Link phần trước:
Link phần trước:
[7.13] Sơ lược diễn biến trận bộ đội đặc công Việt Nam tấn công căn cứ thông tin của Mỹ trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh) đêm 13/5/1968 - Phần 1
[7.13.1] Sơ lược diễn biến trận bộ đội đặc công Việt Nam tấn công căn cứ thông tin của Mỹ trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh) đêm 13/5/1968 - Phần 2
Bộ đội Việt Nam di chuyển lên cao hướng đông về phía ngôi
chùa ở trên đỉnh của ngọn núi hướng đến máy phát điện. Những người lính Mỹ ẩn nấp
ở phần còn lại của hầm số 8 không nổ súng.
Khi lên đến đỉnh, bộ đội Việt Nam tản ra và đặt chất nổ vào
ngôi nhà vận hành và khu sĩ quan.
Tất cả các lính Mỹ ở trong ngôi chùa tự nhốt mình bên trong
và không phải đối mặt với bộ đội Việt Nam.
Toàn bộ các anten VHF ở ngôi chùa đã bị phá hủy bởi chất nổ
do bộ đội Việt Nam đặt.
Một nhóm nhỏ bộ đội Việt Nam xuyên qua chu vi căn cứ ở sườn dốc
phía Bắc gần hầm số 2, Tây của khu hồ chứa/ bể nước.
Bộ đội Việt Nam tiếp tục tiến lên đỉnh núi để hội quân với
nhóm tiến lên từ hướng hầm số 7 và 8.
Trong lúc này, lính Mỹ ở hầm số 1 phát hiện có di chuyển đến
phía trước họ, và bắn bằng súng M79.
Điều này đã thu hút hỏa lực của bộ đội VIệt Nam từ phía sau
và lính Mỹ sơ tán qua cửa sổ phía trước và đi đến phía Đông của hầm 20, gần khu
hồ chứa nơi họ vẫn vẫn ở lại qua đêm.
2 lính Mỹ ở hầm số 5 và bắn súng M79, M16, mìn Claymore. Các
binh lính này ở hầm số 5 cả đêm.
Có 2 lính biệt kích ở hầm số 1, 1 điều khiển súng máy trong
khi người lính kia cố gắng vận hành radio để kêu gọi sự trợ giúp. Sau đó 1 lính
biệt kích bị thương do đạn cối hoặc đạn phóng lựu (B40/B41) bắn vào nóc hầm.
Bình nhiên liệu butan cho bếp bị nổ và gây cháy hầm.
Lính biệt kích (người Việt) có thể nghe thấy Việt Cộng nói
chuyện.
Lúc này, lính biệt kích rời hầm và tụt xuống núi một chút rồi
dùng anten ngắn để liên lạc radio với lực lượng biệt kích phối thuộc ở phía Bắc
của núi.
Lính biệt kích cố gắng chuyển tần số và sau 30 phú đã liên lạc
được với trại Katum, và được lệnh chuyển tới tần số 68.00
Ở tần số này, họ nghe
thấy từ Ban 3/ Lữ đoàn 1/Sư đoàn 25 Mỹ rằng máy bay C47 đang trên đường tới hỗ
trợ.
Lính biệt kích tụt xuống núi nghe thấy tiếng những người
lính khác nấp ở tảng đá gần hồ nước và liền di chuyển đến chỗ đó.
Khi đến nơi, lính biệt kích bảo vệ xung quanh hồ nước và có
khoảng 20 lính Mỹ tập trung ở đây. Họ chỉ có 5 vũ khí và hầu hết binh lính
không mặc đủ quần áo, một số chỉ có quần ngắn và không mang giầy. Một số đã bị
thương.
Nhìn chung, lính Mỹ đã chia thành các nhóm nhỏ để kháng cự
và ở yên vậy cho đến qua đêm. Họ không định di chuyển do bộ đội Việt Nam kiểm
soát và hỏa lực từ máy bay C47.
Nhóm bộ đội VIệt Nam bảo vệ sân đỗ trực thăng như Sở chỉ huy
và trận địa súng cối, họ đã chia thành 3 nhóm vào lúc khaonrg 22 giờ. Nhóm chỉ
huy và súng cối vẫn còn ở lại, một nhóm nhỏ hơn di chuyển hướng Tây Nam đến hầm
số 13 và nhóm lớn hơn di chuyển về hướng Tây lên đỉnh phía sau cái đập (?) nằm
dưới nhóm bắn súng cối trên sân đỗ trực thăng.
Khi lực lượng lớn di chuyển về hướng Tây đến nhà hội họp [của
Mỹ], nhóm nhỏ hơn tiếp tục tiến dọc các hầm số 13,12,11 bảo vệ vành đai phía
Nam.
Các binh lính ở hầm số 11 cố gắng kích nổ mìn định hướng
nhưng hầu hết không nổ. Do mỗi một hầm khi tiếp cận, bộ đội Việt Nam đều ném chất
nổ hoặc lựu đạn vào qua cửa.
Lính Mỹ ở mỗi hầm cố thủ tại vị trí cho đến khi có lực lượng
đến ứng cứu.
Một số lính Mỹ tiến từ phòng Orderly đến hầm số 10 nơi họ nằm
rạp xuống biển lửa đến khi chất nổ phát nổ trong cửa.
Lúc này lính Mỹ chạy ra ngoài cửa sau và bắn hạ 2 bộ đội Việt
Nam.
Sau đó họ chạy về hướng Tây đến hầm số 8 nơi họ gia nhập với
phần binh lính còn lại từ hầm số 8 đến 12.
Hầm số 9:
Hầm số 9
Lính Mỹ ở hầm số 9 ngắt mìn Claymore và bắt đầu bắn bằng
súng 12,7mm, sau đó được sơ tán khi hầm số 10 bị nổ
Lính Mỹ nhìn thấy máy phát điện bị nổ tung khi bộ đội Việt
Nam ném thứ gì đó vào.
Tất cả lính Mỹ tập hợp lại ở xác hầm số 8 đã bị phá hủy do
súng cối hoặc do súng phóng lựu.
Lính Mỹ thiết lập lực lượng bảo vệ khu vực vào khoảng 23h30
và phần lớn lính Mỹ ở lại đây cho đến sáng.
Một lính Mỹ rời hầm số 8 và tiến đến hầm chứa đạn gần ngôi
chùa và lấy về 2 hòm đạn M79 sau đó bắn về hướng Đông đến khu mỏm đá trên hầm
12 và nằm rạp xuống do đạn bắn dày đặc từ nhóm chỉ huy bộ đội Bắc Việt trên sân
đỗ máy bay trực thăng. Ngay lập tức sau khi bị bắn trả, lực lượng bộ đội Việt
Nam bắt đầu rút quân.
Khoảng 22h00 lực lượng chính bộ đội Việt Nam đã tiến đến khu
phía Tây lối đi đến ngôi chùa. Khi họ tiến đến nhà hội trường, nhà sĩ quan và
câu lạc bộ, họ ném thủ pháo và lựu đạn vào các ngôi nhà này.
Một số ngôi nhà đã bị cháy do bị trúng đạn cối và đạn súng
phóng lựu tấn công. Lính Mỹ ở những nơi này đã rời khỏi đây và đi đến hầm số 19
hoặc ẩn nấp ở các tảng đá rải rác trong khu vực.
Một chiếc đồng hồ bị nóng chả tìm thấy ở câu lạc bộ đã chỉ
ra thời điểm đó là 22h20.
Gần như tất cả lính Mỹ đều ở trạng thái không mang vũ khí.
Những người lính có vũ khí thì lưỡng lực khi bắn do họ không thấy rõ dấu hiệu
các bóng [người] di chuyển và đạn dược ít cộng với họ không muốn di chuyển ra
khỏi vị trí của họ.
Hầm 19 bị bỏ: Lính Mỹ đã bỏ hầm 19 do sức nóng từ vụ cháy
nhà hội trường và đã di chuyển đến hang động gần hồ chứa nước và hầm số 20.
Lính Mỹ tụ tập tại hầm 20 hoặc gần hang và các tảng đá và họ
duy trì phòng thủ tại đây cho hết đêm. Một số phát súng bắn đến hang và các tảng
đá xung quanh và nẩy ra làm bị thương một số lính Mỹ.
Căn nhà của đội biệt kích đã bị phá hủy do đạn súng phóng lựu
bắn trúng hộp chứa xăng và là nguyên nhân gây cháy căn nhà.
Hầu hết các ngôi nhà đã bị cháy đổ xuống đất.
Khoảng 23h30, đội ứng cứu và máy bay vũ trang đã đến khu vực.
Nhóm yểm trợ trực thăng bị bắn dữ dội từ căn cứ đỉnh núi.
NHóm đã bắn phá dữ dội 1 khu vực cách ngoại vi căn cứ khoảng 75m để chống lại bất
kỳ sự xâm nhập tiếp nào.
Người lính sử dụng điện đài ở căn cứ hướng dẫn trực tiếp
nhóm yểm trợ trực thăng bắn và thả pháo sáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét