Sư đoàn 325 gồm có 3 Trung đoàn bộ binh, phiên hiệu lần lượt là Trung đoàn 95, Trung đoàn 101 và Trung đoàn 18. Sau khi 3 trung đoàn trên xuất phát chi viện cho chiến trường miền Nam, Quân đội NDVN lại tiếp tục tổ chức Sư đoàn mới, lấy cùng là phiên hiệu Sư đoàn 325. Để phân biệt, các tài liệu (kể cả của phía bên ta và phía Mỹ) hay lấy cách gọi thêm chữ A - B - C - D vào sau phiên hiệu Sư đoàn. Sư đoàn đầu tiên mang tên gọi Sư đoàn 325A.
1. Thông tin sơ lược về quá trình chi viện miền Nam của sư đoàn 325A như sau:
a. Trung đoàn 95A
Trung đoàn 95 trực thuộc Sư đoàn 325, đóng quân tại Đồng Hới gồm các tiểu đoàn 4 – 5 – 6 và các đơn vị trực thuộc: Đại đội DKZ75mm – SMPK 12.7mm – Vận tải – Hóa học – Công binh – Thông tin... Đầu tháng 4/1964 Trung đoàn bắt đầu huấn luyện để lên đường vào Nam chi viện. Bộ phận đầu tiên của Trung đoàn xuất phát tháng 10/1964, và bộ phận cuối cùng xuất phát vào tháng 12/1964.
Trung đoàn 95A mang mật danh sông Lô, đi vào miền Nam qua Lào, Quảng Nam, Kontum, Bình Định và Pleiku. Ngày 28/1/1965 Trung đoàn đến miền Nam Việt Nam.
Đến đầu năm 1966, Trung đoàn 95A hoạt động trải qua địa bàn các tỉnh Bình Định và Phú Yên trong đội hình của Sư đoàn 5/Nông trường 5 QUân khu 5.
Ngoài mật danh sông Lô, Trung đoàn 95A còn có các mật danh khác: Anh Cả, Công trường 10, Liên tỉnh 10.
Khoảng giữa năm 1968, Sư đoàn 5/QK5 và các đơn vị trực thuộc (Thông tin, vận tải) di chuyển từ Phú Yên lên Tây Nguyên. Sau một thời gian huấn luyện và củng cố tại Tây Nguyên, cuối năm 1968 Trung đoàn 95A lại tiếp tục di chuyển vào Chiến khu D của Chiến trường B2 và giữa tháng 2/1968, Trung đoàn 95A được biên chế vào Sư đoàn 5 B2.
Sau một thời gian chiến đấu ở miền Đông Nam bộ, Trung đoàn tiếp tục di chuyển vào Tây Nam bộ, với phiên hiệu Trung đoàn 10, biên chế trong Sư đoàn 1. Phiên hiệu Trung đoàn 10 ổn định cho đến nay.
b. Trung đoàn 101A
Trung đoàn 101 trực thuộc Sư đoàn 325, gồm 3 tiểu đoàn 1 – 2 – 3 và các đại đội Công binh – Quân y – DKZ 75mm – Cối 82 – Thông tin – Vận tải – SMPK 12.7mm – Trung đội Trinh sát và Trung đội hóa học... Tháng 10/1964, Trung đoàn nhận thêm quân từ Sư đoàn 324 cho đủ biên chế và huấn luyện chuẩn bị lên đường chi viện vào Nam.
Bộ phận đầu tiên của Trung đoàn xuất phát vào Nam chi viện ngày 14/12/1964, đi theo chặng đường giống Trung đoàn 95A và đến Kontum ngày 2/2/1965.
Sau 1 thời gian hoạt động tại Kontum, cuối năm 1965 Trung đoàn 101A tiếp tục di chuyển vào miền Đông Nam Bộ, và tại đây Trung đoàn mang phiên hiệu Trung đoàn 16 hay Q16 chủ lực Miền, hoạt động ở chiến trường miền Đông Nam Bộ cho đến hết chiến tranh.
c. Trung đoàn 18A
Trung đoàn 18A trực thuộc Sư đoàn 325A, gồm các tiểu đoàn 7 – 8 – 9 và các đại đội trực thuộc: SPMK 12.7mm – DKZ 75mm – Thông tin – Vận tải – Quân y – Trung đội công binh – Trung đội hóa học... Cuối năm 1964, Trung đoàn tiếp nhận quân bổ sung cho đủ biên chế và chuẩn bị vào Nam chi viện.
Trung đoàn xuất phát vào Nam chi viện ngày 8/2/1965, chặng đường di chuyển như Trung đoàn 95A và Trung đoàn 101A. Trung đoàn đến Tây Bắc Bình Định vào cuối tháng 4/1965.
Cho đến đầu năm 1966, Trung đoàn 18A hoạt động chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Sau khi thành lập Sư đoàn 3 Sao Vàng Quân khu 5, Trung đoàn 18A là một trong các Trung đoàn đầu tiên của Sư đoàn và mang mật danh Quyết Thắng. Ngoài ra Trung đoàn 18A còn có phiên hiệu khác, là Trung đoàn 12.
2. Sư đoàn 325B được thành lập đầu năm 1965, sau khi Sư đoàn 325A đi vào miền Nam.
a. Trung đoàn 95B: Trung đoàn 95B huấn luyện tại rừng Tuyên Hóa Quảng Bình. Trung đoàn 95B tham gia tấn công Trại của Lực lương đặc biệt tại Ashau tháng 3/1966. Sau khi vào đến Tây Nguyên, Trung đoàn 95B chuyên đánh phá giao thông trên QL19 và 14 và có tên là Trung đoàn Mang Yang sau này. Trung đoàn 95B hoạt động chủ yếu ở chiến trường Tây Nguyên cho đến hết chiến tranh.
b. Trung đoàn 101B:
Bắt đầu xuất phát vào Nam tháng 7/1965 và đến tháng 9/1965 thì đến Tây Nguyên, sau đó tham gia chiến dịch Pleime giữa tháng 10/1965. Tại đây, Trung đoàn được đổi tên thành Trung đoàn 33 – Mặt trận Tây Nguyên. Giữa năm 1968, Trung đoàn được bổ sung cho chiến trường B2 và biên chế về Sư đoàn 5, sau đó khoảng đầu năm 1969 Trung đoàn 33 được biên chế về Quân khu 7.
c. Trung đoàn 18B:
Xuất phát vào Nam tháng 12/1965. Tháng 7/1966 Trung đoàn 18B được biên chế về Nông trường 5/Sư đoàn 5 Quân khu 5 và hoạt động cùng Trung đoàn 95A tại Phú Yên. Trung đoàn còn có tên là Trung đoàn 20.
Khoảng giữa năm 1968, Sư đoàn 5 và các đơn vị trực thuộc (Thông tin, vận tải) di chuyển từ Phú Yên lên Tây Nguyên. Sau một thời gian huấn luyện và củng cố tại Tây Nguyên, Trung đoàn 18B lại tiếp tục di chuyển vào chiến trường B2 trong đội hình Sư đoàn 1 (Sư đoàn 325C). Sau đó Trung đoàn di chuyển vào chiến trường Tây Nam Bộ biên chế vào Sư đoàn 1, và hoạt động ở đây với tên Trung đoàn 20 cho đến hết chiến tranh.
d. Về Trung đoàn 101C
Trung đoàn di chuyển vào miền Nam cùng với Trung đoàn 95B, tham gia tấn công Trại biệt kích Ashau. Do bị hao hụt về quân số nên khi đến mặt trận Tây Nguyên, Trung đoàn 101C đã sát nhập với Trung đoàn 101B/ Trung đoàn 33. Các chiến sỹ dân tộc ít người thì được tách riêng để thành lập Tiểu đoàn 101 độc lập trực thuộc Bộ Tư lệnh B3 Tây Nguyên.
3. Sư đoàn 325C
Sư đoàn 325C gồm có các Trung đoàn 101D, 18C, 95C. Khoảng năm 1967 sư đoàn hoạt động ở chiến trường Quảng Trị - Khe Sanh. Sau Tết Mậu Thân, thì lần lượt các Trung đoàn 95C và Trung đoàn 101D cùng Ban chỉ huy Sư đoàn vào chiến trường Tây Nguyên.
Trung đoàn 18C ở lại chiến trường Quảng Trị và mang phiên hiệu Trung đoàn 29. Tết Mậu Thân 1968, Trung đoàn được lệnh tăng cường chiến đấu tại khu vực thành phố Huế, khi đó Trung đoàn mang phiên hiệu Trung đoàn 8 Sư đoàn 324B.
Quý II năm 1968, Sư đoàn 325C vào Tây Nguyên đổi tên thành Sư đoàn 6, trong Sư đoàn có 2 trung đoàn bộ binh 95C, 101D và một số phân đội hoả lực bảo đảm.
Mùa khô năm 1968, Bộ Tổng tư lệnh điều động một số đơn vị của Sư đoàn 325C (tức Sư đoàn 6) từ Tây Nguyên vào miền Đông Nam Bộ và Sư đoàn bộ ra miền Bắc; một số tiểu đoàn binh chủng của B3 được chuyển về Quân khu 5 và các chiến trường khác.
d. Về Trung đoàn 101C
Trung đoàn di chuyển vào miền Nam cùng với Trung đoàn 95B, tham gia tấn công Trại biệt kích Ashau. Do bị hao hụt về quân số nên khi đến mặt trận Tây Nguyên, Trung đoàn 101C đã sát nhập với Trung đoàn 101B/ Trung đoàn 33. Các chiến sỹ dân tộc ít người thì được tách riêng để thành lập Tiểu đoàn 101 độc lập trực thuộc Bộ Tư lệnh B3 Tây Nguyên.
3. Sư đoàn 325C
Sư đoàn 325C gồm có các Trung đoàn 101D, 18C, 95C. Khoảng năm 1967 sư đoàn hoạt động ở chiến trường Quảng Trị - Khe Sanh. Sau Tết Mậu Thân, thì lần lượt các Trung đoàn 95C và Trung đoàn 101D cùng Ban chỉ huy Sư đoàn vào chiến trường Tây Nguyên.
Trung đoàn 18C ở lại chiến trường Quảng Trị và mang phiên hiệu Trung đoàn 29. Tết Mậu Thân 1968, Trung đoàn được lệnh tăng cường chiến đấu tại khu vực thành phố Huế, khi đó Trung đoàn mang phiên hiệu Trung đoàn 8 Sư đoàn 324B.
Quý II năm 1968, Sư đoàn 325C vào Tây Nguyên đổi tên thành Sư đoàn 6, trong Sư đoàn có 2 trung đoàn bộ binh 95C, 101D và một số phân đội hoả lực bảo đảm.
Mùa khô năm 1968, Bộ Tổng tư lệnh điều động một số đơn vị của Sư đoàn 325C (tức Sư đoàn 6) từ Tây Nguyên vào miền Đông Nam Bộ và Sư đoàn bộ ra miền Bắc; một số tiểu đoàn binh chủng của B3 được chuyển về Quân khu 5 và các chiến trường khác.
Sau một thời gian hoạt động trên chiến trường đông Nam Bộ trong biên chế của Sư đoàn 1, Trung đoàn 95C được biên chế về Sư đoàn 9, Trung đoàn 101D theo Sư đoàn 1 (Gồm có cả Trung đoàn 18B và 95A) di chuyển vào chiến trường Tây Nam Bộ. Sau chiến tranh Trung đoàn 101D được chuyển thành Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 101 thuộc Quân chủng Hải quân.
http://www.nhantimdongdoi.org/?mod=detail_liet_si&hf=1&id=2990
Trả lờiXóaĐây là lời nhắn tìm của bố tôi về phần mộ của Cậu ruột (anh trai Mẹ tôi). Hy sinh tại chiến trường Khe Sanh-Quảng Trị
Mong admin có thông tin gì về phần mộ của liệt sỹ Nguyễn Công Cu thì thông tin giúp tôi ạ. Cảm ơn rất nhiều.
Cháu có Bác Phạm Đức Tựu sinh 1941 quê yên giang , Yên Định , Thanh hóa , con Bà Đỗ Thị Thảo , vợ là Trịnh Thị Minh nhập ngũ tháng 2/1961 huấn luyện ở F325A Vào nam CĐ 1965 thuộc d6,e12,F3 Sao vàng . Hy sinh 14/4/1967 trường hợp hy sinh bị pháo , nơi an táng ban đầu Đồi Sim , TỊnh Vân , Mỹ Trinh , Phù Mỹ , Bình Định tới nay gia đình các cháu chưa tìm thấy mộ .. kính nhờ Bác có TT gì về Bác cháu LS Phạm đức Tựu báo tin cho cháu biết với ạ . Ngày trước có Lần Mẹ cháu nghe đại của VNCH đọc đúng tên Bác cháu con Ông bà và Vợ của Bác cháu .. Cám ơn Bác ..số ĐT của Cháu là : 0399898085 . Cháu làm CN ở Bình dương
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả! Cháu có bác tên Vũ Văn Thỉnh sinh năm 1947 hy sinh ngày 17/6/1968, cấp bậc Hạ sỹ, đơn vị c2d1e1f6 (e 101, D). Bác cháu bị trúng đạn ở đầu, được chuyển về bệnh xá mới mất (bệnh xá ĐT4 tại xã Đăk Sao - Tu mơ rông). Được đồng đội chôn cất đàng hoàng nhưng đến nay gđ cháu không có thông tin gì. Mong tác giả quan tâm giúp đỡ. Sdt cháu 0914.359.246. Xin cảm ơn ạ!
Trả lờiXóa