Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

[5.0] Hỗ trợ tìm kiếm thông tin về Liệt sỹ

Tạm chưa có nội dung

1 nhận xét:

  1. LÒI CHA DẶN VÀ DI ẢNH LIỆT SĨ TÁCH ĐÔI
    Khi tôi lớn lên cha tôi đã nghỉ hưu, Người thường nhắc: ngày con sinh ra, cậu Cường là bà con, hàng xóm từ tuyến lửa về tranh thủ đã đi bộ hơn 20km trong mưa phùn, gió bấc đến đơn vị báo tin: “anh! Chị sinh cháu trai 2h sáng nay, cả hai mẹ con đều khỏe” rồi về ngay để hôm sau lên đường vào Nam chiến đấu - hi sinh....
    Năm 1994 tốt nghiệp Trường Sĩ quan Chính trị - quân sự, tôi xung phong vào Quân khu 9 công tác, trước ngày lên đường Cha tôi dặn: “con đi công tác tốt, nhớ tìm mộ cậu Cường”! Qua lời Cha kể và theo tài liệu gia đình còn lưu giữ tôi được biết: liệt sĩ Nguyễn Mạnh Cường: sinh ngày 22.7.1950 tại Bắc Sơn - Ân Thi - Hưng Yên, bố là Nguyễn Trọng Cạnh nguyên là Tự vệ thành Hà Nội đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, mẹ là Đặng Thị Cong cán bộ tiền khởi nghĩa. Năm 1968 khi chưa đầy 18 tuổi cậu Cường viết đơn xin nhập ngũ bằng máu và trả lời cán bộ tuyển quân: “Tôi muốn được vào Nam chiến đấu, dẫu có chết cũng xanh cỏ, còn sống thì đỏ ngực”, câu nói đó đã trở thành khẩu hiệu lên đường cho lớp lớp thanh niên Hưng Yên ngày đó. Sau này, hai đồng đội là ông Phạm Văn Tiến và ông Thanh là người cùng xã kể lại trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1970 đơn vị của liệt sĩ Cường đã trực tiếp đánh các trận: Củ Chi - Gia Định, Trảng Bàng - Tây Ninh, bốt Cây Dương - Trảng Bàng, đồn Dã chiến, phố Hòa Đông (Tuy Hòa), Cây Dương bốt chùa Dày… đơn vị là c3e88B2 do ông Đức là đại đội trưởng, ông Hội là trung đội trưởng, lúc đó liệt sĩ Cường là lính trinh sát. Tháng 5 năm 1974 một đồng đội là Nguyễn Văn Xuân hòm thư 788 - 125A3 gửi về: “đ/c Cường đã đi xa, tấm hình này chụp chung với một đồng chí khác, hai người đã hi sinh. Chúng tôi cắt ra gửi về hai gia đình làm kỉ niệm, chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình, nguyện chiến đấu trả thù cho đồng chí Cường”. Tại giấy báo tử số 66c HH6 Quân khu Tả ngạn 1.4.1976 ghi: Liệt sĩ Nguyễn Mạnh Cường, chức vụ: đại đội trưởng c3/283 T2 Kiến Phong), hi sinh ngày 30.04.1972 tại mặt trận phía Nam. Trên góc phải của giấy báo tử có ghi bằng tay G23.478, RG-513b, HE/4 và hàng số in đậm: 06920. Nhớ lời cha dặn 29 năm qua tôi cùng gia đình đã tìm kiếm nhiều nơi vẫn không tìm ra nơi hy sinh và mộ liệt sĩ Cường. Vừa qua tôi liên lạc với Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ nguyên cán bộ e88, ông cho biết năm 1972, e88 chiến đấu ở Tây Nam Bộ có lẽ liệt sĩ Cường hy sinh ở đây...
    Những năm trước, mỗi lần về thăm quê tôi thấy mình thật có lỗi với cụ bà Đặng Thị Cong người đảng viên hơn 55 năm tuổi Đảng, người mẹ liệt sĩ hơn 40 năm chỉ có nguyện vọng duy nhất là tìm được nơi hy sinh và phần mộ của con. Dẫu biết cụ đã từng xông pha lửa đạn lãnh đạo đội du kích Hoàng Ngân lập bao chiến công hiển hách, cụ là niềm tự hào của quê hương mà sao tôi vẫn thấy dưng dưng. Nay cụ bà Đặng Thị Cong và Cha tôi đã mất, trong lòng tôi đau đáu nỗi niềm muốn thực hiện được lời dặn của Cha và ước nguyện của cụ bà Đặng Thi Cong trước lúc đi xa. Với đạo lý: “uống nước nhớ nguồn”, “tri ân các anh hùng liệt sĩ”…kính mong các cơ quan, đơn vị, chính quyền và nhân dân địa phương nơi liệt sĩ đã sống, chiến đấu - hy sinh; đặc biệt là các thủ trưởng, đồng đội, đồng chí của liệt sĩ Nguyễn Mạnh Cường hãy giúp tôi thực hiện được lời dặn của Cha. Mọi thông tin xin gửi về: email:nguyenthanhdung10@yahoo.com.
    ĐT: 0982130170
    Nguyễn Thành Dũng
    Giảng viên khoa CTĐ, CTCT trường SQLQ2
    ĐT: 0982130170
    HT: 3cb 36 Biên Hòa - Đồng Nai


    Trả lờiXóa