Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

[2.8-6] - Phòng Quân huấn B6, Chính trị B7, Cơ yếu B8, Quản trị B9, Điện báo B10, B11, Hóa học B12, Giao Liên Bưu B14, Cơ giới B16, Đặc công B17- Cục tham mưu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam



2013101414060
 
I.        Cục Tham mưu Miền
1.       Phòng Tác chiến B1
2.       Phòng Quân báo B2
3.       Phòng Thông tin B3
4.       Phòng Quân lực B4: 
5.       Phòng Công binh B5

6.       Phòng Quân huấn B6: Phòng Quân huấn có mật danh B6, Số hòm thư 86200YK/B6. Tháng 2/1967, Trường cán bộ Trung đội H67 (Mật danh cũ là H13) được điều về trực thuộc Phòng Quân huấn B6.
7.       Phòng Chính trị B7: Số hòm thư 86200YK/B7. Không có thông tin chính xác về nhiệm vụ của Phòng Chính trị B7, tuy nhiên có thể xác định nhiệm vụ của Phòng là thực hiện các hướng dẫn về mặt chính trị cho cán bộ của Cục tham mưu.
8.       Phòng Cơ yếu B8: Số hòm thư 86200YK/B8. Thực hiện nhiệm vụ cơ yếu của Cục tham mưu. Cuối năm 1966 Phòng đóng quân gần Phòng Thông tin B3.
9.       Phòng Quản trị B9: Số hòm thư 86200YK/B9
10.   Phòng điện báo B10: Số hòm thư 86200YK/B10
11.   Phòng B11: Số hòm thư 86200YK/B11. Không có thông tin xác định về Phòng B11. Tuy nhiên có thể Phòng B11 thực hiện việc phân tích địa hình và bản đồ cho các hoạt động pháo binh.
12.   Phòng Hóa học B12: Số hòm thư 86200YK/B12.  Phòng Quân báo B2 có nhiệm vụ thu thập thông tin về tài liệu về kế hoạch sử dụng vũ khí hóa học, kho chứa vũ khí hóa học… Phòng B12 thực hiện huấn luyện cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ này của Phòng B2. Chỉ huy Phòng là Đặng Quân Thụy.
13.   Phòng Giao thông – Liên lạc – Quân bưu B14: Số hòm thư 86200YK/B14. Từ 1/7/1966, Phòng B14 được biên chế từ Trung ương Cục miền Nam về Cục Tham mưu Miền. Hệ thống bưu chính được gọi là Văn phòng quân bưu. Đoàn hậu cần 82 được giao nhiệm vụ cung cấp hậu cần cho 412 nguời trong hệ thống và các trạm giao liên.
14.   Phòng Cơ giới B16: Số hòm thư 86200YK/B16. Nhân sự của Phòng được biên chế từ các đơn vị thuộc Trung đoàn Tăng thiết giáp 202 huấn luyện ở Vĩnh Phúc - Bắc Việt Nam. Ngày 16/1/1966, bộ phận của Phòng B16 tham gia trận tấn công Trường thiết giáp Thủ Đức để chiếm giữ các xe thiết giáp, tuy nhiên không chiếm giữ được xe nào. Chỉ huy Phòng là Mai Văn Phúc.
15.   Phòng Đặc công B18: Số hòm thư 86200YK/B16. Phòng B18 huấn luyện và quản lý trường đặc công H27. Chỉ huy Phòng là Trang Công.
Đại đội bảo vệ B27: Số hòm thư 86200YK/B16. B27 là đơn vị bảo vệ của Cục Tham mưu Miền, gồm 103 nguời.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

[2.8-5] - Sơ bộ về cơ cấu tổ chức của Phòng Thông tin B3, Phòng Quân lực B4, Phòng Công binh B5 - Cục tham mưu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam



2013101414060
--------------------------------------- 

I.        Cục Tham mưu Miền
Cục Tham mưu Miền được tổ chức mang chức năng tuyến. Có tổng số 15 đơn vị trực thuộc, ít nhất được phát hiện qua tên đơn vị. Có 2 phiên hiệu đơn vị khác được phát hiện, tuy nhiên nhiệm vụ của các đơn vị này không có thông tin rõ ràng.
1.       Phòng Tác chiến B1
2.       Phòng Quân báo B2
3.       Phòng Thông tin B3
a.       Phòng Thông tin B3 thành lập từ 4/1961. Mật danh B3/921, số hiệu hòm thư: 86200 YK/B3
b.      Các bộ phận: Đại đội 5 và 6, Trường thông tin H1 hay C404 – hòm thư 1759B, Ban hành chính, và Ban thông tin liên lạc (Gồm 8 trạm radio, 4 trạm biên chế về quân báo, 3 biên chế về Ban thông tin của Trung ương Cục miền nam, và 1 biên chế về Cục tham mưu).
c.       Quân số: Khoảng 300 nguời.
4.       Phòng Quân lực B4
a.       Phòng Quân lực B4 có ít nhất 2 ban hoặc đội, đó là Ban Phân bổ quân lực và Ban Nhân lực [Strength Section]
5.       Phòng Công binh B5
a.       Phòng Công binh B5 thành lập tháng 5/1962, có mật danh B5, số hiệu hòm thư 1739B và 86200YK/B5. Phòng B5 gồm có các đơn vị: Đại đội C23 (Công binh công trình), C24, C25 (Công binh thủy), H18 (Trường Công binh của B5) và B26, Đại đội công binh độc lập hoạt động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa (Phước Tuy). Phòng B5 thực hiện công tác hỗ trợ cho các đơn vị công binh của các Sư đoàn 5, 7, 9. Trong năm 1965 – 1966, Phòng B5 thực hiện một số đợt huấn luyện cho cán bộ các Quân khu 1, 2, 3, 4, 6, Sư đoàn 9, đơn vị của Tỉnh đội và cấp xã.
b.      Các bộ phận của Phòng Công binh B5
-        Phát hiện có phiên hiệu Đại đội C35 tuy nhiên không xác định được thông tin về đại đội này.
-        Tiểu đoàn 611 được biên chế về Phòng Công binh B5 cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2/1967. Tiểu đoàn 611 nguyên là tiểu đoàn 5 của Trung đoàn 219 công binh, xuất phát từ Phả Lại vào Nam chiến đấu tháng 8/1965.
-        Đại đội 24 chuyên đánh phá giao thông.
-        Đại đội 25 công binh thủy chuyên đánh phá cầu và tàu thuyền
-        Đại đội 23 là đại đội công binh công trình.
-        Đại đội B26 công binh độc lập hoạt động ở khu vực tỉnh Bà Rịa.
c.       Khu vực hoạt động: Không xác định được chính xác khu vực hoạt động và vị trí của các đơn vị trực thuộc Phòng Công binh B5. Phòng Công binh B5 đóng tại Tây Ninh và các đại đội có thể phân tán trên địa bàn Quân khu 1 (Tên gọi QK1 theo phân chia của phía Trung ương Cục miền Nam). Trường công binh H18 cũng đóng quân tại Tây Ninh. 
Quân số của Phòng Công binh B5 là 350 nguời. Chỉ huy phòng là Ung Răng.

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

[2.8-4] - Sơ bộ về cơ cấu tổ chức của Cục tham mưu/ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam


2013101414060
--------------------------------------- 

I.        Cục Tham mưu Miền
1.       Phòng Tác chiến B1
...............
2.       Phòng Quân báo B2
a.       Không có thông tin về ngày thành lập của Phòng quân báo B2. Số hiệu hòm thư của Phòng là 2009B và 86200YKB2. Nhiệm cụ của Phòng là cung cấp, quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động tình báo quân sự và tình báo dân sự, huấn luyện, bao gồm cả thông tin tình báo.
b.      Khu vực hoạt động: Không có thông tin chính xác về khu vực hoạt động và vị trí của các đơn vị trực thuộc Phòng B2. Tuy nhiên căn cứ nhiệm vụ của Phòng thì có thể kết luận là các bộ phận trực thuộc của phòng B2 hoạt động trong phạm vi Quân khu III VNCH.
c.       Các bộ phận: Phòng Quân báo B2 có 2 bộ phận là: Bộ phận Hành chính và các bộ phận hoạt động ngoại tuyến với các chức năng như sau:
-        Bộ phận Hành chính
(1)          Ban đánh giá địch: Mật danh A1.
(2)          Ban trinh sát: Mật danh A2.
(3)          Ban điệp báo: Mật danh A3
(4)          Ban cơ yếu: Mật danh A4.
(5)          Ban hành chính: Mật danh A5
(6)          Ban Chính trị: Mật danh A6
(7)          Ban tình báo quân sự nhân dân: Mật danh A7
(8)          Ban Kỹ thuật: Mật danh A8.
(9)          Ban thông tin và liên lạc radio: Mật danh A13
(10)      Ban Trinh sát kỹ thuật: Mật danh A29
-        Bộ phận ngoại tuyến
(1)          [Các] Nhóm trinh sát chiến thuật: Mật danh A14, A15, A32
(2)          [Các] Nhóm tình báo chiến dịch: Mang mật danh A16, A20, A22 và A30
(3)          Tiểu đoàn trinh sát chiến đấu: Mật danh CA52
(4)          Đại đội nghe chặn radio: Mật danh C22
(5)          Tiểu đoàn trinh sát kỹ thuật: Mật danh D47 (Tiểu đoàn này ngừng hoạt động từ 13/2/1967)
(6)          Tiểu đoàn trinh sát: Mật danh D46
(7)          Các bộ phận tình báo và an ninh các cấp Tỉnh - huyện – xã
d.      Quân số của Phòng B2: Khoảng 1400 người, chỉ tính ở các đơn vị đã phát hiện được phiên hiệu.

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

[2.8-3] - Sơ bộ về cơ cấu tổ chức của Cục tham mưu/ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

2013101414060
 
I.        Cục Tham mưu Miền
Cục Tham mưu Miền được tổ chức mang chức năng tuyến. Có tổng số 15 đơn vị trực thuộc, ít nhất được phát hiện qua tên đơn vị. Có 2 phiên hiệu đơn vị khác được phát hiện, tuy nhiên nhiệm vụ của các đơn vị này không có thông tin rõ ràng.
1.       Phòng Tác chiến B1
a.       Phòng tác chiến có 4 Ban trực thuộc là: Ban Bản đồ, Ban tình hình ta [Có thể từ ngữ chưa phù hợp], Ban báo cáo chiến sự, Ban Cán bộ.
b.      Nhiệm vụ của ban Bản đồ và Ban Cán bộ chưa có thông tin rõ ràng.
c.       Ban Tình hình ta có nhiệm vụ xác định vị trí toàn bộ các đơn vị của Quân GP Miền. Vị trí của toàn bộ các đơn vị quân đội, cơ quan, trường học, hạ tầng kho tàng, và toàn bộ vị trí các đơn vị khác phải được báo cáo về Ban này. Phải có sự cho phép từ Ban này trước khi di chuyển vị trí đơn vị. Ban này có quyền điều chỉnh bố trí các đơn vị cho phù hợp với tình hình.
d.      Ban Báo cáo chiến sự nhận các báo cáo chiến sự từ toàn bộ các đơn vị và tổng hợp báo cáo cho Tham mưu trưởng.
e.      Nhân sự biên chế
-        Chỉ huy: Trần Văn Nghiêm – bậc Sư đoàn trưởng, Bùi Khắc Vũ - bậc Trung đoàn trưởng, Nguyễn Văn - bậc Trung đoàn trưởng, Bùi Văn Công - bậc Trung đoàn trưởng, Lê Nam Phong - bậc Trung đoàn trưởng…
f.        Số hiệu hòm thư: 86200YKB1