bi hùng của sư đoàn trước ngày mở màn chiến dịch Mậu Thân 1968.
Nguyễn Chơn thoát chết là do một sự tình cờ. Buổi sáng anh còn làm việc với sư đoàn trưởng Trữ. Đầu giờ chiều anh được phân công đi chuẩn bị một hướng khác, nơi dự kiến địch sẽ đổ quân phản kích. Sư đoàn trưởng rút ra 200 đồng tiền Sài gòn để anh mua thuốc hút và nói: “Ông về cũng được”. Anh dừng chân ở Sơn Long đang ăn bánh tráng thịt heo ở một nhà cơ sở, thì thấy trực thăng Mỹ bay tới. Đứng nhìn những chiếc máy bay nhào xuống nhả đạn trên đỉnh đồi, nghe những loạt đạn AK bắn trả, anh là người đầu tiên cảm nhận được sâu sắc tổn thất lớn lao mà sư đoàn phải gánh chịu."


Link bài viết liên quan:

[7.1.1] Thông tin của phía Mỹ về sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5 hy sinh ngày 5/12/1967, khi đi chuẩn bị chiến trường tại Quảng Nam 

[7.1.0] Về sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5 hy sinh ngày 5/12/1967, khi đi chuẩn bị chiến trường tại Quảng Nam

 

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

[7.1.1] Thông tin của phía Mỹ về sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5 hy sinh ngày 5/12/1967, khi đi chuẩn bị chiến trường tại Quảng Nam

20140606

Link phần trước:

[7.1.0] Về sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5 hy sinh ngày 5/12/1967, khi đi chuẩn bị chiến trường tại Quảng Nam



Diễn biến trận phía Mỹ tập kích Ban chỉ huy Sư đoàn 2 đi chuẩn bị chiến trường, ngày 5/12/1967, tại Quảng Nam (Hiện nay thuộc địa bàn thị trấn Đông Phú - huyện Quế Sơn - tỉnh Quảng Nam)
1. Từ ngày 5/12, lực luơng Mỹ tiến hành trinh sát khu vực tác chiến phụ trách. Nhóm trinh sát thuộc sư đoàn 2 Bắc Việt đã bị phát hiện trên đỉnh núi nhìn về thung lũng Quế Sơn. Lập tức toán trinh sát này bị lực lượng Mỹ tấn công. Trận chiến kết thúc sau thời gian ngắn. 17 lính Bắc Việt bị chết sau giao chiến. Phía Mỹ thu được 24 inch tài liệu. Danh sách các lính Bắc Việt bị chết đã được xác định là các sỹ quan cao cấp của Sư đoàn 2 Quân khu 5 (Tên và chức vụ được xác định khớp với tài liệu). Ngoài ra phía Mỹ còn thu được mật mã của Quân khu 5, để liên lạc trực tiếp với các đơn vị Bắc Việt trong địa bàn Quân khu 2 VNCH. Phía Mỹ còn thu được Kế hoạch tác chiến Đông Xuân của Sư đoàn 2.
2. Danh sách các sỹ quan của Sư đoàn 2 Bắc Việt hy sinh xác định được danh tính qua tài liệu thu được trong trận lính Mỹ tập kích ngày 5/12/1967 gồm (Tiếng Việt không dấu):
-          Nguyen Minh Dao – Chính ủy Sư đoàn 2
-          (Trinh Van) Kiem - Trưởng Ban quân báo Sư đoàn 2
-          Huynh Thanh Phong - Chủ nhiệm Hậu cần Sư đoàn 2
-          Nguyen Huong Tham - Trưởng Ban tác chiến và quân huấn Sư đoàn 2
-          Tran Ngoc Toan – Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3 – Sư đoàn 2
-          Dinh Huu Can - Chủ nhiệm thông tin Sư đoàn 2
-          Ngo Van Chat –
-          Tran Quang Trung
-          Nguyen Van My - Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 2
-          Bui Duc Nham – Có thể là trợ lý tác chiến pháo binh Sư đoàn 2
-          Dinh Nhu Con
-          Tran Van Luong – Cán bộ Ban Hậu cần
-          Phung Minh Son
-          Nguyen Ngoc Dung – Ban Thông tin
-          Huong Nghiep Du – Ban Thông tin
-          Tran Xuan Hung
-          Tran Ngoc (Có thể là Nguyễn Ngọc) – Ban Quân báo Sư đoàn 2
3. Diễn biến chi tiết ngày 5/12/1967:
- Lúc 16h56, Máy bay Mỹ phát hiện 8 đến 9 lính Bắc Việt, và tấn công làm 9 lính Bắc Việt chết. Một máy bay bị bắn, làm phi công và xạ thủ súng máy bị thuơng. Gọi lực lượng hỗ trợ
- Lúc 17h55, phát hiện và tấn công làm 3 lính Bắc Việt bị chết.
- Lực lượng hỗ trợ rút đi, báo cáo kết quả tấn công làm chết 5 lính Bắc Việt. Thu 24 inch tài liệu, 9 súng ngắn, 1 ống nhòm.

[7.1.0] Về sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5 hy sinh ngày 5/12/1967, khi đi chuẩn bị chiến trường tại Quảng Nam

Theo Lịch sử Sư đoàn 2 - QK5, ghi nhận sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5 hy sinh ngày 5/12/1967, khi đi chuẩn bị chiến trường tại Quảng Nam như sau:

Ngày 5/12/1967, đoàn cán bộ chuẩn bị chiến trường của Sư đoàn bị máy bay lên thẳng và bộ binh địch tập kích. Các đồng chí Sư đoàn trưởng Lê Hữu Trữ (Thạch), Chính ủy Sư đoàn Nguyễn Minh Đức (Đạo), Trung đoàn trưởng các trung đoàn 21, 31, Tham mưu phó, Chủ nhiệm hậu cần và một số cán bộ cơ quan của Sư đoàn hy sinh.
Tổn thất này là khó khăn lớn nhất của Sư đoàn trước khi bước vào chiến dịch. Trong khi đó, theo kế hoạch chung, sư đoàn lại phải rút 600 cán bộ cơ sở đi tập huấn để chuẩn bị cho Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa. Đã thế, kế hoạch tác chiến ở hướng chủ yếu Cấm Dơi, Duơng Là đã bị địch lấy mất. Khó khăn chồng chất khó khăn.

[7.0] Mở đầu

Tạm thời chưa đưa nội dung

[8.0] Mở đầu

Tạm thời chưa đưa nội dung

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

[3.2.2] Thư của bác Lê Văn Thoa, đơn vị thuộc Sư đoàn 5 Chiến trường B2 miền Nam, gửi về cho người em là Lê Thanh Cương (Không có địa chỉ)

2013081321047009

Thư của bác  Lê Văn Thoa, đơn vị thuộc Sư đoàn 5 Chiến trường B2 miền Nam, gửi về cho người em là Lê Thanh Cương (Rất tiếc là không có địa chỉ)

Bức thư này bị lính Mỹ thu ngày 24/3/1967 tại Tây Ninh.

Ảnh chụp các bức thư

alt

alt

alt

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

[4.19] Địa danh (1): Đồi không tên ở đâu trong chiến dịch phản công đường 9 Nam Lào/ Lam Sơn 719 năm 1971?

2014052646032101
1. Địa danh Đồi không tên, một cái tên khá nổi tiếng trong chiến dịch phản công đường 9 Nam Lào/ Lam Sơn 719 năm 1971

http://sukiennhanchung.wordpress.com/2011/04/24/tr%E1%BA%ADn-danh-tren-d%E1%BB%93i-khong-ten/

QĐND – Hà Nội một ngày đầu xuân Tân Mão, trời hửng nắng và ấm áp, chúng tôi tìm đến nhà Trung tướng Khuất Duy Tiến ở khu tập thể 34A, Trần Phú. Vị tướng đã bước sang tuổi 81 nhưng vẫn mạnh khỏe, minh mẫn. Trong ký ức của người chỉ huy dày dạn trận mạc này vẫn còn tươi nguyên câu chuyện sôi động của trận đánh trên đồi Không Tên và cuộc vây bắt tên Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn dù ngụy trong Chiến dịch Đường 9-Nam Lào 40 năm trước…

Trận đánh trên đồi Không Tên
Đầu năm 1971, tôi được trên bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Đang trên đường hành quân vào chiến trường Nam bộ, chúng tôi nhận được điện của Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng: “Trung đoàn 64 dừng hành quân đường dài, quay sang Trạm 4, Bản Đông (địa phận nam nước Lào) gặp đồng chí Trịnh Tráng, Phó tham mưu trưởng Sư đoàn 308, nhận nhiệm vụ mới”. Chúng tôi liên hệ với trạm giao liên nhờ dẫn đường, để tổ chức cho bộ đội đi xuyên rừng đến điểm hẹn. Tại đây, anh Trịnh Tráng cho biết, địch đã đổ quân xuống khu vực Bản Đông, chúng ta phải tổ chức chuẩn bị chiến đấu. Ngày 9-2, tôi và anh Trịnh Tráng dẫn cán bộ đến trinh sát địa hình ở dãy điểm cao 543. Nhưng vừa đến chân điểm cao thì máy bay địch ập đến, đổ quân và chiếm giữ luôn điểm cao này. Đạn từ trực thăng của địch bắn đúng vào đội hình của ta làm anh Trịnh Tráng bị thương vào bả vai không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được. Tôi nối máy báo cáo tình hình và nhận được mệnh lệnh của Bộ: Đưa ngay lực lượng xuống chốt chặn tại đồi Không Tên (khu vực ngã 3 Cha-phi, án ngữ con đường 16 đi xuống Bản Đông, cách điểm cao 543 mà địch đã chiếm giữ gần 3km).


Tối hôm ấy, lực lượng của Tiểu đoàn 9 đã được bố trí tại đồi Không Tên. Lúc 10 giờ ngày 13-2, tôi đang ở vị trí chỉ huy ở khu đồi Không Tên thì máy bay địch đến quần lộn, đạn, pháo bắn dồn dập, bom na-pan thả cháy rực xung quanh. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 báo cáo: Địch đổ quân vào đội hình của ta, đề nghị cho đánh. Tôi đồng ý và ra lệnh cho đơn vị vừa bắn máy bay vừa xung kích vào các vị trí mà địch vừa đổ quân. Tại một mỏm sát vị trí chỉ huy tiểu đoàn, nơi có một trung đội của Đại đội 9, Tiểu đoàn 9 chiếm giữ, ta và địch giằng co nhau ác liệt. Thượng sĩ Phùng Quang Thanh, Trung đội trưởng, chỉ huy bộ đội chiến đấu rất dũng cảm. Mặc dù bị thương, máu chảy ướt đẫm cánh tay nhưng anh vẫn động viên đồng đội chiến đấu kiên cường bảo vệ an toàn cho vị trí chỉ huy và bảo vệ sườn cho các mũi tấn công của đội hình Tiểu đoàn 9 (sau chiến dịch, Trung đội trưởng Phùng Quang Thanh được phong danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, hiện nay đồng chí là Đại tướng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng – PV). Sau 40 phút chiến đấu, ta bắt được 9 tù binh. Chúng khai là lực lượng công binh đến làm hầm chỉ huy tại đồi Không Tên. Âm mưu của địch là chiếm đồi Không Tên cùng với lực lượng ở điểm cao 543 khống chế khu vực phía Bắc Đường 9. Hai vị trí sẽ liên kết với điểm cao 500, tạo thành thế liên hoàn khống chế cả con đường 16, ngăn chặn quân ta xuống Bản Đông. Nhân cơ hội địch đang bị rối loạn, tôi ra lệnh cho các hướng mũi tiếp tục xung kích. Quần lộn với nhau đến khoảng 16 giờ thì lực lượng địch bị quân ta dồn xuống khu vực suối cạn ở bản A-la-nhay. Tối đó, Tiểu đoàn 9 tiếp tục công kích, tiêu diệt phần lớn Tiểu đoàn 6 của Lữ đoàn dù 3 ngụy. Ba ngày tiếp theo, quân ta tiếp tục truy kích, đuổi đánh tàn quân; đến ngày 16-2, ta đã làm chủ hoàn toàn đồi Không Tên, tạo bàn đạp để tiếp tục tiến đánh điểm cao 543, nơi có Sở chỉ huy Lữ đoàn dù 3 đang chiếm giữ.
Đại tá Nguyễn Văn Thọ bị bắt như thế nào?
Trước khi xây dựng phương án tác chiến, chúng tôi có 3 ngày đi trinh sát thực địa tại khu vực điểm cao 543. Tại đây, địch có Tiểu đoàn dù 3, một trận địa pháo 105mm và sở chỉ huy Lữ đoàn dù với sự chi viện tối đa của hỏa lực, không quân, pháo binh. Mặc dù mới đổ quân xuống đây chưa đầy chục ngày nhưng chúng đã kịp xây dựng một hệ thống công sự phòng ngự khá chặt chẽ, nhiều tầng lớp. 5 giờ sáng ngày 20-2, quân ta bắt đầu nổ súng nhưng không thành công vì vướng 3 hàng rào dây thép gai và sự chống trả quyết liệt của địch. Trong cuộc họp rút kinh nghiệm, chỉ huy trung đoàn quyết định thay đổi cách đánh. Theo đó, sẽ tổ chức cho bộ đội đào công sự, đánh vây, lấn. Những ngày tiếp theo, trận đánh diễn ra ác liệt, giằng co. Ta chiếm được một phần, địch phản kích chiếm lại, hôm sau ta lại tái chiếm… Đồng chí Phạm Hồng Sơn, Tham mưu phó mặt trận điện hỏi trung đoàn cần bổ sung gì? Tôi thưa, cần thêm 10 khẩu B41. Bộ tư lệnh mặt trận tăng cường thêm 6 khẩu B41 và một đại đội xe tăng 4 chiếc. Chúng tôi tổ chức cho đơn vị và các lực lượng phối thuộc đi trinh sát để nghiên cứu đường đi cho xe tăng xuất kích theo hướng Nam Đông Nam của điểm cao, hướng tiến công mới mà trung đoàn xác định là chủ yếu, xe tăng có thể cơ động được.
Một giờ chiều ngày 25-2, 4 chiếc xe tăng của ta dũng mãnh dẫn đầu đội hình tấn công cao điểm 543. Sự xuất hiện của xe tăng đã gây bất ngờ cho địch. Chúng sợ hãi, lui lại co cụm và gọi hỏa lực chi viện. Hai chiếc F4 lao đến, cắt bom. Xe tăng và pháo cao xạ 37mm của ta vừa cơ động vừa bắn máy bay. Một chiếc F4 bốc cháy, chiếc kia cũng vội vã trút bom rồi bỏ chạy. Chớp thời cơ, tôi ra lệnh cho bộ đội áp sát và tổng công kích. Quân ta tràn vào điểm cao làm cho địch bị rối loạn và vỡ trận. Đến 16 giờ 30 phút ta cơ bản giải quyết xong trận địa, chỉ còn 4 hầm địch còn ngoan cố chống cự. Với sức mạnh áp đảo, ta đã chế áp, dùng lựu đạn khói, buộc chúng phải đầu hàng, trong số này có tên Đức, Tham mưu trưởng Lữ đoàn dù 3 và 15 tên chỉ huy các cấp. Tên Trung tá Mai là Lữ đoàn phó, chạy trốn ra vạt rừng cây, cũng bị ta tiêu diệt. Tên tù binh là cần vụ, khai: Đại tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ đoàn dù 3 có mặt và chỉ huy trực tiếp tại đây. Tôi cho anh em lùng sục, truy tìm nhưng không thấy. Đến 18 giờ, các đơn vị đều báo cáo là đã bắt hết tù binh. Nhưng ngay sau đó, đài kỹ thuật của ta vẫn nghe thấy tiếng của Đại tá Thọ gọi điện xin viện binh, pháo bắn vào căn cứ và đưa máy bay vào để cứu hắn. Tôi lệnh cho đồng chí Đông, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 8, tiếp tục kiểm tra lại các hầm trú ẩn của địch. Đồng chí Quyết, trung đội phó và Thượng sĩ Dục nhận nhiệm vụ truy lùng tên Thọ. Đến lần thứ 3, hai anh xuống lại khu vực hầm chỉ huy của tên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn dù ngụy thì vẫn thấy một tên nằm sấp như đã chết, đầu hắn quay vào trong, hai chân hướng ra ngoài. Sờ vào thấy hắn vẫn còn nóng. Thoáng nghi ngờ, Quyết đá vào chân và nổ súng xuống đất. Hắn vội bò dậy, tay run run nộp khẩu súng ngắn và lắp bắp nói: “Dạ, dạ tôi là Đại tá Nguyễn Văn Thọ”. Nhận được tin báo, chúng tôi mừng lắm, lệnh cho anh em giải ngay tên Thọ về sở chỉ huy. Quá trình dẫn giải tên Thọ nảy sinh ra một tình huống. Số là lúc đó lợi dụng trời tối và có mưa, khi vừa xuống tới chân điểm cao, Thọ xô ngã Trung đội phó Quyết và bỏ chạy. Rất nhanh trí, Chính trị viên phó Đông hô tập hợp một tiểu đội và hô lớn: “Toàn đơn vị truy tìm, thấy nghi ngờ là bắn bỏ”. Thọ sợ quá, lóp ngóp từ lùm cây bò ra: “Dạ, dạ, tôi đây. Tôi bị té…”.
Mặc dù quãng đường chỉ chưa đầy 3 km nhưng phải đến gần sáng hôm sau anh em mới đưa Thọ về đến Sở chỉ huy. Lúc này trông hắn thật đáng thương. Quần áo lấm lem bùn đất, tóc tai bờ phờ, người hốc hác, mắt đỏ ngầu. Tôi bảo anh em cởi trói cho Thọ và đưa đi rửa tay chân. Để cho hắn nghỉ một chút, tôi hỏi: “Anh có đói không?”. Hắn thật thà: “Dạ, có”. Tôi nhắc đồng chí cần vụ mang cơm ra. Không chút khách khí, Thọ ăn liền 3 bát. Tôi trực tiếp pha một bát sữa bột và đưa cho Thọ. Viên Đại tá, Lữ đoàn trưởng ngụy nhận bát sữa, vừa uống, vừa khóc, sau đó đã thành khẩn khai báo những tin rất cần thiết cho các trận đánh tiếp của chiến dịch…”.
Trung tướng Khuất Duy Tiến kể – Hoàng Tiến ghi
2. Mô tả và vị trí Đồi không tên:
- Đồi không tên là cao điểm 435 ở về phía Tây đường số 16A, cách bản Đông khoảng 10km về phía bắc.
- Vị trí cao điểm 435/ đồi Không tên trên bản đồ, so với vị trí cao điểm 543 nơi đặt Sở chỉ huy Lữ đoàn dù 3.

alt

[3.2.1] Thư của bác Chu Bá Trạc, đơn vị thuộc Sư đoàn 5 Chiến trường B2 miền Nam, gửi về bác Nguyễn Thị Điểm xóm Yên Kháng, xã Diễn Tường, huyện Diễn Châu, Nghệ An

2013081321047003
Thư của bác Chu Bá Trạc, đơn vị thuộc Sư đoàn 5 Chiến trường B2 miền Nam, viết tháng 1/1967, gửi về bác Nguyễn Thị Điểm xóm Yên Kháng, xã Diễn Tường, huyện Diễn Châu, Nghệ An
Trong cùng phong bì gồm các bức thư gửi tới thăm hỏi:
- Người em là Nguyễn Kim Thành
- Bác Quy và bác Truyền
- Vợ là bác Điểm và 4 người con
Bức thư này bị lính Mỹ thu ngày 24/3/1967 tại Tây Ninh.

Bài liên quan: 

[3.2] Thư cá nhân của chiến sỹ thuộc Sư đoàn 5 gửi về Cẩm Giàng - Hải Dương


alt


alt


alt


alt

alt

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

[4.3.11] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 131 đến 141) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967

2013090312043.16
Bản danh sách các liệt sỹ mà phía Mỹ cho rằng thuộc trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân Giải phóng miền Nam.
Bản danh sách liệt kê thông tin gồm: Họ tên – ngày tháng hy sinh – quê quán của 210 liệt sỹ thuộc trung đoàn 165, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967. Thông tin từ danh sách cho thấy hầu hết các liệt sỹ có quê quán ở miền Bắc Việt Nam, và có thể hy sinh tại 1 quân y viện của Quân GP MN.
Bản chụp cho thấy danh sách có 18 trang, do lực lượng biệt kích VNCH thu được gần biên giới Việt Nam - Campuchia tháng 1/1967, phía Đông Bắc Bù Đốp.
Link các phần của danh sách: 

[4.3.10] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 120 đến 130) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967

[4.3.9] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 109 đến 119) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.8] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 97 đến 108) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.7] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 86 đến 96) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.6] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 74 đến 85) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.5] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 63 đến 73) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.4] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 51 đến 62) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.3] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 39 đến 50) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.2] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 26 đến 38) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.1] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 14 đến 25) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.0] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 1 đến 13) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967


Do trang danh sách có đoạn hơi mờ, nên thông tin Rongxanh đánh máy lại có thể chưa được chính xác.
Ảnh chụp trang danh sách, từ số thứ tự 131 đến số thứ tự 141










alt

Thông tin gồm: Số thứ tự - Họ và tên - Đơn vị - Ngày hy sinh - Quê quán


131 Phạm Văn Quê
21
16/10/1966
Đồng Kỳ - Tứ Kỳ - Hải Dương
132 Lê Bá Thiện?
d4
16/10/1966
Bình Phú - Thạch Thất - Hà Tây
133 Lê Bá Hải
18
17/10/1966
Nghĩa Trụ - Văn Giang - Hưng Yên
134 Lưu Bá Vượng
8d5?
18/10/1966
Kim Xá? -?? - Vĩnh Phúc
135 Lê Đình Chiến
8
19/10/1966
Xuân Quan - Văn Giang - Hưng Yên
136 Nguyễn Văn Thụ
11d6
19/10/1966
Thanh Hà -? - Gia Lương - Hà Bắc
137 Đoàn Quốc? Dực?
18
19/10/1966
Việt Tiến - Vĩnh Bảo - Hải Phòng
138 Đoàn Văn Quân
10d5?
20/10/1966
Đại Đồng? - Tứ Kỳ - Hải Dương
139 Nguyễn Văn Nhương? 18
20/10/1966
Mỹ Lương - Gia Lương - Hà Bắc
140 Phạm Tất Kháng
17
20/10/1966
Số nhà 82? - Hùng? Thao - Phú Thọ
141 Đào Văn Miên?
10d5?
21/10/1966
Thọ Vực - Nghĩa Trụ - Văn Giang - Hưng Yên

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

[3.29.14] Thư của bác Lê Ngọc Thiết, có thể thuộc E95B, gửi cho cha là Lê Văn Ngần, xóm ?? xã Xuân Bái? huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, năm 1966

2014030306021.46

Thư của bác Lê Ngọc Thiết, có thể thuộc Trung đoàn 95B Quân khu 5 hoạt động tại địa bàn tỉnh Phú Yên - Nam tỉnh Bình Định, gửi về cho cha là Lê Văn Ngần, xóm Đồng Cốc? xã Xuân Phú [Bái?] huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, năm 1966 (?) 
Bức thư này lính Mỹ thu được tháng 12/1966, cùng hàng loạt bức thư khác của những người lính thuộc đơn vị quân y của Mặt trận B3 - Tây Nguyên].

Ảnh chụp các bức thư

alt

alt

alt

alt

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

[4.18] Thông tin của phía mỹ về Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn E101 - Sư đoàn 1 tại QL13 Hớn Quản ngày 12/8/1969

2014050358021
Qua trao đổi với thân nhân 1 liệt sỹ ở Yên Bái, thuộc Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 101[D] - Sư đoàn 1 - Chiến trường B2, hy sinh ngày 12/8/1969 tại QL13 đoạn Chơn Thành - Hớn Quản (An Lộc, Rongxanh post 1 đoạn thông tin liên quan đến tiểu đoàn này, dịch từ tài liệu Mỹ

Trận phục kích của Trung đoàn 101D – Sư đoàn 1 trên QL13 ngày 12/8/1969
-          Đoàn xe quân sự Mỹ bắt đầu di chuyển vào lúc 12h00 [Giờ Sài Gòn, sớm hơn giờ Hà Nội 1h] và 1 bộ phận khác di chuyển từ Dầu Tiếng. Hai đại đội bộ binh cơ giới và 1 đại đội xe tăng (thiếu) được sử dụng để bảo vệ 11.5km đường.
-          Lúc 15h30, khi đoàn xe quân sự [vận tải] gồm 30 xe đi về huớng Bắc, một cống qua đường ở phía Nam trạm kiểm soát đã bị đánh sập bởi mìn có điều khiển, gây tắc 5 xe. Ngay lập tức đoàn xe bị tấn công, ước tính khoảng 3 đại đội quân Bắc Việt, từ rừng cây phía Đông và Tây của con đường. Bộ phận chính quân Bắc Việt nằm ở phía Tây con đường, cách vị trí sở chỉ huy quân Mỹ [Sở chỉ huy các lực lượng bảo vệ tuyến đường] khoảng 300 – 400m. Khi bộ phận hộ tống đoàn xe (quân cảnh và cơ giới), xe tăng, bộ binh… bắn trả lại, lực lượng Mỹ khác chi viện từ phía Nam lên. Quân Bắc Việt tiếp tục phá hủy 1 chiếc cống khác nằm ở phía Nam khu vực phục kích, cách đó độ 1km, nên các lực lượng chi viện chỉ có thể đến khu chiến sau 15 phút (Khoảng 15h45 đến 16h00).
-          Các lực lượng Mỹ chi viện tiến đến khu vực phục kích (3 xe thiết giáp dẫn đầu, trung đội 1 bên cánh trái, trung đội 2 bên cánh phải, 3 xe thiết giáp mang súng cối 81mm ở giữa). Khi cách khu rừng 50m, lực lượng chi viện dừng lại và lùi lại 50m để không quân và pháo binh bắn phá vị trí quân Bắc Việt (Khoảng 16h00 đến 16h30).
-          Xe công binh bắc cầu của Mỹ di chuyển đến khu vực phục kích từ phía Bắc, và thay thế cống qua đường bị đánh sập, cho phép phần còn lại của đoàn xe quân sự tiếp tục di chuyển. Lúc 17h00, các họat động hoàn tất và các đơn vị Mỹ triển khai trận địa phòng ngự ban đêm gần vị trí phục kích. Trong vài ngày tiếp theo, khu vực này trở thành Căn cứ yểm trợ hỏa lực.
-          Các lực lượng Mỹ lục soát khu vực, xác định có 54 bộ đội Bắc Việt bị chết, bắt 2 tù binh, thu số lượng lớn súng AK, súng phóng lựu, đạn dược và tài liệu.

Bản đồ đánh dấu khu vực chiến sự (Khu vực này nay thuộc xã Tân Khai huyện Bình Long - tỉnh Bình Phước)
alt

[3.29.13] Thư của bác Nguyễn Văn Nại, có thể thuộc E95B, gửi về bác Nguyễn Thị Thanh, nông trường bộ Đồng Giao - Ninh Bình, năm 1966 (?)

2014030306021.43

Thư của bác Nguyễn Văn Nại, có thể thuộc Trung đoàn 95B, gửi về bác Nguyễn Thị Thanh, nông trường bộ Đồng Giao - Ninh Bình, năm 1966 (?)
Bức thư này lính Mỹ thu được tháng 12/1966, cùng hàng loạt bức thư khác của những người lính thuộc đơn vị quân y của Mặt trận B3 - Tây Nguyên].

Ảnh chụp các bức thư

alt

alt

alt

[4.3.10] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 120 đến 130) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967

2013090312043.16
Bản danh sách các liệt sỹ mà phía Mỹ cho rằng thuộc trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân Giải phóng miền Nam.
Bản danh sách liệt kê thông tin gồm: Họ tên – ngày tháng hy sinh – quê quán của 210 liệt sỹ thuộc trung đoàn 165, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967. Thông tin từ danh sách cho thấy hầu hết các liệt sỹ có quê quán ở miền Bắc Việt Nam, và có thể hy sinh tại 1 quân y viện của Quân GP MN.
Bản chụp cho thấy danh sách có 18 trang, do lực lượng biệt kích VNCH thu được gần biên giới Việt Nam - Campuchia tháng 1/1967, phía Đông Bắc Bù Đốp.
Link các phần của danh sách:
[4.3.9] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 109 đến 119) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.8] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 97 đến 108) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.7] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 86 đến 96) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.6] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 74 đến 85) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.5] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 63 đến 73) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.4] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 51 đến 62) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.3] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 39 đến 50) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.2] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 26 đến 38) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.1] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 14 đến 25) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.0] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 1 đến 13) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967


Do trang danh sách có đoạn hơi mờ, nên thông tin Rongxanh đánh máy lại có thể chưa được chính xác.
Ảnh chụp trang danh sách, từ số thứ tự 119 đến số thứ tự 130
alt

Thông tin gồm: Số thứ tự - Họ và tên - Đơn vị - Ngày hy sinh - Quê quán

120 Kiều Đình? Tám


08/10/1966
Cần Kiệm - Thạch Thất - Hà Tây
121 Đào Đức Duật


09/10/1966
Yên Đồng - Ý Yên - Nam Hà
122 Đào Văn Ga?


10/10/1966
Tâm Hương? - Ninh Giang - Hải Dương
123 Vũ Văn Nhung


11/10/1966
Đông Quang - Quốc Oai - Hà Tây
124 Bùi Văn Lục


11/10/1966
An Châu - Tiên Hưng - Thái Bình
125 Tạ Văn Tuyến?
12d6
11/10/1966
? - Tứ Kỳ - Hải Dương
126 Nguyễn V Đáp
1d4
12/10/1966
Tam Đình? - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
127 Nguyễn V Tuất


12/10/1966
Cổ Đông - Tùng Thiện - Hà Tây
128 Lê Văn Ý


12/10/1966
Thiệu Xương - Thiệu Hóa - Thanh Hóa
129 Nguyễn Hữu? Chúc?

14/10/1966
Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc
130 Trần văn Ngôn
2d4
15/10/1966
Hải Đình - Kim Anh - Vĩnh Phúc

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

[3.29.12] Thư của bác Phan Thế Duệ, đơn vị quân y Tây Nguyên, gửi về cho cha là Phan Đình Phong - thôn Châu Hạ - xã Huơng Châu - Huơng Khê - Hà Tĩnh, năm 1966

2014030306021.40
Thư của bác Phan Thế Duệ, đơn vị quân y Tây Nguyên, đề ngày 30/10/1966, gửi về cho cha là Phan Đình Phong - thôn Châu Hạ - xã Huơng Châu - Huơng Khê - Hà Tĩnh, năm 1966 [Hiện Rongxanh chưa tìm ra bây giờ là xã nào]
Bức thư này lính Mỹ thu được tháng 12/1966, cùng hàng loạt bức thư khác, có lẽ của những người lính cùng đơn vị [Một bệnh viện của Mặt trận B3 - Tây Nguyên].

Ảnh chụp các bức thư

alt

alt

alt

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

[3.29.11] Thư của bác Nguyễn Văn Vấn, đơn vị quân y Tây Nguyên, gửi về cha Nguyễn Văn Súy - thôn Bãi Vàng - xã An Hạ - huyện Lạng Giang - Bắc Giang, năm 1966

2014030306021.37
Thư của bác Nguyễn Văn Vấn, đơn vị quân y Tây Nguyên, đề ngày 28/12/1966, gửi về bác Nguyễn Văn Súy - thôn Bãi Vàng - xã An Hạ - huyện Lạng Giang - Bắc Giang.
Trong thư bác Vấn kể lại mới đến Tây Nguyên sau 5 tháng hành quân trên đường Hồ Chí Minh.
Bức thư này lính Mỹ thu được tháng 12/1966, cùng hàng loạt bức thư khác, có lẽ của những người lính cùng đơn vị [Một bệnh viện của Mặt trận B3 - Tây Nguyên].

Ảnh chụp các bức thư
alt

alt

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

[6.7.2] Chiến thắng Tua Hai (Tây Ninh) 26/1/1960 - Thông tin tham khảo từ phía Mỹ

2014042428
Rongxanh dịch thông tin từ phía Mỹ về trận đánh của Quân Giải phóng miền Nam vào căn cứ của Trung đoàn 32 - Sư đoàn 21 VNCH tại Tây Ninh vào đêm 25 rạng 26/1/1960, với mục đích có tư liệu tham khảo
--------------

- Trong thời gian từ 18h00 đến 23h00 ngày 25/1/1960, quân số của Trung đoàn mà không tham gia vào kế hoạch chiến đấu đang tham gia lễ kỷ niệm của Sư đoàn 21 tại thành phố Tây Ninh. Tất cả các quân nhân này quay về căn cứ lúc 24h00. Các quân nhân tham dự lễ kỷ niệm không được trang bị vũ khí, chỉ có một số quân nhân mang vũ khí để bảo vệ an ninh.

- Thông thường quanh chu vi của doanh trại có 10 vọng gác. Mỗi vọng gác có 11 nguời mang súng trường M1 và 2 súng tiểu liên. Tại mỗi chốt gác, có hai nguời chịu trách nhiệm gác, còn những nguời còn lại ngủ trong các hầm cạnh chốt gác.NGoài ra, thông thường còn có các toán tuần tra đi quanh căn cứ trong bán kính 3km. Tại thời điểm căn cứ bị tấn công, tất cả các chốt gác đều có nguời, tuy nhiên các toán tuần tra không còn tiếp tục từ lúc 23h00.

- Tổng quân số của Trung đoàn 32 ở thời điểm 25/1/1960 là 1698 nguời. Tại thời điểm bị tấn công, chỉ có 547 quân nhân hoạt động trong căn cứ, trong đó có 343 tân binh mới được huấn luyện chút ít.

- Kế hoạch tác chiến đêm 25 – ngày 26/1: Trung đoàn 32 có kế hoạch càn quét bắt đầu lúc 6h00 ngày 26/1/1960. Mục đích là để tiêu diệt các phần tử nghi ngờ là quân Giải phóng trong khu vực hoạt động của Trung đoàn. (Ở vùng xấp xỉ 15km phía bắc căn cứ). Lực lượng VNCH gồm có 5 đại đội của Trung đoàn 32, trong đó có 2 đại đội sẽ xuất phát lúc 02h00, và 3 đại đội còn lại xuất phát lúc 06h00.

- Trước khi xảy ra tấn công, 120 nguời của Tiểu đoàn 1 bắt đầu chuẩn bị xuất phát. Tiểu đoàn 2 có 180 ngừoi ở căn cứ, có vũ khí và chuẩn bị xuất phát. 60 người của Tiểu đoàn 3 rời căn cứ lúc 02h00, và 120 nguời của tiểu đoàn này vẫn ở lại căn cứ, mang vũ khí và chuẩn bị rời căn cứ. Tất cả các sĩ quan tại căn cứ đều mang vũ khí, tuy nhiên, tất cả các vũ khí khác đều được bảo quản nghiêm ngặt trong kho. Đạn dược cũng được chứa trong các kho.

- Khoảng 02h30 ngày 26/1, khoảng 400 quân GP bắt đầu tấn công căn cứ. Lực lượng QGP trang bị súng bộ binh, tiểu liên, lựu đạn và chất nổ. CHiến thuật tiềm nhập được sử dụng. Các trạm gác số 3, 4, 5 đã bị chiếm trong im lặng (Các cố vấn Mỹ không thể hiểu tại sao lại xảy ra điều này). Lính QGP mang chất nổ vào căn cứ và đặt tại một vài tòa nhà. Sau khi kích nổ, QGP bắn súng cá nhân và kêu gọi lính VNCH “đầu hàng hay là chết”(Hàng thì sống - chống thì chết ? – Rx đoán). Mục tiêu của QGP là kho vũ khí và đạn dược, sau đó mới là tiêu diệt sinh lực và phá hoại các tòa nhà. Mục tiêu chính huớng tới các tòa nhà chứa vũ khí và đạn dược, mục tiêu thứ 2 là Sở chỉ huy, toà nhà thông tin, khu sĩ quan, khu để xe. QGP đã thành công trong việc tiến chiếm vũ khí tại kho. Tại mỗi kho vũ khí, vũ khí và đạn dược được vận chuyển ra ngoài. QGP chất một số vũ khí lên các xe tải của VNCH mà QGP chiếm được ở khu để xe, và vận chuyển một số vũ khí bằng thủ công ra ngoài. Sau khi đánh chiếm kho vũ khí, QGP bỏ lại nhiều vũ khí của họ và tái trang bị bằng vũ khí đánh chiếm được.

- Tiểu đoàn 1 là đơn vị đầu tiên bị tấn công. Tiểu đoàn đã rơi vào trạng thái bị động và do đó bị tràn ngập trong thời gian ngắn. Sở chỉ huy Trung đoàn bị tấn công sớm, và QGP có thể đã phá hủy hệ thống thông tin nội bộ, và phá vỡ hệ thống chỉ huy của trung đoàn. Lực lượng 180 nguời của tiểu đoàn 2 ngay lập tức sẵn sàng chiến đấu, và triển khai phòng ngự tại vị trí đóng quân của tiểu đoàn. Một số quân nhân khác của tiểu đoàn 2 cố gắng lấy vũ khí, nhưng chỉ có 8 hoặc 10 nguời thành công trước khi QGP tràn ngập kho vũ khí. Tiểu đoàn 3 có 120 nguời chuẩn bị tác chiến. Các quân nhân này chiếm lĩnh vị trí chiến đấu tại khu trú quân của tiểu đoàn. Khi tình hình đã yên tĩnh trở lại, tại khu vực tiểu đoàn 3 bắt đầu phản công sang huớng tiểu đoàn 2. Phía QGP đã rút lui sau khi đạt được mục tiêu của họ.

- Kết quả trận đánh:
+ Phía QGP có 5 nguời chết (Để lại tại chiến trường), bị thương 2 (Sau đó 1 đã bị chết). Phía VNCH báo cáo thu được 43 vũ khí cá nhân, và đạn, mìn.

+ Phía VNCH có 34 nguời chết, 16 nguời bị thương, mất tích 12 (3 y tá sau này được QGP phóng thích). Mất số lượng vũ khí gồm: Súng Colt 45 Mỹ là 45 khẩu, Súng tiểu liên Thompson là 22 khẩu, súng Carbin 173 khẩu, súng trường M1 là 451 khẩu, súng BAR là 57 khẩu, súng cối 60mm là 7 khẩu, súng cối 81 (Chỉ có nòng) là 1 khẩu, súng phóng lựu là 1 khẩu, súng DK57mm là 4 khẩu. Bị phá hoại do chất nổ, cháy gồm: 3 tòa nhà bị phá hủy hòan toàn, 4 tòa nhà bị phá hủy 1 phần, 3 bộ tổng đài điện thoại, 7 máy điện thoại, 8 máy vô tuýên điện, 3 máy thu thanh, 1 xe 1.5 tấn.
- Sau trận đánh, Sư đoàn 21 tổ chức một số đợt truy quét, tuy nhiên không có giao chiến nào với phía QGP, ngoại trừ phát hiện một số xe tải do phía QGP thu giữ [dùng để vận chuyển vũ khí - Rx chú thích thêm] trong trận đánh bỏ lại.

Link phần trước: [6.7.1] Chiến thắng Tua Hai (Tây Ninh) 26/1/1960

[6.7.1] Chiến thắng Tua Hai (Tây Ninh) 26/1/1960

Thông tin về trận đánh qua báo chí:

http://baotayninh.vn/tin-tuc/chuyen-ke-ve-tran-danh-tua-hai-nho-mot-trung-doi-dan-cong-dut-lien-lac-ma-chau-thanh-co-duoc-nhieu-vu-khi-10143.html

Chuyện kể về trận đánh Tua Hai: Nhờ một trung đội dân công đứt liên lạc, mà Châu Thành có được nhiều vũ khí

Cập nhật ngày: 26/01/2010 08:49 Ông là một cán bộ lão thành cách mạng đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền tỉnh Tây Ninh. Ông cũng là người đã từng làm dân công tham gia vác súng đạn từ kho vũ khí của địch trong trận đánh căn cứ Tua Hai oanh liệt năm xưa.
Ông là một cán bộ lão thành cách mạng đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền tỉnh Tây Ninh. Ông cũng là người đã từng làm dân công tham gia vác súng đạn từ kho vũ khí của địch trong trận đánh căn cứ Tua Hai oanh liệt năm xưa. Ông tên là Võ Đức Tú, chú Năm Tú thân thương của cán bộ, chiến sĩ Tây Ninh. Ông sinh năm 1930, nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hiện ngụ tại ấp Thanh Thuận, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành.
Theo lời chú Năm Tú kể: Sau khi có Nghị quyết 15 (tháng 1.1959) chú Năm Tú được điều về làm Huyện uỷ viên huyện Châu Thành, và được phân công làm Thường trực Huyện uỷ. Trước khi trận đánh Tua Hai diễn ra, có lệnh của cấp trên triệu tập cán bộ, đảng viên huyện Châu Thành “đi tập huấn” trước Tết Nguyên đán. Thực hiện lệnh triệu tập của cấp trên, Huyện uỷ Châu Thành chọn toàn cán bộ đảng viên, với 116 người tham dự. Địa điểm tập trung thuộc xã Trà Vong (thuộc huyện Tân Biên) cách Tua Hai khoảng… 3 giờ đồng hồ đi bộ. Khi đến Trà Vong nghe cấp trên triển khai Nghị quyết 15 và nói là sẽ tổ chức đánh trận lớn, anh em hết sức phấn khởi, như “nắng hạn gặp mưa rào” vì Mỹ – Diệm đàn áp nhân dân quá sức, nhân dân thống khổ dữ lắm rồi, phải vùng lên cứu dân thôi. Nhưng cấp trên cũng không cho biết là đánh ở đâu, chỉ cho biết công việc của anh em là chuẩn bị đi vác súng. Cấp trên yêu cầu mỗi người ra rừng kiếm hai sợi dây rừng thật chắc, mỗi sợi dài khoảng một sải tay (khoảng hơn 1,5 mét). Trong đêm hành quân tất cả phải ở trần, trong khi đêm cuối năm âm lịch trời rất tối và lạnh lẽo hết sức. Khoảng hơn 19 giờ đêm 25.1.1960, cấp trên tập trung anh em dân công lại và ra lệnh xuất phát. Đến lúc này mọi người cũng chưa biết rõ là đánh ở đâu. Khoảng 22 giờ 30 phút, các lực lượng của ta, kể cả dân công đã đến gần căn cứ Tua Hai, còn cách chừng 500 mét, lực lượng ta dừng quân lại mai phục. Khoảng gần 23 giờ đêm, có hàng chục chiếc xe GMC của nguỵ chở khoảng một tiểu đoàn lính từ căn cứ quân sự Tua Hai chạy trở lên hướng Mỏ Công -Trại Bí để “đi bố”. Lúc ấy trong căn cứ Tua Hai còn lại khoảng 2 tiểu đoàn. Thấy xe chở lính nguỵ đi bố, lúc đầu Ban Chỉ đạo trận đánh của ta tưởng là bị lộ rồi, nhưng khi coi lại là ta chưa bị lộ. Việc cho quân đi bố lúc nửa đêm là công việc thường xuyên của chúng. Đúng nửa đêm cấp trên ra lệnh đánh. Bị quân ta tấn công bất ngờ, bộ phận lính còn lại trong căn cứ Tua Hai trở tay không kịp. Quân ta nhanh chóng đánh chiếm kho súng lấy vũ khí địch để đánh địch. Khi chiếm được kho súng, các chiến sĩ cách mạng chuyển súng từ trong kho ra hàng rào bờ thành căn cứ Tua Hai chất thành đống, để lực lượng dân công bó súng lại bằng dây rừng và vác về căn cứ của ta. Điểm tập kết vũ khí thu được từ căn cứ Tua Hai của địch cũng chính là điểm xuất phát của lực lượng dân công ở Trà Vong.
Với vai trò Huyện uỷ viên, chú Năm Tú được phân công phụ trách một trung đội trong lực lượng dân công của huyện Châu Thành, với 23 cán bộ, đảng viên. Do trung đội chú Năm Tú đến sau, nên số súng được các chiến sĩ đang trực tiếp chiến đấu gom ra hàng rào bờ thành không còn nữa, trung đội của chú phải vào tận trong kho lấy súng đạn. Khi vào lấy súng, đơn vị của chú Năm có 23 người, nhưng khi lấy được súng đạn trở ra thì tăng lên 25 người. Vì có hai người lính nguỵ, dân Campuchia là cơ sở của ta mới gia nhập. Nhờ vậy trung đội của chú Năm vác được 121 khẩu súng. Trong đó có cả một khẩu moọc- chê 60 mm (súng cối 60 mm); 6 khẩu trung liên Mỹ, còn lại là ga- răng; cạc- bin; thom -xon, súng lục và hai chục thùng đạn. Do đến sau và phải vào tận trong kho lấy súng, nên trung đội của chú Năm trở ra muộn. Khi trung đội của chú vừa ra khỏi bờ thành, thì có một số tên địch sống sót bắn theo. Nhờ có thời gian tham gia quân đội, chú Năm Tú chỉ huy anh em tạt qua bìa rừng để tránh làn đạn của địch. Vì phải chuyển hướng để tránh làn đạn của địch bắn theo, nên trung đội dân công của chú Năm mất liên lạc với người dẫn đường về điểm tập kết súng đạn của cấp trên. Từ đó chú Năm cùng anh em trong trung đội phải nhắm hướng tìm đường về cơ quan Huyện uỷ Châu Thành (cách đi này gọi là “đi sáng kiến”). Khi trung đội chú về đến cơ quan Huyện uỷ Châu Thành (ở xã Hảo Đước) thì trời đã rựng sáng.
Số súng vừa thu được từ căn cứ Tua Hai của trung đội chú Năm Tú lẽ ra phải được mang đến địa điểm tập kết của cấp trên, nhưng nhờ “may mắn” là đơn vị của chú bị cắt đứt với “đường dây” dẫn đường, nên số súng lấy được trở thành chiến lợi phẩm riêng của huyện Châu Thành. Nhờ vậy mà lúc ấy huyện Châu Thành có nhiều vũ khí nhất tỉnh. Sau đó số vũ khí này một phần đưa về tỉnh, một phần chia cho các xã và các đơn vị lực lượng vũ trang mới thành lập của địa phương.
D.H
(Theo lời kể của đồng chí Võ Đức Tú)

Link phần tiếp: [6.7.2] Chiến thắng Tua Hai (Tây Ninh) 26/1/1960 - Thông tin tham khảo từ phía Mỹ

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

[3.29.10] Thư của bác Vũ Cao, đơn vị quân y ở Tây Nguyên, gửi về bác Vũ Văn Chất - thôn Võ Giang - xã Thanh Thủy - huyện Thanh Liêm - tỉnh Nam Hà, năm 1966

2014030306021.33
Thư của bác Vũ Cao, đơn vị quân y Tây Nguyên, đề ngày 8/12/1966, gửi về bác Vũ Văn Chất - thôn Võ Giang - xã Thanh Thủy - huyện Thanh Liêm - tỉnh Nam Hà [Nay là xã Thanh Thủy - huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam, tuy nhiên không có tên thôn Võ Giang? - theo wiki: http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_Th%E1%BB%A7y,_Thanh_Li%C3%AAm]
Trong cùng phong bì có 2 bức thư, 1 gửi tới vợ và con bác Vũ Cao, lá thư kia gửi tới cha mẹ bác Vũ Cao. Trong thư gửi cha mẹ, bác Cao có nhắc đến anh em trong cùng xã có anh Bản con bà Tình. 
Bức thư này lính Mỹ thu được tháng 12/1966, cùng hàng loạt bức thư khác, có lẽ của những người lính cùng đơn vị [Một bệnh viện của Mặt trận B3 - Tây Nguyên].

Ảnh chụp các bức thư
alt

alt


alt

alt

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

[4.3.9] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 109 đến 119) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967

2013090312043.15

Bản danh sách các liệt sỹ mà phía Mỹ cho rằng thuộc trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân Giải phóng miền Nam

Bản danh sách liệt kê thông tin gồm: Họ tên – ngày tháng hy sinh – quê quán của 210 liệt sỹ thuộc trung đoàn 165, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967. Thông tin từ danh sách cho thấy hầu hết các liệt sỹ có quê quán ở miền Bắc Việt Nam, và có thể hy sinh tại 1 quân y viện của Quân GP MN.
Bản chụp cho thấy danh sách có 18 trang, do lực lượng biệt kích VNCH thu được gần biên giới Việt Nam - Campuchia tháng 1/1967, phía Đông Bắc Bù Đốp.
Link các phần của danh sách:
[4.3.8] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 97 đến 108) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.7] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 86 đến 96) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.6] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 74 đến 85) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.5] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 63 đến 73) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.4] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 51 đến 62) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.3] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 39 đến 50) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.2] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 26 đến 38) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.1] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 14 đến 25) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.0] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 1 đến 13) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967


Do trang danh sách có đoạn hơi mờ, nên thông tin Rongxanh đánh máy lại có thể chưa được chính xác.
Ảnh chụp trang danh sách, từ số thứ tự 96 đến số thứ tự 119

alt

Thông tin gồm: Số thứ tự - Họ và tên - Đơn vị - Ngày hy sinh - Quê quán


109 Nguyễn Văn Tại


04/10/1966
? - Thạch Thất - Hà Tây
110 Phạm Văn Mùi


05/10/1966
? - Kim Anh - Vĩnh Phúc
111 Phùng Văn Điểm?


05/10/1966
? - Sơn Động - Hà Bắc
112 Nguyễn Văn Lục


06/10/1966
? - Yên Phong - Hà Bắc
113 Nguyễn ? Thi?
13d4
07/10/1966
? - Tiên Hưng - Thái Bình
114 Kiều Đình Tâm
10d5?
08/10/1966
? - Thạch Thất - Hà Tây
115 Lê Văn Thiềng


08/10/1966
? - Thiệu Hóa - Thanh Hóa
116 Nguyễn qg Thao?


08/10/1966
? - Vũ Tiên - Thái Bình
117 Nguyễn Văn Tùng


08/10/1966
? - Quế Võ? - Hà Bắc
118 ? ? Lĩnh


08/10/1966
? - Thiệu Hóa - Thanh Hóa
119 Lê Văn Thưởng


08/10/1966
Thiệu Hưng - Thiệu Hóa - Thanh Hóa

[3.29.9] Thư của bác Nguyễn Hồng Thanh, đơn vị quân y Tây Nguyên, gửi về bác Nguyễn Giáp - Nông trường Yên Định - tỉnh Thanh Hóa, năm 1966

2014030306021.29

Thư của bác Nguyễn Hồng Thanh, đơn vị quân y Tây Nguyên, đề ngày 15/11/1966, gửi về bác Nguyễn Giáp - [Tổ cây cafe?] Nông trường Yên Định - tỉnh Thanh Hóa, năm 1966 [Rongxanh chưa rõ hiện nay là địa danh nào?]
Ngoài ra, trong cùng phong bì còn có bức thư gửi anh chị Vy, nhờ bác Giáp gửi, do bác Hồng Thanh không có địa chỉ của gia đình anh chị. Trong bức thư này, bác Thanh có nhắc đến 2 người cháu là Nga và Liên

Bức thư này lính Mỹ thu được tháng 12/1966, cùng hàng loạt bức thư khác, có lẽ của những người lính cùng đơn vị [Một bệnh viện của Mặt trận B3 - Tây Nguyên].

Ảnh chụp các bức thư
alt

alt

alt

alt

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

[3.29.8] Thư của bác Phan Văn Hứa, đơn vị quân y Tây Nguyên, gửi bác Phan Văn Phóng - thôn Tống Văn - xã Vũ Chính - huyện Vũ Tiên - tỉnh Thái Bình

2014030306021.26
Thư của bác Phan Văn Hứa, đơn vị quân y Tây Nguyên, gửi bác Phan Văn Phóng - thôn Tống Văn - xã Vũ Chính - huyện Vũ Tiên - tỉnh Thái Bình [Theo wiki thì hiện là thôn Tống Văn - xã Vũ Chính - thành phố Thái Bình]
Bức thư này lính Mỹ thu được tháng 12/1966, cùng hàng loạt bức thư khác, có lẽ của những người lính cùng đơn vị [Một bệnh viện của Mặt trận B3 - Tây Nguyên].

Ảnh chụp các bức thư

alt

alt

alt

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

[4.18] Cao điểm 342/ 372 trên đường 12 Tây Huế trong chiến dịch Trị Thiên năm 1972 - Thông tin từ hai phía

201404025601814
Cao điểm 342/ 372 trên đường 12 Tây Huế trong chiến dịch Trị Thiên năm 1972 - Thông tin từ hai phía

Trong chiến dịch Trị Thiên năm 1972, tại hướng đường 12 phía Tây Huế [Đường 547 trên bản đồ quân sự Mỹ] đã diễn ra một số trận đánh ác liệt giữa Sư đoàn 324 với lực lượng VNCH được sự yểm trợ tối đa của không quân Mỹ. Một trong những điểm giành giật ác liệt giữa các đơn vị Quân đội nhân dân VN và phía VNCH là căn cứ Động Tranh [Căn cứ Bastogne] và Cao điểm 342 [Căn cứ Checkmate]. Trong quá trình hỗ trợ tìm kiếm thông tin, Rongxanh đã tìm hiểu được một số thông tin liên quan của cả 2 phía (Quân đội ND VN và phía Mỹ) như sau:

Vị trí 2 căn cứ trên bản đồ Mỹ

alt

alt
I. Thông tin của phía ta:

1. Mô tả vị trí cao điểm 372:

Đường 12, con đường huyết mạch của địch chạy từ Dương Xuân qua Nguyệt Biểu, vượt sông Hữu Trạch ở Bến Tuồn lên Bình Điền, Động Tranh, Tà Lương và đi ngược lên miền tây Thừa Thiên. Phía đông Động Tranh khoảng 1km có đường 12 B rẽ ngược lên phía bắc tới Hòn Vượn. Từ Động Tranh về Huế khoảng 15km. Tuyến phòng thủ đường 12 bao gồm các cứ điểm phòng ngự Bình Điền, Động Tranh; điểm cao 372, 220, 620, Tà Lương 136, 286, 246, 360, 320, 454, Hòn Đụn, Sơn Đào, 551 và Trúc Mao, tạo thành hình lòng chảo không rộng, bị chia cắt bởi nhiều sông suối.

Sư đoàn được tăng cường Trung đoàn bộ binh 6, một đại đội xe tăng thiết giáp, 1 tiểu đoàn cao xạ, 1 tiểu đoàn vận tải, có nhiệm vụ tác chiến tiêu diệt, tiến tới phá vỡ tuyến phòng thủ của địch trên đường 12. Đối tượng tác chiến vẫn là sư đoàn 1 bộ binh ngụy.

Ngày 26 tháng 6, Trung đoàn 3 bao vây đánh lấn cứ điểm 372 để làm bàn đạp tiến công Động Tranh.
Điểm cao này nằm chếch về hướng đông nam Động Tranh 1km, có ba dãy sườn dốc, cùng với Động Tranh làm thành cặp điểm tựa án ngữ trục đường 12.



2. Diễn biến chi tiết hơn về trận đánh

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch giải phóng Quảng Trị, Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch 702 hạ quyết tâm: "Tranh thủ và nắm vững thời cơ phát triển tiến công giải phóng Thừa Thiên-Huế càng sớm càng tốt". Để thực hiện quyết tâm, ngày 10 tháng 5 năm 1972, đồng chí Lê Trọng Tấn, Tư lệnh chiến dịch 702 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 324: "Lật cánh vào tây nam Huế, tiến công địch trên đường số 12, phối hợp với hướng chính của chiến dịch ở phía bắc Thừa Thiên". Sư đoàn đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh Quân khu Trị-Thiên.

Nhận nhiệm vụ ở Bộ tư lệnh chiến dịch 702 về, sư đoàn nhanh chóng tổ chức hành quân theo góc phương vị. Tuy vất vả, nhưng các đơn vị đều tới đích.

Ngày 22 tháng 5, sư đoàn tới phía tây sông Bồ.

Ngày 26 tháng 5, các đồng chí Nam Long, Phó tư lệnh và Hồ Tú Nam, Phó chính ủy thay mặt Bộ tư lệnh Quân khu Trị-Thiên giao nhiệm vụ:

Sư đoàn được tăng cường Trung đoàn bộ binh 6, một đại đội xe tăng thiết giáp, 1 tiểu đoàn cao xạ, 1 tiểu đoàn vận tải, có nhiệm vụ tác chiến tiêu diệt, tiến tới phá vỡ tuyến phòng thủ của địch trên đường 12. Đối tượng tác chiến vẫn là sư đoàn 1 bộ binh ngụy.

Sau khi mất Động Tranh, quân đoàn 1 ngụy vội vã củng cố sư đoàn 1 và tổ chức phản kích, lập lại tuyến phòng thủ đường số 12.

Từ giữa tháng 5, địch bắt đầu chiếm lại một số điểm cao then chốt như Động Tranh, Hòn Vượn, các điểm cao 246, 372... đến phía nam sông Hữu Trạch, hình thành cụm cứ điểm phòng ngự.


Sau khi củng cố xong các vị trí đứng chân, địch bắt đầu mở các cuộc hành quân, nhằm bật ta ra khỏi tuyến phòng thủ đường 12. Căn cứ vào nhiệm vụ, địa hình và tình hình địch, Bộ tư lệnh Sư đoàn 324 chọn hướng tiến công trên ba khu vực.
Hướng chính theo trục đường số 12 về phía nam, mục tiêu chính trên hướng này là Động Tranh và điểm cao 372, do Trung đoàn 3 đảm nhiệm.
Ngày 28 tháng 5, các đơn vị bắt đầu nổ súng bằng các trận đánh nhỏ, kéo dài hơn chục ngày, đã tiêu diệt sinh lực địch, bẻ gãy ý đồ của chúng đánh lên các điểm cao 620, 551, 360. Mức độ tác chiến ngày một tăng dần về quy mô và cường độ, từ ngày 18 tháng 6 trở đi diễn ra quyết liệt hơn, nhất là ở các điểm cao xung quanh khu vực Động Tranh và 372.


Ngày 26 tháng 6, Trung đoàn 3 bao vây đánh lấn cứ điểm 372 để làm bàn đạp tiến công Động Tranh. Điểm cao này nằm chếch về hướng đông nam Động Tranh 1km, có ba dãy sườn dốc, cùng với Động Tranh làm thành cặp điểm tựa án ngữ trục đường 12.
Tiểu đoàn 8 được tăng cường 1 đại đội chủ lực, 1 tiểu đội công binh, có nhiệm vụ vây ép, tiến tới dứt điểm căn cứ 372 trong năm ngày.

Suốt hai ngày 26 và 27 tháng 6, tiểu đoàn 8 đã bóc được một số chốt vòng ngoài. Ngày 27 tháng 6 đội hình vây lấn đã vào tới sát chân điểm cao 372.

Đêm ngày 27 tháng 6, tổ công binh bí mật cắt được bốn lớp rào ở những vị trí được xác định là cửa mở.
5 giờ 30 phút ngày 29 tháng 6, tiểu đoàn 8 nổ súng đánh vào điểm cao 372. Hỏa lực các cấp bắn suốt hai giờ liền chi viện cho bộ đội đánh chiếm đầu cầu. 7 giờ 30 phút bộ đội được lệnh xung phong.

Đến 9 giờ tiểu đoàn 8 hoàn toàn làm chủ điểm cao 372, chỉ để lại một bộ phận nhỏ chốt giữ. Đại bộ phận tiểu đoàn rút ra ngoài chuẩn bị đánh địch phản kích.


II. Thông tin của phía Mỹ
alt

Căn cứ Checkmate là cao điểm 342, nằm ở phía Đông Nam căn cứ Bastogne, rất phù hợp với miêu tả từ thông tin phía VN. Diễn biến trận chiến, Rongxanh dịch từ các đoạn liên quan ở tài liệu trên như sau:
Ngày 15/5 và 25/5, căn cứ Bastogne [Căn cứ Động Tranh - Rx chú thích] và căn cứ Checkmate [Cao điểm 342 trên bản đồ Mỹ hay Cao điểm 372 theo tên gọi của phía Quân đội NDVN - Rx chú thích] đã được [phía VNCH - Rx chú thích] tái chiếm và mối đe dọa của lực lượng địch [phía Quân đội ND VN - Rx chú thích] tiến công Huế từ phía Tây Nam bị giảm đi rõ rệt....
... Các lực lượng của Sư đoàn 1 [VNCH] tổ chức tấn công tiêu diệt các đơn vị còn lại của Sư đoàn 324B Bắc Việt vào ngày 22/7/1972...
... Các lực lượng địch kiểm soát các cao điểm xung quanh Bastogne bao gồm cả căn cứ Checkmate, mà bị mất do các đợt tấn công mới, sẽ gây khó khăn cho các lực lượng VNCH cơ động...
... Ngày 26/7, căn cứ Bastogne bị bỏ lại, tuy nhiên các lực lượng VNCH vẫn duy trì tuyến phòng ngự ổn định cắt ngang đường 547 [đường 12 Tây Huế, theo cách gọi của phía Quân đội NDVN - Rx chú thích] chỉ 2km phía Đông Bắc căn cứ Bastogne. Cho đến 4/8, khi căn cứ Bastogne và căn cứ Checkmate được [các lực lượng VNCH - Rx chú thích] tái chiếm.

III. Như vậy, cao điểm 372, nơi diễn ra các trận chiến ác liệt, theo thông tin của phía VN, chính là cao điểm 342 - Checkmate, theo thông tin của phía Mỹ.

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

[2.11] Thông tin về các Đại đội pháo binh thuộc Tỉnh đội Gia Lai và Tỉnh đội Kontum - Mặt trận B3 Tây Nguyên

Một chút thông tin về các Đại đội pháo binh thuộc Tỉnh đội Gia Lai và Tỉnh đội Kontum - Mặt trận B3 Tây Nguyên

Để phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện tác chiến của chiến trường, Mặt trận Tây Nguyên đã giải thể, sáp nhập một số tiểu đoàn pháo binh. Đến tháng 6/1969, TRung đoàn 40 pháo binh tổ chức lại còn 6 tiểu đoàn: 3 tiểu đoàn pháo binh (Tiểu đoàn 11, 32, 33), 1 tiểu đoàn cao xạ 37mm (Tiểu đoàn 44), 1 tiểu đoàn SMPK 12,7mm (Tiểu đoàn 30), 1 tiểu đoàn tăng (Tiểu đoàn 16).
Tiểu đoàn 31 (Tiểu đoàn 200 cũ) được phân chia từng đại đội bổ sung về làm pháo địa phương của tỉnh đội Gia Lai, tỉnh đội Kontum và thành lập tiểu đoàn 631. Tiểu đoàn 34 bổ sung cho huyện đội An Khê thành tiểu đoàn hỗn hợp 934. Đến năm 1970, tiểu đoàn pháo cao xạ 37 và tiểu đoàn xe tăng về trực thuộc Bộ Tư lệnh Tây Nguyên.