Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

[2.8-2] Tổng quan về tổ chức của Trung ương Cục Miền Nam và các cơ quan tham mưu của Quân Giải phóng miền Nam Việt nam trong kháng chiến chống Mỹ, đầu năm 1967

2013101414060
--------------------------------------------------



Tổng quan về Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

1.       Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập khoảng năm 1960, trực thuộc Trung ương Cục miền Nam, có nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ các đơn vị vũ trang trên toàn miền Nam. Vai trò của Quân Giải phóng miền Nam VN đối với các lực lượng vũ trang trên địa bàn Quân khu I và Quân khu II VNCH (Quân khu Trị Thiên và Quân khu 5), trước năm 1966, chưa được xác định rõ.
2.       Có 3 sư đoàn chiến đấu trên địa bàn QK III VNCH (miền Đông Nam Bộ) mà không trực thuộc bất kỳ Quân khu nào, nhưng chịu sự chỉ huy của Trung ương Cục miền nam và Quân Giải phóng Miền. Ngoài ra còn có 4 tiểu đoàn (Tiểu đoàn 44 thông tin, Tiểu đoàn 46 trinh sát, Tiểu đoàn 48 vận tải, Tiểu đoàn B16 cơ giới) và 5 Đại đội (C23, C24, C25, C26 công binh, C22 trinh sát kỹ thuật) trực thuộc thẳng Quân Giải phóng miền.
3.       Các cơ quan tham mưu của Quân Giải phóng Miền gồm có: Cục Tham mưu Miền, Cục Chính trị Miền và Cục Hậu cần Miền. Mật danh và số hiệu hòm thư của Bộ chỉ huy Quân Giải phóng Miền và các cơ quan tham mưu như sau:
a.       Bộ Tư lệnh QGP Miền: Mật danh Đoàn 400, Đoàn 900, Đoàn 123. Số hiệu hòm thư: 1622B, 86100 YK, 86105 YK.
b.      Cục Tham mưu Miền: Mật danh C401, C241, 521, C921, Đoàn 129. Số hiệu hòm thư: 1739B, 86200YK
c.       Cục Chính trị Miền: Mật danh C602, C362, C632, 522, C942, Đoàn 139. Số hiệu hòm thư: 1085B, 86300 YK.
d.      Cục Hậu cần Miền: Mật danh C803, C843, C483, 523, 963, Đoàn 149. Số hiệu hòm thư: 1961B, 86400 YK.
4.       Quân Giải phóng miền do Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là Tư lệnh kiêm Chính ủy. Thiếu tướng Trần Độ là Phó Chính ủy Quân Giải phóng Miền, đồng thời là Chủ nhiệm Cục Chính trị Miền. Các nhân sự khác gồm [THông tin phía Mỹ tổng hợp]:
e.      Phó Chính ủy QGP Miền: Trần Quốc Vinh
f.        Tham mưu trưởng: Trần Văn Nghiêm
g.       Phó Chính ủy: Võ Thắng

[2.8-1] Tổng quan về tổ chức của Trung ương Cục Miền Nam và các cơ quan tham mưu của Quân Giải phóng miền Nam Việt nam trong kháng chiến chống Mỹ, đầu năm 1967



2013101414060

- Rongxanh dịch từ tài liệu tiếng Anh của phía Mỹ tóm tắt thông tin về Trung ương Cục miền Nam và một số đơn vị tham mưu của Bộ chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, với mong muốn có thêm nguồn thông tin tham khảo. 
- Trong tài liệu này, có một số mật danh và số hiệu hòm thư các đơn vị, hy vọng cũng là nguồn tham khảo về thông tin đơn vị.
- Thông tin về các đơn vị do phía Mỹ tổng hợp đến đầu năm 1967.

================================
 Tổng quan về tổ chức của Trung ương Cục miền Nam Việt Nam

1.       Trực thuộc Trung ương Cục Miền Nam có các cơ quan sau:
a.       Ban Tài chính và kinh tế (Ban Kinh tài)
b.      Hội đồng cung cấp tiền phương
c.       Ban Tổ chức
d.      Ban y tế
e.      Ban an ninh
f.        Ban Tuyên huấn
g.       Ủy ban Mặt trận
h.      Ban Binh vận
i.         Các Quân khu
2.       Thông tin phía Mỹ nắm được đến đầu năm 1967, toàn miền Nam Việt Nam được phân chia thành: Quân khu 1, 2, 3, 4, 5 và 6. Ngoài ra còn có thêm Đặc khu 10 (Được biết với cái tên Đặc khu Rừng Sác) và Quân khu 10. Thời gian này cũng có thông tin Quân khu 5 không còn trực thuộc Trung ương Cục miền Nam nữa, mà chuyển qua trực thuộc trực tiếp Hà Nội.
3.       Đoàn A101 vận tải và giao liên trực thuộc Trung ương Cục miền Nam
Đoàn A101 gồm có các đơn vị sau (Quân số ước tính 335 người):
a.       Đội 1 (Có thể ở cấp Trung đội) - Ở tỉnh Kiến Hòa
b.      Đội 2 (Có thể ở cấp Trung đội) - Ở tỉnh Vĩnh Bình
c.       Đội 3 (Có thể ở cấp Trung đội) - Ở tỉnh Ba Xuyên
d.      Đội 4 (Có thể ở cấp Trung đội) - Ở tỉnh Bạc Liêu
e.      Đội 5 (Có thể ở cấp Trung đội) - Ở tỉnh An Xuyên
f.        Đại đội 12: Ở 5 khu vực có các đơn vị giao liên giữa 5 đội. Đại đội bảo vệ giống như đại đội 12.
g.       Đại đội bảo vệ (Hay C365)
h.      Đội K - Đội K và Đội cơ giới giống như Đại đội 12.
i.         Đội cơ giới (Thuyền máy)
j.        Tổ sản xuất - Ở tỉnh Kiến Hòa
k.       Trạm y tế - ở tỉnh Kiến Hòa

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

[4.14.2] Về quá trình Đoàn chi viện 724 [Trung đoàn 84A pháo binh mang vác] hành quân vào miền Nam năm 1966

Tiếp theo, Rongxanh tiếp tục giới thiệu một số trang sách về Đoàn chi viện 724 (Trung đoàn pháo binh 84A) trên đường vào miền Nam chiến đấu năm 1966. Những trang sách này do anh con trai 1 bác LS trong đoàn gửi cho Rx.
Thông tin tóm tắt từ những trang sách chụp:
25 – Trung đoàn có 54 khẩu pháo DKB. Tổ chức chia làm 3 đoàn gồm 724A, 724B, 724C, mỗi đoàn gồm 1 tiểu đoàn và số cơ quan Trung đoàn bộ. Đoàn 724A gồm tiểu đoàn 1 và các bộ phận chủ yếu của 3 cơ quan trung đoàn, và bộ phận phục vụ Trung đoàn trưởng và Chính ủy. Thời gian mỗi đoàn 724A, 724B, 724C xuất phát cách nhau 1 ngày. Đoàn 724A xuất phát ngày 24/3/1966.
alt 
alt

alt

alt

29- Liên tiếp trong 2 ngày 5 và 6/8/1966 2 đoàn 724A và 724B hành quân đến khu vực giữa trạm 9 và 10? thuộc tỉnh Gia Lai. Do có gián điệp chỉ điểm, địch đã dùng máy bay oanh tạc vào đội hình đoàn, làm đ/c Trung đoàn trưởng TRần Đào và Chính ủy trung đoàn cùng hy sinh vào ngày 6/8/1966.

alt
30- … ngày 3/10/1966 về đến kho Xanh (Nam sông Đắc Uýt – Hay Đắc Huýt là địa điểm cuối cùng của chặng đường hành quân dài gần 2000 km). Với quân số chỉ bằng ½ lúc ban đầu (Trên 700 đ/c) nhưng vũ khí khí tài đều mang về gần đầy đủ.
alt

31- … Sau một thời gian củng cố ngày 23/11/1966, toàn trung đoàn hành quân về khu vực Nam Bù Na…. đồng thời Bộ chỉ huy Miền trực thuộc đoàn 69 (Bộ Tư lệnh pháo binh Miền).







alt

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

[4.14.1] Về Đoàn chi viện 724 [Trung đoàn 84A pháo binh mang vác] vào nam năm 1966

Tại link này Rongxanh có nói về việc 1 anh là con trai 1 bác LS có tên trong số GBT Rx đã post http://kyvatkhangchien.vnweblogs.com/post/36742/433381 :

- Trong năm 2012, có 1 anh là con trai 1 Liệt sỹ có tên trong danh sách trên (số 13), qua Trung tâm Marin liên lạc với Rongxanh. Qua trao đổi, Rongxanh được biết: Thân nhân Lsỹ đã liên hệ với tỉnh đội Bình Phước, tuy nhiên vẫn chưa thể xác định được trên thực địa khu vực chôn cất (Đường giao liên cũ/ mới, trạm X27…), mặc dù đã có sơ đồ chôn cất kèm theo Giấy báo tử.
Chi tiết thời gian thì Rx nhớ nhầm, lục lại một số mail trao đổi hóa ra là gần cuối năm 2011. Vì mail trao đổi có 1 số thông tin liên quan đến Đoàn chi viện 724 mà anh ấy thu thập đuợc trong quá trình tìm kiếm nên Rongxanh post lên blog để có thêm thông tin tham khảo về Đoàn chi viện 724
...mình nghiên cứu và tìm trong nhật ký của bác CCB có đánh dấu trên lịch:5/6 xa ra na khet; 18/6 xa na vam; 10/9 sân bay nà vằn; 12/6 cao nguyên po lô ven; 28/6 a ta xa; 3/7/hết lào; 4/7 việt nam; 5/7 công tum; 8/7 gia lai; 13/7 căm pu chia; 15/7 gia lai+đường...;  8/8/1966  đắc lắc; 27/8 viện X9; 3/9 đắc nông (chữ bị mờ); 24/9  X5a; 26/9  X6; 28/9  X7; 30/9  X8; 01/10  X9 bù gia mập; 2/10 X10; 4/10 về tập kết cam pu chia; 5/10 (phước long); 6/10 T20 (T20 có khả năng là X27). mình đang tiếp tục lần theo hành trình,  có 1 CCB nói đơn vị đi qua suối Ô Bệ ở căm pu chia...

[Rongxanh trả lời] Em có mấy suy đoán thế này anh à: 
Trung đoàn 724 chia làm 3 đoàn nhỏ, tương ứng với 3 tiểu đoàn d1, d2, d3, xuất phát từ bắc VN tháng 3/1966, mỗi đoàn giãn cách nhau 3 ngày. Trong đó C10 (Đại đội thông tin – trinh sát) đi với đoàn 724A, gồm cả ban chỉ huy Trung đoàn. Tuy nhiên đến khoảng tháng 6 thì có thể chỉ huy đoàn 724B (1 đại úy d trưởng) mất, nên có thể C10 đi theo đoàn 724B – theo tài liệu phía Mỹ. Theo đó, bố anh ở tiểu đội máy thông tin 15W 
Nếu bác CCB có cuốn sổ lịch đi cùng LS Phương theo đoàn 724B, thì ngày 1/10 đã đến Bù Gia Mập (trên đất VN), sau đó đi tiếp đến trạm X10 (Vẫn có thể ở đất VN), 4/10 đến đất Cam, 6/10 đến trạm T20. Bác Phương mất 10/10/1966, thì như vậy có thể đi quá về phía Nam, sâu vào mạn Tây Ninh rồi. Các trạm giao liên bố trí cách nhau độ hơn 10km, đủ 1 ngày đi rừng. TRạm giao liên cuối cùng mà các đoàn quân đến B2 dừng lại là trạm T14, gần núi Bà Đen, Tây Ninh. Việc đánh số các trạm giao liên, em vẫn chưa tìm ra được quy luật, mặc dù có biết được vị trí 1 số trạm. Anh hỏi tiếp các bác CCB, đoàn đi đến đích vào thời gian nào, và đến đâu? Vì theo giấy chứng minh, mà em đã gửi anh, đoàn này đi đến B2 Hải Yến, và sử đoàn pháo binh Biên Hòa có nói đến Trung đoàn 724. 
Giả thiết thứ 2: Khi đến khu vực này, đoàn dừng chân nghỉ hàng tháng trời (Vì 2 sơ đồ chôn cất LS Môn mất 14/9/1966 và LS Phương 10/10/1966 sơ họa có điểm giống nhau?). Và trong quá trình đi, đoàn 724B (là đoàn bác Trọng Xích chỉ huy C10) bị tổn thất tương đối, theo tụi Mỹ, có thể chỉ huy đoàn mất từ hồi tháng 8/1966 trên đường đi. 
Về suối Ô Bệ: Qua xem GBT của LS Môn, mất 14/9/1966, và sơ họa, em đoán nó rất có thể là con suối O Por, đoạn gần QL14, anh có thể xem trên bản đồ em gửi, tỷ lệ 1:50.000. Em suy luận như thế, do giả thiết là huớng đi của đoàn quân từ VN sang Cam, nghĩa là đi từ trạm X27 đến trạm X10, và cách phiên âm địa danh của bản đồ cũng như cách đọc của lính mình nhiều khi khác nhau lắm. 
Em tìm thêm được danh sách cán bộ chiến sỹ C10, do phía Mỹ thu được.

... mình đã  xem trong cuốn "Truyền thống Trung đoàn pháo hỏa tiễn 724" có ghi các thông tin giống của Rx; ngày 5 và 6 tháng 8 năm 1966 khi 2 đoàn 724A và 724 B hành quan đến khu vực giữa trạm 9 và 10 thuộc tỉnh gia lai thì bị bom, trung đoàn trưởng và chính ủy hy sinh;  sau đó đơn vị tiếp tục hành quân qua các trạm thuộc các tỉnh đắc lắc, Quảng đức để đến ngày 3/10/1966 về đến kho xanh (nam sông đắc quýt) là địa điểm cuối cùng của chặng đường hành quân. sau đó củng cố và ngày 23/11/1966  toàn trung đoàn hành quân về khu vực nam bà na 30 km thượng nguồn mã đà.
Theo mình cũng nghĩ có thể trạm X10 vẫn ở đất việt nam ( đường giao liên X10 Thuộc VN đi X27 thuộc CPC (có thể X27 là T10 vì trong lịch ghi cũng bị mờ) mình nghe nói kho xanh ngay bên đất CPC. khả năng bố mình hy sinh gần sông nhỏ vẫn trên đất VN.Các CCB binh có nói chỉ còn khoảng cách ngắn sang bên kia sông là có đầy đủ lương thực, thuôc men và tới tập kết. khả năng ngày 3/10 về tập kết là đội hình đi đầu.

các bác CCB cũng nói điểm tập kết cuối gần kho xanh (kho lương thực) của ta, và đơn vị cũng đi qua sông bé nhưng chưa rõ thời điểm nào. Mình nghĩ đường giao liên Rxkẻ trên bản đồ và điểm tập kết bên cạnh sông đắc quýt cũng rất khả thi. Hôm vừa rồi mình cũng điện nhờ đội quy tập K82/quân khu 9 trước khi các anh ấy đi sang CPC tìm kiếm đợt cuối năm, hiện nay các anh ấy vẫn chưa về.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

[4.13.3] Danh sách 59 Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Rx phán đoán có thể là 1 đơn vị thuộc Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh]

2013100616061010 - Phần 3
Danh sách 59 Liệt sỹ của đơn vị thuộc Đoàn chi viện 724 hy sinh trên đường chi viện vào Nam năm 1966. Danh sách lập 6/1/1967 [Ghi nhầm thành 1966] do đ/c Đỗ Thịnh – Thôn trưởng 2 lập, có ô ghi tên Thủ trưởng Nguyễn Hợp.
59 tử sỹ có 3 chết do địch (Khuê + Đã + Lô), 2 chết đuối (Hội + Thiệu), 54 là chết bệnh
Danh sách này do lính Mỹ thu được tháng 3/1967 tại Tây Ninh
 
Link phần 1
Link phần 2

Ảnh chụp danh sách:
alt

alt

alt

Bài liên quan:
[4.13.2] Danh sách 59 Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Rx phán đoán có thể là 1 đơn vị thuộc Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh]
[4.13.1] Danh sách 59 Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Rx phán đoán có thể là 1 đơn vị thuộc Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh]
[4.11.3] Danh sách Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Có thể là Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh mang vác]
[4.11.2] Danh sách Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Có thể là Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh mang vác]
[4.11.1] Danh sách Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Có thể là Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh mang vác]
[4.8.1] 15 Giấy báo tử của cán bộ chiến sỹ thuộc Đoàn chi viện 724 hy sinh trên đường vào Nam chiến đấu năm 1966
[4.8.2] 15 Giấy báo tử của cán bộ chiến sỹ thuộc Đoàn chi viện 724 hy sinh trên đường vào Nam chiến đấu năm 1966

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

[4.13.2] Danh sách 59 Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Rx đoán có thể là 1 đơn vị thuộc Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh]

2013100616061010 - Phần 2
Danh sách 59 Liệt sỹ của đơn vị thuộc Đoàn chi viện 724 hy sinh trên đường chi viện vào Nam năm 1966. Danh sách lập 6/1/1967 [Ghi nhầm thành 1966] do đ/c Đỗ Thịnh – Thôn trưởng 2 lập, có ô ghi tên Thủ trưởng Nguyễn Hợp.
59 tử sỹ có 3 chết do địch (Khuê + Đã + Lô), 2 chết đuối (Hội + Thiệu), 54 là chết bệnh
Danh sách này do lính Mỹ thu được tháng 3/1967 tại Tây Ninh
Link phần trước
STT Họ và tên Năm sinh Nhập ngũ Cấp bậc Nguyên quán Thời gian hy sinh Nơi chôn cất (Trạm)
43 Nguyễn Chí Tước 1947 1/66 B2 Sơn Dương - Minh Khai - Hoài Đức - Hà Tây 02/10/1966 Phước Long
44 Đỗ Hữu Môn 1944 2/65 B1 Tiến Xa - Quang Sơn - Gia Lương - Hà bắc 06/12/1966 A2
45 Trương Văn Thoại 1948 1/66 B2 Khoái Nội - Thắng Lợi - Thường TÍn - Hà Tây 24/06/1966 T56
46 Đào Văn Quán 1948 1/66 B2 Cam Thượng - Tùng Thiện - Hà Tây 07/07/1966 T8
47 Phạm Đình Vũ 1942 9/65 B1 Bình Hạ - Tân Tiến - Văn Giang - Hưng Yên 12/07/1966 T1
48 Nguyễn Ngọc Nho 1933 1/66 B2 An Hạ - An Thượng - Hoài Đức - Hà Tây 07/07/1966 T8
49 Đỗ Xuân Đích 1948 1/66 B2 Giang Xá - Đào Giang - Hoài Đức - Hà Tây 30/07/1966 T9
50 Nguyễn Văn Hợi 1944 4/63 Trung sỹ La Phẩm - Tân Hồng - Quảng Oai - Hà Tây 26/07/1966 T6
51 Mẫu? Danh Luận 1935 9/65 B1 Đào Nguyên - An Thượng - Hoài Đức - Hà Tây 17/08/1966 X1
52 Nguyễn Xuân Hoan 1944 5/65 B1 Châu Cầu - Châu Phong - Quế Võ - Hà Bắc 22/08/1966 X6
53 Nguyễn Đăng Cống 1946 6/65 B1 Xóm 8 - Ninh Hiệp - Gia Lâm - Hà Nội 25/07/1966 V C07 [Có thể là Viện C07 - Rx chú thích]
54 Nguyễn Văn Thành 1942 1/66 B2 La Nội - Dương Nội - Hoài Đức - Hà Tây 20/07/1966 T6
55 Nguyễn Văn Lộc 1947 1/66 B2 Cốc Thôn - Cam Thượng - Tùng Thiện - Hà Tây 06/11/1966 V K79 [Có thể là Viện K79]
56 Nguyễn Văn Bản 1947 1/66 B2 Cam Thượng - Tùng Thiện - Hà Tây 20/11/1966 Suối Ông Bẹ??
57 Lê Thiên Triệu 1948 1/66 B2 Bình Long - Thắng Lợi - Thường Tín - Hà Tây 28/09/1966 Suối Ông Bẹ??
58 Nguyễn Thái Mây 1945 5/65 B1 Đổng Viên - Phù Đổng - Gia Lâm - Hà Nội 17/12/1966 Suối A
59 Phạm Ngọc Miễn 1945 1/66 B2 Thái Bạt - Tùng Bạt - Bất Bạt - Hà Tây 04/12/1966 Làng Phước Tín
Bài liên quan:
[4.13.2] Danh sách 59 Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Rx phán đoán có thể là 1 đơn vị thuộc Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh]
[4.13.1] Danh sách 59 Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Rx phán đoán có thể là 1 đơn vị thuộc Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh]
[4.11.3] Danh sách Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Có thể là Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh mang vác]
[4.11.2] Danh sách Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Có thể là Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh mang vác]
[4.11.1] Danh sách Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Có thể là Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh mang vác]
[4.8.1] 15 Giấy báo tử của cán bộ chiến sỹ thuộc Đoàn chi viện 724 hy sinh trên đường vào Nam chiến đấu năm 1966
[4.8.2] 15 Giấy báo tử của cán bộ chiến sỹ thuộc Đoàn chi viện 724 hy sinh trên đường vào Nam chiến đấu năm 1966

[4.13.1] Danh sách 59 Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Rx đoán có thể là 1 đơn vị thuộc Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh]

2013100616061010
Danh sách 59 Liệt sỹ của đơn vị thuộc Đoàn chi viện 724 hy sinh trên đường chi viện vào Nam năm 1966. Danh sách lập 6/1/1967 [Ghi nhầm thành 1966] do đ/c Đỗ Thịnh – Thôn trưởng 2 lập, có ô ghi tên Thủ trưởng Nguyễn Hợp.
59 tử sỹ có 3 chết do địch (Khuê + Đã + Lô), 2 chết đuối (Hội + Thiệu), 54 là chết bệnh
Danh sách này do lính Mỹ thu được tháng 3/1967 tại Tây Ninh

STT Họ và tên Năm sinh Nhập ngũ Cấp bậc Nguyên quán Thời gian hy sinh Nơi chôn cất (Trạm)








1 Ngô Ngọc Toàn? 1942 4/63 Hạ sỹ Xóm 6 - Hải Long - Hải Hậu - Nam Hà 19/07/1966 T8
2 Tạ Văn Chiến 1944 1/66 B2 Duyên Trường - Duyên Thái - Thường Tín - Hà Tây 08/08/1966 T10
3 Nguyễn Hữu Nhiễm? 1943 6/65 B1 Thường Đỗ - Thượng Vũ - Kim Thành - Hải Dương 15/08/1966 T10
4 Thân Ngọc Tư 1947 5/65 B1 Xóm Lĩnh - Hồng Thái - Việt Yên - Hà Bắc 03/08/1966 T9
5 Ngô Xuân Thi 1942 5/65 B1 Minh Đông - Minh Sơn - Việt Yên - Hà Bắc 25/10/1966 X3
6 Lê Văn Mạnh 1947 2/65 B1 Hưng Giáo - Tam Hưng - Thanh Oai - hà Tây 29/10/1966 V09
7 Lương Vĩnh Tâm 1945 6/65 B1 Phúc Nhiệm - Quang Trung - Phúc Thọ - Hà Tây? 08/06/1966 T12
8 Dương Văn Sùng 1947 2/66 B1 Văn Khê - Tam Hưng - Thanh Oai - Hà Tây 27/06/1966 T74
9 Nguyễn Văn Tơ 1940 2/65 B1 Đại Áng - Thanh Hưng - Thường Tín - Hà Tây 06/07/1966 T8
10 Nguyễn Cơ Tâm 1932 1/66 B2 Ngũ Cầu - An Thượng - Hoài Đức - Hà Tây 07/07/1966 T6
11 Nguyễn Danh Bách 1945 1/66 B2 Việt Yên - Đồng Yên - Quốc Oai - Hà Tây 22/07/1966 T6
12 Nguyễn Huy Ngọc 1932 1/66 B2 Ngãi Cầu - An Khánh - Hoài Đức - Hà Tây 28/07/1966 T8a V C07 [Có thể là Viện C07 - Rx chú thích]
13 Nguyễn Đình Thúy 1937 1/66 B2 Vân Lũng - An Khánh - Hòai Đức - Hà Tây 06/08/1966 T6
14 Nguyễn Văn Khuê 1945 8/64 Hạ sỹ Phú Xuân - Thành Phấn - Phúc Thọ - Hà Tây 06/08/1966 T10
15 Nguyễn Huy Đàm 1947 8/65 B1 Úc Lý - Thanh Văn - Thanh Oai - Hà Tây 06/08/1966 T10
16 Trần Hữu Đô 1947 9/65 B1 Mỹ Thắng - Mỹ Lộc - Nam Hà 06/08/1966 T10
17 Đặng Thành Tuấn 1941 6/65 B1 An Đức - Hoài Ân - Bình Định 08/08/1966 T10
18 Bùi Văn De? 1948 6/65 B1 Tống Thượng - Quang trung - Kinh Môn - Hải Dương 29/07/1966 X6
19 Tạ Văn Gia 1945 6/65 B1 Xóm 5 - Đại Phúc - Quế Vĩ - Hà Bắc 22/09/1966 X3
20 Hoàng Bá Sô? 1940 9/65 B1 Đa Ngưu - Tân Tiến - Văn Giang - Hưng Yên 08/09/1966 X6
21 Đỗ Quốc Toản 1933 1/66 B2 Phương Viên - Liên Phương - Hoài Đức - hà Tây 04/09/1966 X6
22 Ngô Đức Lại 1948 1/66 B2 Duyên Trường - Duyên Thái - Thường Tín - Hà Tây 27/09/1966
23 Nguyễn Văn Tý 1948 1/66 B2 La Khê - Văn Khê - Hoài Đức - Hà Tây 12/09/1966 X7
24 Tô Xuân Trọng 1948 1/66 B2 Liễu Ngoại - Ái Quốc - Thường Tín - Hà Tây 04/08/1966 T9
25 Nguyễn Văn Điểu 1942 1/65 B1 Phú Trạch - Mễ Sở - Văn Giang - Hưng Yên 26/08/1966 T6
26 Nguyễn Văn Kỉm 1947 6/65 B1 Thôn Cam - Cổ Bi - Gia Lâm - Hà Nội 27/08/1966 T6
27 Nguyễn Xuân Đốc 1947 5/65 B1 Văn Yên - Việt Tiến - Việt Yên - Hà Bắc 20/09/1966 T6
28 Đặng Đức Siếng 1948 6/65 B1 Chi Điền - Cộng Hòa - Nam Sách - Hải Dương 19/10/1966 V K79
29 Bùi Văn Bảy 1936 1/66 B2 Văn Phú - Văn Khê - Hoài Đức - Hà Tây 13/10/1966 V K79
30 Vương Đình Phải 1939 6/65 B1 Mỹ Xá - Mỹ Tâm - Nam Sách - Hải Dương 16/11/1966 V K79
31 Đỗ Đồng Thiệu 1931 1/66 B2 Ngãi Cầu - An Khánh - Hoài Đức - Hà Tây

32 Nguyễn Tiến Chạy 1948 6/65 B1 Hòa Lạc - Tân Cường - Vĩnh Cường - Vĩnh Phúc 27/06/1966 T74
33 Trần Văn Tuy 1941 5/65 B1 Đại Phúc - Quế Võ - hà Bắc 16/07/1966 T8 V C07
34 Đoàn Văn Sót 1946 2/64 Hạ sỹ Bảo Lộc - Võng Xuyên - Phúc Thọ - Hà Tây 06/08/1966 T10
35 Bùi Duy Bội 1936 1/66 B2 Ngãi Cầu - An Khánh - Hoài Đức - Hà Tây 03/08/1966 T9
36 Nguyễn Văn Tơ 1938 1/66 B2 Cam Đỗ - Can Thượng - Trung Thiện - Hà Tây 05/08/1966 T9
37 Nguyễn Hữu Hồ 1935 1/66 B2 Ngũ Cầu - An Thượng - Hoài Đức - Hà Tây 15/08/1966 T6?
38 Trịnh Bá Hướng 1938 9/64? B1 Nội An - Đại Uyên - Chương Mỹ - Hà Tây 03/08/1966 T9
39 Đặng Văn Điệt 1942 2/64 Hạ sỹ Phúc Long - Long Xuyên - Phúc Thọ - Hà Tây 07/09/1966 X3
40 Chử Văn Huỳnh 1945 9/65 B1 Phụng Công - Văn Giang - Hưng Yên 08/09/1966 TC
41 Nguyễn Văn Ngọ 1946 5/65 B1 Hòa Vôi - Hoàng Ngô - Quốc Oai - Hà Tây 10/10/1966 BV K79
42 Đào Quý Vằng 1933 1/66 B2 Ngũ Cầu - An Thượng - Hoài Đức - Hà Tây 10/10/1966 BV K79
Bài liên quan:
[4.13.2] Danh sách 59 Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Rx phán đoán có thể là 1 đơn vị thuộc Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh]
[4.13.1] Danh sách 59 Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Rx phán đoán có thể là 1 đơn vị thuộc Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh]
[4.11.3] Danh sách Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Có thể là Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh mang vác]
[4.11.2] Danh sách Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Có thể là Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh mang vác]
[4.11.1] Danh sách Liệt sỹ thuộc 1 đơn vị hy sinh năm 1966 trên đường chi viện vào Nam [Có thể là Đoàn chi viện 724 - Trung đoàn 84A pháo binh mang vác]
[4.8.1] 15 Giấy báo tử của cán bộ chiến sỹ thuộc Đoàn chi viện 724 hy sinh trên đường vào Nam chiến đấu năm 1966
[4.8.2] 15 Giấy báo tử của cán bộ chiến sỹ thuộc Đoàn chi viện 724 hy sinh trên đường vào Nam chiến đấu năm 1966

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

[4.12] 6 Giấy báo tử Liệt sỹ quê Thái Bình thuộc d529 [1d của Đoàn 69 pháo binh Miền] hy sinh 30/6/1966 tại QL13 Bình Long

2013100313057
6 Giấy báo tử, chưa có chữ ký, đề Thủ trưởng đơn vị có số hòm thư 7000B [Là Đoàn 69 pháo binh Miền], gồm các Liệt sỹ có tên sau:
  1. Ls Đặng Xuân Tô sinh 1933, quê xã Đông Xuyên huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, đơn vị d529, cấp bậc chuẩn úy trung đội trưởng, nhập ngũ 10/1951, tên vợ là Vũ Thị Hồng, hy sinh lúc 10h ngày 30/6/1966 trong chiến đấu trên đường số 13. Nơi an táng: Cầu Cần Lê, tỉnh Bình Long.
  2. Ls Nguyễn Văn Khanh, sinh 1939? – quê xã Hồng Châu - huyện Tiên Hưng – Thái Bình, đơn vị D529 - Cấp bậc Chuẩn úy – Trung đội phó. Nhập ngũ 4/1952, tên vợ là Đặng Thị Mão, hy sinh lúc 10h ngày 30/6/1966 trong chiến đấu trên đường số 13. Nơi an táng: Cầu Cần Lê, tỉnh Bình Long.
  3. Ls Vũ Xuân Thạch sinh 1937, quê xã Quỳnh Hà huyện Quỳnh Côi – Thái Bình. Đơn vị D529, cấp bậc Trung sỹ Tiểu đội trưởng, nhập ngũ  2/1953. Tên vợ là Trần Thị Gái. Hy sinh lúc 10h ngày 30/6/1966 trong chiến đấu trên đường số 13. Nơi an táng: Cầu Cần Lê, tỉnh Bình Long.
  4. Ls Nguyễn Tiến Hòan, sinh 1945, quê xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Đơn vị d529 –Binh nhất chiến sỹ. Tên mẹ: Nguyễn Thị Út. Hy sinh lúc 10h ngày 30/6/1966 trong chiến đấu trên đường số 13. Nơi an táng: Cầu Cần Lê, tỉnh Bình Long.
  5. Ls Nguyễn Văn Hồng, sinh 1935, quê xã Thụy Sơn - huyện Thụy Anh - tỉnh Thái Bình. Đơn vị d529, binh nhì chiến sỹ, nhập ngũ 6/1965. Tên vợ là Trần Thị Thương. Hy sinh lúc 10h ngày 30/6/1966 trong chiến đấu trên đường số 13. Nơi an táng: Cầu Cần Lê, tỉnh Bình Long.
  6. Ls Phạm Văn Bưu, sinh 1943, quê xã An Dực - Huyện ?? tỉnh Thái Bình. Hy sinh lúc 10h ngày 30/6/1966 trong chiến đấu trên đường số 13. Nơi an táng: Cầu Cần Lê, tỉnh Bình Long.
alt

alt