I. Thông tin sơ lược của phía Mỹ
1. Thông tin tình báo về các đơn vị thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng
QK5 tham gia chiến đấu tháng 5/1968
* Trung đoàn 22 gồm có các tiểu đoàn
- Tiểu đoàn 7, tiểu đoàn trưởng Nguyen Van Luyen, quân số
125.
- Tiểu đoàn 8, tiểu đoàn trưởng Xuong, quân số khoảng 232.
- Tiểu đoàn 9, tiểu đoàn trưởng Xung, quân số khoảng 240
* Trung đoàn 2 gồm các tiểu đoàn
- Tiểu đoàn 93, tiểu đoàn trưởng Nhon, quân số 215
- Tiểu đoàn 95, tiểu đoàn trưởng Van, quân số 200
- Tiểu đoàn 97, tiểu đoàn trưởng Vinh, quân số 140.
* Trung đoàn 18A (Hay Trung đoàn 12) gồm các tiểu đoàn
- Tiểu đoàn 7, tiểu đoàn trưởng Tuong, quân số 200
- Tiểu đoàn 8, tiểu đoàn trưởng Vo Van Quy, quân số 175
- Tiểu đoàn 9, tiểu đoàn trưởng Vung, quân số 200
2. Nhiệm vụ của Trung đoàn 22 và 3 là uy hiếp và đánh chiếm Sở
chỉ huy chi khu Phù Mỹ và giải phóng vùng lân cận. Trung đoàn 18 có nhiệm vụ giải
phóng khu vực Quy Nhơn.
3. Diễn biến sơ lược
- Ngày 5/5/1968: Rạng sáng, hàng loạt căn cứ quân Mỹ ở khu vực
Phù Mỹ - Bồng Sơn bị tấn công bằng pháo cối, súng bộ binh và bộ binh.
- Lúc 11h46 ngày 5/5/1968, Đại đội A/1-50 giao chiến với khoảng
2 tiểu đoàn bộ đội Việt Nam. Phía Việt Nam sử dụng súng bộ binh, B40, DKZ 57 và
cối 82mm tấn công quân Mỹ. Cuộc tấn công khởi đầu bằng việc sử dụng súng chống
tăng pha shủy 5 trong số 9 xe thiết giáp M113 của Đại đội A, ngay sau đó tấn
công bộ binh. Hướng tấn công như sau: Hướng tấn công chính từ các cao điểm phía
Tây Nam khu chiến, Súng tự động, súng chống tăng bắn từ hướng Đông Nam, Đông Bắc
và Tây Bắc.
- Đại đội C/1-50 và Đại đội B/1-69 được gửi đến tăng viện,
xuất phát lúc 12h12. Đại đội C đã đến kịp, còn đại đội thiết giáp đã vấp phải sự
tấn công của phía Việt Nam trước khi tiến đến được khu vực giao chiến.
- Đại đội B/1-50 được tung tiếp vào khu chiến. Trận chiến trải
dài trên đoạn 800m. Giao chiến diễn ra cho đến tận 19h30.
- Đại đội A/1-50 được rút về căn cứ Mỹ. Đại đội C và B/1-50
cùng đại đội B/1-69 thiết lập vị trí phòng ngự ban đêm.
- Lúc 03h32 sáng 6/5/1968, vị trí phòng ngự ban đêm này bị bộ
đội Việt Nam tấn công, diễn ra cho đến tận 04h45.
- Thông tin phía Mỹ ghi nhận sau trận chiến: Có 3 tiểu đoàn
tham gia trận đánh, gồm các tiểu đoàn 97 (Tức tiểu đoàn 3) của Trung đoàn 2, tiểu
đoàn 7 và tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 22 – Sư đoàn 3 Sao Vàng Quân khu 5.
II. Sơ lược diễn biến từ website: quyettamdoan.wordpress.com
(https://quyettamdoan.wordpress.com/2016/03/15/trung-doan-22-su-doan-3-sao-vang/)
Cũng như thời
kỳ lính “kỵ binh bay” xuất hiện, một câu hỏi được đặt ra cho chiến sĩ ta
là: với thực lực hiện nay liệu có thể diệt gọn được đơn vị xe bọc thép
Mỹ không? Trận đánh Diêm Tiêu mới đây của Trung đoàn 22 là một kinh
nghiệm nóng hổi, nhưng đó mới chỉ là trận tập kích xe “chết” ban đêm. Từ
đó, làm sao có thể rút được kinh nghiệm đánh xe bọc thép cơ động ban
ngày. Câu hỏi ấy đã trở đi trở lại trong các cuộc họp của Bộ tư lệnh Sư
đoàn, trong các Hội nghị quân chính Trung đoàn, các cuộc họp của chi bộ,
chi đoàn đại đội.
Cuối cùng,
phương án tác chiến đã được xác định. Hai Trung đoàn 22 và 2 sẽ mở đợt
hoạt động tại khu vực ba xã Mỹ Lộc, Mỹ Trinh, Ân Tường, nơi tiếp giáp
hai huyện Phù Mỹ với Hoài Ân. Sư đoàn chủ trương bố trí các bộ phận chặn
đầu, vận động tiến công bên sườn, khóa đuôi nhiều lớp khép kín đội hình
địch, diệt nhanh, gọn và chắc từng chi đoàn xe bọc thép địch.
Ngày 3-5, Sư
đoàn trưởng Lư Giang cùng với Chính ủy Sư đoàn Nguyễn Nam Khánh đưa Sở
chỉ huy tới khu vực Hòn Nọc để theo dõi và chỉ huy chung cả hai hướng
Nam và Bắc tỉnh. Sở chỉ huy tiền phương đặt sát đội hình Trung đoàn 2 do
Phó Sư đoàn trưởng Huỳnh Hữu Anh và Phó Tham mưu trưởng Sơn Diệp phụ
trách.
0 giờ 30 phút
ngày 5-5, phốỉ hợp với chiến trường toàn Quân khu, cùng một lúc, các đơn
vị đặc công, công binh, pháo binh của Sư đoàn tiến công tám cứ điểm và
căn cứ, trận địa pháo địch trên trục đường số 1. Một đoạn đường dài hơn
mười kilômét từ cầu Ông Diệu qua Bình Dương, Đèo Nhông đến giáp quận lỵ
Phù Mỹ hoàn toàn bị cắt đứt, buộc Bộ chỉ huy quân Mỹ ở Bình Định phải
tung Lữ đoàn Không vận 173 đi giải tỏa.
Tờ mờ sáng,
từng bầy xe tăng, xe bọc thép từ quận lỵ Phù Mỹ xồng xộc thọc lên. Trên
trời, từng bầy trực thăng bay sát các ngọn cây, cánh quạt khua ầm ĩ.
Phía sau đoàn xe là bộ binh Mỹ.
Trong các công
sự, các chiến sĩ Trung đoàn 2 bình tĩnh chờ địch. Sở chỉ huy Sư đoàn,
Trung đoàn luôn thông báo về tình hình địch cho các đơn vị.
… Hơn 12 giờ trận đánh mới diễn ra, ta đã tiêu diệt 11 xe tăng địch.
Địch cụm lại
trong đêm trên trận địa là thời cơ rất thuận lợi cho ta tiêu diệt. Sư
đoàn quyết định sử dụng sáu đại đội mạnh nhất của Trung đoàn 22 và Trung
đoàn 2 vào trận tập kích này.
3 giờ 30 phút
ngày 6, hai phát pháo hiệu đỏ vọt lên không trung. Sau đó là một loạt
tiếng nổ. Trong ánh chớp của lựu đạn và ánh đèn, bóng các chiến sĩ xung
kích loang loáng lao về phía địch. Cối 60, cối 82, súng máy từ các hướng
nổ giòn vào đoàn xe tăng địch đậu từng cụm trên bờ một con suối cạn
giữa cánh đồng. Gần một chục khối lửa khổng lồ bùng lên. Giữa lúc các
mũi xung kích đang phát triển thuận lợi thì một cụm hỏa lực địch rất
hiểm hóc xuất hiện ở góc một vườn dừa bắn xả về hướng Tiểu đoàn 3. Thì
ra trong lúc nhá nhem tối, một số xe tăng địch đã di chuyển đội hình,
ngụy trang kín, khiến các chiến sĩ trinh sát không phát hiện được hết.
Bây giờ, chúng trở thành những ổ đề kháng hết sức lợi hại.
Ở hướng Tiểu
đoàn 7, Trung đoàn 22, các chiến sĩ lợi dụng con mương cạn luồn được vào
giữa cụm xe thứ hai. Phó Đại đội trưởng Đinh Văn Nho trực tiếp bắn quả
B40 đầu tiên, diệt một xe tăng làm hiệu lệnh. Vài phút sau, những tiếng
nổ tiếp theo, ba chiếc khác bốc cháy, lửa hút lên trời đỏ rực. Bị đánh
thốc từ bên trong, bọn địch hốt hoảng quay nòng súng bắn vào nhau. Lợi
dụng tình thế đó, từ bên ngoài, các chiến sĩ đánh thốc vào diệt thêm năm
chiếc khác. Nhưng đạn B40 đã hết, Nho ra lệnh tập trung lựu đạn, chai
cháy lại đánh tiếp.
Hướng Tiểu
đoàn 3, Trung đoàn 2 cũng lâm vào tình trạng thiếu đạn tương tự. Sau khi
phá tan được những ổ đề kháng trong vườn dừa, các chiến sĩ dùng chai
cháy và thủ pháo diệt thêm ba chiếc xe tăng nữa thì Sở chỉ huy Trung
đoàn ra lệnh rút.
Trận tập kích
diệt 21 xe tăng và xe bọc thép đêm mồng 5 rạng ngày 6-5 cộng với 11
chiếc bị tiêu diệt ban ngày đã giáng đòn phủ đầu đích đáng vào Lữ đoàn
Không vận 173 Mỹ. Trong vòng 18 tiếng đồng hồ, kể từ 11 giờ trưa ngày 5
đến 5 giờ sáng ngày 6 đã có 32 xe tăng, xe thiết giáp địch bị tiêu diệt,
trong đó có hai chiếc bị bắt sống. Ba đại đội cơ giới cùng với hai đại
đội bộ binh Mỹ khác bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Xin chào bác! Cháu có người bác ruột ở đại đội 1 tiểu đoàn 3 mặt trận Quảng Đà hy sinh ngày 22/8/1968.Được biết Bác Cháu hy sinh trong trận đánh với Trung Đoàn 51 VNCH ( Theo lời kể của bác đi bộ dội chung năm xưa) Vậy Cho cháu hỏi bác có biết thông tin về tiểu đoàn 3 vào các năm 1968 ở mặt trận 4 Quảng Đà không cho cháu xin với ạ. Cháu Xin chân Thành cảm ơn.
Trả lờiXóaXin chào bác! Cháu có người bác ruột ở đại đội 1 tiểu đoàn 3 mặt trận Quảng Đà hy sinh ngày 22/8/1968.Được biết Bác Cháu hy sinh trong trận đánh với Trung Đoàn 51 VNCH ( Theo lời kể của bác đi bộ dội chung năm xưa) Vậy Cho cháu hỏi bác có biết thông tin về tiểu đoàn 3 vào các năm 1968 ở mặt trận 4 Quảng Đà không cho cháu xin với ạ. Cháu Xin chân Thành cảm ơn.
Trả lờiXóaThông tin nầy rất quí, tham khảo được cả hai phía. Ngược dòng lịch sử, Phối trí lơc lượng ta như m6 tả là đúng.Đây là sau Tết Mậu Thân, Trung đoàn 12 làm lực lượng tăng viện bên sườn cho Bộ đội tỉnh đánh vào Qui nhơn. Ngay từ giai đoạn chuẩn bị tập kết ở núi Ba chúng đã phát hiện một tiểu đoàn của e 12 nên đã đổ quân Nam hàn gây khó khăn tổn thất. Bước vào chính Mậu Thân e 12 cũng chỉ đánh vào tới trận địa pháo Trường Úc ở Tuy phước. Sau mậu thân e 12 bị gim lại vùng đồng bằng nam núi Bà các xã từ Cát chánh lên Nhơn Phong liên tục bị quân Hàn đổ quân chia cắt, địa hình bất lợi cho ta nhưng là ưu thế của Không quân, thiếc giáp vì đồng nước xen kẻ xóm làng chia cắt nên sau mậu thân vai tháng trụ lại e 12 tổn thất khá lớn.do bị tiêu hao vì bom pháo và phục kích
Trả lờiXóa