Thông tin về trận đánh qua báo chí:
http://baotayninh.vn/tin-tuc/chuyen-ke-ve-tran-danh-tua-hai-nho-mot-trung-doi-dan-cong-dut-lien-lac-ma-chau-thanh-co-duoc-nhieu-vu-khi-10143.html
Link phần tiếp: [6.7.2] Chiến thắng Tua Hai (Tây Ninh) 26/1/1960 - Thông tin tham khảo từ phía Mỹ
http://baotayninh.vn/tin-tuc/chuyen-ke-ve-tran-danh-tua-hai-nho-mot-trung-doi-dan-cong-dut-lien-lac-ma-chau-thanh-co-duoc-nhieu-vu-khi-10143.html
Chuyện kể về trận đánh Tua Hai: Nhờ một trung đội dân công đứt liên lạc, mà Châu Thành có được nhiều vũ khí
Cập nhật ngày: 26/01/2010 08:49 Ông là một cán bộ lão thành cách mạng đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền tỉnh Tây Ninh. Ông cũng là người đã từng làm dân công tham gia vác súng đạn từ kho vũ khí của địch trong trận đánh căn cứ Tua Hai oanh liệt năm xưa.
Ông là một cán bộ lão thành cách mạng đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền tỉnh Tây Ninh. Ông cũng là người đã từng làm dân công tham gia vác súng đạn từ kho vũ khí của địch trong trận đánh căn cứ Tua Hai oanh liệt năm xưa. Ông tên là Võ Đức Tú, chú Năm Tú thân thương của cán bộ, chiến sĩ Tây Ninh. Ông sinh năm 1930, nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hiện ngụ tại ấp Thanh Thuận, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành.
Theo lời chú Năm Tú kể: Sau khi có Nghị quyết 15 (tháng 1.1959) chú Năm Tú được điều về làm Huyện uỷ viên huyện Châu Thành, và được phân công làm Thường trực Huyện uỷ. Trước khi trận đánh Tua Hai diễn ra, có lệnh của cấp trên triệu tập cán bộ, đảng viên huyện Châu Thành “đi tập huấn” trước Tết Nguyên đán. Thực hiện lệnh triệu tập của cấp trên, Huyện uỷ Châu Thành chọn toàn cán bộ đảng viên, với 116 người tham dự. Địa điểm tập trung thuộc xã Trà Vong (thuộc huyện Tân Biên) cách Tua Hai khoảng… 3 giờ đồng hồ đi bộ. Khi đến Trà Vong nghe cấp trên triển khai Nghị quyết 15 và nói là sẽ tổ chức đánh trận lớn, anh em hết sức phấn khởi, như “nắng hạn gặp mưa rào” vì Mỹ – Diệm đàn áp nhân dân quá sức, nhân dân thống khổ dữ lắm rồi, phải vùng lên cứu dân thôi. Nhưng cấp trên cũng không cho biết là đánh ở đâu, chỉ cho biết công việc của anh em là chuẩn bị đi vác súng. Cấp trên yêu cầu mỗi người ra rừng kiếm hai sợi dây rừng thật chắc, mỗi sợi dài khoảng một sải tay (khoảng hơn 1,5 mét). Trong đêm hành quân tất cả phải ở trần, trong khi đêm cuối năm âm lịch trời rất tối và lạnh lẽo hết sức. Khoảng hơn 19 giờ đêm 25.1.1960, cấp trên tập trung anh em dân công lại và ra lệnh xuất phát. Đến lúc này mọi người cũng chưa biết rõ là đánh ở đâu. Khoảng 22 giờ 30 phút, các lực lượng của ta, kể cả dân công đã đến gần căn cứ Tua Hai, còn cách chừng 500 mét, lực lượng ta dừng quân lại mai phục. Khoảng gần 23 giờ đêm, có hàng chục chiếc xe GMC của nguỵ chở khoảng một tiểu đoàn lính từ căn cứ quân sự Tua Hai chạy trở lên hướng Mỏ Công -Trại Bí để “đi bố”. Lúc ấy trong căn cứ Tua Hai còn lại khoảng 2 tiểu đoàn. Thấy xe chở lính nguỵ đi bố, lúc đầu Ban Chỉ đạo trận đánh của ta tưởng là bị lộ rồi, nhưng khi coi lại là ta chưa bị lộ. Việc cho quân đi bố lúc nửa đêm là công việc thường xuyên của chúng. Đúng nửa đêm cấp trên ra lệnh đánh. Bị quân ta tấn công bất ngờ, bộ phận lính còn lại trong căn cứ Tua Hai trở tay không kịp. Quân ta nhanh chóng đánh chiếm kho súng lấy vũ khí địch để đánh địch. Khi chiếm được kho súng, các chiến sĩ cách mạng chuyển súng từ trong kho ra hàng rào bờ thành căn cứ Tua Hai chất thành đống, để lực lượng dân công bó súng lại bằng dây rừng và vác về căn cứ của ta. Điểm tập kết vũ khí thu được từ căn cứ Tua Hai của địch cũng chính là điểm xuất phát của lực lượng dân công ở Trà Vong.
Với vai trò Huyện uỷ viên, chú Năm Tú được phân công phụ trách một trung đội trong lực lượng dân công của huyện Châu Thành, với 23 cán bộ, đảng viên. Do trung đội chú Năm Tú đến sau, nên số súng được các chiến sĩ đang trực tiếp chiến đấu gom ra hàng rào bờ thành không còn nữa, trung đội của chú phải vào tận trong kho lấy súng đạn. Khi vào lấy súng, đơn vị của chú Năm có 23 người, nhưng khi lấy được súng đạn trở ra thì tăng lên 25 người. Vì có hai người lính nguỵ, dân Campuchia là cơ sở của ta mới gia nhập. Nhờ vậy trung đội của chú Năm vác được 121 khẩu súng. Trong đó có cả một khẩu moọc- chê 60 mm (súng cối 60 mm); 6 khẩu trung liên Mỹ, còn lại là ga- răng; cạc- bin; thom -xon, súng lục và hai chục thùng đạn. Do đến sau và phải vào tận trong kho lấy súng, nên trung đội của chú Năm trở ra muộn. Khi trung đội của chú vừa ra khỏi bờ thành, thì có một số tên địch sống sót bắn theo. Nhờ có thời gian tham gia quân đội, chú Năm Tú chỉ huy anh em tạt qua bìa rừng để tránh làn đạn của địch. Vì phải chuyển hướng để tránh làn đạn của địch bắn theo, nên trung đội dân công của chú Năm mất liên lạc với người dẫn đường về điểm tập kết súng đạn của cấp trên. Từ đó chú Năm cùng anh em trong trung đội phải nhắm hướng tìm đường về cơ quan Huyện uỷ Châu Thành (cách đi này gọi là “đi sáng kiến”). Khi trung đội chú về đến cơ quan Huyện uỷ Châu Thành (ở xã Hảo Đước) thì trời đã rựng sáng.
Số súng vừa thu được từ căn cứ Tua Hai của trung đội chú Năm Tú lẽ ra phải được mang đến địa điểm tập kết của cấp trên, nhưng nhờ “may mắn” là đơn vị của chú bị cắt đứt với “đường dây” dẫn đường, nên số súng lấy được trở thành chiến lợi phẩm riêng của huyện Châu Thành. Nhờ vậy mà lúc ấy huyện Châu Thành có nhiều vũ khí nhất tỉnh. Sau đó số vũ khí này một phần đưa về tỉnh, một phần chia cho các xã và các đơn vị lực lượng vũ trang mới thành lập của địa phương.
D.H
(Theo lời kể của đồng chí Võ Đức Tú)
Link phần tiếp: [6.7.2] Chiến thắng Tua Hai (Tây Ninh) 26/1/1960 - Thông tin tham khảo từ phía Mỹ
Đăng nhận xét