Hiển thị các bài đăng có nhãn 7. Kháng chiến chống Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 7. Kháng chiến chống Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2025

[5.713] Sơ lượng thông tin về giao chiến năm 1972 tại khu vực phần nam thôn Câu Nhi - Hải Chánh - Hải Lăng - Quảng Trị

20250219

Theo thông tin trên web báo Nhân dân thì Đội 584 đã quy tập được 3 hài cốt liệt sỹ tại vườn nhà ông Hoàng Hữu Hòa thôn Nam Chánh, xã Hải Chánh - Hải Lăng - Quảng Trị (đến chiều 18/2/2025 thêm LS thứ 4).

Các hài cốt khi phát hiện trong tình trạng được bọc trong tăng võng, nằm ở độ sâu khoảng hơn 1m, còn xương và một số di vật kèm theo.
Khu vực này ghi nhận một số thông tin vắn tắt giao chiến như sau:
1. Năm 1966:
Bộ đội thuộc Tiểu đoàn 802 phục kích đoàn xe chở 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến SG đi trên QL1 A lên hướng Bắc.
Kết quả tiểu đoàn thủy quân lục chiến SG bị thiệt hại nặng (bị bắt 38).
Phía bộ đội Việt Nam có 2 người hy sinh.
2. Năm 1972:
- Tháng 5/1972: Ghi nhận có lực lượng pháo binh thủy quân lục chiến SG đóng tại khu vực này, và cũng là mục tiêu bị pháo binh tầm xa của bộ đội Việt Nam bắn phá.
- Tháng 6/1972: Ghi nhận có các lực lượng dù, thủy quân lục chiến, pháo binh quân SG tại khu vực, và cũng là mục tiêu bị pháo binh tầm xa của bộ đội Việt Nam bắn phá. Một số pháo 105mm, 155mm của quân SG bị bắn hỏng, có thiệt hại về người.
- Tháng 7/1972: Khoảng cuối tháng, ghi nhận quân SG tại khu vực này có giao chiến với bộ đội Việt Nam một số ngày.



Thứ Hai, 17 tháng 2, 2025

[5.712] Không ảnh (50): Không ảnh khu vực buôn Yang Reh/ CĐăng Ré - huyện B5 Daklak

20250217

Không ảnh khu vực buôn Yang Reh/ CĐăng Ré (huyện B5 Daklak), chụp tháng 4/1966.

Nơi đây, 10 tháng trước, ngày 3/6/1965 đã diễn ra trận đánh phục kích giao thông đường 21 của Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95A (Tức Trung đoàn 10 Ngô Quyền).
Có 15 liệt sỹ hy sinh trong trận đánh này.
(Góc 7h là ảnh núi đá Voi mẹ)



Bài liên quan

[4.2] Sổ ghi chép danh sách thuơng binh - tử sỹ - mất tích của đơn vị 339 (Tiểu đoàn 5 - Trung đoàn 95A Sư đoàn 5/ Nông trường 5 - Quân khu 5)

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2025

[5.711] Địa danh (70): Làng C Dang Ré [ Cđăng Ré/ CđăngRé] * Danh sách 15 liệt sỹ tiểu đoàn 5 trung đoàn 95A (Trung đoàn 10 Ngô Quyền) hy sinh ngày 3/6/1965 trong chiến đấu Đánh giao thông đường 21 B5 Daklak

20250216360991

1. Tháng 11/1966 tại Phú Yên, quân Mỹ có thu giữ 1 cuốn sổ ghi chép danh sách thuơng binh - tử sỹ - mất tích của đơn vị 339 (Tiểu đoàn 5 - Trung đoàn 95A Sư đoàn 5/ Nông trường 5 - Quân khu 5)

* Cuốn sổ khoảng 60 trang ghi chép chi tiết gồm: Họ tên cán bộ/ chiến sỹ - Địa chỉ quê quán/ thân nhân - Bị thuơng/ hy sinh trong trận chiến nào - Thời gian hy sinh/ bị thuơng...

* Từ thông tin trong cuốn sổ, phía Mỹ tổng hợp thông tin có trận đánh phục kích trên QL21 ngày 3/6/1965 và chặn đánh quân tiếp viện trên đường 21 ngày 3/6/1965.

* Trong cuốn sổ có ghi chép 15 liệt sỹ thuộc đơn vị hy sinh ngày 3/6/1965 trong chiến đấu Đánh giao thông đường 21 B5 Daklak, có ghi nơi an táng ban đầu là Cao điểm gần làng CDang Ré [ Cđăng ré].

* Giai đoạn lân cận tháng 6/1965, một số liệt sỹ khác cùng tiểu đoàn 5 có thông tin chiến đấu đánh giao thông đường 21 B5, nơi an táng ban đầu ở B5 Daklak.

* Thân nhân một liệt sỹ hy sinh ngày 3/6/1965 có tìm hiểu tại cơ quan quân sự thuộc tỉnh Daklak thì được biết làng CDang Ré [ Cđăng ré] là xã Yang Ré huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

* Trên bản đồ quân sự Mỹ có địa danh Buôn Yang Reh và núi Chư Yang Reh nằm ven phía đông quốc lộ 21, như vậy chắc chắn là khớp thông tin.


2. Danh sách 15 liệt sỹ 15 liệt sỹ tiểu đoàn 5 trung đoàn 95A (Trung đoàn 10 Ngô Quyền) hy sinh ngày 3/6/1965 trong chiến đấu Đánh giao thông đường 21 B5 Daklak, có ghi nơi an táng ban đầu là Cao điểm gần làng CDang Ré [ Cđăng ré] (Ảnh chụp cuốn sổ lưu tại Đại học công nghệ Texas)



Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2024

[7.73] Không ảnh (47): Khu vực Cao điểm 1314 và Cao điểm 1015 (Charlie) - Kontum

20240714

Khu vực Cao điểm 1314 và Cao điểm 1015 (Charlie) - nam Dakto - Kontum năm 1972




Thứ Tư, 10 tháng 7, 2024

[7.72] Không ảnh (46): Trọng điểm ngầm vượt sông Ta Lê/ ngầm Ta Lê trong cụm trọng điểm đánh phá ATP của không quân Mỹ trên đường 20 Quyết Thắng - tuyến đường Hồ Chí Minh

20240710

Trọng điểm ngầm vượt sông Ta Lê/ ngầm Ta Lê trong cụm trọng điểm đánh phá ATP của không quân Mỹ trên đường 20 Quyết Thắng - tuyến đường Hồ Chí Minh




Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2024

[7.71] Không ảnh (45): Trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ tại khu vực đường Hồ Chí Minh vượt sông Seka Man và đoạn phía nam, trên đất Lào tháng 3/1969

20240706

Không ảnh trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ tại khu vực đường Hồ Chí Minh vượt sông Seka Man và đoạn phía nam, trên đất Lào tháng 3/1969.

Các chấm/ vùng trắng trên không ảnh tập trung dọc tuyến đường/ sông là dấu vết các trận ném bom.



[7.70] Không ảnh (44): Khu vực Trại biệt kích Dak Sieng, tháng 3 năm 1967

20240706

Không ảnh khu vực Trại biệt kích Dak Sieng - Kontum, tháng 3 năm 1967



Thứ Năm, 7 tháng 3, 2024

[7.69] Hình ảnh quân Mỹ phát hiện tầng 2 tên lửa phòng không SAM 2 của bộ đội Phòng không Việt Nam tại nam vùng phi quân sự DMZ (tây nam căn cứ Cồn Tiên độ 2km)

2024030724028

Năm 1967, tại nam vùng phi quân sự DMZ (tây nam căn cứ Cồn Tiên độ 2km) quân Mỹ phát hiện tầng 2 tên lửa phòng không SAM 2 của bộ đội Phòng không Việt Nam.

Dưới đây là hình ảnh và đánh dấu trên bản đồ quân sự Mỹ, nay thuộc huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị.



Thứ Ba, 16 tháng 1, 2024

[7.68] Không ảnh (43): Không ảnh khu vực căn cứ Động Toàn, Khe Mèo, đường 9 QUảng Trị, năm 1973

20240116

Không ảnh năm 1973 khu vực căn cứ Động Toàn, Khe Mèo, đường 9 Quảng Trị.

Nơi đây, năm 1971 và 1972 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, các đơn vị bộ đội Việt Nam tấn công căn cứ Động Toàn.




Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2023

[7.67] Sơ lược giải pháp thiết kế, xây dựng cầu cáp đảm bảo giao thông tại các vị trí cầu bị không quân Mỹ phá hủy trên đường giao thông tại miền bắc Việt Nam, phục vụ vận tải hậu cần chi viện chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2023121747031


1. Có một tấm hình của Thông tấn xã Việt Nam với tiêu đề: "Cầu cáp 10 dây dài 240m bắc ngang qua sông Đáy trên những chiếc cầu cũ đã bị bom địch phá vỡ, quãng Đoan Vĩ, đảm bảo cho xe trọng tải tới 12 tấn vượt qua. Ảnh: Quang Thành - TTXVN".

2. Cùng với đó, có một tài liệu của quân đội Mỹ tổng hợp các thông tin thu thập được về giải pháp thiết kế, xây dựng cầu cáp đảm bảo giao thông tại các vị trí cầu bị không quân Mỹ phá hủy trên đường giao thông tại miền bắc Việt Nam, phục vụ vận tải hậu cần chi viện chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những nét chính nêu trong tài liệu:

- Với quyết tâm duy trì các tuyến giao thông quan trọng được thông suốt bất chấp các cuộc ném bom của không quân Mỹ, Quân đội Bắc Việt Nam đã phát triển một kỹ thuật bắc cầu độc đáo giúp giảm đáng kể khả năng dễ bị tổn thương của cầu trước các tấn công từ trên không. Kỹ thuật này dựa trên việc sử dụng các dây cáp thép song song được kéo căng và cố định vào các ụ neo ở mỗi đầu cầu.

- Các bộ phận cấu kiện bằng gỗ chế tạo sẵn được cố định vào dây cáp để tạo nên bản mặt cầu. Ngoại trừ cầu cáp xây dựng cho tuyến đường sắt, bản mặt cầu được dỡ bỏ vào ban ngày. Điều này sẽ làm cho cầu ít bị ảnh hưởng bởi bom hơn so với cầu thông thường.

- Không quân Mỹ đã phát hiện có 24 cây cầu cáp được xây dựng, gồm có 1 cầu ở Lào (nam đèo Mụ Giạ). Những cầu này hầu hết nằm ở trên các tuyến đường tạo nên mạng lưới hậu cần lớn tiếp tế cho các lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam trên chiến trường Lào và nam Việt Nam.

- Mười trong số các cầu, bao gồm có 4 cầu cho đường sắt, nằm trên địa bàn quân khu 4, là khu vực tập kết chính của bộ đội và hậu cần chi viện cho miền Nam Việt Nam. Khả năng chịu tải của cây cầu là từ 10 đến 20 tấn. Khả năng này đủ để cho tất cả các loại xe ô tô tải có ở miền bắc VIệt Nam đi qua, trừ loại xe quá lớn.

- Sự gia tăng nhanh chóng số lượng cầu cáp có thể nhìn thấy và sự gia tăng mạnh mẽ về nhập khẩu cáp thép đường kính lớn, chủ yếu từ Nhật Bản, cho thấy rằng Quân đội Bắc Việt Nam sẽ sử dụng nhiều hơn nữa những giải pháp tiến bộ này. Cầu cáp cho phép sử dụng liên tục các tuyến đường sắt, đường bộ và sẽ giảm đáng kể công sức cần thiết để sửa chữa thiệt hại do bom gây ra.

- Điểm tương tự giữa các cầu cáp cho thấy tiêu chuẩn thiết kế đã được sửa đổi trên hiện trường cho phù hợp với điều kiện về địa chất và chiều dài nhịp. 

- Tất cả, ngoại trừ hai trong số các cầu cáp, được bố trí tại vị trí của các cầu bị phá hủy hoặc tại công trình cầu bị bỏ hoang với các mố có sẵn có thể cung cấp hỗ trợ bổ sung neo ổn định. Phần neo có dạng hình chữ “TT” với đầu chân hướng về phía cầu và đóng vai trò ụ neo giữ ổn định cho cáp thép. Ụ neo được đặt lùi lại so với mố khoảng 15 đến 30m và có thể được làm bằng bê tông cốt thép. 

- Thường có từ 4 đến 6 dây cáp được lắp đặt, ước tính có đường kính từ 2.5cm đến 7.5cm, nhưng theo quan sát gần đây cầu cáp có thể có 12 đến 14 cáp. 

- Các dây cáp song song và được ghép thẳng hàng với vệt bánh xe tải. Khi sử dụng cáp có đường kính khác nhau thì các dây cáp lớn hơn được đặt ở vị trí bên ngoài để tạo độ bền cao. Các cây cầu dường như không chống lại được sự rung lắc do đó tốc độ di chuyển phải được hạn chế nghiêm ngặt và chỉ cho 1 xe đi qua tại 1 thời điểm. Trong hầu hết các trường hợp thì bản mặt cầu bằng gỗ bao phủ toàn bộ các dây cáp. 

- Bản mặt cầu là các đoạn 1.5 đến 3m và có thể làm từ gỗ nhẹ hoặc tre. Đội nhân công đóng gần cầu và lắp bản mặt cầu vào buổi đêm, bằng tay hoặc tời di động. 

- Khả năng chịu tải của một cây cầu cáp phụ thuộc vào số lượng cáp và chiều dài nhịp.  Hầu hết các cầu trên đường có chiều dài từ 15 đến 30m và có khả năng chịu tải khoảng 15 tấn. Năm cầu trên đường có nhịp dài từ 45m đến 57m và có khả năng chịu tải trọng 10 tấn. 

- Cầu cáp đang xây dựng trên QL1A ở bắc Tú Dụng (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) có 12 đến 14 cáp và nhịp 23m. Khả năng chịu tải của cầu vượt quá 20 tấn. 

- Do có hạn chế về tải trọng, là nhược điểm của loại cầu, đường 7, 15, 19 có thể tiếp nhận các loại xe 15 tấn, trong khi QL1A và QL6 và vượt kênh gần Hà Nội có thể tiếp nhận xe 10 tấn.

3. Ảnh minh họa cấu tạo 1 bên đầu cầu cáp


4. Bức ảnh của Thông tấn xã Việt Nam



Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2023

[7.66] Không ảnh (42): Dòng chữ "Không có gì quý hơn độc lập tự do" được làm trên sườn tây núi Mũi Mác ở khu vực trọng điểm ngã ba Đồng Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh, năm 1972

20231209

Dòng chữ "Không có gì quý hơn độc lập tự do" được làm trên sườn tây núi Mũi Mác ở khu vực trọng điểm ngã ba Đồng Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh, năm 1972.



Thứ Tư, 22 tháng 11, 2023

[7.65] Ảnh chụp xe ô tô vận tải chạy qua cây cầu cáp bắc qua sông Đáy [Quốc lộ 1A?] trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước

20231122

Cầu cáp 10 dây dài 240m bắc ngang qua sông Đáy trên những chiếc cầu cũ đã bị bom địch phá vỡ, quãng Đoan Vĩ, đảm bảo cho xe trọng tải tới 12 tấn vượt qua. Ảnh: Quang Thành - TTXVN

[Nguồn ảnh và chú dẫn: Thông tấn xã Việt Nam]

[Cầu cáp/ quốc lộ 1A]





[7.64] Không ảnh (41): Không ảnh năm 1973 khu vực núi Ba Hồ/ Cao điểm 597 - Cam Lộ - Quảng Trị

20231122


Không ảnh năm 1973 khu vực núi Ba Hồ/ Cao điểm 597 - Cam Lộ - Quảng Trị.

Nơi đây, năm 1971 và 1972 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, các đơn vị bộ đội Việt Nam tấn công cứ điểm Ba Hồ/ Cao điểm 597.




Thứ Hai, 6 tháng 11, 2023

[7.63] Hình ảnh lính biệt kích Mỹ sử dụng thiết bị để ghi âm trên đường dây thông tin hữu tuyến của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào

2023061132020


Một lính biệt kích thuộc đơn vị thám sát chuyên hoạt động sâu trong tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào đang thao tác cặp dây dẫn nối thiết bị ghi âm băng Catsset nhãn hiệu General Electric vào đường dây thông tin dã chiến của Bộ đội đoàn 559 Trường Sơn.

Thiết bị cho phép ghi âm tự động khi có tín hiệu thoại trên đường dây thông tin.

Ở thế hệ máy đầu tiên, lính biệt kích phải gọt vỏ để hở dây thông tin dã chiến ở phần cặp nối dây với thiết bị. Đến thế hệ máy thứ 2 thì chỉ cần gọt mỏng lớp vỏ dây, và đến thế hệ máy thứ 3 thì chỉ cần cặp vào dây mà không cần xử lý lớp vỏ.

Các đoạn ghi âm cho phép xác định lịch trình chạy các đoàn xe vận tải trên đoạn tuyến đường mòn Hồ Chí Minh.



 

[7.62] Một số hình ảnh do lực lượng biệt kích Mỹ chụp đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào

202332020


Các tấm ảnh do lính biệt kích thuộc đơn vị thám sát chuyên hoạt động sâu trong tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào chụp. Gồm:

1. Toán lính biệt kích trinh sát trên 1 đoạn đường đi bộ của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Hình bên phải cho thấy độ rộng của đường mòn so với 1 khẩu súng.

2. Một đoạn đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua rừng tre rậm rạp. Bên phải là hình ảnh của trạm giao liên và khu nghỉ giành cho các đoàn bộ đội hành quân bộ hoặc các đoàn xe.

3. Một chiếc xe ô tô tải của Liên Xô nhãn hiệu GAZ 51 đang chạy trên con đường lầy lội.





Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2023

[7.61] Không ảnh (40): Không ảnh khu vực tập kết/ bốc dỡ xăng dầu ngay phía bắc ngã ba Đồng Lộc - Hà Tĩnh, năm 1968

2023110566080

Không ảnh khu vực tập kết/ bốc dỡ xăng dầu ngay phía bắc ngã ba Đồng Lộc - Hà Tĩnh, trên tuyến đường  vận tải chiến lược Hồ Chí Minh, năm 1968.

Có thể thấy rõ ảnh các xe ô tô tải.




Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2023

[7.60] Không ảnh (38): Không ảnh khu vực căn cứ Động Tranh [FSB Bastogne] ven quốc lộ 49, tháng 5/1972

20230820


Không ảnh khu vực căn cứ Động Tranh [Nguyên là căn cứ của quân Mỹ, FSB Bastogne] ven quốc lộ 49 (phía Quân đội nhân dân VIệt Nam gọi là đường 12) nối từ Huế đi A Lưới, ngày 28/5/1972.

- Phía Tây Bắc căn cứ Động Tranh độ 2km là khu vực cao điểm 316 núi Mày Nhà.

- Phía Đông Nam căn cứ Động Tranh độ 2km là khu vực Cao điểm 342 [Phía Quân đội nhân dân Việt Nam gọi là Cao điểm 372] 

Hai cao điểm này cùng với Căn cứ Động Tranh thuộc hệ thống phòng thủ trên đường 12 tây thành phố Huế, là nơi diễn ra những trận chiến ác liệt giữa bộ đội thuộc Sư đoàn 324 với quân Sài Gòn trong Chiến dịch Trị Thiên năm 1972.

- Thời điểm này, quân Sài Gòn vừa tái chiếm lại Cao điểm 342 được mấy ngày.

Các vệt tròn màu trắng là dấu vết ném bom chiến thuật/ chiến lược.




Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023

[7.59] Diễn biến sơ bộ hướng tấn công của tiểu đoàn 7 trung đoàn 3 sư đoàn 5 tấn công chi khu Lộc Ninh [Bình Phước] ngày 7/4/1972

20230718

1. Thông tin phía Việt Nam

Trên hướng tiến công của Trung đoàn 3, trận chiến đấu diễn ra vô cùng quyết liệt. Từ 5 giờ sáng, Tiểu đoàn 7 đã hình thành hai mũi tiến công từ hướng đông vượt qua sân bay [Lộc Ninh] chọc thẳng vào hướng đông nam cụm chỉ huy chiến đoàn 9.

Khi ta vừa phát triển đến bìa phía tây sân bay thì địch tập trung phản kích dữ dội. Đại đội 1 không phát triển được, tiểu đoàn trưởng Bùi Văn Nê nhanh chóng điều một trung đội đánh mạnh vào chính diện cửa phía nam để phân tán lực lượng địch đồng thời lệnh cho Đại đội 1 hình thành hai mũi tiến công tiêu diệt quân địch đang ngăn chặn tại cửa phía đông nam. 

6 giờ 45 phút, Đại đội 1 Tiểu đoàn 7 tiêu diệt hoàn toàn quân địch, bắt sống 55 tù binh, làm chủ khu vực phía nam và bắt liên lạc với Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 2 tiếp tục phát triển đánh chiếm khu tiếp liệu.


2. Thông tin phía Mỹ

Các sự kiện được đánh dấu trên ảnh vệ tinh