20170515 - Phần 1
Cách đây hơn 49 năm, đêm 13/5/1968 đã diễn ra 1 trận tập kích của lực lượng bộ đội đặc công Việt Nam vào căn cứ thông tin liên lạc của quân Mỹ trên đỉnh núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh), gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng và cơ sở hạ tầng máy móc cho quân Mỹ.
Trận đánh này được phía Mỹ gọi là "thảm sát trên núi Bà Đen", để chỉ mức độ thiệt hại đối với phía Mỹ.
Rongxanh dịch từ bản tiếng Anh câu chuyện được viết bởi Ed Tatarnic, người thân của John A Anderson, một người lính đã chết trong trận tấn công núi Bà Đen ngày 13/5/1968 của bộ đội đặc công Việt Nam, để mọi người nắm được diễn biến sơ lược trận đánh.
Link phần trước:
[7.13] Sơ lược diễn biến trận bộ đội đặc công Việt Nam tấn công căn cứ thông tin của Mỹ trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh) đêm 13/5/1968 - Phần 1
---------------------------
Buổi tối hôm đó bầu trời quang đãng, nhiều sao. Các binh lính có 1 buổi tối yên tĩnh và xem tivi. Lúc 21h45 trại trên núi Bà Đen bắt đầu bị tấn công bằng súng cối 82mm và súng phóng lựu chống tăng (B40/B41).
Lúc này, như thường lệ của lực lượng phòng thủ, các hầm mang số lẻ làm nhiệm vụ canh gác từ chập tối đến đêm, và các hầm mang số chẵn sẽ làm nhiệm vụ từ nửa đêm cho đến sáng. Do vậy chỉ có mỗi hầm thứ 2 [trong 1 cặp hầm] là ở trạng thái hoạt động.
Lúc này, thành viên tại Trại biệt kích B32 ở Tây Ninh báo cáo là nghe thấy tiếng nổ và nhìn thấy ảnh lửa trên đỉnh núi Bà Đen.
Từ trên điện đài của trại biệt kích Tây Ninh, có nghe thấy yêu cầu” pháo binh bắn nhanh lên đây”, sau đó tiếng radio im bặt. Sự cố gắng tiếp cận bằng tần số khác của lực lượng biệt kích đều vô vọng. Thời điểm này, hệ thống anten liên lạc đã bị đánh sập do súng phóng lựu hoặc do chất nổ.
Khi súng cối bắn vào, các lực lượng phòng thủ từ trong các hầm bắn ra bằng súng tự động.
Người lính từ hầm 12 không có phiên gác và khi nhảy xuống hầm số 15 thì bị bắn bằng súng tiểu liên, anh ta lập tức bắn lại. Anh ta kiểm tra hầm số 13 và nhìn thấy 1 người lính bị thương và 1 người bị chết.
Anh ta báo cáo là nhìn thấy 15 Việt cộng đang tiến đến sân đỗ trực thăng và mang theo súng phóng lựu.
Sau khi có 5 hay 6 đạn cối bắn đến, hầm số 19 đã bị phá hủy do đạn súng phóng lựu hoặc đạn súng cối từ phía khe suối dưới hầm 18 và 19.
Hầm số 19 nằm giữa sân đỗ trực thăng và nhà hội họp.
Sau khi phá hủy hầm 19, bộ đội VIệt Nam di chuyển lên khe suối kín đáo từ hầm 18 và hầm 20. Khói độc tràn vào hầm 20 từ phía hầm 19 bị cháy.
Lính Mỹ di chuyển từ hầm 18 và 20, 2 lính Mỹ ở hầm 20 cố gắng vận hành radio.
Lực lượng chính bộ đội Việt Nam tiến qua chu vi căn cứ và chia thành 2 phần. Một số lính Mỹ di chuyển từ hầm 19 và ẩn nấp vào khu núi đá phía sau Câu lạc bộ của căn cứ.
Một lượng lớn bộ đội Việt Nam di chuyển sang phía Đông đến sân đỗ máy bay, và họ triển khai sở chỉ huy với 2 máy thông tin và 1 đội súng cối. Lượng ít hơn bộ đội Việt Nam di chuyển hướng đông đến hầm 17 và tiếp tục tiến về phía Nam, sau đó ngoặt hướng Tây đến hầm 13.
Các hầm bảo vệ này ở xung quanh sân đỗ máy bay.
Bộ đội Việt Nam gặp phải hỏa lực chống cự ở hầm 16 và sau đó lính Mỹ di chuyển về hướng Nam để ẩn nấp trong các tảng đá quanh hầm 15.
Binh lính Mỹ ở hầm 14, phía Tây hầm 5, cố gắng nổ sung về phía sân đỗ trực thăng nhưng không thể quay nóng súng 12.7mm về phía sau, hướng Bắc.
Binh lính Mỹ ở hầm 14 không có súng M79 và không đủ đạn súng tiểu liên M16 để bắn trả do các khẩu súng phóng lựu của bộ đội Viêt Nam đã phá hủy phần lớn đạn súng M16.
Lính Mỹ sau đó rời khỏi hầm 1 đi qua khu đặt súng và tìm chỗ an toàn ở quanh các tảng đá bên ngoài căn cứ.
Âm thanh tiếng Việt nói chuyện và la hét có thể nghe thấy được.
Cùng thời điểm, lực lượng từ 15 đến 20 bộ đội VIệt Nam đã xuyên qua sườn dốc phía Tây giữa hầm 7 và phần còn lại của hầm 8 đã bị cháy do đạn súng phóng lựu.
Các hình ảnh hầm số 8 do Donald Glen chụp tháng 4/1968, trước khi bị bắt vào 13/5/1968
Hướng tiến của bộ đội VIệt Nam và hầm số 8
Lính Mỹ ở hầm số 7 cố gắng chặn mũi tấn công này nhưng đã thất bại do bị lựu đạn của bộ đội Việt Nam.
Các binh lính sau đó đã bình tĩnh trở lại khi trời đổ mưa lúc 2h330 và gia nhập nhóm binh sỹ khác ở hầm số 8.
Donald Glen Smith ở hầm số 8, cùng với 2 binh lính khác, khi bắt đầu bị tấn công. Hầm đã bị nổ tung do đạn súng phóng lựu. Donald Glen Smith bị thương ở đầu và 2 đồng đội thì bị thiệt mạng do vụ nổ. Bộ đội Việt Nam đã bắt giữ anh ta, khi anh ta bị choáng, và mang anh ta đến cái hang ở trong núi, sau đó là trại tù binh lưu động. Anh ta đã được trả tự do vào ngày 19/1/1969 cùng với 2 tù binh khác.
Tôi có chú là liệt sỹ Hoàng Văn Kiển quê quán xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hy sinh trong trận chiến đấu ngày 13/5/1968 tại Núi Bà Đen muốn tìm nơi an nghỉ của chú tôi
Trả lờiXóa